Tiểu luận Lựa chọn chính sách thương mại trong ngành độc quyền nhóm hỗn hợp

Ngoài các nước Đông Âu kể cả Liên Xô cũ, chúng ta thấy một số các quốc gia tiến hành tư nhân hóa từng phần hoặc toàn phần trong các ngành công nghiệp độc quyền nhóm có sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài. Có rất nhiều công trình nghiên cứu về ngành kinh tế hỗn hợp bao gồm doanh nghiệp nhà nước và tư nhân (chẳng hạn như nghiên cứu của De Fraja và Delbono (1989) và Fershtman (1990)), nhưng có ít công trình nghiên cứu đặt trong bối cảnh quan hệ quốc tế. Fjell và Pal (1996) phân tích ngành kinh tế hỗn hợp có sự tham gia của tư nhân nước ngoài. Công trình nghiên cứu này chỉ ra sự gia tăng số doanh nghiệp nước ngoài làm tăng sản lượng doanh nghiệp nhà nước, nhưng không chỉ ra tác động đến tổng sản lượng cân bằng và phúc lợi của quốc gia. Serizawa Nobuko (1999) chỉ ra tác động của doanh nghiệp nước ngoài đến phúc lợi xã hội nhưng không phân ra các chính sách thương mại khác nhau và các phương trình cân bằng. Mục tiêu của bài viết này phân tích các chính sách thương mại khác nhau tác động đến phúc lợi trong một ngành kinh tế hỗn hợp có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài. Trong trường hợp không có can thiệp của chính sách thương mại, chẳng hạn như nền kinh tế mở phi thuế quan hay nền kinh tế đóng, người ta xây dựng trên nền tảng lý thuyết trò chơi cân bằng Cournot–Nash để giải quyết về vấn đề phúc lợi. Trong trường hợp có can thiệp của chính sách thương mại (có thuế quan), lý thuyết trò chơi hai giai đoạn được xây dựng: Giai đoạn đầu, chính phủ ấn định mức thuế nhập khẩu đối với sản lượng các doanh nghiệp nước ngoài.

pdf7 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1831 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Lựa chọn chính sách thương mại trong ngành độc quyền nhóm hỗn hợp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Tiểu luận Lựa chọn chính sách thương mại trong ngành độc quyền nhóm hỗn hợp Nguyễn Hoàng Bảo Khoa Kinh Tế Phát Triển 2 Bài viết này nghiên cứu tác động của chính sách thương mại ở trường hợp doanh nghiệp nhà nước cạnh tranh với doanh nghiệp tư nhân trong nước và nước ngoài trong việc cung ứng một loại sản phẩm đồng nhất. Bằng chứng cho thấy chính phủ nước chủ nhà luôn khuyến khích áp đặt mức thuế nhập khẩu trong ngành độc quyền nhóm hỗn hợp. Hơn nữa, nếu tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước, mức thuế nhập khẩu tối ưu không nhất thiết phải duy trì. 1) Giới thiệu Ngoài các nước Đông Âu kể cả Liên Xô cũ, chúng ta thấy một số các quốc gia tiến hành tư nhân hóa từng phần hoặc toàn phần trong các ngành công nghiệp độc quyền nhóm có sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài. Có rất nhiều công trình nghiên cứu về ngành kinh tế hỗn hợp bao gồm doanh nghiệp nhà nước và tư nhân (chẳng hạn như nghiên cứu của De Fraja và Delbono (1989) và Fershtman (1990)), nhưng có ít công trình nghiên cứu đặt trong bối cảnh quan hệ quốc tế. Fjell và Pal (1996) phân tích ngành kinh tế hỗn hợp có sự tham gia của tư nhân nước ngoài. Công trình nghiên cứu này chỉ ra sự gia tăng số doanh nghiệp nước ngoài làm tăng sản lượng doanh nghiệp nhà nước, nhưng không chỉ ra tác động đến tổng sản lượng cân bằng và phúc lợi của quốc gia. Serizawa Nobuko (1999) chỉ ra tác động của doanh nghiệp nước ngoài đến phúc lợi xã hội nhưng không phân ra các chính sách thương mại khác nhau và các phương trình cân bằng. Mục tiêu của bài viết này phân tích các chính sách thương mại khác nhau tác động đến phúc lợi trong một ngành kinh tế hỗn hợp có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài. Trong trường hợp không có can thiệp của chính sách thương mại, chẳng hạn như nền kinh tế mở phi thuế quan hay nền kinh tế đóng, người ta xây dựng trên nền tảng lý thuyết trò chơi cân bằng Cournot–Nash để giải quyết về vấn đề phúc lợi. Trong trường hợp có can thiệp của chính sách thương mại (có thuế quan), lý thuyết trò chơi hai giai đoạn được xây dựng: Giai đoạn đầu, chính phủ ấn định mức thuế nhập khẩu đối với sản lượng các doanh nghiệp nước ngoài. Giai đoạn sau, tất cả các doanh nghiệp trong nước quan sát mức thuế này và đồng thời lựa chọn quy mô sản xuất 3 của mình. Trước hết, bài viết chỉ ra rằng thuế tối ưu bắt buộc phải có. Phúc lợi trong ngành kinh tế hỗn hợp có sự tham gia của doanh nghiệp nước ngoài trong trường hợp phi thuế quan có thể thấp hơn so với phúc lợi trong nền kinh tế đóng. Kế đến, tư nhân hóa trong ngành kinh tế hỗn hợp có sự tham gia của doanh nghiệp nước ngoài sẽ có phúc lợi tăng lên khi có được mức thuế tối ưu. 2) Mô hình Chúng ta giả định chỉ có một doanh nghiệp nhà nước trong ngành, n doanh nghiệp tư nhân trong nước và m doanh nghiệp tư nhân nước ngoài với hàm cầu dốc xuống1: p = a – bQ (b > 0) (1) trong đó tổng sản lượng của ngành bằng mức sản lượng của doanh nghiệp nhà nước (Qg), tổng mức sản lượng của các doanh nghiệp trong nước và tổng mức sản lượng của các doanh nghiệp nước ngoài:   m 1j f j n 1i p i g QQQQ (2) Các biến số có ký hiệu g, p và f lần lượt là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nước ngoài. Có tất cả (1+n+m) doanh nghiệp cung ứng một loại sản phẩm ở thị trường trong nước và công nghệ các doanh nghiệp này được giả định là như nhau, được biểu diễn bằng hàm chi phí sản xuất TC(Q)= cQ2/2, trong đó c là hằng số dương2. Doanh nghiệp tư nhân trong nước và nước ngoài lựa chọn mức sản lượng để tối đa hóa lợi nhuận của chính mình   2 QcpQπ p i 2 p i p i  i = 1, 2, …, n (3)   Qt 2 Qc pQπ fj f j 2 f j f j  j = 1, 2, …, m (4) 1 Độ co giãn của cầu thị trường tùy thuộc vào (a) mức độ đồng nhất sản phẩm (homogeneous products) sao cho người tiêu dùng dễ dàng thay thế sản phẩm của doanh nghiệp này bằng sản phẩm của doanh nghiệp khác; (b) số doanh nghiệp trên thị trường; và (c) tác động qua lại giữa các doanh nghiệp trên thị trường. 2 Giả định chi phí sản xuất như nhau đối với các doanh nghiệp làm đơn giản quá trình tính toán và không ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu. Trong nhiều trường hợp TCf < TCp < TCg, do doanh nghiệp nước ngoài còn có thêm lợi thế công nghệ. 4 trong đó t là mức thuế khi chính phủ đánh vào hàng ngoại nhập hay/và quy mô doanh nghiệp nước ngoài. Mục tiêu của doanh nghiệp nhà nước là tối đa hóa phúc lợi xã hội3. Chúng ta xác định phúc lợi xã hội (W) bằng tổng thặng dư tiêu dùng (CS)4, tổng lợi nhuận của các doanh nghiệp trong nước (nhà nước và tư nhân) và doanh thu từ thuế:   m 1j f j n 1i p i g QtππCSW (5) Chúng ta có thể có 4 trường hợp xảy ra (trong 3 trường hợp đầu nhà nước tối đa hóa phúc lợi xã hội bằng sản lượng ở phương trình số 5): Trường hợp 1: Độc quyền nhóm trong nền kinh tế đóng (autarky) với m = t = 0 Trường hợp 2: Độc quyền nhóm hỗn hợp trong bối cảnh tự do hóa thương mại (Free Trade Oligopoly) với m > 0 và t = 0 p = a – bQ   n 1i p i g QQQ   max 2 QcpQπ p i 2 p i p i  với i = 1, 2, …, n maxππCSW n 1i p i g   p = a – bQ   m 1j f j n 1i p i g QQQQ   max 2 QcpQπ p i 2 p i p i  với i = 1, 2, …, n   max 2 Qc pQπ f j 2 f j f j  với j = 1, 2, …, m maxππCSW n 1i p i g   Trường hợp 3: Độc quyền nhóm hỗn hợp có thuế quan (Mixed Oligopoly with Tariffs) với m > 0 và t  0 Trường hợp 4: Độc quyền nhóm tư nhân có thuế quan (Private Oligopoly with Tariffs) với (n+1) tư nhân trong nước, Qg=0, m>0 và t0 p = a – bQ p = a – bQ 3 Trong bài viết này, doanh nghiệp nhà nước hiệu chỉnh quy mô của mình để tối đa hóa phúc lợi xã hội. 4 Thặng dư tiêu dùng (CS) bằng diện tích giới hạn của hàm cầu, trục giá và mức giá thị trường. 5   m 1j f j n 1i p i g QQQQ   max 2 QcpQπ p i 2 p i p i  với i = 1, 2, …, n   maxQt 2 Qc pQπ fj f j 2 f j f j  với j = 1, 2, …, m maxQtππCSW m 1j f j n 1i p i g       m 1j f j 1n 1i p i QQQ   max 2 QcpQπ p i 2 p i p i  với i = 1, 2, …, n+1   maxQt 2 Qc pQπ fj f j 2 f j f j  với j = 1, 2, …, m Khảo sát 4 trường hợp nghiên cứu trên, chúng ta có các kết quả dưới đây5: (1) Trong ngành kinh tế độc quyền nhóm hỗn hợp có quan hệ quốc tế (trường hợp 2 và trường hợp 3), mức thuế tối ưu bắt buộc phải có. Đặc biệt là khi các tham số chi phí của các doanh nghiệp trong nước lớn làm cho các doanh nghiệp nước ngoài dễ dàng xâm nhập vào thị trường mà không màng đến sự hiện hữu của doanh nghiệp trong nước6. (2) Khi tư nhân hóa (trường hợp 4), thuế quan tối ưu không nhất thiết phải duy trì. Nếu số doanh nghiệp nước ngoài lớn tương đối so với số doanh nghiệp trong nước, thậm chí tự do thương mại (t = 0) hoặc trợ giá khuyến khích nhập khẩu đối với doanh nghiệp nước ngoài có thể là chính sách tối ưu. (3) Phúc lợi trong trường hợp tự do mậu dịch luôn nhỏ hơn phúc lợi trong trường hợp có chính sách thuế quan tối ưu và thậm chí còn thấp hơn phúc lợi trong trường hợp nền kinh tế đóng (so sánh phương trình số (5) tối đa hóa phúc lợi của trường hợp 1, 2 và 3). 3) Kết luận 5 Để đơn giản chúng ta có thể lấy 2 doanh nghiệp tư nhân trong nước và 2 doanh nghiệp tư nhân nước ngoài để khảo sát hàm phản ứng của các doanh nghiệp này trước sản lượng của các doanh nghiệp kia để tìm cân bằng Cournot–Nash. Lưu ý chính phủ xác định thuế quan tối ưu và doanh nghiệp nhà nước hiệu chỉnh sản lượng sao cho phương trình phúc lợi xã hội cao nhất. 6 Ở đây hẳn có nhiều tác động đến hành vi xâm nhập thị trường trong nước của các doanh nghiệp nước ngoài: (a) chi phí thấp do lợi thế theo quy mô tạo thế độc quyền tự nhiên (+); (b) môn bài đặc quyền làm cho các các doanh nghiệp nước ngoài không thể đi vào thị trường (–); và (c) bản quyền và bằng phát minh sáng chế (–). Tuy nhiên, ở đây tác động ròng là doanh nghiệp tư nhân nước ngoài dễ dàng xâm nhập vào thị trường. 6 Trong ngành kinh tế độc quyền nhóm hỗn hợp có quan hệ quốc tế, người ta thấy chính phủ luôn có động cơ áp đặt mức thuế quan. Nền kinh tế đóng cũng có thể đạt được mức phúc lợi cao hơn nền kinh tế tự do mậu dịch trừ phi doanh nghiệp nhà nước độc quyền hoàn toàn trong ngành công nghiệp. Chính phủ có thể tăng phúc lợi bằng cách tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế mở khi đánh thuế vào hàng nhập khẩu hay/và quy mô doanh nghiệp nước ngoài được ấn định tối ưu. Điều này hợp lý đối với các chính phủ ở các nước Châu Á đang tiến hành tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước đồng thời cho phép nhập khẩu hoặc tham gia hoạt động doanh nghiệp nước ngoài dưới chính sách thương mại có điều tiết. Tài liệu tham khảo Bao, Nguyen Hoang, Jonathan Haughton and Nguyen The Quan (2004). “Tax Incidence in Vietnam”, Unpublished Paper. Bao, Nguyen Hoang, Jonathan Haughton and Nguyen The Quan (2001). “Tax Incidence”, in Dominique Haughton, Jonathan Haughton and Nguyen Phong (eds.), Living Standard During an Economic Boom: The Case of Vietnam, UNDP and GSO/Statistical Publishing House, Hanoi. De Fraja, G. and F. Delbono, (1989). Alternative Strategy of a Public Enterprise in Oligopoly, Oxford Economic Papers, 41 (2), pp. 302-11. Fershtman, C., (1990). The Interdependence between Ownership Status and Market Structure: The Case of Privatization, Economica, 57, pp. 319-28. Fjell K. and D. Pal, (1996). A Mixed Oligopoly in the Present of Private Firms, Canadian Journal of Economics, 24 (3), pp. 737-43. 7 Serizawa Nobuko (1999). Optimal Trade Policy in An International Mixed Oligopoly, Journal of Economics, Osaka Sangyo University, October, 1999, pp. 114-17.
Luận văn liên quan