Tiểu luận Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để thâm canh cây cam Canh

Nội thành thủ đô Hà Nội là nơi tập trung dân cư với mật độ lớn nhất của cả nước, nên nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng, sản phẩm nông nghiệp là rất lớn. Theo kết quả cuộc điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2009, dân số Hà Nội là 6.448.837 người. Mật độ dân số Hà Nội hiện nay, cũng như trước khi mở rộng địa giới hành chính, không đồng đều giữa các quận nội ô và khu vực ngoại thành. Trên toàn thành phố, mật độ dân cư trung bình 1.979 người/km² nhưng tại quận Đống Đa, mật độ lên tới 35.341 người/km². Trong khi đó, ở những huyện như ngoại thành như Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, mật độ không tới 1.000 người/km². Theo báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội thì quy mô dân số Hà Nội đến năm 2015 đạt 7,2 - 7,3 triệu người, năm 2020 khoảng 7,9 - 8 triệu người và năm 2030 khoảng 9,2 triệu người. Hàng năm, trên địa bàn thành phố tính đến năm 2020 bình quân hàng năm mất hơn 1.000 ha đất nông nghiệp dành cho các dự án và phát triển đô thị. Tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh như hiện nay khiến cho hàng chục ngàn hecta đất sản xuất nông nghiệp màu mỡ phải nhường chỗ cho các khu công nghiệp, đô thị mới. Trong khi sức ép gia tăng dân số của thủ đô và yêu cầu về chất lượng cuộc sống nói chung và nhu cầu tiêu dùng nói riêng đã làm cho phát triển nông nghiệp truyền thống gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó, thành phố bắt đầu chuyển hướng phát triển các vùng chuyên canh rau màu, cây ăn quả, chăn nuôi tập trung phục vụ Thủ đô ra các vùng ven đô và nhập từ nơi khác về để thích ứng với nhu cầu tiêu dùng như hiện nay và trong những năm tới.

doc44 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2375 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để thâm canh cây cam Canh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận Nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để thâm canh cây cam Canh Mục Lục LỜI MỞ ĐẦU Nội thành thủ đô Hà Nội là nơi tập trung dân cư với mật độ lớn nhất của cả nước, nên nhu cầu tiêu thụ các mặt hàng, sản phẩm nông nghiệp là rất lớn. Theo kết quả cuộc điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2009, dân số Hà Nội là 6.448.837 người. Mật độ dân số Hà Nội hiện nay, cũng như trước khi mở rộng địa giới hành chính, không đồng đều giữa các quận nội ô và khu vực ngoại thành. Trên toàn thành phố, mật độ dân cư trung bình 1.979 người/km² nhưng tại quận Đống Đa, mật độ lên tới 35.341 người/km². Trong khi đó, ở những huyện như ngoại thành như Sóc Sơn, Ba Vì, Mỹ Đức, mật độ không tới 1.000 người/km². Theo báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội thì quy mô dân số Hà Nội đến năm 2015 đạt 7,2 - 7,3 triệu người, năm 2020 khoảng 7,9 - 8 triệu người và năm 2030 khoảng 9,2 triệu người. Hàng năm, trên địa bàn thành phố tính đến năm 2020 bình quân hàng năm mất hơn 1.000 ha đất nông nghiệp dành cho các dự án và phát triển đô thị. Tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa nhanh như hiện nay khiến cho hàng chục ngàn hecta đất sản xuất nông nghiệp màu mỡ phải nhường chỗ cho các khu công nghiệp, đô thị mới. Trong khi sức ép gia tăng dân số của thủ đô và yêu cầu về chất lượng cuộc sống nói chung và nhu cầu tiêu dùng nói riêng đã làm cho phát triển nông nghiệp truyền thống gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó, thành phố bắt đầu chuyển hướng phát triển các vùng chuyên canh rau màu, cây ăn quả, chăn nuôi tập trung phục vụ Thủ đô ra các vùng ven đô và nhập từ nơi khác về để thích ứng với nhu cầu tiêu dùng như hiện nay và trong những năm tới. Trên thực tế các sản phẩm hàng hóa phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của Thủ đô Hà Nội được cung cấp bởi các địa phương khác là chính, bao gồm một số huyện phía tây của Hà Nội và các tỉnh Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Hưng Yên có vị trí thuận lợi trong việc cung cấp các sản phẩm nông nghiệp đặc biệt là các sản phẩm tươi sống như rau, hoa, quả,… Diện tích đất nông nghiệp ở các vùng này còn khá lớn, người dân đã có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp và có khả năng sản xuất một số mặt hàng trái vụ cho Thủ đô. Mặc dù đã có những quy hoạch nông nghiệp tuy nhiên do những nguyên nhân chủ quan và khách quan nên một số sản phẩm có giá trị hàng hóa cao vẫn chưa được khai thác và phát triển thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Và để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân thủ đô thì việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất là việc quan trọng, nhằm đem tới sản phẩm sạch tới tay người tiêu dùng mặt khác đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho người sản xuất, lại góp phần cải tạo môi trường sinh thái, môi trường sản xuất nông nghiệp từ lâu đã bị ô nhiễm do việc lạm dụng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật. Đặc biệt là đối với những loại sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế, giá trị dinh dưỡng cao như cam Canh thì việc đẩy nhanh áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất theo hướng hàng hóa là việc hết sức cấp thiết. Chính vì những nguyên nhân trên tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu chuyên đề: Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh cam Canh theo hướng sản xuất hàng hóa phù hợp với vùng nghiên cứu. Phần I. KỸ THUẬT THÂM CANH CÂY CAM CANH 1. Kỹ thuật nhân giống cam Canh Hiện nay nhân giống cam canh chủ yếu là bằng phương pháp ghép, do hệ số nhân giống cao. Song thực tế sản xuất đang có nhiều bàn cãi về vấn đề này vì một số người cho rằng quả cam thu được từ cây ghép có chất lượng kém hơn so với từ cây chiết cành, đây có thể là kết quả của sự lai tạo nào đó giữa cành ghép và gốc ghép. Trong sản xuất hiện nay, người ta thường ghép cam Canh lên gốc bưởi. Việc chọn mắt, cành cam là việc hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh trưởng của cây cũng như chất lượng quả sau này. Do đó, người ta thường chọn những cành đã có tuổi phát dục tương đối già (ra quả 5 – 7 năm, sản lượng, phẩm chất đã ổn định), để ghép lên gốc bưởi có tuổi phát dục non (trên dưới một năm tuổi). Như thế đứng về khả năng bảo thủ tính di truyền thì cành ghép mạnh hơn gốc ghép, do vậy mà tính di truyền của cành ghép rất ít bị lay động, tức là gốc ghép ít bị ảnh hưởng đến phẩm chất của cành ghép. 1.1. Xây dựng vườn tập đoàn cây mẹ ưu tú cung cấp mắt ghép Vườn cây mẹ cung cấp mắt ghép được trồng bằng cây giống được nhân ra từ những cây đầu dòng chọn lọc, không có sâu bệnh những cây này có thể coi là những cây giống gốc, được duy trì và chăm sóc trong điều kiện an toàn tối ưu để tránh tái nhiễm bệnh. Vườn cây mẹ cũng phải được bảo vệ an toàn khỏi sự tấn công của sâu bệnh hại, những vùng xây dựng vườn ươm mà điều kiện cách ly về không gian, không có sự xuất hiện của các bệnh hại nguy hiểm (bệnh Greening, Tristera) thì có thể trồng ngoài trời, còn ngược lại thì phải thực hiện 1 trong 2 cách: hoặc là xây dựng các lô nhân nhanh, trồng với mật độ rất cao và được bảo vệ định kì bằng việc xử lí các loại thuốc bảo vệ thực vật hoặc là trồng trong các nhà lưới cách ly * Vườn cây mẹ trồng ngoài trời - Chuẩn bị đất và trồng mới: + Chọn đất, làm đất, đào hố trồng và bón lót phân phải được tiến hành sớm, đảm bảo yêu cầu nói trên. + Khoảng cách trồng: Hàng x cây = 4 x 3 m. - Kỹ thuật chăm sóc vườn cây mẹ sau khi trồng + Bón phân: Thời kỳ cây còn nhỏ 1-3 tuổi: Hàng năm cần bón thúc vào thời điểm: Tháng 1, tháng 2, tháng 5 và tháng 11.             Lượng bón: Loại phân Khối lượng (kg /cây) Phân hữu cơ hoai mục 5-20 Đạm Urê 0,1-0,2 Super lân 0,2-0,5 Kali 0,1-0,2 Thời kỳ thu hoạch từ năm thứ 4 trở đi: Loại hình bón Thời gian bón Loại phân sử dụng Khối lượng phân (kg/cây) Bón cơ bản 15/8 – 15/11 Phân hữu cơ + Super lân + Vôi. 30kg + 1kg + 0,8kg Bón cành xuân 15/1 -15/3 Đạm Urê + Kali. 1 kg + 0,2 kg Bón thúc cành thu 15/7 - 15/8 Đạm Urê + Kali. 1 kg + 0,2 kg Cách bón: Đào rãnh hoặc hốc rộng 20 cm, sâu 15-20 cm xung quanh tán cây, rắc phân lấp đất, tưới đẫm nước. Khi bón cần kết hợp xới xáo, làm cỏ. + Cắt tỉa: Cắt tỉa nhằm kích thích sự đâm chồi của các cành non mới, nên được tiến hành thường xuyên và sớm hơn so với vườn đại trà. + Tưới nước: Luôn bảo đảm đủ ẩm cho vườn cây, nếu trời không mưa cứ 3 ngày tưới 1 lần. + Phòng trừ sâu bệnh hại: Được thực hiện thường xuyên hơn so với vườn sản xuất, để tránh sự lây lan của các loài sâu, bệnh từ bên ngoài vào. - Sản xuất và thu hoạch mắt ghép: + Cành ghép sử dụng tốt nhất ở độ tuổi 4 - 6 tháng tuổi. Những cành non hơn cũng có thể khai thác được nhưng để cho ghép đoạn cành hoặc ghép nối ngọn. + Cành ghép phải được cắt rời bằng kéo đã được khử trùng trước và sau khi cắt xong 1 cây bằng nước Javel thương mại có 120 Chlor nguyên chất, sau đó cắt bỏ lá, cắt sát điểm kết nối của cuống lá, rồi bó lại thành từng bó khoảng 25 - 30 cành/ bó, bọc kín trong vải ẩm, dán nhãn và ghi số hiệu của giống, sau đó ngâm trong dung dịch Benomyl 5% hoặc Captan 5% để khử trùng bề mặt. + Sau khi lau và để khô dần trong chỗ râm mát, mắt ghép có thể đem sử dụng. Nếu chưa sử dụng hoặc phải vận chuyển đi xa trong vòng 24 giờ phải bịt kín 2 đầu mắt ghép bằng parafine và giữ trong các túi PE hàn kín. Nếu để lâu hơn cần bảo quản cành ghép ở điều kiện nhiệt độ 10C0 , ẩm độ không khí 75 - 90%. 1.2. Xây dựng vườn cây mẹ từ các lô nhân nhanh Mục đích của việc xây dựng vườn cây mẹ từ các lô nhân nhanh là để phòng khi vườn tập đoàn cây mẹ cho mắt ghép không thể cung cấp đủ mắt ghép theo yêu cầu của sản xuất, hoặc trong trường hợp vườn cây mẹ bị nhiễm các bệnh nguy hiểm như: Tristeza, Greening,...thì cần tiến hành nhân vật liệu trồng vườn tập đoàn cây mẹ cung cấp mắt ghép với mật độ dày 8000 cây/ha, tức là với khoảng cách 1,8 m x 0,7 m và chỉ duy trì trong thời gian ngắn. Các lô nhân nhanh được chăm sóc trong những điều kiện thuận lợi nhất cho sự sinh trưởng của cây (nhiệt độ, ánh sáng, nước, dinh dưỡng khoáng) cũng như các điều kiện về phòng chống dịch bệnh bằng sử dụng thuốc hoá học, hoặc trồng trong các nhà lưới cách ly 2 cửa. Thu hoạch cành mắt ghép có thể bắt đầu sau khi ghép được 6 tháng, sau đó mỗi năm thu hoạch 3 đợt (4 tháng 1 lần). Kết quả trong 3 năm như sau: Năm 1 Năm 2 Năm 3 Số cành Cây có 3 cành Cây có 3 cành đôi Cây có 3 cành 3 Số mắt thu được/ cây 3 cành x 10 mắt/ cành = 30 mắt 2 x 3 x 10 = 60 mắt 3 x 3 x10 = 90 mắt Số mắt thu được/ 100 m2 ( 80 cây) 2.400 4.800 7.200 1.3. Chọn giống gốc ghép: Hiện nay ở nước ta chưa có công trình nào nghiên cứu về gốc ghép cho cây cam Canh có sức thuyết phục, vì thế trước mắt có thể dùng giống bưởi để làm gốc ghép. Giống bưởi có khả năng sinh trưởng nhanh trong vườn ươm, khả năng tiếp hợp tốt, có tỉ lệ ghép sống cao. Tuy nhiên, gốc ghép bưởi rất mẫn cảm với bệnh chảy gôm, bệnh loét và cây ghép trên gốc bưởi những năm đầu bói quả chất lượng quả chưa ổn định. 1.4. Thu hái quả, tách hạt và bảo quản hạt gốc ghép: Thu hoạch quả khi quả đã đạt độ chín sinh lí (khi quả chuyển từ màu xanh sang mầu vàng, số quả chuyển mầu từ 80% trở lên ). Tách hạt khỏi quả và rửa sạch hạt khỏi lớp dịch nhầy, để ráo nước, ngâm trong dung dịch Aliette 80WP 0,2% khoảng 5 phút để khử các mầm bệnh. Các hạt thường được trộn đều rồi rải thành lớp mỏng ở nơi khô mát thông gió, tránh ánh sáng trực xạ. Khi hạt khô ráo tiến hành loại bỏ những hạt lép, kếm chất lượng rồi đóng vào các túi PE nhỏ có ghi rõ tên giống, nguồn gốc, ngày thu hái và đóng gói. Các gói hạt được bảo quản ở nhiệt độ 3 - 4C0 và ẩm độ 80 - 90% 1.5. Kỹ thuật ươm gieo, nhân giống: * Gieo hạt - Chuẩn bị đất Đất vườn ươm nên chọn đất có 20% đất sét, 30% đất thịt, 50% cát thô. Kết cấu này xẽ đảm bảo tiêu thoát nước tốt. Diện tích dành cho gieo hạt thường bằng 1/20 diện tích ra ngôi, nghĩa là 500m2 gieo hạt xẽ đủ cho ra ngôi 1 ha (khoảng 30.000 cây). Đất gieo hạt được bón phân như sau (tính cho 1 ha): 80 tấn phân chuồng hoai mục, 800kg Supe lân, 1 tấn Đôlômít., 500kg Kali. Tất cả các loại phân trên được trộn với nhau rồi rải đều trên mặt vườn sau đó cày, bừa kỹ để phân trộn đều với đất. Lên luống rộng 1m, cao 30cm. Đất trên bề mặt luống (sâu 5 - 10cm) đập nhỏ như đất gieo hạt rau, khử trùng bằng thuốc trừ nấm hoặc làm ải đất bằng cách xới đảo đất nhiều lần trong những ngày trời nắng để diệt trừ nấm bệnh. - Gieo hạt và chăm sóc sau gieo hạt. Hạt được gieo thành hàng ngang trên luống, hàng cách hàng 12cm, hạt cách hạt 1 - 2 cm, sâu 2 - 3 cm. Dùng rơm hoặc cỏ khô sạch phủ một lớp mỏng 5cm trên mặt luống, sau đó tưới nước đẫm. Nên làm giàn che bằng lưới đen, căng cách mặt luống khoảng 70cm đến 1m. Thường xuyên tưới nước giữ ẩm. Thông thường trời không mưa tưới một lần vào buổi chiều, lượng nước tưới khoảng 10 lít/m2 cho đến khi hạt nẩy mầm (15 đến 20 ngày sau khi gieo). Khi hạt mọc mầm dỡ bớt rơm, cỏ phủ trên mặt luống để cây mọc thẳng không bị cong queo. * Ươm trong bầu để ngoài trời - Ưu điểm: Là tiết kiệm được diện tích đất khi xuất cây, đất vườn ươm không bị mất đi và không cần phải chọn đất tốt như vườn ươm trồng trực tiếp lên luống. - Nhược điểm: Cây sinh trưởng chậm hơn, đầu tư ban đầu nhiều hơn vì phải mua cả đất đóng bầu và vật tư làm giàn che. Tuy nhiên cũng có thể không cần làm giàn che nếu như lấp kín 2/3 chiều cao bầu để giảm sự mất nước. * Bầu trồng cây và hỗn hợp trồng: Sử dụng túi bầu PE, có đường kính và chiều cao tương ứng là 12 x 25cm, đáy có đục lỗ thoát nước. Hỗn hợp trồng cây cần phải đảm bảo được các yêu cầu sau: - Xốp thoáng khí nhưng lại phải giữ nước và thoát nước tốt. - Bổ sung được dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng, phát triển của cây. - Phải sạch mầm mống của sâu bệnh. - Đảm bảo môi trường trung tính pH = 6,5 - 7,0. Tuỳ điều kiện ở từng nơi mà có thể sử dụng vật tư khác nhau để phối trộn hỗn hợp trồng thích hợp. Sau đây là một số công thức làm hỗn hợp mà trong sản xuất thường dùng: 2/4 đất bãi ven sông + 1/4 trấu + 1/4 phân chuồng hoai mục, hoặc 2/3 đất mầu tốt + 1/3 phân chuồng hoai mục. Cứ 1m3 hỗn hợp của các công thức trên trộn thêm với 1kg Supe lân (hoặc 5 kg phân lân vi sinh) và 0,5 kg Sunfát Kali, 1kg vôi bột. * Ra ngôi, chăm sóc và ghép. - Xếp bầu cây vào luống: Các bầu được xếp vào luống ngoài vườn ươm. Mỗi luống 4 hàng, khoảng cách giữa các luống là 45 - 50cm để thuận tiện cho khi ghép. Trong trường hợp hệ thống tưới không tốt vẫn phải tưới thủ công thì nên chôn 2/3 bầu dưới đất để giữ ẩm thường xuyên. - Trồng cây vào bầu: Bứng cây con ở vườn ươm gieo hạt, không làm dập, đứt rễ. Xử lí toàn bộ cây bằng dung dịch Aliette 0,2% trước khi trồng vào bầu. * Chăm sóc cây sau khi ra ngôi: - Tưới nước: Lần đâu sau khi ra ngôi tưới thật đẫm, các lần sau tưới để giữ cho bầu thường xuyên ẩm, không để bầu khô cứng hoặc ngập úng. - Bón phân: Đạm và Kali 15 ngày bón 1lần. Mỗi lần bón 3g Ure và 2g Kali, xăm trộn phân với đất trong bầu sau đó tưới nước bằng ô roa cho tan hết phân. - Phòng trừ sâu bệnh: Chú ý trong giai đoạn này cần phun thuốc phòng - Tỉa cành, bấm lộc: Quá trình cây lớn các cành mọc ra ở phần thân trong khoảng 25 - 30cm từ mặt đất đều cắt bỏ để thân phát triển thẳng, tròn tạo đều kiện cho ghép sau này được thuận tiện. Trước khi ghép vệ sinh gốc ghép một lần nữa, cắt bỏ các chồi bên, gai và các lá cây ở độ cao 35cm tính từ gốc, phần trên của cây vẫn để nguyên. - Ghép nhân giống: Trong sản xuất hiện nay đang sử dụng một số phương pháp ghép chủ yếu là ghép nối ngọn, ghép mắt có gỗ và ghép cành bên. Nếu ghép sớm trong tháng 7, 8 và nửa đầu tháng 9 nên ghép kiểu ghép mắt có gỗ để tiết kiệm mắt ghép, còn muộn hơn, hoặc cành ghép non chưa hoá gỗ thì nên ghép theo kiểu ghép nêm đoạn cành. Độ cao điểm ghép tối thiểu là 20cm tính từ mặt đất để tránh nầm bệnh từ đất có thể nhiễm vào vết ghép. Dùng dây nilon loại mỏng 0,004mm làm dây ghép để mầm ghép có thể tự bật qua dây ghép. + Chăm sóc sau khi ghép: Sau khi ghép 20 - 25 ngày thì cắt bỏ ngọn cây gốc ghép, cắt cách vết ghép 2cm, sau dùng thuốc boocđô chấm lên vết cắt để tránh nấm bệnh xâm nhập và thường xuyên cắt bỏ các mầm mọc ra ở phía dưới mắt ghép để tạo thuận lợi cho mắt ghép phát triển. Thời kỳ sau ghép đến xuất vườn các khâu chăm sóc đều tương tự như thời kỳ trước khi ghép. Chú ý trong 8 - 12 ngày sau khi ghép tránh tưới nước lên lá để không làm ướt vết ghép, giảm tỉ lệ sống của mắt ghép. Khi cành ghép cao 35 - 40 cm thì bấm ngọn để các chồi ngang phát triển tạo khung tán cây. * Ươm trong bầu đặt trong nhà lưới chống côn trùng. Loại hình vườn ươm này có ưu điểm nổi bật là cây được bảo vệ an toàn khỏi sự tấn công của sâu hại và các đối tượng môi giới truyền bệnh hại nhưng rất tốn kém về đầu tư cơ bản. Đối với các cơ sở chuyên sản xuất giống, hoặc cơ quan có trách nhiệm lưu giữ và nhân các giống gốc, giống đầu dòng có thể đầu tư các nhà lưới hiện đại, còn các cơ sở nhỏ và tư nhân sản xuất giống mang tính chất thời chỉ nên đầu tư xây dựng đơn giản. Đối với một nhà lưới dạng hình ống kích thước rộng 8,5 - 9m, dài 30cm, cao 3 - 3,5m có thể xếp được 7500 bầu. Chú ý là các nhà lưới đơn giản thường không có giá đặt bầu cây, mà đặt trực tiếp trên nền do vậy cần phải trải nền bằng tấm nilon để bầu cây cách ly được với nguồn bệnh từ đất, tốt nhất là láng vữa xi măng. Tất cả các thao tác ghép, chăm sóc cây đều thực hiện tương tự như vườn ươm đã mô tả ở phần trên. * Giới thiệu kỹ thuật vi ghép Kỹ thuật vi ghép đỉnh sinh trưởng (Microshoot tip grafting) được Murashige áp dụng lần đầu tiên vào năm 1972, sau đó được cải tiến hoàn thiện hơn bởi Hong ji Su 1984. Kỹ thuật vi ghép bao gồm các giai đoạn: Chuẩn bị gốc ghép, chuẩn bị đỉnh sinh trưởng, vi ghép nuôi cấy trong ống nghiệm và sau đó đem trồng ra chậu. - Chuẩn bị gốc ghép lần 1: + Xử lí hạt để gieo làm cây gốc ghép: Lấy hạt của các giống cam 3 lá, bưởi chua, được bóc sạch vỏ, khử trùng bằng dung dịch Javel 1% trong 5 phút. + Hạt được gieo trên môi trường thạch có chất dinh dưỡng(môi trường MS) ở trong ống nghiệm và đặt trong buồng tối nhiệt độ 28C0. + Tiêu chuẩn cây gốc ghép: chiều cao 10 - 12 cm, đường kính thân 1,5 - 2 mm. - Chuẩn bị đỉnh sinh trưởng: Đỉnh sinh trưởng được lấy từ chồi non của những cây giống gốc đã được tuyển chọn từ vườn sản xuất hay trong nhà lưới cách ly. Sau khi thu chồi non, tỉa những lá to xung quanh, chỉ giữ lại phần ngọn của chồi dài khoảng 1 - 1,5 cm. - Kỹ thuật vi ghép: + Cây giống cần làm sạch bệnh. Tỉa bỏ lá xung quanh, cắt lấy đỉnh sinh trưởng. + Cây gốc ghép 15 ngày tuổi được lấy ra khỏi ống nghiệm, cắt ngọn ở phần trên cách cổ rễ 2 - 2,5 cm, rễ cọc cũng được cắt bớt chỉ để lại 4 - 5 cm. + Dùng dao vi ghép và kính lúp soi nổi để mở miệng ghép trên gốc ghép, phải thận trọng để tầng sinh gỗ không bị tổn thương. + Đỉnh sinh trưởng là phần mô phân sinh dài khoảng 100 - 150 nm, dùng dao lưỡi mỏng cắt và đặt nhanh vào vị trí ghép trên gốc ghép. + Cây con sau vi ghép được đặt trong ống nghiệm có sẵn môi trường lỏng (môi trường MS + đường saccaro). Cây được bảo quản ở nhiệt độ 28C0 , cường độ ánh sáng 1000 lux trong 16 giờ hàng ngày bằng đèn huỳnh quang. + Sau 1 tuần dùng kính lúp để kiểm tra chồi ghép có sống không. Nếu chồi ghép sống, chỉ 1 tháng sau đã có thêm 2 lá mới, đạt tiêu chuẩn ghép lần 2. - Kỹ thuật ghép lần 2: Sau khi ghép lần 2, cây được bao chùm túi nilon khoảng 3 tuần. Nếu cây ghép sống, chuyển cây ra chậu to và bảo quản trong nhà lưới chống côn trùng. Những cây sau vi ghép được chăm sóc đầy đủ và được giám định bệnh bằng kỹ thuật PCR, ELIZA.. 2. Kỹ thuật canh tác cây cam Canh 2.1. Kỹ thuật chọn giống - Cần biết rõ nguồn gốc giống, nên chọn cây giống là cây có gốc là gốc bưởi, cây có sức sống khỏe hơn, chống chịu tốt hơn, nhược điểm tuổi thọ không cao nhưng trong thâm canh cam đường chỉ cần khai thác quả tập trung khoảng 7 năm, sau đó tiến hành cải tạo trồng mới, hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn so với tận thu khi sản lượng quả trên cây đã giảm đáng kể. Để chủ động nguồn giống tốt, chúng ta nên ghép cây trồng cho vườn nhà. - Cây giống sạch bệnh, các cây giống trước khi xuất vườn cần có chứng chỉ sạch bệnh. - Cây sinh trưởng khoẻ, thân thẳng, không có lá dị dạng. - Đường kính thân cách gốc 10 cm đạt 10 - 15 mm. - Cành ghép khoẻ, dài từ 30 cm trở lên. - Đúng giống. - Được cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ cây giống chất lượng cao. 2.2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc 2.2.1. Làm đất, đào hố, bón lót - Trước khi tiến hành làm đất chúng ta nên làm sạch cỏ dại, phát quang thảm thực vật. Làm đất là biện pháp kỹ thuật trồng trọt tác động lên đất canh tác, làm cho đất canh tác trở thành thích hợp với việc gieo trồng các cây nông nghiệp. Các kỹ thuật làm đất ít nhiều đều có thể  trực tiếp hoặc gián tiếp tiêu diệt những dịch hại sống và tồn tại ở trong đất. Cày lật đất sẽ vùi lấp xuống lớp đất dưới nhiều sâu non, nhộng của sâu hại, hạt cỏ hại, tàn dư cây trồng có chứa nguồn bệnh. Đồng thời, cày lật đất cũng đưa các sinh vật hại từ lớp đất phía dưới lên trên mặt đất, là môi trường không thuận lợi cho nhóm này, góp phần hạn chế sự phát triển của chúng. - Đào hố: Hố thường phải đào trước khi trồng 15 - 30 ngày. Đào hố theo kích thước rộng 60 cm, sâu 60 cm. - Bón lót: Loại phân Khối lượng (kg/hố) Phân chuồng hoai mục 20-30 Super lân 0,5-0,7 Vôi bột 0,3-0,5 2.2.2. Thời vụ, mật độ, cách trồng * Thời vụ - Vụ Xuân trồng tháng 2-4. - Vụ Thu trồng tháng 8-10. * Mật độ khoảng cách Tuỳ theo từng vùng đất xấu tốt mà bố trí mật độ khác nhau: Nếu vùng đất kém ta nên trồng với khoảng cách trung bình (5 x 6 m), mật độ 333 cây/ha. Có điều kiện thâm canh cao thì nên trồng dày khoảng cách (3 x 3,5 m), mật độ 800 – 1.000 cây/ha. * Cách trồng Hố thường phải đào trước khi trồng 15-30 ngày. Trộn đều toàn bộ lượng phân chuồng, super lân và vôi theo liều lượng ở trên với lớp đất trên mặt, sau đó cho xuống đáy hố, tiếp theo lấp đất thành ụ cao so với mặt hố 15-20 cm. Vét một hố nhỏ đặt bầu rồi lấp đất vừa kín bầu và nén chặt. Sau đó cắm cọc chéo chữ X vào cây và buộc để tránh làm lay gốc dẫn đến chết cây. 2.2.3. Chăm sóc sau khi trồng 2.2.3.1. Tưới nước         Sau khi trồng xong cần phải tưới nước ngay. Nếu trời nắng hạn tưới 1lần/ngày vào buổi chiều mát đến khi cây hồi phục sinh trư
Luận văn liên quan