Tiểu luận Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu lực thực hiện điều lệ trường tiểu học

Trong thời kỳ đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương xây dựng Nhà nước Việt Nam theo mô hình Nhà nước pháp quyền XHCN, quản lý xã hội bằng pháp luật. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VII (tháng 6 năm 1991) đã ghi nhận: “Tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước theo phương hướng: Nhà nước thực sự là của dân, do dân, vì dân. Nhà nước quản lý xã hội bằng Pháp luật”. Văn kiện hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VII, tháng 1 năm 1995) và Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII (tháng 6 năm 1996) nhấn mạnh: “Tăng cường pháp chế XHCN xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, quản lý xã hội bằng pháp luật”. Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX (tháng 4 năm 2001) tiếp tục khẳng định quan điểm trên. Hiến pháp 1992 (đã sửa đổi bổ sung theo Nghị quyết 51, Quốc hội khoá X, (tháng 12 năm 2001) cũng ghi nhận: “Nhà nước quản lý xã hội pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế XHCN” (Điều 12, chương 1). Quan điểm nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật đặt ra những yêu cầu cơ bản như: - Nhà nước phải coi trọng công tác xây dựng pháp luật. - Người cán bộ quản lý (CBQL) phải được đào tạo, bồi dưỡng về lý luận nghiệp vụ quản lý và phải được trang bị những kiến thức cơ bản về pháp luật. - Người CBQL phải tuân theo những nguyên tắc quản lý nhà nước, trong đó có nguyên tắc pháp chế XHCN, yêu cầu của nguyên tắc đó là mọi cơ quan nhà nước, cán bộ công chức, tổ chức, đoàn thể, công dân có nghĩa vụ thực hiện pháp luật, tức là mọi người phải có ý thức và thói quen sống, làm việc và hành xử theo những quy định của pháp luật. Giáo dục và đào tạo là một ngành quan trọng trong hệ thống các ngành, lĩnh vực của đất nước, nó được tổ chức thành một hệ thống thứ bậc trải rộng trên phạm vi cả nước. Toàn bộ cơ cấu tổ chức, quy chế hoạt động của các cơ quan, đơn vị, trường học của hệ thống giáo dục và đào tạo đã được quy định rõ ràng trong hệ thống các văn bản pháp luật. Nếu các cơ quan đơn vị trường học thực hiện tốt các quy định pháp lý đó thì sẽ góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo. Trong hệ thống giáo dục quốc dân thì Tiểu học là bậc học nền tảng. Bậc học này giúp các em có những hiểu biết cơ bản ban đầu làm tiền đề để tiếp tục học lên các cấp học cao hơn hoặc đi vào cuộc sống. Ngày 02 tháng 4 năm 1979, Bộ Giáo dục ban hành Điều lệ Trường phổ thông, một văn bản pháp luật điều chỉnh hệ thống giáo dục phổ thông bao gồm các trường phổ thông cơ sở (từ lớp 1 đến lớp 9) và trường phổ thông trung học (từ lớp 10 đến lớp 12). Ngày 11 tháng 7 năm 2000, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường tiểu học, Điều lệ này quy định về tổ chức và hoạt động của Trường tiểu học. Điều lệ Trường tiểu học là một văn bản pháp lý của Nhà nước, có ý nghĩa quan trọng trực tiếp đối với việc tổ chức và hoạt động của Trường tiểu học, nó quy định các nội dung chủ yếu như: Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường; tổ chức và quản lý nhà trường; cơ sở vật chất thiết bị nhà trường; quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội. Từ vị trí, ý nghĩa quan trọng trên; nếu các nhà trường tổ chức thực hiện tốt các Điều lệ nhà trường, sẽ tạo ra sự thống nhất về cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành trong các cơ quan, đơn vị, trường học của hệ thống giáo dục quốc dân. Nó tạo cơ sở cho sự hoạt động thông suốt, nhịp nhàng trong toàn bộ hệ thống, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả các hoạt động giáo dục và đào tạo. Do đó, việc tổ chức thực hiện Điều lệ Trường tiểu học là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với tất cả các Trường tiểu học. Trong hơn 6 năm qua, việc tổ chức thực hiện Điều lệ Trường tiểu học ở các Trường tiểu học ra sao? Đội ngũ CBQL và giáo viên đã nắm vững và thực hiện đúng và đủ các nhiệm vụ, quyền hạn của mình (mà Điều lệ đã quy định) hay chưa? Các quyền và nhiệm vụ của học sinh đã được Hiệu trưởng, cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường tôn trọng và đảm bảo thực hiện hay không? Để góp phần làm rõ vấn đề trên cũng như để nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tế, trao đổi kinh nghiệm và đề xuất các biện pháp thích hợp, em xin lựa chọn đề tài “Một số biện pháp của Hiệu trưởng nhằm nâng cao hiệu lực thực hiện Điều lệ Trường tiểu học trong các Trường tiểu học”.

doc82 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3474 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu lực thực hiện điều lệ trường tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI II HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN KHOA HỌC VÀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TIỂU HỌC MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU LỰC THỰC HIỆN ĐIỀU LỆ TRƯỜNG TIỂU HỌC Người hướng dẫn: Đào Phú Quảng Người thực hiện: Nguyễn Xuân Đường Lớp cán bộ quản lý tiểu học K 6 THANH HOÁ O2 – 2007 DANH MỤC VIẾT TẮT TH Tiểu học TTH Trường trung học GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GV Giáo viên HS Học sinh CB Cán bộ NV Nhân viên HĐND Hội đồng nhân dân UBND Uỷ ban nhân dân BCHTƯ Ban chấp hành Trung ương CBCC Cán bộ, công chức CBQL Cán bộ quản lý QLGD Quản lý giáo dục BCH CĐ Ban chấp hành Công đoàn TNCS HCM Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh LHPN VN Liên hiệp phụ nữ Việt Nam ĐBĐTQ Đại biểu Đảng toàn quốc MỤC LỤC Nội dung Trang - Lý do chọn đề tài - Mục đích nghiên cứu; nhiệm vụ nghiên cứu - Đối tượng, phương pháp, phạm vi, những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu. - Chương I: Cơ sở lý luận của hiệu lực thực hiện Điều lệ trường tiểu học. 1.1. Một số khái niệm. 1.2. Điều lệ trường tiểu học, - Chương II: Thực trạng về hiệu lực thực hiện Điều lệ ở một số Trường tiểu học. 2.1. Thực trạng về hiệu lực thực hiện Điều lệ của CBQL ở một số Trường tiểu học. 2.1.1. Về nhận thức của CBQL (điều tra đối với CBQL). 2.1.2. Mức độ đã làm được khi thực hiện Điều lệ tiểu học của CBQL. 2.1.3. Một số đề xuất của CBQL về các biện pháp nâng cao hiệu lực thực hiện Điều lệ tiểu học. 2.2. Thực trạng về hiệu lực thực hiện Điều lệ của giáo viên ở một số Trường tiểu học. 2.2.1. Nhận thức của cán bộ, giáo viên. 2.2.2. Mức độ đã làm được khi thực hiện Điều lệ Trường tiểu học của giáo viên. 2.2.3. Một số đề xuất của giáo viên về các biện pháp nâng co hiệu lực thực hiện Điều lệ Trường tiểu học. 2.3. Thực trạng về hiệu lực thực hiện Điều lệ của học sinh ở một số Trường tiểu học. 2.3.1. Nhận thức của học sinh trong việc thực hiệ Điều lệ Trường tiểu học. 2.3.2. Mức độ đã làm được khi thực hiện Điều lệ Trường tiểu học của học sinh. 2.3.3. Một số đề xuất của học sinh về các biện pháp nâng cao hiệu lực thực hiện Điều lệ Trường tiểu học. 2.4. Đánh giá thực trạng của việc thực hiện Điều lệ, nguyên nhân của thực trạng. 2.4.1. Đánh giá thực trạng của việc thực hiện Điều lệ. 2.4.2. Nguyên nhân của thực trạng. 2.5. Những vấn đề cơ bản cần giải quyết. - Chương III: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu lực thực hiện Điều lệ Trường tiểu học trong các Trường tiểu học. * Biện pháp 1: Tăng cường vai trò lãnh đạo của chi bộ Đảng đối với nhà trường trong công tác chỉ đạo thực hiện Điều lệ Trường tiểu học. * Biện pháp 2: - Phần kết luận và khuyến nghị. + Kết luận. + Khuyến nghị. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Trong thời kỳ đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương xây dựng Nhà nước Việt Nam theo mô hình Nhà nước pháp quyền XHCN, quản lý xã hội bằng pháp luật. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VII (tháng 6 năm 1991) đã ghi nhận: “Tiếp tục cải cách bộ máy nhà nước theo phương hướng: Nhà nước thực sự là của dân, do dân, vì dân. Nhà nước quản lý xã hội bằng Pháp luật”. Văn kiện hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VII, tháng 1 năm 1995) và Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII (tháng 6 năm 1996) nhấn mạnh: “Tăng cường pháp chế XHCN xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, quản lý xã hội bằng pháp luật”. Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX (tháng 4 năm 2001) tiếp tục khẳng định quan điểm trên. Hiến pháp 1992 (đã sửa đổi bổ sung theo Nghị quyết 51, Quốc hội khoá X, (tháng 12 năm 2001) cũng ghi nhận: “Nhà nước quản lý xã hội pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế XHCN” (Điều 12, chương 1). Quan điểm nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật đặt ra những yêu cầu cơ bản như: - Nhà nước phải coi trọng công tác xây dựng pháp luật. - Người cán bộ quản lý (CBQL) phải được đào tạo, bồi dưỡng về lý luận nghiệp vụ quản lý và phải được trang bị những kiến thức cơ bản về pháp luật. - Người CBQL phải tuân theo những nguyên tắc quản lý nhà nước, trong đó có nguyên tắc pháp chế XHCN, yêu cầu của nguyên tắc đó là mọi cơ quan nhà nước, cán bộ công chức, tổ chức, đoàn thể, công dân có nghĩa vụ thực hiện pháp luật, tức là mọi người phải có ý thức và thói quen sống, làm việc và hành xử theo những quy định của pháp luật. Giáo dục và đào tạo là một ngành quan trọng trong hệ thống các ngành, lĩnh vực của đất nước, nó được tổ chức thành một hệ thống thứ bậc trải rộng trên phạm vi cả nước. Toàn bộ cơ cấu tổ chức, quy chế hoạt động của các cơ quan, đơn vị, trường học…của hệ thống giáo dục và đào tạo đã được quy định rõ ràng trong hệ thống các văn bản pháp luật. Nếu các cơ quan đơn vị trường học thực hiện tốt các quy định pháp lý đó thì sẽ góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục và đào tạo. Trong hệ thống giáo dục quốc dân thì Tiểu học là bậc học nền tảng. Bậc học này giúp các em có những hiểu biết cơ bản ban đầu làm tiền đề để tiếp tục học lên các cấp học cao hơn hoặc đi vào cuộc sống. Ngày 02 tháng 4 năm 1979, Bộ Giáo dục ban hành Điều lệ Trường phổ thông, một văn bản pháp luật điều chỉnh hệ thống giáo dục phổ thông bao gồm các trường phổ thông cơ sở (từ lớp 1 đến lớp 9) và trường phổ thông trung học (từ lớp 10 đến lớp 12). Ngày 11 tháng 7 năm 2000, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường tiểu học, Điều lệ này quy định về tổ chức và hoạt động của Trường tiểu học. Điều lệ Trường tiểu học là một văn bản pháp lý của Nhà nước, có ý nghĩa quan trọng trực tiếp đối với việc tổ chức và hoạt động của Trường tiểu học, nó quy định các nội dung chủ yếu như: Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường; tổ chức và quản lý nhà trường; cơ sở vật chất thiết bị nhà trường; quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội... Từ vị trí, ý nghĩa quan trọng trên; nếu các nhà trường tổ chức thực hiện tốt các Điều lệ nhà trường, sẽ tạo ra sự thống nhất về cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành trong các cơ quan, đơn vị, trường học của hệ thống giáo dục quốc dân. Nó tạo cơ sở cho sự hoạt động thông suốt, nhịp nhàng trong toàn bộ hệ thống, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả các hoạt động giáo dục và đào tạo. Do đó, việc tổ chức thực hiện Điều lệ Trường tiểu học là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với tất cả các Trường tiểu học. Trong hơn 6 năm qua, việc tổ chức thực hiện Điều lệ Trường tiểu học ở các Trường tiểu học ra sao? Đội ngũ CBQL và giáo viên đã nắm vững và thực hiện đúng và đủ các nhiệm vụ, quyền hạn của mình (mà Điều lệ đã quy định) hay chưa? Các quyền và nhiệm vụ của học sinh đã được Hiệu trưởng, cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường tôn trọng và đảm bảo thực hiện hay không? Để góp phần làm rõ vấn đề trên cũng như để nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tế, trao đổi kinh nghiệm và đề xuất các biện pháp thích hợp, em xin lựa chọn đề tài “Một số biện pháp của Hiệu trưởng nhằm nâng cao hiệu lực thực hiện Điều lệ Trường tiểu học trong các Trường tiểu học”. 2. Mục đích nghiên cứu. Đề xuất một số biện pháp của Hiệu trưởng nhằm nâng cao hiệu lực thực hiện Điều lệ Trường tiểu học trong các Trường tiểu học. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Nghiên cứu cơ sở lý luận của hiệu lực thực hiện Điều lệ Trường tiểu học trong các Trường tiểu học. - Tìm hiểu thực trạng về hiệu lực thực hiện Điều lệ Trường tiểu học trong một số Trường tiểu học. - Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu lực thực hiện Điều lệ Trường tiểu học trong các Trường tiểu học. 4. Đối tượng nghiên cứu. Các biện pháp của Hiệu trưởng nhằm nâng cao hiệu lực thực hiện Điều lệ Trường tiểu học trong các Trường tiểu học. 5. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu lý luận (thông qua việc đọc và phân tích các văn bản và tài liệu có liên quan). - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế (bằng phiếu hỏi, toạ đàm trực tiếp với các đối tượng có liên quan). - Phương pháp phỏng vấn, trao đổi, phân tích các số liệu thực tế; - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 6. Phạm vi nghiên cứu. Đề tài tập trung chủ yếu vào nghiên cứu hiệu lực thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ quản lý, giáo viên học sinh theo Điều lệ Trường tiểu học trong một số Trường tiểu học bao gồm: - 79 học viên khoá 6 là các đồng chí hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và các đồng chí kế cận quản lý Trường tiểu học thuộc 27 huyện, thị, thành phố tỉnh Thanh Hoá. - Cử nhân khoa học và quản lý giáo dục tiểu học được tổ chức tại trường THSP Thanh Hoá. - 80 cán bộ, giáo viên của trường Tiêủ học Quảng Hùng, Trường tiểu học Quảng Minh, trường Tiểu học Quảng Tâm và Trường tiểu học Quảng Cát của huyện Quảng Xương – Thanh Hoá. - 60 em học sinh của các trường kể trên. 7. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu. Tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạng về hiệu lực thực hiện Điều lệ Trường tiểu học trong một số Trường tiểu học. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu lực thực hiện Điều lệ Trường tiểu học trong các Trường tiểu học. PHẦN NỘI DUNG Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HIỆU LỰC THỰC HIỆN ĐIỀU LỆ TRƯỜNG TIỂU HỌC. 1.1- GIÁO DỤC PHỔ THÔNG QUA NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ. Từ khi mới ra đời cho đến nay, Đảng và Nhà nước ta đã hết sức quan tâm phát triển sự nghiệp giáo dục. - Ngay từ sau ngày đất nước mới dành được độc lập (02- 09- 1945), ngày 08- 9- 1945 Chủ tịch nước đã ban hành Sắc lệnh số 20/SL, là Sắc lệnh đầu tiên về giáo dục, quyết định thành lập Nha bình dân học vụ và cưỡng bách học quốc ngữ. - Ngày 25 tháng11 năm 1945, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ra Chỉ thị kháng chiến kiến quốc. Về giáo dục, Chỉ thị nhấn mạnh phải tổ chức bình dân học vụ và mở trường đào tạo cán bộ cho sự nghiệp cách mạng. + Sắc lệnh số 146/SL ngày 10-6-1946 quy định những nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục mới. + Sắc lệnh số 147/SL ngày 10-8-1946 quy định về tổ chức bậc học cơ bản. Nội dung của những văn bản trên đây có tính chất đường lối, mang ý nghĩa chiến lược của hệ thống giáo dục quốc dân trong giai đoạn mới, có giá trị như những đạo luật về giáo dục. Từ cuối năm 1945, những trường trung học cũ được khôi phục, nhiều trường mới được thành lập. Nội dung giáo dục mới, dạy hoàn toàn bằng tiếng Việt Nam. Cho đến cuối năm học 1945-1946, cả nước có 29 trường trung học hoạt động. - Nghị quyết của Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ 4 (tháng 4 năm 1947) đã vạch ra những phương hướng chính cho giáo dục lúc này là:” Chương trình học phải thiết thực, nhằm đào tạo nhân tài cho kháng chiến ở tất cả các lĩnh vực; học sinh phải vừa học vừa sản xuất tự túc một phần”. - Nghị quyết của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng mở rộng (tháng 01 năm 1948), sau khi chỉ rõ mục đích của giáo dục là phục vụ kháng chiến, kiến quốc, đã đề ra những biện pháp cần thiết để ngành giáo dục có thể thực hiện tốt mục đích đã nêu trên. * Cải cách giáo dục lần thứ nhất. - Tháng 7 năm 1950, Hội đồng Chính phủ họp, chính thức thông qua đề án cải cách giáo dục lần thứ nhất. Tiếp đó, ngày 31-7-1950 Bộ Giáo dục ra Thông tư số 56, chỉ đạo cải cách giáo dục. Nền giáo dục mới được thiết kế trên nguyên tắc "dân tộc, khoa học, đại chúng"; Mục tiêu là giáo dục thế hệ trẻ thành những người dân trung thành với chế độ dân chủ nhân dân, có phẩm chất, năng lực phục vụ kháng chiến, phục vụ nhân dân; Phương châm giáo dục học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn; Cơ cấu nhà trường cải cách gồm hệ phổ thông 9 năm và hệ thống giáo dục bình dân, giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục cao đẳng và đại học. - Tháng 12 năm 1951, Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ II đã họp, quyết định đổi tên Đảng cộng sản Đông dương thành Đảng lao động Việt nam. Nghị quyết của Đại hội đã soi sáng cho ngành giáo dục thực hiện thắng lợi những mục tiêu của cải cách giáo dục. - Tháng 3 năm 1955, Hội nghị lần thứ 7 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá II đã có Nghị quyết đề ra nhiệm vụ “phát triển giáo dục, chấn chỉnh và củng cố hệ thống giáo dục phổ thông, thống nhất hai hệ thống giáo dục của vùng tự do cũ và vùng mới giải phóng”. * Cải cách giáo dục lần thứ hai. - Tháng 3 năm 1956 Đại hội giáo dục phổ thông toàn quốc đã họp, thảo luận và thông qua đề án về cuộc cải cách giáo dục lần thứ hai. Nội dung giáo dục có tính chất toàn diện gồm bốn mặt : đức, trí, thể, mỹ. Phương châm giáo dục là liên hệ lý luận với thực tiễn, gắn nhà trường với đời sống xã hội. - Nghị định số 1027/TTg, ngày 27-8-1956 về "Chính sách giáo dục phổ thông của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà". Hệ thống giáo dục phổ thông từ năm học 1956-1957 gồm ba cấp học : Cấp I (4 năm), cấp II (3 năm) và cấp III (3 năm). * Cải cách giáo dục lần thứ ba. Tháng 01 năm 1979, Nhà nước triển khai cải cách giáo dục lần thứ ba theo Nghị quyết số 14/NQ-TƯ (tháng 12/1978) của Ban chấp hành Trung ương Đảng. Các văn bản để triển khai cải cách giáo dục có : + Quyết định 243/HĐCP phủ ngày 28-6-1979 của Hội đồng Chính phủ về tổ chức bộ máy, biên chế các trường học phổ thông; + Quyết định 126/CP ngày 19-3-1981 của Hội đồng Chính phủ về công tác hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông và sử dụng hợp lý học sinh các cấp phổ thông cơ sở và phổ thông trung học tốt nghiệp ra trường. - Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VI ( 29 tháng 3 năm 1989) nêu rõ:“Công tác giáo dục phải hướng trọng tâm vào việc từng bước ổn định tình hình giáo dục, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo ….Cần đa dạng hoá các loại hình trường, lớp, các hình thức đào tạo, ban hành quy chế của các trường, lớp dân lập, tư thục”. - Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ 7 (Tháng6 năm 1991) đã khẳng định:" Mục tiêu giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao động có tri thức, có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng động và sáng tạo có tinh thần yêu nước yêu CNXH. - Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương (khoá VII) tháng 01 năm 1993 đề ra Nghị quyết về”Tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo”, trong đó nhấn mạnh:"Giáo dục & đào tạo cùng với khoa học & công nghệ được xem là quốc sách hàng đầu…Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho cơ sở hạ tầng xã hội“. - Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ 8 (tháng 6 năm 1996) cũng ghi nhận:"Tổng kết cải cách giáo dục; xây dựng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách của nhà nước về giáo dục và đào tạo, tăng cường quản lý nhà nước đối với các loại hình giáo dục và đào tạo ". - Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương (khoá VIII), tháng 12 năm 1996 cũng đã khẳng định:" Quy định lại chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo theo hướng tập trung, làm tốt chức năng quản lý nhà nước, xây dựng hoàn thiện chính sách cơ chế về giáo dục - đào tạo, kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện chương trình và chất lượng. Sớm ban hành Luật Giáo dục và các văn bản dưới luật, (điều lệ các loại trường, trách nhiệm, quyền hạn của các cấp quản lý GD&ĐT, quy định hệ thống chuẩn kiến thức)”. * Để quản lí các hoạt động giáo dục, Nhà nước đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và không ngừng thể chế hoá đường lối chủ trương của Đảng về giáo dục. Từ năm 1945 đến 1998 đã ban hành 756 văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục dưới dạng các nghị định, quyết định, thông tư, chỉ thị. - Thể chế hoá các quan điểm, đường lối của Đảng, ngày 02 tháng 7 năm 2005, Quốc hội nước ta đã thông qua Luật giáo dục bao gồm 8 chương, 120 điều, bao gồm các quy định chung về mục tiêu, tính chất, nguyên lý, nội dung, phương pháp giáo dục; hệ thống giáo dục quốc dân; nhà trường và các cơ sở giáo dục khác; nhà giáo; người học; nhà trường; gia đình và xã hội; quản lý nhà nước về giáo dục; khen thưởng và xử lý kỷ luật; điều khoản thi hành. Luật giáo dục đã dành điều 48, chương 3 để quy định về cấu trúc của Điều lệ nhà trường: - Nhà trường được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và Điều lệ nhà trường. - Điều lệ nhà trường phải có những nội dung chủ yếu sau đây: + Nhiệm vụ và quyền hạn của nhà trường. + Tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường. + Nhiệm vụ và quyền của nhà giáo. + Nhiệm vụ và quyền của người học. + Tổ chức và quản lý nhà trường. + Cơ sở vật chất và thiết bị nhà trường. + Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. - Thủ tướng Chính phủ quy định ban hành Điều lệ trường Đại học, Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành Điều lệ nhà trường ở các cấp học, bậc học khác. Ngày 11-7-2000 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Điều lệ Trường tiểu học kèm theo Quyết định số 22/2000/QĐ-BGD&ĐT. 1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM. - Theo từ điển Pháp – Việt pháp luật – hành chính (nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội – 1992) thì: Điều lệ là văn kiện của một cơ quan, đoàn thể, hội, công ty gồm những điều quy định bắt buộc, nêu rõ mục tiêu, quy tắc tổ chức, thể lệ hoạt động của tổ chức đó. Điều lệ Trường tiểu học là văn bản pháp quy phụ, là sự cụ thể hoá điều 48, chương III, Luật Giáo dục, nhằm đặt ra những quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động của các Trường tiểu học. - Theo Đại từ điển tiếng Việt (Nhà xuất bản Văn hoá - Thông tin, năm 1999) thì: Hiệu lực: Là tác dụng đích thực. Là giá trị thi hành. - Theo từ điển Bách Khoa Việt Nam (Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa Hà Nội – 2002) thì hiệu lực bao gồm: Hiệu lực theo thời gian, hiệu lực theo không gian, hiệu lực thi hành,… + Hiệu lực theo thời gian là giới hạn hiệu lực về mặt thời gian của văn bản quy phạm pháp luật đối với quan hệ xã hội được văn bản quy phạm pháp luật đó quy định. + Hiệu lực theo không gian là phạm vi có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật về mặt không gian, lãnh thổ. + Hiệu lực thi hành là hiệu lực ở thời điểm mà các chủ thể quan hệ pháp luật có nghĩa vụ thực hiện các quy định của pháp luật. - Theo từ điển Pháp – Việt pháp luật – hành chính (Nhà xuất bản Thế giới, Hà nội – 1992), thì: Hiệu lực là khả năng và tác dụng thực tế của một cơ quan, tổ chức, một nhà nước thực hiện có hiệu quả chức năng quản lý của mình. Một cơ quan nhà nước hoạt động có hiệu lực là cơ quan đó biết sử dụng các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, các phương pháp và công cụ của pháp lý về các mặt pháp luật, hành chính, tổ chức, tư tưởng… để đề ra những quyết định hợp pháp, hợp lý, đúng thời gian. - Theo từ điển Thuật ngữ hành chính (Bộ Nội vụ, Học viện Hành chính quốc gia, Hà Nội 2002) thì: + Hiệu lực của nền hành chính nhà nước là thể hiện sự quản lý của bộ máy nhà nước có kết quả do sự vận hành tổng thể của hệ thống chính trị, bao gồm: sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của bộ máy Nhà nước và vai trò làm chủ của nhân dân thông qua các đoàn thể chính trị, xã hội, nghề nghiệp. + Hiệu lực quản lý hành chính Nhà nước là sự thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động có kết quả chức năng quản lý của bộ máy hành pháp theo sự phân công, phối hợp trong hệ thống chính trị, nhằm đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Hiệu lực của nền hành chính nhà nước phụ thuộc trực tiếp vào năng lực, chất lượng của nền hành chính, tức là tổng hợp các yếu tố về thể chế, tổ chức bộ máy, đội ngũ công chức. Hiệu lực của nền hành chính Nhà nước phụ thuộc vào sự ủng hộ của nhân dân, sự ủng hộ tín nhiệm của dân càng lớn thì hiệu lực quản lý của bộ máy nhà nước càng cao. Hiệu lực của nền hành chính nhà nước còn phụ thuộc rất lớn vào đặc điểm tổ chức, vận hành của tổ chức chính trị. Hiệu lực quản lý hành chính phụ thuộc sự lãnh đạo, phương thức lãnh đạo của Đảng, sự phân công và phối hợp, hợp lý, khoa học giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền luật pháp, hành pháp, tư pháp. * Hiệu quả quản lý hành chính Nhà nước là sự so sánh đối chiếu các kết quả đạt được với toàn bộ các nguồn lực đã sử dụng, nhằm đánh giá kết quả đạt được với chi phí thấp nhất. * Hiệu lực của một quyết định được hiểu là mức độ thực hiện những nội dung của quyết định nhằm đạt tới mục tiêu đã định. * Hiệu lực thực hiện một quy định pháp luật được hiểu là mức độ thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể pháp luật nhằm đạt tới mục tiêu do luật định. * Hiệu lực thực hiện Điều lệ Trường tiểu học được hiểu là mức độ thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các chủ thể quản lý Trường tiểu học nhằm đạt tới mục tiêu giáo dục do Luật
Luận văn liên quan