Tiểu luận Luật tố tụng hình sự Việt Nam

Cơ sở lý luận: Việc quy định nguyên tắc này gắn liền với việc tổ chức bộ máy Nhà nước theo cơ chế phân công và kiểm soát quyền lực. Tính độc lập của thẩm phán, hội thẩm là một trong những biểu hiện rõ nét của cơ chế phân chia quyền lực ở Việt Nam. Sự vi phạm nguyên tắc này sẽ dẫn đến sự lạm dụng quyền lực, sư thoái hóa của quyền lực và xã hội dĩ nhiên sẽ gánh chịu những hậu quả to lớn của tình trạng này.  Cơ sở thực tiễn: Nguyên tắc này được ghi nhận rộng rãi trong pháp luật của nhiểu quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam. Điều 16 Bộ luật tố tụng hình sự Cộng hòa Liên bang Nga quy định: "Khi tiến hành xét xử các vụ án hình sự,thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ phục tùng pháp luật. thẩm phán và hội thẩm nhân dân giải quyết các vụ án hình sự trên cơ sở của pháp luật, phù hợp với ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa, trong điều kiện loại trừ mọi sự tác động bên ngoài lên họ"; Điều 88 Hiến pháp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên cũng quy định: "trong khi thi hành chức quyền của mình, các thẩm phấn đều độc lập và chỉ phục tùng pháp luật". Tuy các quy định trên có khác nhau về hình thức nhưng nội dung cơ bản là giống nhau, đều đặc biệt nhấn mạnh tính độc lập của thẩm phán trong xét xử.

pdf16 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6217 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Luật tố tụng hình sự Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập nhóm số 1 Luật tố tụng hình sự Việt Nam 1 Tiểu luận Luật tố tụng hình sự Việt Nam Bài tập nhóm số 1 Luật tố tụng hình sự Việt Nam 2 MỤC LỤC I. NỘI DUNG Ý NGHĨA CỦA NGUYÊN TẮC. ...................................................... 3 1. Khái quát chung.................................................................................................. 3 a. Khái niệm và cơ sở của nguyên tắc. ................................................................ 3 2. Nội dung của nguyên tắc. ................................................................................... 3 a. Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập. .......................................................... 3 b. Thẩm phán và Hội thẩm xét xử chỉ tuân theo pháp luật. ................................. 6 c. Mối quan hệ giữa tính độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của thẩm phán và hội thẩm. ........................................................................... 6 3. Ý nghĩa của nguyên tắc. ..................................................................................... 7 II. CÁC ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO NGUYÊN TẮC.................................................... 9 1. Về cách thức tổ chức hệ thống Tòa án. ............................................................... 9 2. Về cách thức quản lý Tòa án............................................................................... 9 3. Về ngân sách nhà nước và hoạt động xét xử: ...................................................... 9 4. Về hệ thống pháp luật: ...................................................................................... 10 5. Về Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân: .............................................................. 10 III. THỰC TIỄN ÁP DỤNG NGUYÊN TẮC. ........................................................ 11 1. Một số biểu hiện của việc không độc lập và tuân theo pháp luật của Thẩm phán và Hội thẩm. ......................................................................................................... 11 b. Nguyên nhân của thực trạng trên. ................................................................. 12 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: ................................................................. 14 Phụ lục: .................................................................................................................... 15 Bài tập nhóm số 1 Luật tố tụng hình sự Việt Nam 3 I. NỘI DUNG Ý NGHĨA CỦA NGUYÊN TẮC. 1. Khái quát chung. a. Khái niệm và cơ sở của nguyên tắc. "Khi xét xử thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật" là một trong những nguyên tắc của luật tố tụng hình sự, được hiểu là trong quá trình xét xử, thẩm phán và hội thẩm nhân dân không bị ràng buộc bởi bất cứ yếu tố nào khác ngoài pháp luật, loại trừ mọi sự can thiệp từ bên ngoài vào hoạt động xét xử của tòa án. Cơ sở của nguyên tắc.  Cơ sở lý luận: Việc quy định nguyên tắc này gắn liền với việc tổ chức bộ máy Nhà nước theo cơ chế phân công và kiểm soát quyền lực. Tính độc lập của thẩm phán, hội thẩm là một trong những biểu hiện rõ nét của cơ chế phân chia quyền lực ở Việt Nam. Sự vi phạm nguyên tắc này sẽ dẫn đến sự lạm dụng quyền lực, sư thoái hóa của quyền lực và xã hội dĩ nhiên sẽ gánh chịu những hậu quả to lớn của tình trạng này.  Cơ sở thực tiễn: Nguyên tắc này được ghi nhận rộng rãi trong pháp luật của nhiểu quốc gia trên thế giới, bao gồm cả Việt Nam. Điều 16 Bộ luật tố tụng hình sự Cộng hòa Liên bang Nga quy định: "Khi tiến hành xét xử các vụ án hình sự,thẩm phán và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ phục tùng pháp luật. thẩm phán và hội thẩm nhân dân giải quyết các vụ án hình sự trên cơ sở của pháp luật, phù hợp với ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa, trong điều kiện loại trừ mọi sự tác động bên ngoài lên họ"; Điều 88 Hiến pháp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên cũng quy định: "trong khi thi hành chức quyền của mình, các thẩm phấn đều độc lập và chỉ phục tùng pháp luật"... Tuy các quy định trên có khác nhau về hình thức nhưng nội dung cơ bản là giống nhau, đều đặc biệt nhấn mạnh tính độc lập của thẩm phán trong xét xử.  Cơ sở pháp lý: Nguyên tắc này có một lịch sử hình thành và phát triển lâu dài. Nó được nhắc đến lần đầu từ Sắc lệnh số 13/SL về tổ chức tòa án và các ngạch tư pháp, tiếp đó là Điều 69 hiến pháp 1946, Điều 100 Hiến pháp 1959 và Điều 4 Luật tổ chức tòa án nhân dân 1960, Luật tổ chức tòa án nhân dân 1981.Văn bản hiện hành là Điều 130 Hiến pháp năm 1992 và Điều 16 Bộ luật tố tụng hình sự, quy định rất rõ: “Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. 2. Nội dung của nguyên tắc. a. Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập.  Độc lập với các yếu tố khách quan: Bài tập nhóm số 1 Luật tố tụng hình sự Việt Nam 4 - Độc lập với các chủ thể khác của Tòa án: giữa thẩm phán, hội thẩm và nội bộ ngành tòa án có mối quan hệ ràng buộc nhất định được thể hiện cụ thể ở: Quan hệ giữa thẩm phán và tòa án cấp trên; quan hệ giữa thẩm phán và chánh án tòa án nhân dân tối cao; quan hệ giữa hội thẩm và chánh án tòa án nơi hội thẩm tham gia xét xử. Những mối quan hệ này không đơn thuần là quan hệ vè tổ chức hành chính càng không đơn thuần là quan hệ tố tụng. Trong quan hệ hành chính có mối quan hệ tố tụng và trong quan hệ tố tụng có mối quan hệ hành chính nhất định không có sự tách bạch rõ ràng. Ví dụ như: Tiêu chí để có thể được tuyển chọn bổ nhiệm thẩm phán phải có phẩm chất đạo đức, năng lực, liêm khiết, do cơ quan nơi người được tuyển chọn đánh giá thong qua việc bỏ phiếu tín nhiệm. Chánh án là người đứng đầu cơ quan vừa sử dụng cán bộ nhưng đồng thời cũng là người quản lí cán bộ trong đơn vị mình, ngoài việc bỏ phiếu tín nhiệm như các cán bộ công chức khác, chánh án còn có tiếng nói quan trọng trong việc lựa chọn, định hướng công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ. Sau khi có phiếu tín nhiệm, người dược lựa chọn phải qua hội đồng tuyển chọn thẩm phán mà chánh án cấp trên là thành viên cảu hội đồng, sau đó mới đề nghị chánh án tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm. Có thể nói thẩm phán và hội thẩm là người chịu sự quản lí của chánh án và tòa án cấp trên. Thông qua công tác tổ chức xét xử như họp bàn trước khi xét xử, phân công thẩm phán, hội thẩm xét xử vụ án, chánh án có tác động đến hoạt động xét xử của thẩm phán và hội thẩm. Ngoài ra, việc có quy định “tòa án cấp trên” có thể hủy án “tòa án cấp dưới” cũng ảnh hưởng đến tính độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm. Chính vì vậy thẩm phán và hội thẩm phải có chính kiến, quan điểm của mình trong việc đánh giá chứng cứ, xác định tội danh, mức hình phạt và giải quyết các vấn đề khác dựa trên quy đinh của pháp luật, đảm bảo xét xử công bằng khách quan. - Độc lập với sự chỉ đạo của của cấp ủy Đảng: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghiã Việt Nam luôn đặt dưới sự lãnh dạo của Đảng cộng sản. Nhà nước công khai nguyên tắc Đảng lãnh đạo tại Điều 4 Hiến pháp 1992 và được quy định cụ thể trong các nghị quyết của Đảng như: nghị quyết 08/ NQ-TW,..Ngoài ra giữa tổ chức Đảng và Thẩm phán còn có mối quan hệ khác ngoài mối quan hệ giữa Đảng viên và tổ chức Đảng qua thủ tục thẩm phán. Theo quy định hiện hành thì cùng với việc lấy phiếu tín nhiệm của cán bộ công chức trong cơ quan người được đề nghị còn phải lấy ý kiến của cấp ủy Đảng. Chính vì những lý do này mà yêu cầu được đặt ra là Thẩm phán và Hội thẩm phải nhận thức đúng đắn sự lãnh dạo của Đảng đối với hoạt động tư pháp để đảm bảo sự độc lập trong xét xử. Bài tập nhóm số 1 Luật tố tụng hình sự Việt Nam 5 - Độc lập với các tài liệu có trong hồ sơ vụ án: Hồ sơ vụ án hình sự là tài liệu đầu tiên để Thẩm phán và Hội thẩm tiến hành xem xét, đánh giá việc có hành vi phạm tội hay không, phạm tội gì và được quy định trong hình phạt nào. Việc xét xử của Tòa án dựa trên những thong tin cần thiết, đáng tin cậy đó là chứng cứ vụ án. Bản án, quyết định của Tòa án dựa trên cơ sở phân tích đánh giá thông tin đã được cơ quan điều tra thu thập. Chính vì vậy, các thông tin ban đầu (nhất là kết luận điều tra và cáo trạng truy tố) có ảnh hưởng nhất định đến nhận định của Hội đồng xét xử. Vì vậy, Độc lập với tài liệu trong hồ sơ vụ án là việc Thẩm phán và hội thẩm trên cơ sở đánh giá tính chính xác của các thông tin, kiểm tra lại tính xác thực, đúng đắn của quyết định truy tố, từ đó đưa ra quan điểm chứng minh tội phạm của Hội đồng xét xử, các tình tiết thu thập được phải phù hợp với hiện thực khách quan. - Độc lập với yêu cầu của người tham gia tố tụng, với dư luận và với cơ quan báo chí: Phán quyết của Tòa án bao giờ cũng làm xuất hiện những nhóm mâu thuẫn về lợi ích, đó là những mâu thuẫn về lợi ích giữa bị cáo và người bị hại, giữa nguyên đơn dân sự và bị đơn dân sự, giữa nhà nước và người phạm tội. Ai cũng có nhu cầu kết quả xét xử đưa lại lợi ích tối ưu cho họ. Sau phán quyết của Tòa án sẽ có rất nhiều bình luận từ quần chúng nhân dân, từ cơ quan báo chí rằng tòa xét xử như vậy đúng hay không, có công bằng hay không, nặng hay nhẹ. Đặc biệt là các vụ án bị cấp trên xử hủy, những vụ án xét xử lưu động và các vụ án lớn được dư luận quan tâm. Những vấn đề đó đều tác động mạnh mẽ đến tâm lý của Thẩm phán và Hội thẩm khi thực hiện nhiệm vụ xét xử. Vì vậy, mới đặt ra yêu cầu Thẩm phán và hội thẩm xét xử độc lập với yêu cầu của người tham gia tố tụng, với báo chí, với dư luận nghĩa là việc xét xử chỉ dựa trên những chứng cứ , những quy định của pháp luật, không phụ thuộc vào yêu cầu khách của những người nói trên.  Độc lập với các yếu tố chủ quan (giữa các thành viên trong hội đồng xét xử) Cơ sở của việc độc lập xét xử giữa thẩm phán và hội thẩm được ghi nhận thành một trong những nguyên tắc của tố tụng đó là: khoản 1 Điều 22 BLTTHS. Chỉ Thẩm phán và Hội thẩm mới có quyền nghị án. Các thành viên của Hội đồng xét xử phải giải quyết tất cả các vấn đề của vụ án bằng cách biểu quyết theo đa số về từng vấn đề một. Thẩm phán biểu quyết sau cùng. Người có ý kiến thiểu số có quyền trình bày ý kiến của mình bằng văn bản và được đưa vào hồ sơ vụ án. Quy định này đã loại trừ việc thẩm phán lạm quyền, tác động đến hoạt động xét xử của Hội thẩm. Đồng thời, điều này cũng ngăn cấm thái độ ỷ lại vào Thẩm phán của Hội Bài tập nhóm số 1 Luật tố tụng hình sự Việt Nam 6 thẩm mà cũng buộc Hội thẩm phải tích cực chủ động và có trách nhiệm trong hoạt động chứng minh tội phạm. b. Thẩm phán và Hội thẩm xét xử chỉ tuân theo pháp luật. Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập không có nghĩa là xét xử tùy tiện mà việc xét xử phải tuân theo quy định của pháp luật và điều này được thể hiện ở những khía cạnh sau:  Tuân theo pháp luật hình sự ( bao gồm cả luật thực định và khoa học về luật hình sự). Vì muốn áp dụng đúng các quy định của Bộ luật hình sự buộc Thẩm phán và Hội thẩm phải có kiến thức về việc định tội danh và quyết định hình phạt,…  Tuân theo pháp luật tố tụng hình sự: Có thể chia hoạt động xét xử của thẩm phán và Hội thẩm thành 2 giai đoạn, thứ nhất là từ khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử đến trước ngày mở phiên tòa và thứ hai là tại phiên tòa:  Ở giai đoạn thứ nhất là giai đoạn mà Thẩm phán và Hội thẩm nghiên cứu hồ sơ để xem xét các tài liệu có trong vụ án, từ đó xây dựng kế hoạch xét hỏi và những tình huống xảy ra tại phiên tòa để có kế hoạch ứng phó thích hợp và những công việc cần thiết khác cho phiên tòa.  Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử cần nắm chắc các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự từ thủ tục bắt đầu phiên tòa cho đến kết thúc phiên tòa, trong đó phần xét hỏi, tranh luận và nghị án là quan trọng nhất.  Tuân theo các văn bản pháp luật khác có liên quan như: Pháp luật dân sự và các văn bản luật chuyên ngành khác,.. c. Mối quan hệ giữa tính độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của thẩm phán và hội thẩm.  Độc lập là biểu hiện của tuân theo pháp luật. Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc là một phần nội dung của nguyên tắc. Thẩm phán và hội thẩm độc lập với nhau và độc lập với các yếu tố khác. Nếu Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập, không chụi bất kì sự tác động nào thì phán quyết của Hội đồng xét xử mới có tính khách quan, vô tư, quyết định của Hội đồng xét xử mới đảm bảo đúng pháp luật.→Độc lập là điều kiện cần thiết để Thẩm phán và Hội thẩm tuân theo pháp luật.  Tuân theo pháp luật là cơ sở để thể hiện tính độc lập trong xét xử. Xét ở khía cạnh thuần túy của tính độc lập, để có thể tự mình đưa ra phán quyết, Thẩm phán và hội thẩm phải có kiến thức pháp luật và phải chấp hành quy định của pháp luật. Khi nắm chắc kiến thức pháp luật, Thẩm phán và Hội thẩm có điều kiện để thể hiện sự độc lập trong Bài tập nhóm số 1 Luật tố tụng hình sự Việt Nam 7 phán quyết của mình. Xét ở khía cạnh khác thì tuân theo pháp luật là đã loại trừ các tác động khác đến hoạt động xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm, bởi vậy họ mới có được sự độc lập.  Độc lập trong việc thống nhất với chỉ tuân theo pháp luật: Độc lập nhưng phải dựa trên những quy định của pháp luật. Mọi kết luận của bản án, quyết định của Hội đồng xét xử phải phù hợp các tình tiết khách quan của vụ án. Bản án phải xác định đúng người, đúng tội và đúng với các thiệt hại do hành vi phạm tội đã gây ra. Mỗi nhận định của bản án đều phải dựa trên những chứng cứ và tình tiết xác thực được thẩm tra tại phiên tòa có lập luận chặt chẽ, không kết luận dựa trân ý nghĩ chủ quan, cảm tính cá nhân của mỗi thành viên Hội đỗng xét xử. Yếu tố độc lập và chỉ tuân theo pháp luật không thể tách rời nhau.  Từ những phân tích trên có thể thấy rằng yếu tố độc lập và chỉ tuân theo pháp luật có mối quan hệ biện chứng với nhau, độc lập trong sự thống nhất với việc tuân theo pháp luật.( xem ví dụ ở phân phụ lục) 3. Ý nghĩa của nguyên tắc. Nguyên tắc Thẩm phán và hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hoạt động xét xử của Tòa án. Có thể khái quát ý nghĩa của nguyên tắc thành 3 nhóm như sau:  Ý nghĩa chính trị xã hội: Nguyên tắc xác định vai trò, vị trí cơ quan Tòa án trong hệ thống các cơ quan nhà nước nói chung và các cơ quan tiến hành tố tụng nói riêng. Chỉ có tòa án mới có quyền xét xử và khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Không một cá nhân, cơ quan nào được xen vào hoạt động xét xử của Tòa án (cụ thể là Thẩm phán và Hội thẩm) phải đảm bảo sự độc lập trên cơ sở chỉ tuân theo pháp luật không tuân theo bất cứ sự chỉ đạo nào khác ngoài pháp luật, trái pháp luật. “Quan chức” cũng như “thường dân” khi phạm tội đều bị đưa ra xét xử bởi Tòa án trên cơ sở những quy định của pháp luật mà không có đặc ân nào. Tư pháp độc lập là một trong những yếu tố để đảm bảo công bằng xã hội, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, mọi công dân đều sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, pháp luật sẽ được chấp hành nghiêm chỉnh. “Độc lập xét cử có ý nghĩa quan trọng để đảm bảo cho môi trường đầu tư kinh doanh lành mạnh vì khi đó các nhà đầu tư trong và ngoài nước sẽ yên tâm rằng những tranh chấp đầu tư và hợp đồng kinh doanh của họ sẽ được bảo vệ Bài tập nhóm số 1 Luật tố tụng hình sự Việt Nam 8 bởi một cơ chế tài phán xét xử độc lập, vô tư khách quan. Các quyền cơ bản của mỗi con người trong xã hội cũng sẽ được bảo đảm khi người cầm cân nảy mực thực sự độc lập xét xử những hành vi vi phạm các quyền đó. Độc lập xét xử cũng là một điều quan trọng để đảm bảo sự thành công cảu việc phòng chống tham nhũng bởi lẽ những kẻ tham nhũng sẽ không có cơ hội được bao che bởi sự can thiệp hoặc tác động vào quá trình xét xử của Tòa án. Hoạt động xét xử không phải là hoạt động của một cá nhân mà là hoạt động của tập thể, không chỉ là hoạt động của quan tòa mà còn có sự tham gia giám sát, tham gia xét xử của nhân dân thông qua những người đại diện cho họ, đó là Hội thẩm. Nguyên tắc gián tiếp thể hiện bản chất nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước do dân làm chủ, nhân dân tham gia giám sát các hoạt động của nhà nước, trong đó có hoạt động xét xử.  Ý nghĩa pháp lý: Nguyên tắc là cơ sở pháp lý để Thẩm phán và Hội thẩm tiến hành hoạt động xét xử khách quan, đúng pháp luật. Đây cũng là cơ sở đảm bảo Hiến pháp và pháp luật. Nói cách khác, pháp luật chỉ có ý nghĩa và có tác dụng khi nguyên tắc “độc lập xét cử” được tuân thủ một cách triệt để. Độc lập và chỉ tuân theo pháp luật khi xét xử vừa là quyền, đồng thời cũng là nghĩa vụ của Thẩm phán và Hội thẩm.  Ý nghĩa đối với hoạt động thực tiễn: Nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật bảo đảm việc xét xử khách quan, đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Nguyên tắc này loại trừ các sự tác động không cần thiết, thậm chí tiêu cực của cơ quan, tổ chức khác đến hoạt động xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm đảm bảo sự bình đẳng, độc lập giữa các thành viên của Hội đồng xét xử. Tóm lại, “Thẩm phán và Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật” là một nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự. Nó đòi hỏi trong hoạt động xét xử, Thẩm phán và hội thẩm phải tự mình đưa ra các quyết định để giải quyết vụ án, không lệ thuộc và bất cứ yếu tố nào khác. Hoạt động xét xử phải đảm bảo đúng pháp luật vầ trình tự, thủ tục cũng như các quyết định đưa ra phải chính xác và có căn cứ pháp lý. Không một cá nhân, cơ quan, tổ chức nào được phép can thiệp và hoạt động xét xử của Tòa án. Độc lập xét xử được quy định trong Hiến pháp và pháp luật của đa phần các nước trên thế giới. Điều đó một lần nữa khẳng định giá trị của nguyên tắc này trong hoạt động xét xử. Bài tập nhóm số 1 Luật tố tụng hình sự Việt Nam 9 II. CÁC ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO NGUYÊN TẮC. 1. Về cách thức tổ chức hệ thống Tòa án. Hệ thống tổ chức Tòa án phải độc lập so với các cơ quan nhà nước khác. Nếu tổ chức hệ thống tòa án độc lập thì sẽ nó không bị chi phối bởi các cơ quan nhà nước khác, không gắn quá nhiều sự ràng buộc với chính quyền địa phương và như thế khi xét xử sẽ có tính độc lập cao. Để đảm bảo được điều kiện này các nước trên thế giới thường tổ chức hệ thống tòa án theo chức năng của tòa án chứ không theo tiêu chí cấp hành chính. Ở nước ta, hệ thống tòa án lại được tổ chức theo cấp hành chính tuy có những ưu điểm như bám sát nhiệm vụ chính trị xã hội hay có sự phân công phối hợp giữa các cơ quan nhà nước thì bộc lộ những điểm bất cập như thiếu khách quan khi đối tượng xét xử là các quan chức nhà nước…Để khắc phục hạn chế này theo Nghị quyết 49 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 của Bộ Chính trị đã khẳng định: “Tổ chức hệ thống tòa án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính”. Đây là một định hướng đúng, không những đảm bảo cho hoạt động xét xử của Tòa án có hiệu quả mà còn đảm bảo được nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập chỉ tuân theo pháp luật. 2. Về cách thức quản lý Tòa án. Quản lý Tòa án được xem xét dưới hai góc độ là quản lý hành chính và quản lý chuyên môn nghiệp vụ. Trong hai lĩnh vực đó thì vấn đề quản lí hành chính tong hệ thống Tòa án là yếu tố quan trọng để đảm bảo nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập chỉ tuân theo pháp luật. Nếu Tòa án tối cao quản lý cả chuyên môn nghiệp vụ lẫn tổ chức hành chính thì tính độc lập dễ bị vi phạm, bởi: - Việc tổ chức, quản lý hành chính ảnh hưởng đến lợi ích thiết thân của Thẩm phán và cán bộ Tòa án nên Tòa án cấp trên có thể lợi dụng thế này để can thiệp vào công việc chuyên môn xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm. - Thẩm phán, Hội thẩm cũng có thể dễ dàng chấp nhận những yêu cầu không khách quan của cấp trên vì tâm lý nể sợ cấp trên…  Do đó, để đảm bảo cho nguyên tắc Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân khi xét xử độc lập chỉ tuân theo pháp luật thì cần phải tách thẩm quyền quản lí hành chính cho một chủ thể khác. 3. Về ngân sách nhà nước và hoạt động xét xử: Bài tập nhóm số 1 Luật tố tụng hình s
Luận văn liên quan