Tiểu luận Mạng máy tính và truyền số liệu

Trao đổi thông tin là một nhu cầu bức thiết và không thể thiếu của con người. Mạng điện thoại ra đời đã giải quyết được phần nào nhu cầu này. Chưa dừng lại ở đó, con người còn muốn trao đổi nhiều dạng thông tin khác như văn bản, hình ảnh. Việc nối kết nhiều máy tính lại với nhau không nhằm ngoài mục đích này. Hơn nữa, để tồn tại và phát triển con người phải từng bước khám phá được thiên nhiên thông qua việc giải những bài toán rất phức tạp. Chỉ một vài nhà khoa học và chỉ bằng những máy tính đơn lẻ làm công cụ sẽ không thể nào xử lý và giải quyết được những bài toán phức tạp đó. Việc kết nối các máy tính thành mạng máy tính giúp cho con người sử dụng được sức mạnh tổng hợp của trí tuệ nhân loại cũng như sức mạnh tổng hợp của công cụ xử lý thông tin. Sự kết hợp của mạng máy tính với các hệ thống truyền thông đã tạo một sự chuyển biến có tính cách mạng trong vấn đề tổ chức khai thác và sử dụng các hệ thống máy tính. Mô hình tập trung dựa trên các máy tính lớn với phương thức xử lý theo lô đã được thay thế bởi một mô hình tổ chức sử dụng mới, trong đó các máy tính đơn lẻ được kết nối lại để cùng thực hiện công việc. Một môi trường làm việc nhiều người sử dụng phân tán đã hình thành, cho phép nâng cao hiệu quả khai thác tài nguyên chung từ những vị trí địa lý khác nhau. Thực ra, mạng máy tính và truyền số liệu là một lĩnh vực đã được nghiên cứu sâu và ứng dụng mạnh mẽ. Tuy nhiên, tiểu luận được trình bày có tính cơ bản và tổng quan. Tiểu luận chỉ nhằm tóm tắt lại những tri thức mà bản thân đã thu nhận được qua một thời gian học tập ngắn và qua tham khảo một số tài liệu. Tiểu luận gồm bốn phần. Phần 1: giới thiệu một cách tổng quan về mạng máy tính và truyền số liệu. Phần 2: giới thiệu một số loại mạng máy tính và đưa ra một số nhận xét, đánh giá và các biện pháp cải tiến cũng như ứng dụng cụ thể của những loại mạng này. Phần 3: giới thiệu một số chuẩn giao thức và kiến trúc phân tầng. Phần 4: Giới thiệu ba mạng cụ thể: X25, Internet và mạng ATM.

doc25 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3396 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Mạng máy tính và truyền số liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỞ ĐẦU Trao đổi thông tin là một nhu cầu bức thiết và không thể thiếu của con người. Mạng điện thoại ra đời đã giải quyết được phần nào nhu cầu này. Chưa dừng lại ở đó, con người còn muốn trao đổi nhiều dạng thông tin khác như văn bản, hình ảnh... Việc nối kết nhiều máy tính lại với nhau không nhằm ngoài mục đích này. Hơn nữa, để tồn tại và phát triển con người phải từng bước khám phá được thiên nhiên thông qua việc giải những bài toán rất phức tạp. Chỉ một vài nhà khoa học và chỉ bằng những máy tính đơn lẻ làm công cụ sẽ không thể nào xử lý và giải quyết được những bài toán phức tạp đó. Việc kết nối các máy tính thành mạng máy tính giúp cho con người sử dụng được sức mạnh tổng hợp của trí tuệ nhân loại cũng như sức mạnh tổng hợp của công cụ xử lý thông tin. Sự kết hợp của mạng máy tính với các hệ thống truyền thông đã tạo một sự chuyển biến có tính cách mạng trong vấn đề tổ chức khai thác và sử dụng các hệ thống máy tính. Mô hình tập trung dựa trên các máy tính lớn với phương thức xử lý theo lô đã được thay thế bởi một mô hình tổ chức sử dụng mới, trong đó các máy tính đơn lẻ được kết nối lại để cùng thực hiện công việc. Một môi trường làm việc nhiều người sử dụng phân tán đã hình thành, cho phép nâng cao hiệu quả khai thác tài nguyên chung từ những vị trí địa lý khác nhau. Thực ra, mạng máy tính và truyền số liệu là một lĩnh vực đã được nghiên cứu sâu và ứng dụng mạnh mẽ. Tuy nhiên, tiểu luận được trình bày có tính cơ bản và tổng quan. Tiểu luận chỉ nhằm tóm tắt lại những tri thức mà bản thân đã thu nhận được qua một thời gian học tập ngắn và qua tham khảo một số tài liệu. Tiểu luận gồm bốn phần. Phần 1: giới thiệu một cách tổng quan về mạng máy tính và truyền số liệu. Phần 2: giới thiệu một số loại mạng máy tính và đưa ra một số nhận xét, đánh giá và các biện pháp cải tiến cũng như ứng dụng cụ thể của những loại mạng này. Phần 3: giới thiệu một số chuẩn giao thức và kiến trúc phân tầng. Phần 4: Giới thiệu ba mạng cụ thể: X25, Internet và mạng ATM. B. NỘI DUNG I/ Các kiến thức cơ bản về mạng máy tính và truyền dữ liệu -Khái niệm về mạng máy tính: Một mạng máy tính (computer network) là một tập các máy tính tự vận hành, được kết nối lại và có khả năng trao đổi thông tin giữa chúng. Thuật ngữ “tự vận hành” để chỉ rằng mỗi máy có thể cho các chương trình chạy trên chúng, thuật ngữ “được kết nối” để chỉ rằng chúng có thể trao đổi thông tin cho nhau. Các máy tính trên một mạng thường được gọi là các nút (node, host) hoặc trạm (site). Chúng tạo ra thành phần cứng cơ bản của mạng. Ngoài ra còn có những thành phần khác như đường truyền, card giao tiếp... dùng để nối các nút. Thông thường thuật ngữ “host” và “node” được sử dụng để nói đến một thiết bị đơn thuần, còn thuật ngữ “site” dùng để nói đến các thiết bị và phần mềm chạy trên nó. Tiểu mạng truyền thông Nút chuyển Hình 1: Mạng máy tính -Dữ liệu và sự truyền tin: Theo Stallings-1998, dữ liệu là các thực thể dùng để chuyển tải ý nghĩa của đối tượng. Tín hiệu (signal) là sự mã hóa của dữ liệu dưới dạng điện hoặc điện từ. Phát tín hiệu (signaling) là hành động gây lan truyền tín hiệu qua một vật dẫn truyền thích hợp nào đó. Sự truyền tin (transmission) là quá trình trao đổi dữ liệu bằng cách làm lan truyền và xử lý các tín hiệu thông qua môi trường truyền tin. -Môi trường truyền tin: Môi trường truyền là con đường vật lý nối giữa thiết bị phát và thiết bị thu. Môi trường truyền ảnh hưởng trực tiếp đến đặc tính và chất lượng của dữ liệu được truyền, nó cũng là nhân tố quan trọng quyết định giới hạn sự truyền. Có hai loại môi trường truyền là truyền định hướng và không định hướng. Sự liên lạc trong cả hai trường hợp này đều sử dụng sóng điện từ. Trong trường hợp truyền có định hướng, sóng điện từ theo một con đường vật lý như cáp đôi dây song hành, cáp đồng trục, cáp sợi quang. Đối với môi trường truyền không định hướng sóng điện từ không theo một loại dây dẫn nào mà truyền lan trong không khí, trong chân không hoặc qua nước biển. -Đường truyền, kênh và dải thông: Thiết bị trong môi trường truyền thông được nối kết qua các đường truyền, mỗi đường truyền có thể mang một hoặc nhiều kênh (channel). Đường truyền là một thực thể vật lý còn kênh chỉ là một thực thể logic. Đường truyền có thể mang dữ liệu dưới dạng tín hiệu số (digital signal) hoặc tín hiệu tương tự (analog signal). Mỗi đường truyền có một sức tải (capacity), đó là số lượng dữ liệu có thể được truyền trên đường truyền trong một đơn vị thời gian. Sức tải còn được gọi là dải thông (bandwidth) của kênh. Trong các kênh truyền tương tự, dải thông được định nghĩa là hiệu số giữa tần số thấp và tần số cao nhất có thể truyền được trên kênh trong mỗi giây (được tính bằng hertz). Trong các đường truyền số, dải thông thường được xem là số bít có thể được truyền trong mỗi giây (bps). -Điều chế tín hiệu: Nếu dữ liệu được truyền trên các kênh tương tự thì nó phải được điều chế (modulate). Nghĩa là dữ liệu số được mã hóa thành các tín hiệu mang tương tự (analog carrier signal) bằng cách thay đổi một hoặc nhiều đặc tính cơ bản (biên độ, tần số và pha). Tín hiệu mang đã điều chế sẽ được truyền đến đầu nhận, và tại đó nó lại được giải điều chế thành dạng số. Thiết bị dùng để điều chế và giải điều chế thông dụng là MODEM. Tín hiệu từ máy tính đến modem được modem biến đổi thành tín hiệu tương tự để có thể đi qua mạng thoại nhờ bộ điều chế. Ở đầu vào của bộ điều chế có hai tín hiệu là sóng mang và tín hiệu số “0’, “1”. Các tín hiệu này có vai trò như đóng/mở để cho sóng mang đi qua bộ điều chế. Kết quả ở đầu ra của bộ điều chế ta thu được chuỗi sóng mang ngắt quảng, đại diện cho các tín hiệu số “0” và “1” và có thể đi qua được mạng điện thoại. Ngược lại, các tín hiệu này từ mạng điện thoại đến modem được biến đổi thành tín hiệu số nhờ bộ giải điều chế và đi vào máy tính. Đầu vào của bộ giải điều chế là chuỗi sóng mang ngắt quảng. Bộ giải điều chế lấy hình bao của các chuỗi sóng mang và cho lại ta chuỗi tín hiệu số “0”, “1”. -Các kỹ thuật điều chế cơ bản: Sóng mang được biểu diễn là một dao động hình sin s(t)=Asin(2pft+j), trong đó A là biên độ, f là tần số giao động, j là góc pha dao động. Ba đại lượng này đặc trưng cho sóng mang. Dựa vào ba đại lượng này ta có ba kỹ thuật điều chế cơ bản. +Kỹ thuật điều chế theo biên độ (Amplitude Modulation-AM, điều biên), các tín hiệu “0” và “1” được phân biệt bởi biên độ của dao động, còn tần số của tín hiệu là giống nhau. Kỹ thuật này dễ thực hiện nhưng cũng dễ bị nhiễu. +Kỹ thuật điều chế theo tần số (Frequency Modulation-FM, điều tần), các tín hiệu “0” và “1” được phân biệt bởi tần số của dao động còn biên độ các tín hiệu là giống nhau. Kỹ thuật này phức tạp hơn so với AM nhưng lại có tính chống nhiễu cao. +Kỹ thuật điều chế theo pha (Phase Modulation-PM, điều pha), các tín hiệu “0” và “1” được phân biệt bởi pha dao động, còn biên độ và tần số của các tín hiệu giống nhau. Kỹ thuật này cũng rất phức tạp nhưng chống được nhiễu. Thông thường, để tăng tốc độ truyền tin ta thường kết hợp điều pha với điều biên gọi là điều pha biên. -Dồn kênh và tách kênh: Để tận dụng các đường truyền có dải thông cao, người ta thường dùng các bộ dồn/tách kênh để tập trung dữ liệu vào đường chính, nhờ đó có thể truyền cùng một lúc được nhiều tín hiệu. Có hai kiểu dồn kênh cho phép truyền đồng thời nhiều kênh logic trên cùng một đường truyền vật lý. Một là chia dải thông sao cho mỗi tín hiệu được truyền ở một tần số khác nhau. Dạng dồn kênh này được gọi là dồn kênh phân tần (frequency division multiplexing, FDM). Một kiểu khác là chia thời gian truyền thành từng khoảng và dành toàn bộ kênh để truyền một tín hiệu. Dạng dồn kênh này được gọi là dồn kênh phân thời (time division multiplexing, TDM). Dồn kênh phân thời thường được dùng nhiều hơn trong quá trình truyền dữ liệu. Giữa hai kiểu dồn kênh để truyền dữ liệu có một ít khác biệt. Tùy vào đặc tính đường truyền hoạt động như môi trường truyên số hay môi trường truyền tương tự mà có thể cần đến nhiều dạng điều chế và dồn kênh khác nhau. Điểm cơ bản cần biết nhất là các kênh với dải thông cao sẽ cung cấp khả năng dồn nhiều tín hiệu trên cùng một đường truyền vật lý. Dĩ nhiên chi phí cao hơn các đường truyền dải thông thấp. -Phương thức truyền tin: Từ góc độ hệ cơ sở dữ liệu phân tán, một đặc tính khác của đường truyền dữ liệu là chế độ hoạt động của nó. Một đường truyền có thể hoạt động theo chế độ đơn công (simplex), bán song công (half-duplex) hoặc toàn song công (full-duplex). +Một đường truyền hoạt động theo chế độ đơn công tức là giữa hai điểm chỉ có một đường truyền và chỉ truyền tín hiệu, dữ liệu theo một chiều. Lĩnh vực ứng dụng điển hình của loại đường truyền này là kết nối đến máy in và các bộ đọc thẻ, hệ thống thu số liệu đo lường ở các trạm khí tượng thủy văn, các trạm vũ trụ, các ứng dụng điều khiển thời gian thực, trong đó chúng được dùng để truyền tín hiệu từ các thiết bị hoặc các máy trạm đến các máy tính trung tâm. Những đường truyền loại này khá rẻ, tuy nhiên nó không cung cấp được độ linh hoạt như mong muốn. +Đường truyền hoạt động theo chế độ bán song công tức là giữa hai điểm có một đường truyền nhưng lại có hai hướng truyền. Tại mỗi thời điểm chỉ có một hướng truyền được thực hiện. Quá trình truyền trước tiên sẽ tiến hành theo một chiều, sau đó đường truyền phải “quay đầu lại” thì quá trình truyền theo chiều ngược lại mới có thể bắt đầu. Bán song công rõ ràng linh hoạt hơn đường truyền đơn công nhưng làm tăng thêm chi phí. Tuy nhiên có một độ trễ đáng kể khi “quay” đường truyền lại trong các ứng dụng phân tán. Phương thức này thường được sử dụng khi số liệu cần truyền không nhiều và không cần thiết về tốc độ thực hiện. Phương thức này cũng được sử dụng khá rộng rãi. Một ví dụ thuộc loại này là các mạng Ethernet, trong đó một trạm không thể vừa nhận lại vừa truyền đồng thời. Đường truyền hoạt động theo chế độ toàn song công tức là giữa hai điểm có hai đường truyền và có thể truyền tín hiệu và dữ liệu theo cả hai chiều đồng thời. Đường truyền hoạt động theo chế độ này có chi phí cao nhất và cũng cần phần mềm phức tạp để quản lý nhưng là môi trường linh hoạt và đảm bảo thời gian thực. Phương thức này được sử dụng khi số liệu trao đổi nhiều và cần thiết xử lý với tốc độ cao. -Cách truyền thông tin: Có hai cách truyền thông tin nối tiếp là truyền dị bộ và truyền đồng bộ. Với cách truyền dị bộ, ngoài các bít tin phải thêm các bít để nhận biết đầu ký tự (start), cuối ký tự (stop) và kiểm tra để phát hiện lỗi đường truyền (parity). Như vậy nếu ký tự là 8 bít thì hiệu suất đường truyền sẽ là 8/11, xấp xỉ 70%. Điều này cho thấy hiệu suất của cách truyền dị bộ là thấp. Đối với cách truyền đồng bộ, ngoài dung lượng bản tin còn có các từ điều khiển SYN, EOT và CRC để kiểm tra bản tin đúng-sai. Ở đây có sự nhận biết của cả bản tin chứ không phải từng ký tự giống như cách truyền dị bộ. Nếu bản tin có 128 ký tự thì hiệu suất đường truyền là 128/132, xấp xỉ 99,9%. Điều này cho thấy nếu bản tin có dung lượng càng lớn thì cách truyền đồng bộ cho hiệu suất càng cao. -Bó dữ liệu và gói dữ liệu: Khi truyền tải giữa các máy tính, dữ liệu thường được truyền theo từng bó dữ liệu (frame). Thường thì giới hạn trên các kích thước bó dữ liệu phải được thiết lập cho mỗi mạng và mỗi bó chứa dữ liệu cùng các thông tin điều khiển như nơi đến và địa chỉ nguồn, mã kiểm lỗi cho khối... Nếu như một thông điệp cần phải gửi từ một nút nguồn đến một nút đích nhưng không được xếp vừa vào một bó, nó sẽ được tách ra thành nhiều bó. Thuật ngữ gói và bó là không hoàn toàn giống nhau, chúng đề cập đến các thực thể ở những tầng khác nhau. Cụ thể là theo hệ thống thuật ngữ ISO/OSI, thuật ngữ gói muốn nói đến một đơn vị truyền ở tầng mạng còn bó thì liên quan đến đơn vị truyền ở tầng liên kết dữ liệu. Từ quan điểm thực hành, khác biệt giữa chúng thường được xem xét qua dạng thức của chúng. Dạng thức gói chứa thông tin tiêu đề cho tầng mạng, nghĩa là thông tin chọn đường (routing), còn một bó chỉ gồm các thông tin liên quan đến các cơ chế khả tín của tầng liên kết dữ liệu. -Các phương pháp chuyển mạch: Số liệu được truyền từ người gửi đến người nhận thường thông qua mạng truyền tin. Để có được đường đi trong mạng ta phải thực hiện các chuyển mạch giữa các nút trong mạng. Có ba phương pháp chuyển mạch: chuyển mạch kênh, chuyển mạch bản tin và chuyển mạch gói. +Chuyển mạch kênh là phương pháp mà dành hẳn một kênh trong suốt quá trình kết nối giữa bên gửi và bên nhận. Chuyển mạch kênh gồm ba giai đoạn: kết nối, trao đổi số liệu và kết thúc. Chuyển mạch kênh có hiệu suất không cao vì chắc chắn trong khi kết nối sẽ có lúc kênh không được sử dụng. Hiệu suất=T (trao đổi số liệu)/[T(kết nối) + T(trao đổi số liệu)] +Chuyển mạch bản tin: Trong kỹ thuật này không có thiết lập kết nối mà có sự gán địa chỉ người nhận vào bản tin. Các nút mạng căn cứ vào địa chỉ đích của bản tin để chọn nút kế tiếp. Hiệu suất bị hạn chế trong trường hợp bản tin quá dài và bị sai phải truyền lại. Một dạng chuyển mạch khác thường được sử dụng trong truyền thông tin giữa các máy tính là chuyển mạch gói, trong đó một bản tin được tách nhỏ thành nhiều gói có độ dài phụ thuộc vào chất lượng đường truyền. Các gói tin được truyền đi độc lập. Có hai cách gửi nhận các gói: Datagram và Virtual Circuit. Các gói trong Datagram có thể đi theo các đường khác nhau. Kết quả của việc dùng các đường đi khác nhau trên mạng đó là chúng có thể đến đích một cách lộn xộn. Vì thế phần mềm tại nơi nhận phải có khả năng sắp xếp chúng theo đúng thứ tự, tái tạo lại bản tin ban đầu. Các gói trong Virtual Circuit chỉ đi theo một đường được xác lập từ lúc ban đầu. Kỹ thuật chuyển mạch gói có nhiều ưu điểm. Trước tiên nó cho phép sử dụng đường truyền tốt hơn bởi vì mỗi đường truyền không phải chỉ dành riêng cho mỗi cặp thiết bị mà có thể được nhiều thiết bị dùng chung. Thứ hai là tránh được thiết lập kết nối. Thứ ba là tính linh động trong việc tìm đường đi để tránh tắc nghẽn. Cuối cùng là việc tách gói cho phép truyền song song dữ liệu. Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, kết quả chuyển dữ liệu theo cách này làm cho thứ tự của chúng không được bảo đảm. II/ Phân loại mạng máy tính Có rất nhiều cách để phân loại mạng khác nhau tùy thuộc vào yếu tố chính được chọn để làm chỉ tiêu phân loại, chẳng hạn đó là “khoảng cách địa lý”, “kỹ thuật chuyển mạch”, “kiến trúc mạng”, “topo mạng”... 1/ Phân loại dựa trên khoảng cách địa lý Theo sự phân phối về mặt địa lý, các mạng có thể phân loại là mạng diện rộng (wide area network-WAN), mạng liên vùng (metropolitan area network-MAN) và mạng cục bộ (local area network-LAN). Sự phân biệt này thường mang tính chất tương đối. Một mạng diện rộng WAN là những mạng có khoảng cách đường nối giữa hai nút từ khoảng 20 km đến vài ngàn km. Việc sử dụng các thiết bị chọn đường (router) và các nút chuyển (switch) cho phép truyền thông tin trên những vùng rộng lớn hơn, nhưng lại làm giảm hiệu năng. Mạng cục bộ LAN thường là mạng truyền gói và hạn chế trong một phạm vi địa lý thường dưới 2 km. Chúng sử dụng môi trường truyền có dải thông cao nhưng chi phí không cao. Các môi trường truyền trong mạng LAN là cáp đồng trục, cáp xoắn đôi hoặc cáp quang. Mạng liên vùng MAN nằm lưng chừng giữa LAN và WAN về tầm địa lý và thường bao phủ một thành phố hay một phần của nó. Khoảng cách giữa các nút thường 10km. MAN có nhiều điểm tương đồng với LAN. Tuy nhiên trong MAN do lượng người dùng nhiều hơn làm nảy sinh nhiều vấn đề mới cần phải giải quyết như sự bình đẳng truy xuất cho mọi người dùng bất kể khoảng cách địa lý. 2/ Phân loại dựa trên kỹ thuật chuyển mạch Nếu lấy kỹ thuật chuyển mạch làm yếu tố chính để phân loại thì ta có mạng chuyển mạch kênh, mạng chuyển mạch bản tin và mạng chuyển mạch gói +Mạng chuyển mạch kênh (Circuit-Switched Network): Khi hai máy trao đổi thông tin với nhau thì giữa chúng sẽ thiết lập một kênh cố định và duy trì cho đến khi một bên ngắt liên lạc. Các dữ liệu được truyền cố định theo con đường đó. Nhược điểm của kỹ thuật này là tiêu tốn thời gian để thiết lập kênh cố định giữa hai máy, hiệu suất sử dụng đường truyền không cao vì có lúc kênh bị bỏ do cả hai bên đều hết thông tin cần truyền trong khi các máy khác không được phép sử dụng kênh này. S2 S4 A S1 S6 B S3 S5 Mạng chuyển mạch theo kênh +Mạng chuyển mạch bản tin (Message Switch Network): Bản tin là một đơn vị thông tin của người sử dụng có khuôn dạng được quy định trước. Mỗi bản tin đều có chứa vùng thông tin điều khiển trong đó chỉ định rõ địa chỉ đích của bản tin. Căn cứ vào thông tin này mà mỗi nút trung gian có thể chuyển bản tin đến nút kế tiếp theo đường dẫn tới đích của nó. Như vậy mỗi nút cần phải lưu trữ tạm thời để đọc thông tin điều khiển trên bản tin rồi sau đó chuyển tiếp bản tin. Tuỳ thuộc vào điều kiện của mạng, các bản tin khác nhau có thể được gửi đi trên con đường khác nhau. S2 S4 A S1 S6 B S3 S5 Mạng chuyển mạch theo bản tin Phương pháp này có nhiều ưu điểm so với chuyển mạch kênh. Cụ thể là: hiệu suất sử dụng đường truyền cao vì không bị chiếm dụng độc quyền mà được phân chia cho nhiều máy, mỗi nút mạng có thể lưu trữ bản tin cho tới khi kênh truyền rỗi mới gửi bản tin đi do đó giảm được tình trạng tắc nghẽn mạng, có thể điều khiển việc truyền tin bằng cách sắp xếp độ ưu tiên cho các bản tin, có thể tăng hiệu suất sử dụng giải thông của mạng bằng cách gán địa chỉ quảng bá để gửi bản tin đồng thời đến nhiều đích. Tuy nhiên do nó không hạn chế kích thước của các bản tin nên có thể dẫn đến phí tổn lưu trử tạm thời cao và ảnh hưởng đến thời gian đáp và chất lượng truyền đi. +Mạng chuyển mạch gói (Packet-Switched Network), mỗi bản tin được chia thành nhiều phần nhỏ hơn gọi là các gói tin có khuôn dạng quy định trước. Mỗi gói tin cũng chứa các thông tin điều khiển, trong đó có địa chỉ người gửi và người nhận của gói tin. Các gói tin thuộc về một bản tin nào đó có thể được gửi đi qua mạng để tới đích bằng nhiều con đường khác nhau S2 S4 A S1 S6 B S3 S5 Mạng chuyển mạch theo gói Chuyển mạch bản tin và chuyển mạch gói gần giống nhau. Điểm khác biệt là gói tin được giới hạn kích thước tối đa sao cho các nút mạng có thể xử lý toàn bộ gói tin trong bộ nhớ mà không cần phải lưu trử tạm thời trên đĩa. Vì vậy mạng chuyển mạch gói qua mạng nhanh hơn và hiệu quả hơn so với chuyển mạch bản tin. Nhược điểm của kỹ thuật này là khó khăn trong việc tập hợp các gói tin để tạo lại bản tin ban đầu của người sử dụng, đặc biệt khi gói tin truyền theo nhiều đường khác nhau. Cần phải cài đặt cơ chế đánh dấu gói tin và phục hồi các gói tin bị thất lạc hoặc truyền bị lỗi cho các nút mạng. Do ưu điểm về hiệu suất nên mạng chuyển mạch gói được sử dụng rộng rãi hơn mạng chuyển mạch bản tin. 3/ Phân loại dựa trên Topo mạng Topo mạng là cách nối các máy tính trên một mạng lại với nhau. Một số kiểu thông dụng là mạng hình sao (star), mạng vòng (ring), mạng bus, mạng thảm (meshed) và mạng vô định hình (irregular). +Trong các mạng hình sao, tất cả các máy tính đều được nối với một máy tính trung tâm. Máy tính trung tâm điều phối việc truyền dữ liệu trên mạng. Vì vậy nếu hai máy tính muốn trao đổi với nhau, chúng phải thông qua máy tính trung tâm. Bởi vì mỗi máy tính đều có đường truyền riêng với máy tính trung tâm nên cần phải có một thỏa thuận giữa các máy tính “vệ tinh” và máy tính trung tâm khi chúng muốn trao đổi. Máy trạm Máy điều khiển trung tâm Mô hình mạng hình sao Loại mạng này thông thường được dùng trong các tổ chức có nhiều chi nhánh nằm ở nhiều vùng khác nhau, máy tính trung tâm được đặt tại văn phòng chính hoặc tại trung tâm vùng. Trong trường hợp này việc xử lý cục bộ được thực hiện tại mỗi nút và dữ liệu cuối cùng sẽ được truyền đến máy trung tâm. Khuyết điểm của mạng hình sao là độ tin cậy thấp, vì giao tiếp giữa hai máy tính phụ thuộc vào máy tính trung tâm nên nếu một sự cố tại nút này sẽ làm cho việc truyền trên mạng bị ngừng hoàn toàn. Hơn nữa vì phải điều phối việc giao tiếp toàn mạng nên tải trọng trên máy trung tâm quá lớn. Vì thế người ta thường dùng một trạm trung tâm mạnh hơn các máy tính vệ tinh. Do những