Tiểu luận Hợp đồng xuất nhập khẩu

Hợp đồng mu a bán hàng hóa quốc tế về bản chất là sự thỏa thuận giữa các bên mua bán ở các nước khác nhau. Trong đó quy định quyền và n ghĩa vụ của các bên, bên bán phải cung cấp hàng hóa, chuyển giao các chứng từ liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa, bên mua nhận hàng và thanh toán tiền hàng. Ba đặc điểm phân biệt với hợp đồng mua bán trong nước:  Chủ thể của hợp đồng người mua người bán có cơ sở kinh doanh đăng ký tại hai quốc gia khác nhau, ở đây quốc tịch không phải là yếu tố phân biệt, nếu việc m ua bán được thực hiện trên lãnh thổ của cùng một quốc gia thì hợp đồng mua bán cũng không mang tính quốc tế.  Đồng tiền thanh toán có thể là ngoại tệ của một trong hai hoặc cả hai bên.  Hàng hóa- đối tượng mua bán của hợp đồng chuyển ra khỏi đất nước người bán trong quá trình thực hiện hợp đồng. Văn bản hợp đồng là văn bản có giá trị pháp lý bắt buộc các bên phải có trách nhiệm thực hiện điều khoản đã thỏa thuận và ký kết trong hợp đồng. Những văn bản phải được hình thành trên cơ sở thỏa thuận một cách bình đẳng và tự nguyện giữa các bên. Chủ thể hợp đồng có thể giữa pháp nhân và pháp nhân hoặc pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.  Pháp nhân: là một tổ chức được thành lập một cách hợp pháp có tài sản riêng và chịu trách nhiệm một cách độc lập bằng các tài sản đó. Có quyền quyết định của mình, có quyền tự mình tham gia các quan hệ pháp luật.  Cá nhân: phải có năng lực hành vi pháp lý, mọi cá nhân đều có khả năng ký kết hợp đồng ngoại trừ người vị thành niên, kẻ s ay rượu, người tâm thần và người mất quyền công dân.

pdf38 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3765 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Hợp đồng xuất nhập khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CHUYÊN NGÀNH: NGOẠI THƯƠNG (HỆ VĂN BẰNG 2 KHÓA 15) ****************** Môn: QUẢN TRỊ XUẤT NHẬP KHẨU TIỂU LUẬN: HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU GVHD: TS.Bùi Thanh Tráng Sinh viên thực hiện: Nhóm 6 1. Lương Mỹ Hoà Vy (33121020938) 2. Phan Thị Mỹ Hằng (33121023985) 3. Trương Thị Bích Q uyên (33121021289) 4. Phạm Trí Thức (33121020733) 5. Trần Anh Vũ (33121023214) 6. Lê Văn Hiển (33121023192) 7. Nguyễn Thanh Cường(33121021008) 8. Nguyễn Thanh Minh (33121023158) 9. Trần Thị Anh Đào(33121023176) 10. Nguyễn Văn Tuấn(33121023796) Thành phố Hồ Chí Minh,04/2013. Tiểu luận: Hợp đồng xuất, nhập khẩu GVHD: Bùi Thanh Tráng Mục lục I. Tổng quan hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: .............................................................. 2 1. Khái niệm :............................................................................................................................... 2 2. Phân loại:.................................................................................................................................. 2 a. Xét về thời gian: .................................................................................................................. 2 b. Theo hình thức: ................................................................................................................... 2 c. Theo nội dung:..................................................................................................................... 3 3. Kết cấu: ..................................................................................................................................... 4 a. Cấu trúc chung của một hợp đồng kinh tế: .................................................................. 4 b. Cấu trúc của một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (hợp đồng xuất nhập khẩu): ............................................................................................................................................ 4 4. Nội dung các điều kiện và điều khoản của một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: ............................................................................................................................................. 6 a. Tên hàng (Commodity): .................................................................................................... 6 b. Chất lượng (Quality):......................................................................................................... 7 c. Số lượng (Quantity):......................................................................................................... 11 d. Giá cả (Price): .................................................................................................................... 13 e. Giao hàng (Shipment/ Delivery): ................................................................................... 17 f. Thanh toán (Settlement/payment): ............................................................................... 20 g. Bao bì và ký mã hiệu (Packing and marking): ........................................................... 24 h. Bảo đảm/ Bảo hành/ Bảo trì (Guarantee): .................................................................. 26 i. Phạt (Penalty): ................................................................................................................... 26 j. Bảo hiểm (Insurance):...................................................................................................... 26 k. Bất khả kháng (Force majeuce):.................................................................................... 27 l. Khiếu nại (Claim):.............................................................................................................. 27 m. Trọng tài (Arbitration): ............................................................................................... 28 n. Các điều khoản khác (Other terms and conditions): ................................................ 28 II. Phân tích hợp đồng thực tế “CONTRACT FOR N EWSPRINTING PAPER _Hợp đồng nhập khẩu giấy in báo”: ........................................................................................... 29 1. Ví dụ “CONTRACT FOR NEWSPRINTING PAPER _Hợp đồng nhập khẩu giấy in báo”: .................................................................................................................................. 29 2. Phân tích những điểm sai trong “CONTRAC T FO R NEWS PRIN TING PAPER _Hợp đồng nhập khẩu giấy in báo”: ........................................................................ 31 3. Chỉnh sửa “CONTRACT FO R NEWS PRINTING PAPER _Hợp đồng nhập khẩu giấy in báo”:........................................................................................................................ 33 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................. 37 Môn: Quản trị xuất nhập khẩu 1 Nhóm: 6 Tiểu luận: Hợp đồng xuất, nhập khẩu GVHD: Bùi Thanh Tráng I. Tổng quan hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: 1. Khái niệm : Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế về bản chất là sự thỏa thuận giữa các bên mua bán ở các nước khác nhau. Trong đó quy định quyền và nghĩa vụ của các bên, bên bán phải cung cấp hàng hóa, chuyển giao các chứng từ liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa, bên mua nhận hàng và thanh toán tiền hàng. Ba đặc điểm phân biệt với hợp đồng mua bán trong nước:  Chủ thể của hợp đồng người mua người bán có cơ sở kinh doanh đăng ký tại hai quốc gia khác nhau, ở đây quốc tịch không phải là yếu tố phân biệt, nếu việc m ua bán được thực hiện trên lãnh thổ của cùng một quốc gia thì hợp đồng mua bán cũng không mang tính quốc tế.  Đồng tiền thanh toán có thể là ngoại tệ của một trong hai hoặc cả hai bên.  Hàng hóa- đối tượng mua bán của hợp đồng chuyển ra khỏi đất nước người bán trong quá trình thực hiện hợp đồng. Văn bản hợp đồng là văn bản có giá trị pháp lý bắt buộc các bên phải có trách nhiệm thực hiện điều khoản đã thỏa thuận và ký kết trong hợp đồng. Những văn bản phải được hình thành trên cơ sở thỏa thuận một cách bình đẳng và tự nguyện giữa các bên. Chủ thể hợp đồng có thể giữa pháp nhân và pháp nhân hoặc pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.  Pháp nhân: là một tổ chức được thành lập một cách hợp pháp có tài sản riêng và chịu trách nhiệm một cách độc lập bằng các tài sản đó. Có quyền quyết định của mình, có quyền tự mình tham gia các quan hệ pháp luật.  Cá nhân: phải có năng lực hành vi pháp lý, mọi cá nhân đều có khả năng ký kết hợp đồng ngoại trừ người vị thành niên, kẻ say rượu, người tâm thần và người mất quyền công dân. 2. Phân loại: a. Xét về thời gian:  Hợp đồng ngắn hạn: có thời gian thực hiện tương đối ngắn, sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ của mình thì quan hệ pháp lý giữa hai bên về hợp đồng đó cũng chấm dứt.  Hợp đồng dài hạn: có thời gian thực hiện lâu dài và trong thời gian đó việc giao hàng được tiến hành làm nhiều lần. b. Theo hình thức: Môn: Quản trị xuất nhập khẩu 2 Nhóm: 6 Tiểu luận: Hợp đồng xuất, nhập khẩu GVHD: Bùi Thanh Tráng  Hợp đồng bằng văn bản.  Hợp đồng bằng miệng.  Hợp đồng mặc nhiên. Theo công ước viên 1980 cho phép các nước thành viên được sử dụng tất cả các loại hình thức trên. Tuy nhiên so với các hình thức khác thì hợp đồng dưới dạng văn bản có nhiều ưu điểm hơn cả: an toàn, toàn diện, rõ ràng, dễ kiểm tra … Ở nước ta hình thức văn bản của hợp đồng là bắt buộc. Điều 24 (luật thương mại) về hình thức Hợp đồng mua bán hàng hóa: 1. Hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. 2. Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hóa mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó. Điều 27.2: Mua bán hàng hóa quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Điều 3 mục 15: Các hình thức có giá trị tương đương văn bản bao gồm điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Có nhiều hình thức lập hợp đồng văn bản:  Hợp đồng 1 văn bản, trong đó ghi rõ nội dung mua bán , mọi điều kiện giao dịch đã thỏa thuận và có chữ ký của hai bên.  Hợp đồng nhiều văn bản như những điện báo thư từ giao dịch. c. Theo nội dung:  Hợp đồng xuất khẩu: là việc hàng hóa được đư a ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng được quy định của pháp luật.  Hợp đồng nhập khẩu: là việc hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu hải quan riêng theo quy định của pháp luật.  Hợp đồng tạm nhập, tái xuất: là việc hàng hóa đư ợc đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam. Môn: Quản trị xuất nhập khẩu 3 Nhóm: 6 Tiểu luận: Hợp đồng xuất, nhập khẩu GVHD: Bùi Thanh Tráng  Hợp đồng tạm xuất, tái nhập: là việc hàng hóa được đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hóa đó vào Việt Nam.  Hợp đồng chuyển khẩu: là việc mua hàng từ 1 nước, vùng lãnh thổ để bán sang 1 nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam. 3. Kết cấu: a. Cấu trúc chung của một hợp đồng kinh tế:  Phần mở đầu:  Quốc hiệu.  Tên hợp đồng, số và ký hiệu của hợp đồng.  Thời gian, địa điểm ký kết hợp đồng.  Những căn cứ xác lập hợp đồng.  Những thông tin về chủ thể hợp đồng:  Tên, địa chỉ, các số máy fax, telex, phone.  Người đại diện ký kết, tên, chức vụ …  Phần nội dung của hợp đồng kinh tế, thường gồm 3 cụm điều kiện:  Những điều khoản chủ yếu: những điều khoản chính của hợp đồng.  Những điều khoản thường lệ: những điều khoản mà nội dung đã được quy định trong các văn bản pháp luật.  Những điều khoản tùy nghi: là những điều khoản mà các bên tự thỏa thuận với nhau khi pháp luật cho phép.  Phần ký kết hợp đồng. b. Cấu trúc của một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (hợp đồng xuất nhập khẩu): Môn: Quản trị xuất nhập khẩu 4 Nhóm: 6 Tiểu luận: Hợp đồng xuất, nhập khẩu GVHD: Bùi Thanh Tráng Contract No… Date… Between: Name Address Tel Fax E mail Represented by M r…… Hereinafter called as the SELLER And: Name Address Tel Fax E mail Represented by M r…… Hereinafter called as the BUYER The SELLER has agreed to sell and the BUYER has agreed to buy the commodity under the terms and conditions provided in this contract as follows:  Tên hàng (commodity)  Chất lượng (quality)  Số lượng (quantity)  Giá cả (price)  Giao hàng (shi pment)  Thanh toán (payment)  Bao bì và ký mã hiệu (packing and m arking)  Bảo hành (warranty)  Phạt (penalty)  Bảo hiểm (insurance)  Bất khả kháng (force majeuce)  Khiếu nại (claim)  Trọng tài (arbitration)  Các điều khoản khác (other terms and conditions) For the Seller For the Buyer Môn: Quản trị xuất nhập khẩu 5 Nhóm: 6 Tiểu luận: Hợp đồng xuất, nhập khẩu GVHD: Bùi Thanh Tráng 4. Nội dung các điều kiện và điều khoản của một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế: a. Tên hàng (Commodity): Tên hàng là đối tượng mua bán của hợp đồng, có tác dụng hướng dẫn các bên dựa vào đó để xác định các mặt hàng cần mua bán - trao đổi. Vì vậy đây là điều khoản quan trọng không thể thiếu giúp cho các bên tránh được những hiểu lầm có thể dẫn đến tranh chấp sau này, đồng thời dễ dàng phân biệt những sản phẩm khác cùng loại. Trong nhiều hợp đồng xuất nhập khẩu do phía Việt Nam lập điều khoản này thường ghi rất sơ sài, đơn giản hoặc viết tiếng nước ngoài có sai sót khiến cho đối tác có những cách hiểu khác nhau về hàng hoá, đó là những nguy ên nhân của nhiều vụ tranh chấp hợp đồng ở Việt Nam. Nhằm mục đích các bên xác định được loại hàng cần mua bán, do đó phải diễn tả thật chính xác. Ðể làm việc đó người ta dùng các cách ghi sau: - Tên hàng kèm theo tên thương mại: + Cooking oil Sailing Boat ( do tập đoàn Lamsoon sản xuất); + Cooking oil Marvela ( do tập đoàn Golden Hope sản xuất); + Cooking oil Neptune (do Kouk sản xuất). - Tên hàng kèm tên khoa học: + Urea fertilizer đạm u – rê; + Weave Fabrric ( vải dệt thoi); + Knitting fabrric (Vải dệt kim). - Tên hàng kèm theo công dụng của nó: + Rice paste (base element for preparation of spring roll)_Bánh đa nem. - Ghi tên hàng kèm theo mô tả tổng hợp: + Honda super cub custom C70 CMR – IC. + Colour: Candy rasberry red. - Tên hàng kèm theo chất lượng hàng hoá: + Skinless whole dried squid.(Mực lột da). + Frozen polypus (octopus). Bạch tuộc đông lạnh. - Tên hàng kèm theo tiêu chuẩn kỹ thuật định trước: Tiger Brand Home appliances made in Japan (220v- 50hz) ( Đồ gia dụng hiệu Tiger chế tạo tại Nhật bản nguồn điện sử dụng là 220v 50 hz). - Ghi tên hàng bao gồm tên thông thường, tên thương mại, tên khoa học: Môn: Quản trị xuất nhập khẩu 6 Nhóm: 6 Tiểu luận: Hợp đồng xuất, nhập khẩu GVHD: Bùi Thanh Tráng + Áp dụng cho các loại hóa chất, giống cây. - Ghi tên hàng kèm với mã HS của hàng đó: + Vải chính 100% cotton , K.54-56” Mã HS 5515190000. - Ghi tên hàng kèm tên địa phương sản xuất: + Nếu nơi đó ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Ví dụ: Nước mắm Phú Quốc. b. Chất lượng (Quality): Là điều khoản nói lên mặt “chất” của hàng hóa mua bán, quy định tính năng, qui cách, kích thước, tác dụng, công suất, hiệu suất, tiêu chuẩn chế t ạo… của hàng hóa đó. Xác định chất lượng, dựa vào:  Mẫu hàng: đánh giá phẩm chất của lô hàng dựa vào phẩm chất của một số ít hàng hóa đại diện cho lô hàng đó. Trên hợp đồng qui định: + Tương ứng với mẫu hàng (correspond to sample). + Tương tự như mẫu (according to sample).  Tiêu chuẩn: Đối với những sản phẩm đã có những tiêu chuẩn thì dựa vào tiêu chuẩn để xác định phẩm chất (Ví dụ: tiêu chuẩn cà phê Việt Nam: TCVN 4193:2001). Lưu ý: + Cần hiểu rõ nội dung tiêu chuẩn trước khi đưa vào hợp đồng. + Có thể sửa đổi một số chỉ tiêu trong tiêu chuẩn nếu thấy cần thiết. + Đã theo tiêu chuẩn nào thì phải ghi rõ.  Nhãn hiệu hàng hóa: nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa của cơ sở này với cơ sở khác. Lưu ý: + Nhãn hiệu đã đăng ký chưa. + Được đăng ký ở thị trường nào. + Cần ghi năm sản xuất, đợt sản xuất của sản phẩm. + Cần chú ý đến những nhãn hiệu tương tự.  Tài liệu kỹ thuật: Bao gồm bảng thuyết minh, hướng dẫn vận hành, lắp ráp cataloge…  Hàm lượng chất chính: + Hàm lượng chất có ích: qui định hàm lượng % min. + Hàm lượng chất có hại: qui định hàm lượng % max. Môn: Quản trị xuất nhập khẩu 7 Nhóm: 6 Tiểu luận: Hợp đồng xuất, nhập khẩu GVHD: Bùi Thanh Tráng  Trọng lượng của hàng hóa: dựa vào việc xác định trọng lượng tự nhiên của hàng hóa để đánh giá chất lượng.  Xem hàng trước: hợp đồng đã được ký nhưng nếu người mua không đến xem và đồng ý thì hợp đồng không có hiệu lực.  Hiện trạng của hàng: người bán chỉ giao sản phẩm và không chịu trách nhiệm về phẩm chất của sản phẩm.  Sự mô tả: nêu tất cả đặc điểm về hình dạng, màu sắc, kích cỡ, công dụng của sản phẩm.  Chỉ tiêu quen dùng: FAQ – Fair average quality – phẩm chất TB khá. Theo tiêu chuẩn này người bán từ một cảng nhất định phải giao hàng theo phẩm chất không thấp hơn phẩm chất bình quân của loại hàng đó vẫn thường được gửi từ cảng đó. GMQ – good merchantable – phẩm chất tiêu thụ tốt. N gười bán phải giao hàng có phẩm chất bình thường được mua bán trên thị trường mà khách hàng bình thường sau khi xem xét đầy đủ có thể chấp nhận được. Như vậy điều khoản này cho biết chi tiết về chất lượng hàng hoá; nói một cách khác điều khoản này mô tả về quy cách, kích thước, công suất và các thông số kỹ thuật của hàng hoá được mua bán. Việc mô tả chi tiết và đúng chất lượng hàng hoá là cơ sở xác định chính xác giá cả của nó, đồng thời buộc người bán phải giao hàng theo yêu cầu của hợp đồng. Nếu mô tả không kỹ, thiếu chi tiết có thể sẽ dẫn đến thiệt thòi cho một trong hai bên. Ví dụ: VD1: M ột doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu xe gắn máy chỉ viết là xe Honda C70 bạn hàng đã giao xe của Malaysia với quy cách và phẩm chất không phù hợp với sở thích tiêu dùng của người Việt Nam, vì vậy việc tiêu thụ lô hàng đó vô cùng khó khăn, ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận và thời gian thu hồi vốn. VD2: M ột công ty ở Sài gòn ký hợp đồng mua 30,000 m vải của Hong Kong với điều kiện trả chậm trong vòng 3 tháng. Bên Việt Nam hy vọng có hàng nhập khẩu để kinh doanh trong nội địa luân chuyển vốn nhanh. Nhưng phía Hong Kong đã gửi sang loại vải không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng Việt Nam chất lượng kém, độ dày của vải, độ mịn, kỹ thuật in hoa trên vải cũng vô cùng kém .v.v. hàng không bán được phải lưu kho và cũng không có chứng cứ gì để khiếu nại người bán bởi vì trên hợp đồng không quy định rõ Môn: Quản trị xuất nhập khẩu 8 Nhóm: 6 Tiểu luận: Hợp đồng xuất, nhập khẩu GVHD: Bùi Thanh Tráng quy cách phẩm chất, chủng loại hàng. Sau 3 tháng khách hàng đòi tiền, nhà nhập khẩu Việt Nam phải đi vay tiền để thanh toán. Thông thường trong buôn bán quốc tế người ta thường chọn một trong những cách sau đây để thể hiện chất lượng của hàng hoá trong hợp đồng ngoại thương: o Chất lượng được giao như mẫu: Trong hợp đồng sử dụng cụm từ “as the samp le” hoặc “as agreed samples”. Phương pháp này được dùng khi mua bán những hàng hoá mà phẩm chất, chất lượng của nó khó mô tả thành lời, thậm chí qua hình ảnh cũng khó xác định chất lượng của nó; chẳng hạn như sản phẩm thời trang, đồ trang sức bằng vàng - bạc có những đường nét trang trí cầu kỳ, đồ mỹ nghệ khảm xà cừ hoặc những nét trạm trổ tinh vi hoặc một số loại quần áo may sẵn, hoặc một số thiết bị phức tạp. Khi sử dụng phương pháp này phải có ba bộ mẫu: một bộ người bán giữ, một bộ người mua giữ và một bộ do người trung gian giữ. M ỗi mẫu phải đạt được những tiêu chuẩn sau: + Mẫu phải là vật đặc trưng cho hàng hoá và không được thay đổi theo thời gian. + Mẫu được coi như một phụ kiện của hợp đồng, không được tách rời hợp đồng, do đó mẫu không được tính vào giá trị của hợp đồng (trừ khi mẫu là vật có giá trị cao). + Người chấp nhận mẫu phải là người có chuyên môn, kỹ thuật cao, am hiểu về kỹ thuật, về tính năng của hàng hoá (thường là phó giám đốc kỹ thuật hoặc trưởng phòng kỹ thuật). Ví dụ: Nhập khẩu bột giấy theo tiêu chuẩn chất lượng như mẫu và tài liệu kỹ thuật: Quality: As per samples & technical data. o Xác định theo hàm lượng chất chủ yếu trong hàng hoá: Phương pháp này thường dùng với những hợp đồng mua bán nông sản, hàng rời như xi măng, hoá chất, phân bón, khoáng sản. Dùng phương pháp này cần phải làm nổi bật những y êu cầu sau: + Chất hữu ích (chỉ tiêu chính): cần phải quy định mức tối thiểu phải đạt là bao nhiêu. + Chất vô ích (chỉ tiêu phụ): Phải quy định mức tối đa cho phép. Ví dụ: Chất lượng trong một hợp đồng xuất khẩu cà phê được quy định như sau: Quality: Grade 2 Black and broken beans 5.0% Max. Moisture 13.0 % Max Ad mixture 1.0% Max Môn: Quản trị xuất nhập khẩu 9 Nhóm: 6 Tiểu luận: Hợp đồng xuất, nhập khẩu GVHD: Bùi Thanh Tráng M
Luận văn liên quan