Tiểu luận Một số biện pháp chống thất thu thuế lĩnh vực doanh nghiệp trên địa bàn huyện Phú Lộc

Sự ra đời của Thuế là một tất yếu khách quan gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước. Để duy trì sự tồn tại của mình và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ về kinh tế xã hội, chính trị, an ninh, quốc phòng thì Nhà nước cần có những nguồn lực vật chất nhất định. Thuế không những là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước mà là công cụ điều tiết vĩ mô quan trọng của nhà nước trong quá trình cải cách và đổi mới quản lý kinh tế. Thời gian qua, nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật và chính sách mới về thuế cùng các luật thuế mới, nhờ đó công tác thu ngân sách đã có những tiến bộ vượt bậc, góp phần tích cực trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là sự ra đời của Luật Quản lý thuế đánh dấu một bước ngoặc lớn trong việc cải cách của ngành Thuế; việc thực hiện cơ chế tự khai tự nộp trong tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và trong địa bàn huyện Phú Lộc nói riêng đã đạt được một số kết quả đáng khả quan. Một mặt, ngành Thuế đã nâng cao chất lượng quản lý, giám sát chặt chẽ và phát hiện kịp thời, chính xác hơn các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế, góp phần chống thất thu ngan sách Nhà nước, tạo bình đẳng, công bằng trong kinh doanh giữa các các đối tượng nộp thuế; mặt khác, các doanh nghiệp cũng có ý thức rõ hơn việc nâng cao tính tự giác đối với nghĩa vụ nộp thuế của mình. Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố tích cực đã đạt được thì hiện nay trên địa bàn huyện Phú Lộc vẫn còn một số doanh nghiệp, một số lĩnh vực kinh doanh chưa thật sự tự giác, chưa nâng cao ý thức nghĩa vụ nộp thuế của mình, có ý tránh né việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, gian lận trong việc kê khai thuế gây thất thu ngân sách Nhà nước. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, là một người công tác trong ngành thuế, chịu trách nhiệm kiểm tra, quản lý các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Phú Lộc, qua quá trình thực tế công việc và thời gian học lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên tại trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh tôi chọn đề tài “Một số biện pháp chống thất thu thuế lĩnh vực doanh nghiệp trên địa bàn huyện Phú Lộc” để thực hiện tiểu luận cuối khoá.

doc18 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 5592 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Một số biện pháp chống thất thu thuế lĩnh vực doanh nghiệp trên địa bàn huyện Phú Lộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI  ĐẦU   1. Lý  do chọn đề tài Sự ra đời của Thuế là một tất yếu khách quan gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước. Để duy trì sự tồn tại của mình và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ về kinh tế xã hội, chính trị, an ninh, quốc phòng…thì Nhà nước cần có những nguồn lực vật chất nhất định. Thuế không những là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước mà là công cụ điều tiết vĩ mô quan trọng của nhà nước trong quá trình cải cách và đổi mới quản lý kinh tế. Thời gian qua, nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật và chính sách mới về thuế cùng các luật thuế mới, nhờ đó công tác thu ngân sách đã có những tiến bộ vượt bậc, góp phần tích cực trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là sự ra đời của Luật Quản lý thuế đánh dấu một bước ngoặc lớn trong việc cải cách của ngành Thuế; việc thực hiện cơ chế tự khai tự nộp trong tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và trong địa bàn huyện Phú Lộc nói riêng đã đạt được một số kết quả đáng khả quan. Một mặt, ngành Thuế đã nâng cao chất lượng quản lý, giám sát chặt chẽ và phát hiện kịp thời, chính xác hơn các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế, góp phần chống thất thu ngan sách Nhà nước, tạo bình đẳng, công bằng trong kinh doanh giữa các các đối tượng nộp thuế; mặt khác, các doanh nghiệp cũng có ý thức rõ hơn việc nâng cao tính tự giác đối với nghĩa vụ nộp thuế của mình. Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố tích cực đã đạt được thì hiện nay trên địa bàn huyện Phú Lộc vẫn còn một số doanh nghiệp, một số lĩnh vực kinh doanh chưa thật sự tự giác, chưa nâng cao ý thức nghĩa vụ nộp thuế của mình, có ý tránh né việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, gian lận trong việc kê khai thuế gây thất thu ngân sách Nhà nước.   Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, là một người công tác trong ngành thuế, chịu trách nhiệm kiểm tra, quản lý các doanh nghiệp trên  địa bàn huyện Phú Lộc, qua quá trình thực tế công việc và thời gian học lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên tại trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh tôi chọn đề tài “Một số biện pháp chống thất thu thuế lĩnh vực doanh nghiệp trên địa bàn huyện Phú Lộc” để thực hiện tiểu luận cuối khoá.  2. Mục đích, đối tượng, thời gian và phương pháp nghiên cứu: 2.1.Mục đích nghiên cứu: Mục đích để có thêm nhiều hiểu biết đối với hệ thống thuế, cách thức quản lý hành chính thuế, quy trình quản lý thuế đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà chủ yếu là doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn tìm ra những tồn tại, nguyên nhân thất thu thuế trong công tác quản lý hiện nay từ đó đề xuất biện pháp thu để thu đúng, thu đủ, nộp kịp thời vào ngân sách của huyện Phú Lộc, đồng thời khuyến khích, tạo môi trường bình đẳng, tránh gây phiền, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để các doanh nghiệp an tâm sản xuất kinh doanh, góp phần vào sự phát triển kinh tế của huyện Phú Lộc nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung. 2.2. Đối tượng và thời gian nghiên cứu:  Đối tượng nghiên cứu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trên địa bàn huyện Phú Lộc; thời gian nghiên cứu từ khi triển khai bước 2 của công tác cải cách thu thuế từ tháng 7 năm 2007 đến nay.   2.3. Phương pháp nghiên cứu   Tiểu luận được hoàn thành dựa trên phương pháp thống kê, so sánh là phương pháp cụ thể để xem xét vấn đề. Toàn bộ quá trình nghiên cứu việc thất thu thuế được thống kê, so sánh đối chiếu cách giải quyết từng trường hợp cụ thể đối với từng doanh nghiệp và nhóm các doanh nghiệp. Việc thống kê, so sánh các doanh nghiệp trốn thuế đã xử lý được thống kê từ năm 2007 đến nay. Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu. Nhằm xem xét, hệ thống hoá lại hệ thống chính sách thuế, quy trình quản lý thuế đối với doanh nghiệp, những tác động trực tiếp của chính sách thuế đối với sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đảm bảo sự hài hoà giữa lợi ích của Nhà nước, lợi ích của doanh nghiệp và sự phát triển của các doanh nghiệp. Đồng thời xem xét những hạn chế tồn tại trong quá trình quản lý thuế dẫn đến thất thu hoặc nộp chậm của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Phú Lộc.        Phương pháp chuyên gia, tham khảo ý kiến của các cán bộ làm công tác kiểm tra, thanh tra, cán bộ lãnh đạo Đội thuế, lãnh đạo Chi Cục thuế huyện Phú Lộc để xử lý việc trốn thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Phú Lộc, từ đó đưa ra các đề xuất, kiến nghị các giải pháp quản lý phù hợp với tình hình thực tế địa phương và đúng pháp luật. NỘI DUNG Mô  tả tình huống Bất kỳ doanh nghiệp nào sinh ra, hoạt động sản xuất kinh doanh đều đặt mục tiêu hàng đầu của mình là lợi nhuận, lợi nhuận càng cao thì hiệu quả kinh doanh càng lớn, bên cạnh lợi ích của doanh nghiệp thì cũng phải có nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước mà chủ yếu là nộp thuế cho Nhà nước. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp vì mục tiêu lợi nhuận, làm lợi cho đơn vị mình, cho bản thân cá nhân của chủ doanh nghiệp nên đã có nhiều hành vi, hoạt động kinh doanh trái với pháp luật quy định, đặc biệt là khối doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn như sản xuất hàng nhái, hàng giả, buôn lậu và nghiêm trọng hơn nữa là các hành vi trốn thuế gây thất thu cho ngân sách Nhà nước thường xuyên xảy ra.    Trước tình hình đó, ngay từ cuối năm lãnh đạo Chi cục thuế Phú Lộc đã có những công tác chỉ đạo, hướng dẫn chống thất thu cho năm sau với mục đích góp phần tích cực vào việc phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ và chủ trương cải cách thuế bước hai. Mỗi cán bộ thuế xác định rõ nhiệm vụ dù ở vị trí công tác nào cũng cần có ý thức trách nhiệm duy trì tốt kỷ cương của pháp luật thuế, bằng nhiều biện pháp cụ thể như tăng cường và thường xuyên kiểm tra chống thất thu ngân sách đồng thời với việc đẩy mạnh kiểm tra đối tượng nộp thuế của cán bộ quản lý ngoài quốc doanh.      Như  đã trình bày ở trên, không ít các doanh nghiệp và các đối tượng nộp thuế không muốn mình phải nộp thuế cho nhà nước mà tìm sơ hở của luật pháp để trốn thuế, nhất là hai loại thuế giá trị gia tăng (GTGT) và luật thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), họ đã tìm đủ mọi cách để trốn tránh, thậm chí có một số doanh nghiệp còn tìm cách lợi dụng luật thuế GTGT để nhà nước hoàn thuế cho họ, vấn đề này thường xuyên xảy ra với các doanh nghiệp mà nhất là các doanh nghiệp tư nhân.      Với hơn 100 doanh nghiệp trên địa bàn huyện Phú Lộc, với tỷ lệ khoảng 30% doanh nghiệp trốn thuế thì hàng năm, thất thu thuế để nộp vào ngân sách ước đạt tỷ đồng, xảy ra chủ yếu ở các doanh nghiệp tư nhân. Đây là một con số không nhỏ. Việc chống thất thu này sẽ làm tăng ngân sách, đồng thời tạo môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng giữa các doanh nghiệp trên địa bàn, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội chung của huyện Phú Lộc và Tỉnh Thừa Thiên Huế.      - Về thất thu thuế giá trị gia tăng: Hiện nay Luật thuế GTGT thay thế thuế doanh thu và lợi tức trước với nhiều tính ưu việt hơn, khắc phục được việc thuế chồng lên thuế như trước đây, và có hai phương pháp tính thuế: Thứ nhất là tính trực tiếp trên GTGT; phương pháp thứ hai là phương pháp khấu trừ (được lấy số thuế GTGT phát sinh đầu ra trừ đi số thuế GTGT đầu vào trong tháng được khấu trừ. Mà ở đây thuế đầu vào các doanh nghiệp được cộng trên tất cả các hóa đơn giá trị gia tăng trong tháng được khấu trừ). Nếu kết quả số dương thì đó là số thuế GTGT phải nộp trong tháng, ngược lại nếu kết quả âm thì được khấu trừ tiếp vào kỳ sau hoặc được hoàn thuế. Lợi dụng điểm này để được khấu trừ thuế đầu vào căn  cứ vào số thuế GTGT được ghi trên hóa đơn GTGT và chứng từ nộp thuế GTGT ở khâu nhập khẩu các doanh nghiệp đã lập hóa đơn khống, mua hoá đơn, viết hoá đơn trên nhỏ, dưới to nhằm chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước. - Về thất thu doanh thu: Các doanh nghiệp không khai báo doanh thu hoặc bán hàng không ghi nhận doanh thu, không xuất hoá đơn để trốn thuế  doanh thu và thuế giá trị gia tăng    - Về  thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp: Các doanh nghiệp tìm mọi cách đưa chi phí vào nhiều hơn so với thực tế, khấu hao tài sản không đúng quy định, không xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu để cơ quan chức năng khó phát hiện việc tính tăng chi phí NVL …. khai báo không trung thực số lãi trước thuế để nộp không đúng, thậm chí không nộp khoản thuế này.    2.  Nguyên nhân và hậu quả tác  động .Nguyên nhân khách quan      Qua quá trình đổi mới hệ thống thuế, vai trò huy động nguồn thu cho NSNN đã được thực hiện và phát huy mạnh mẽ trong thực tế. Thuế đã được ban hành dưới hình thức luật và pháp lệnh, tính pháp lý của chính sách thuế đã được nâng lên rõ rệt, đã có tác dụng nâng cao quyền lực của nhà nước trong việc thu thuế và ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ của người nộp thuế. Nguồn thu về thuế tăng lên đáng kể chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách và đáp ứng được những khoản chi thường xuyên, trả nợ nước ngoài của NSNN góp phần hạn chế lạm phát và ổn định vật giá. Tuy nhiên, qua thực tiễn công tác, một số vấn đề sau đây trong thực tế làm cho việc thất thu thuế ngày càng gia tăng do:      Tuy đã cải cách thuế bước hai nhưng đến nay hệ thống thuế vẫn chưa thật sự hoàn chỉnh còn nhiều kẻ hở chưa thật hợp lý, công tác quản lý và hành thu lại không được chú trọng.      Việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế còn nhiều điểm chưa hợp lý. Thêm vào đó việc chấp hành các quy định về xử phạt này trên thực tế được thực hiện không nghiêm, gây tâm lý coi thường kỷ cương phép nước, một trong những nội dung quan trọng là ở nước ta chưa có tòa án thuế, còn cơ quan thuế lại không được giao thẩm quyền khởi tố các vụ án kinh tế. Đây là vấn đề bất hợp lý tạo ra môi trường sản xuất kinh doanh không lành mạnh đối với các doanh nghiệp.      Chính sách thuế của ta vốn phức tạp, chưa rõ ràng và chưa phù hợp với điều kiện và trình độ của người thu cũng như người nộp thuế, tính chất gián thu và trực thu vẫn còn lẫn lộn trong các loại thuế chưa được rõ ràng, do mỗi sắc thuế hiện nay phải đạt nhiều mục tiêu cùng một lúc nên cơ cấu thuế suất thường phức tạp, có nhiều thuế suất khác nhau.      Việc ban hành luật pháp về thuế chưa đồng bộ, thời điểm ban hành giữa Luật, Pháp lệnh về thuế và các Nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành chi tiết chính sách thuế còn khá xa nên để người thi hành phải chờ đợi dẫn đến việc thu thuế bị chậm trể và làm cho tác dụng của pháp luật bị hạn chế. Phạm vi miễn giảm thuế còn quá rộng chưa theo nguyên tắc nhất quán nên khiến cho nguồn thu về thuế bị ăn mòn dần đồng thời tạo ra kẻ hỡ trốn tránh thuế, kế hoạch thuế đặt ra không thể phát huy được trọn vẹn.      Công tác tuyên truyền và giáo dục kiến thức về thuế ở nước ta còn hạn chế. Ở các nước tiên tiến thuế được coi là nội dung bắt buộc trong các trường học nhằm tạo cho mọi công dân hiểu rõ trách nhiệm của mình và tự nguyện khai báo nộp thuế. Cơ quan thuế chỉ người kiểm tra, thỉnh thoảng mới tiến hành thanh tra trong các trường hợp cần thiết.Ở nước ta, do công tác này chưa được coi trọng nên ý thức tự giác của đối tượng nộp thuế nói chung còn rất thấp, do vậy công tác tiền kiểm tra của việc hành thu hết sức khó khăn.      Tình trạng loạn lệ phí còn diễn ra khá phổ biến ở các địa phương.Nhà nước không thể kiểm soát nỗi. Hầu hết các khỏan thu này không được nộp vào NSNN để sử dụng có hiệu quả. Bên cạnh đó vai trò của nhà nước trong việc xử lý và cưởng chế thi hành luật và pháp lệnh còn bị xem nhẹ nên vấn đề dây dưa nợ thuế,thất thu thuế còn xảy ra rất đa dạng và phức tạp. 2.2. Nguyên nhân chủ quan a. Dạng trốn thuế giá trị  gia tăng (GTGT) Thuế GTGT đầu ra: Doanh nghiệp cố tình không kê khai doanh thu, kê khai thiếu doanh thu của một số hoạt động khác, kê khai doanh thu theo giá trị đã thanh toán tiền mà không theo tiến độ nghiệm thu công trình bàn giao, xuất hàng hoá qua nghiệp vụ đổi hàng không kê khai thuế, xuất hàng hoá trả lương, thưởng CBCNV, hàng hoá để biếu tặng, khuyến mãi, tiêu dùng nội bộ không đưa vào doanh thu tính thuế; viết hoá đơn GTGT ghi giá bán trên hoá đơn không đúng với thực tế thu tiền, áp dụng thuế suất 0% không đủ các điều kiện quy định. Thuế GTGT đầu vào: Để tăng thuế đầu vào được khấu trừ các doanh nghiệp kê khai hoá đơn GTGT đầu vào trùng lắp, kê khai sai doanh thu thanh toán qua ngân hàng, kê khai hoàn thuế, khấu trừ thuế các hoá đơn bất hợp pháp, kê khai các hoá đơn không phục vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh; đưa vào khấu trừ cả những hàng hoá phục vụ cho doanh thu không chịu thuế GTGT; không kê khai điều chỉnh giảm số thuế GTGT đã khấu trừ đối với hàng hoá, vật tư, nguyên liệu bị tổn thất đã được cơ quan bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân khác bồi thường. Một số đơn vị (nhất là công ty TNHH, DNTN, các chi nhánh cửa hàng thuộc DN nhà nước) lợi dụng chủ trương thông thoáng về cấp giấy phép đăng ký kinh doanh để thành lập doanh nghiệp nhưng không đăng ký thuế. Có trường hợp đã tiêu thụ hàng hóa nhưng không kê khai nộp thuế. Hàng hóa mua vào ít, nhưng trên hóa đơn ghi nhiều để chiếm đoạt ngân sách thông qua việc hoàn thuế. Sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn không hợp lệ đưa vào hạch toán khấu trừ thuế GTGT đầu vào làm giảm số thuế phải nộp. Lập hóa đơn khống (hoá đơn không có hàng hoá, dịch vụ kèm theo) nhằm hợp thức hóa chứng từ đầu vào để kê khai hoàn thuế.      b. Dạng trốn thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)      Luật thuế TNDN quy định về thời hạn nộp thuế đối với cơ sở sản xuất kinh doanh tạm nộp hàng tháng và quyết toán chính thức số thuế phải nộp cả năm vào thời điểm đầu năm sau. Lợi dụng chơ chế tạm nộp, nhiều cơ sở đã sử dụng bằng mọi hình thức cố ý khai tăng chi phí, thậm chí có lãi nhưng kê khai lỗ để trốn thuế. Một số dạng vi phạm về thuế TNDN như sau: - Bán hàng không ghi nhận doanh thu; khai thiếu doanh thu bán phế liệu...chi phí nguyên vật liệu vượt định mức kinh tế kỹ thuật đã được cơ quan có thẩm quyền hoặc hội đồng quản trị duyệt. - Khấu hao tài sản cố định không đúng quy định, khấu hao tài sản không thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của doanh nghiệp; tài sản không có hoá đơn chứng từ hợp pháp. - Tiền lương, trợ cấp thôi việc thanh toán cho người lao động bằng tiền mặt, do vậy doanh nghiệp thường khai khống làm tăng chi phí phải trả cho người lao động nhằm giảm thuế TNDN phải nộp. - Không xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu để cơ quan chức năng khó phát hiện việc tính tăng chi phí NVL. Xác định giá xuất kho NVL không phù hợp phương pháp xác định hàng tồn kho đã đăng ký làm tăng giá vốn hàng bán. Xây dựng định mức vật tư cho một đơn vị sản phẩm cao hơn thực tế nhằm làm tăng chi phí NVL. - Không thực hiện kiểm kê tài sản, không đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ mà tính hết vào chi phí SXKD trong kỳ...hạch toán vào chi phí các khoản lãi vay để góp vốn điều lệ, lãi vay để đầu tư XDCB. - Xác định sai hoạt động sản xuất kinh doanh được ưu đãi về thuế và không được ưu đãi về thuế để làm giảm số thuế TNDN phải nộp.      - Trích chi phí bảo hành sản phẩm cao hơn thực tế. Trả lãi tiền vay cao hơn lãi suất trần theo quy định của ngân hàng nhà nước Việt Nam trong từng thời điểm. Hạch toán các khoản chi phí nguyên, nhiên vật liệu và dịch vụ mua ngoài cao hơn giá mua thực tế và vượt qúa định mức chung về tỷ lệ tiêu hao từng khoản mục cho từng đơn vị sản phẩm. Ngoài ra còn nhiều khoản chi không hợp lý hợp lệ, không có hóa đơn tài chính.      Riêng đối với lĩnh vực kinh tế ngoài quốc doanh, một số cơ sở và hộ kinh doanh lớn thường trốn lậu thuế TNDN dưới nhiều hình thức tinh vi, phức tạp cụ thể là :         - Hạch toán vào chi phí các khoản không đúng nguyên tắc như : Lợi dụng việc thu mua hàng của người nông dân trực tiếp sản xuất không có hóa đơn tài chỉnh để khai tăng giá vốn, mua hàng nông, lâm, hải sản. Một số khoản chi không hợp lý, hợp lệ vượt quá mức quy định.     - Chi khuyến mãi, hoa hồng dẫn khách, chi dự trữ, hao hụt sản phẩm, chi tiền lương, tiền công thuê ngoài vượt quá định mức chung. Phản ảnh vào chi phí các khoản không liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, không hạch toán vào các khoản thu nhập khác .      - Lợi dụng hóa đơn giả, hóa đơn không hợp pháp để khai khống hoặc khai tăng các chi phí tiền vận chuyển, thanh toán dịch vụ, tiếp khách quản lý hành chính ....đưa các khoản chi phí lớn như mua sắm tài sản, tiền điện thoại, tiền điện nước phục vụ cá nhân, phục vụ gia đình hạch toán chung với hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm trốn lậu thuế. c. Một số dạng sử  dụng hóa đơn bất hợp pháp khác để trốn thuế      Bên cạnh những cách thức trốn thuế đã nêu ở trên thì hiện tượng thông đồng giữa các doanh nghiệp trong việc hợp thức hóa chứng từ bằng hợp đồng kinh tế khống, xuất hóa đơn trên ít dưới nhiều để cùng nhau chiếm đoạt số tiền chênh lệch thuộc về ngân sách Nhà nước. Các trường hợp gian lận khác thường được sử dụng bằng động tác giả, báo mất hóa đơn, xin chịu phạt hành chính rồi đem bán hóa đơn kiếm lời. Một số đơn vị có sử dụng hóa đơn nhưng phản ảnh rất chung chung, không ghi đủ các tiêu thức hoặc ghi chép không trung thực mã số thuế cũng như địa chỉ của bên mua hàng gây khó khăn trong công tác thanh tra đối chiếu của cơ quan thuế. Tình hình thất thu thuế, trốn lậu thuế vẫn đang là yếu tố quan trọng trong lối sống và cách xử thế của một số nhà kinh doanh làm giàu theo phương châm “chiếm dụng tiền thuế Nhà nước để kinh doanh, trốn thuế được khoản nào tốt khoản đó” lợi nhuận là mục tiêu phấn đấu của nhà kinh doanh hầu như ai cũng muốn nộp thuế một cách thấp nhất, thậm chí có không ít trường hợp trốn lậu thuế lại được khen là người kinh doanh giỏi. Đặc biệt hiện nay tình trạng buôn bán qua biên giới thất thu rất lớn, trong nước các hình thức trốn lậu thuế cũng nhiều như là buôn chuyến, buôn bán lưu động, buôn bán tay ba,  núp bóng quốc doanh...            Những ví  dụ điển hình ở trên là các kiểu trốn tránh các loại thuế của các doanh nghiệp mà Chi cục Thuế Phú Lộc nói riêng và ngành Thuế, ngành Tài chính nói chung đang ngày, đêm nghiên cứu những giải pháp để ngăn chặn các tình trạng trốn lậu thuế vừa nêu ở trên. 2.3. Hậu quả      - Về phía nhà nước và ngành thuế Gây thất thu cho ngân sách Nhà nước nói chung và trên địa bàn huyện Phú nói riêng, không đảm bảo nguồn lực để huyện Phú Lộc chi cho mục tiêu kinh tế-xã hội, giáo dục, an ninh, quốc phòng…Hàng năm, thu ngân sách của huyện Phú Lộc đạt 43.500 triệu đồng, số thu trên lĩnh vực doanh nghiệp chiếm hơn 50% số thu ngân sách, số thuế thất thu hàng năm lĩnh vực này ước tính khoản 3.000 triệu đồng đến 4.000 triệu đồng, đây là một tỷ lệ đáng kể cho việc đóng góp vào ngân sách của huyện nói riêng và của tỉnh nói chung. Chi cục thuế huyện Phú Lộc không hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách trên địa bàn hàng năm do cấp trên giao. Để đạt được mục tiêu trốn thuế có thể doanh nghiệp móc ngoặc với một số cán bộ thuế để lợi dụng làm hư hỏng bộ phận cán bộ thuế Về phía doanh nghiệp và xã hội : Việc trốn thuế và công tác quản lý chưa hoàn thiện làm cho người trốn thuế thì thu được lợi nhuận cao, còn người trung thực hoặc không có hiện tượng trốn lậu thuế thì gặp khó khăn nhất định trong kinh doanh.      Không tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và thực hiện công bằng xã hội      Việc trốn thuế, lậu thuế có thể dẫn đến hiện tượng tiêu cực của xã hội như làm giàu bất hợp pháp do trốn thuế, từ đó nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực cho xã hội.     Việc trốn thuế lâu dài của các doanh nghiệp làm cho các Luật thuế bị doanh nghiệp lợi dụng và xem nhẹ, lâu ngày dẫn đến việc xem thường pháp luật và việc trốn thuế trở thành một thói quen xấu của doanh nghiệp, nhất là trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, làm giảm uy tín của các doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế. 3. Xác  định mục tiêu cần đạt được      Mục tiêu cần đạt được qua công tác chống thất thu thuế đối với các doanh nghiệp Một là: Tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng cho các doanh nghiệp, nâng cao ý thức, trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình, làm cho các doanh nghiệp có thói quen thực hiện các nghĩa vụ đối với xã hội, trong đó có nghĩa vụ thuế trên địa bàn huyện Phú Lộc nói riêng và tỉnh Thừ
Luận văn liên quan