Tiểu luận Ngôn ngữ trên báo chí

Trong thời đại hiện nay, báo chí thế giới đang phát triển với một tốc độ chóng mặt. Bắt đầu với tờ báo chỉ là bản chép tay, đến những bản báo in đầu tiên; sau đó đã xuất hiện thêm các loại hình báo chí mới như: báo phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử. Mỗi loại hình báo chí đưa đến cho công chúng một cách tiếp cận thông tin khác nhau: báo in đưa thông tin qua chữ viết và hình ảnh trên mặt giấy; báo phát thanh truyền thông tin đến tai người nghe; truyền hình đưa tin bằng cả hình ảnh lẫn âm thanh; còn báo mạng có thể đăng được những thông tin bằng cả chữ viết, âm thanh, hình ảnh tĩnh và động nhờ vào Internet. Chính cách đưa thông tin đa chiều này đã giúp báo chí dần trở thành “quyền lực thứ tư” trong xã hội, sau quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Chúng ta có thể khẳng định rằng ảnh hưởng của báo chí trong xã hội hiện đại là vô cùng lớn. Chính vì vậy, trách nhiệm của nó cũng không hề nhỏ. Ngoài khả năng cung cấp thông tin và định hướng dư luận, báo chí còn có trách nhiệm góp phần định hình ngôn ngữ, đặc biệt là những tờ báo được viết cho giới trẻ. Ngôn ngữ báo chí không phải là một vấn đề mới, nó đã được đào sâu nghiên cứu theo từng góc cạnh, từng thời kỳ phát triển. Nhưng trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, đây lại là một vấn đề nóng cần có quan tâm của toàn xã hội. Tiếng Việt đang dần bị ăn mòn bởi thứ ngôn ngữ lai căng, thiếu trong sáng, pha tạp của một bộ phận người trẻ. Do đó, báo chí phải đóng vai trò như một người dẫn đường trong công cuộc bảo tồn vào phát triển tiếng Việt ngày càng giàu đẹp hơn. Chúng ta sẽ đi sâu phân tích vấn đề ngôn ngữ báo chí ở phần sau.

doc23 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 6962 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Ngôn ngữ trên báo chí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Học viện Báo chí và Tuyên truyền Khoa Quan Hệ Công Chúng và Quảng Cáo TiÓu luËn Nhaäp moân baùo chí š™—*****–˜› Đề tài: ng«n ng÷ trªn b¸o chÝ Họ tên : Vò Hoµng Phong Lớp : Quaûng Caùo_K28 GVHD: Th.s Ph¹m H¶i Chung Hà Nội, tháng 4 năm 2008 MỞ ĐẦU Trong thời đại hiện nay, báo chí thế giới đang phát triển với một tốc độ chóng mặt. Bắt đầu với tờ báo chỉ là bản chép tay, đến những bản báo in đầu tiên; sau đó đã xuất hiện thêm các loại hình báo chí mới như: báo phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử... Mỗi loại hình báo chí đưa đến cho công chúng một cách tiếp cận thông tin khác nhau: báo in đưa thông tin qua chữ viết và hình ảnh trên mặt giấy; báo phát thanh truyền thông tin đến tai người nghe; truyền hình đưa tin bằng cả hình ảnh lẫn âm thanh; còn báo mạng có thể đăng được những thông tin bằng cả chữ viết, âm thanh, hình ảnh tĩnh và động nhờ vào Internet. Chính cách đưa thông tin đa chiều này đã giúp báo chí dần trở thành “quyền lực thứ tư” trong xã hội, sau quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Chúng ta có thể khẳng định rằng ảnh hưởng của báo chí trong xã hội hiện đại là vô cùng lớn. Chính vì vậy, trách nhiệm của nó cũng không hề nhỏ. Ngoài khả năng cung cấp thông tin và định hướng dư luận, báo chí còn có trách nhiệm góp phần định hình ngôn ngữ, đặc biệt là những tờ báo được viết cho giới trẻ. Ngôn ngữ báo chí không phải là một vấn đề mới, nó đã được đào sâu nghiên cứu theo từng góc cạnh, từng thời kỳ phát triển. Nhưng trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, đây lại là một vấn đề nóng cần có quan tâm của toàn xã hội. Tiếng Việt đang dần bị ăn mòn bởi thứ ngôn ngữ lai căng, thiếu trong sáng, pha tạp của một bộ phận người trẻ. Do đó, báo chí phải đóng vai trò như một người dẫn đường trong công cuộc bảo tồn vào phát triển tiếng Việt ngày càng giàu đẹp hơn. Chúng ta sẽ đi sâu phân tích vấn đề ngôn ngữ báo chí ở phần sau. MỤC LỤC I - TÍNH CHẤT CỦA NGÔN NGỮ BÁO CHÍ trang 3 1. Tính chính xác trang 3 2. Tính cụ thể trang 3 3. Tính đại chúng trang 4 4. Tính ngắn gọn trang 4 5. Tính định hướng trang 4 6. Tính biểu cảm trang 5 7. Tính khuôn mẫu trang 5 II - HAI LOẠI HÌNH BÁO CHÍ TIÊU BIỂU trang 6 1. Báo in trang 6 2. Báo mạng điện tử trang 6 3. Kết cấu chung của một bài báo trang 7 4. Các lỗi sai thường thấy trang 8 a) Viết sai phụ âm hoặc nguyên âm trang 8 b) Lỗi sai về dấu thanh điệu trang 10 c) Lỗi về diễn đạt trang 10 5. Một số điểm cần chú ý trong ngôn ngữ báo chí trang 12 a) Viết tắt trang 12 b) Viết hoa trang 14 c) Dấu câu trong tiếng Việt trang 15 III - GÌN GIỮ SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT TRÊN BÁO CHÍ trang 19 *Trách nhiệm của người làm báo trang 20 IV - KẾT LUẬN trang 21 TÀI LIỆU THAM KHẢO trang 22 I - CÁC TÍNH CHẤT CỦA NGÔN NGỮ BÁO CHÍ Như chúng ta đã biết, chức năng cơ bản, có vai trong quan trọng hàng đầu của báo chí là thông tin. Báo chí phản ánh hiện thực thông qua việc đề cập đến các sự kiện. Nếu không có sự kiện thì không thể có tin tức báo chí. Do vậy, nét đặc trưng nhất của ngôn ngữ báo chí chính là có tính sự kiện. Chính nó đã tạo nên ở ngôn ngữ báo chí những tính chất cụ thể sau: 1) Tính chính xác: Đối với ngôn ngữ báo chí, đây là tính chất đặc biệt quan trọng. Vì báo chí có chức năng định hướng dư luận xã hội. Chỉ cần một sơ suất nhỏ nhất cũng có thể làm cho độc giả hiểu sai thông tin, nghĩa là có thể gây ra những hậu quả xã hội nghiêm trọng không lường trước được. Có thể đưa ra dẫn chứng: Sau chuyến tháp tùng một quan chức cao cấp sang thăm Trung Quốc, một nhà báo đã viết một bài phóng sự, trong đó có câu: “Chúng tôi chia tay với tình hữu nghị dạt dào của hai nước Việt - Trung”. Rõ ràng từ “với” ở đây được dùng sai (vì cụm từ “chia tay với…” biểu đạt ý nghĩa “từ bỏ, từ giã”), cần phải thay nó bằng từ “trong”. 2) Tính cụ thể: Tính cụ thể của ngôn ngữ báo chí được hiểu là khi nhà báo miêu tả, tường thuật sự việc, phải cụ thể, cặn kẽ đến từng chi tiết nhỏ. Có như vậy người đọc, người nghe mới có cảm giác mình là người trong cuộc, đang trực tiếp được chứng kiến những gì nhà báo nói tới trong bài báo. Mỗi sự kiện được đề cập trong tác phẩm báo chí phải gắn liền với một không gian, thời gian xác định; với những con người xác định (có tên tuổi, nghề nghiệp, chức vụ, giới tính…cụ thể). Do đó, trong ngôn ngữ báo chí nên hạn chế tối đa việc dùng từ có tính chất mơ hồ như: “một người nào đó”, “ở một nơi nào đó”, “vào khoảng”, “hình như”,… 3) Tính đại chúng Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng. Tất cả mọi người trong xã hội, không phụ thuộc nghề nghiệp, trình độ nhận thức, địa vị xã hội, lứa tuổi,…đều là đối tượng phục vụ của báo chí. Đây vừa là nơi để họ tiếp nhận thông tin, vừa là nơi để bày tỏ ý kiến. Chính vì thế, ngôn ngữ báo chí phải là thứ ngôn ngữ dành cho đại chúng, có tính phổ cập rộng rãi như theo nhà nghiên cứu ngôn ngữ báo chí nổi tiếng người Nga V.G.Kostomarov đã từng nói: “Ngôn ngữ báo chí phải thích ứng với mọi tầng lớp công chúng sao cho một nhà bác học với kiến thức uyên thâm nhất cũng không cảm thấy chán và một em bé có trình độ còn non nớt cũng không thấy khó hiểu”. 4) Tính ngắn gọn: Ngôn ngữ báo chí cần ngắn gọn và súc tích. Sự dài dòng có thể làm loãng thông tin, ảnh hưởng đến hiệu quả tiếp nhận của người đọc, người nghe. Thêm vào đó, nó còn làm tốn thời gian của cả người viết lẫn người đọc, dễ dẫn đến các lỗi sai về mặt ngôn từ. 5) Tính định lượng: Các tác phẩm báo chí thường bị giới hạn về mặt thời gian hay diện tích xuất hiện trên báo, đó là tính định lượng. Vì thế, việc lựa chọn và sắp xếp các thành tố ngôn ngữ cần kỹ lưỡng, hợp lý để phản ánh đầy đủ lượng sự kiện mà không vượt quá khung cho phép về thời gian và không gian. Theo bài: “Đặt tít ngắn có dễ?” trên trang web Nghề báo (nghebao.com), có những tít báo rất dài, như: “Hội thảo đổi mới giáo dục đại học Việt Nam - Hội nhập và thách thức” (tít này dài 64 ký tự), sau khi được sửa lại là: “Hội thảo đổi mới giáo dục đại học” (chỉ còn 33 ký tự). Chúng ta có thể nhận ra tít sau khi sửa chỉ dài gần bằng phân nửa tít trước nhưng nội dung chính vẫn được giữ nguyên. Vậy tại sao lại bắt độc giả ngồi đọc những dòng chữ dài lê thê và khiến cho họ cảm thấy “tức mắt” như vậy ?! Bài viết trên cũng đã đưa ra chuẩn mực cho một tít báo là khoảng dưới 50 ký tự, theo đó là một vài gợi ý nhỏ khi viết tít: Bỏ những từ thừa Bỏ những từ “có cũng như không” như “của”, “về”, “được”,... Bỏ “các”, “những” nếu có thể “Chặt” chữ trong từ nếu được: “thành lập”, “sang thăm”, “phòng chống”, “tham dự”,... Tránh câu bị động Không nhất thiết lúc nào cũng phải nói là Việt Nam 6) Tính biểu cảm: Tính biểu cảm trong ngôn ngữ gắn liền với việc sử dụng những từ ngữ mới lạ, giàu hình ảnh, in đậm dấu ấn cá nhân…Ví dụ như: “Sông Tô mà không lịch”. (Báo Văn Hoá, 17/05/1999) Nếu ngôn ngữ báo chí không có tính biểu cảm, chỉ là những chuỗi thông tin khô khan thì nó khó có thể thu hút được sự chú ý của độc giả. Tính biểu cảm tác động mạnh mẽ tới tâm hồn người nghe, làm cho họ có những trạng thái cảm xúc nhất định theo như người viết mong đợi. 7) Tính khuôn mẫu: Trong văn phong báo chí, ta rất hay gặp những dạng tin như: - Theo AFP, ngày…tại…trong cuộc gặp gỡ…Tổng bí thư…đã kêu gọi… - TTXVH, ngày…người phát ngôn Bộ Ngoại giao…cho biết… Đây chính là tính khuôn mẫu của báo chí, thường bao gồm 6 câu hỏi: Ai? Cái gì? Khi nào? Ở đâu? Bao giờ? Như thế nào? Tại sao? Yếu tố khuôn mẫu không đi một mình. Nó thường được kết hợp với thành tố biểu cảm, nên ngôn ngữ báo chí thường mềm mại, hấp dẫn chứ không hề khô khan như trong một văn bản khoa học hay văn bản hành chính. II - HAI LOẠI HÌNH BÁO CHÍ TIÊU BIỂU 1. Báo in Báo in (nguồn:homepages.which.net) Ra đời: Báo in (hay báo viết) là loại hình báo chí ra sớm nhất, được thể hiện trên giấy. Tờ báo đầu tiên mang tên “Niewe Tydigen” ra đời ở Bỉ vào năm 1605, tiếp sau là tờ “Aviso” - 1609 ở Đức…Hơn 200 năm sau, tờ báo in đầu tiên bằng chữ Quốc ngữ của Việt Nam mới xuất hiện vào năm 1865 có tên gọi: “Gia Định Báo”. Ưu điểm: tính phổ cập cao, nội dung sâu, người đọc có thể nghiên cứu. Nhờ những đặc điểm này mà báo in luôn chiếm một chỗ đứng quan trọng so với các loại hình báo chí khác. Nhược điểm: thông tin chậm, khả năng tương tác hai chiều (giữa người đọc và người viết) kém, khi sai thông tin thì rất khó đính chính. Phương tiện biểu đạt: chủ yếu qua chữ viết và một phần là hình ảnh. Vì vậy, nói tới ngôn ngữ trên báo in, người ta sẽ nghĩ ngay đến phương diện chữ viết. 2. Báo mạng điện tử Báo mạng (nguồn:vietnamnet.vn) Ra đời: Báo mạng điện tử (báo mạng) ra đời muộn hơn nhiều so với các loại hình báo chí khác. Tờ báo mạng đầu tiên trên thế giới ra đời năm 1992 ở Mỹ. Còn tại Việt Nam, sự hình thành của báo mạng gắn liền với sự kiện tạp chí “Quê hương” công bố phiên bản trên mạng Internet vào ngày 31 tháng 3 năm 1997. Ưu điểm: thông tin cập nhật rất nhanh, có thể lưu giữ được; tính tương tác hai chiều cao; thông tin không chỉ thể hiện dưới dạng chữ viết mà còn bằng âm thanh và hình ảnh cả tĩnh lẫn động. Nhược điểm: tính phổ cập chưa cao, do thông tin được đưa lên rất nhanh nên còn nhiều sai sót về cả nội dung lẫn hình thức. Phương tiện biểu đạt: phần lớn là chữ viết, ngoài ra còn có âm thanh, hình ảnh tĩnh hoặc hình ảnh động. Do báo in và báo mạng có phương tiện chuyển tải thông tin chính đều là chữ viết nên chúng mang những đặc điểm giống nhau về cả hình thức, kết câu, lỗi sai… 3. Kết cấu chung của một bài báo a) Tít báo: Tít (title) là phần độc giả đọc trước tiên khi bước vào bài báo, cho độc giả biết chuyện gì đã xảy ra và vì sao họ phải quan tâm đến nó. Nếu tít viết hay, độc giả sẽ tiếp tục đọc bài báo; nhưng nếu viết hỏng, toàn bộ phần dưới sẽ bị bỏ qua. Ø Tít báo luôn phải đảm nhận nhiệm vụ là thu hút người đọc, vì vậy ngôn từ khi viết tít phải có sự sắc sảo và hấp dẫn. Ø Tít phải đảm bảo tính ngắn gọn, không quá dài dòng, không đưa những thông tin phức tạp và nhiều con số. Vì vậy, số lượng từ dành cho tít phải được cân nhắc kỹ và nên lấy từ nội dung của bài viết. Ø Tránh dùng những câu từ sáo rỗng hay viết theo lối chơi chữ. Điều này sẽ làm cho độc giả cảm thấy khó chịu. Đặc biệt cần giảm thiểu tối đa việc viết tắt trên tít vì nó sẽ làm ảnh hưởng đến tính rõ ràng cả bài báo. Ø Sự chính xác cả về nội dung, chính tả hay ngữ pháp luôn là điều cần thiết đối với một tít báo. b) Sapô: Sapô (chapeau) theo tiếng Pháp có nghĩa là “cái mũ”. Thật vậy, nó có phần nào đó giống như cái mũ của một bài báo, xuất hiện sau phần tiêu đề và trước nội dung bài báo. Sapô thường là một văn bản hoàn chỉnh, bao gồm một câu hay một vài câu. Nó mang lại cho độc giả khái niệm chung nhất về đề tài của bài báo và thu hút sự chú ý của người đọc. Đặc thù của báo chí là một bài báo thường được viết trong vài giờ, được đọc trong vài phút và bị quên đi trong vòng 24 giờ sau đó (1). Vì thế, ngay từ phần lời dẫn, cần nhấn mạnh tính thời sự của các thông tin sẽ được phản ánh trong bài viết. Do đó ta thường bắt gặp các từ ngữ chỉ thời điểm như: “hôm nay”, “đang”, “gần đây”, “tháng trước”, “vừa mới”, “sắp”, “đang đến gần”, “cho tới thời điểm này”,… c) Nội dung bài báo: Đây luôn là trọng tâm của một bài báo, là phần mà người viết muốn thông qua để chuyển tải thông tin đến độc giả. Cho nên những lỗi cơ bản về mặt ngôn ngữ như ngữ pháp (câu, quan hệ từ,…) hay chính tả (viết tắt, viết hoa, đánh dấu sai…) cũng có thể làm cho bài báo bị sai lệch hoàn toàn về nội dung và mục đích, dẫn đến sự khó chịu cho người đọc. 4. Các lỗi sai thường thấy a) Viết sai các phụ âm hoặc nguyên âm: - Về phụ âm: Các lỗi sai hay gặp nhất là viết sai các phụ âm trong các cặp phụ âm đầu tr/ch, s/x, gi/d… _____________________________ (1) Theo cuốn “Những kỹ năng về sử dụng ngôn ngữ trong truyền thông đại chúng” - Hoàng Anh Ví dụ: viết đúng là “năng suất” lại thành “năng xuất”; “bổ sung” lại thành “bổ xung”, “giành huy chương” thành “dành huy chương”… - Về nguyên âm: Những lỗi sai về nguyên âm thường ít gặp hơn. Đa phần là do phát âm không chuẩn xác dẫn đến khi viết cũng sai theo. Ví dụ: “tuềnh toàng” bị viết sai thành “tuyềnh toàng”, “trừu tượng” thành “trìu tượng”,… Chúng ta có thể thấy “nhan nhản” trên các mặt báo những lỗi sai kiểu này, điển hình như: “Phong trào rộ lên bắt đầu từ những du học sinh từ nước ngoài về, những cậu ấm cô chiêu bắt trước dân nghiền qua phim ảnh.” (Đêm chơi của những cậu ấm cô chiêu; VNExpress, 29/12/2006) à Động từ “bắt chước” nghĩa là “làm theo một cách rập khuôn, máy móc” còn “bắt trước” thì không hề thấy trong từ điển, phải chăng nó mang hàm ý “không... bắt sau” ?! “14h30’ ngày 27/3, cơn lốc có kèm theo mưa đá đã tràn qua huyện miền núi Nam Đông trên diện rộng (Thừa Thiên Huế: Mưa lốc quấn bay 354 ngôi nhà, VietNamNet, 29/3/2005)” à Chữ này phải thay bằng "cuốn bay". Theo như giải thích trong từ điển Tiếng Việt có nghĩa là "kéo đi theo trên đà chuyển động mạnh". Có thể tác giả đã đồng nhất “cuốn” và “quấn” vì cách đọc của hai từ này là gần giống nhau. “Tôi viết về “chuyến đi định mệnh” của tôi để mong tìm gặp lại người mà tôi gọi là “quý nhân phù trợ” trong lúc xa cơ.” (Chuyến đi định mệnh; Thể thao & Văn hóa ngày 20/2/2009, trang 20) à Tra trong từ điển tiếng Việt chỉ có từ "sa cơ": rơi vào tình thế rủi ro, không may… không hề có từ "xa cơ". b) Lỗi sai về dấu thanh điệu: Có hai kiểu lỗi thường gặp về dấu thanh điệu, đó là: - Nhầm lẫn giữa dấu hỏi và dấu ngã, chủ yếu thường gặp trên các báo của các tỉnh miền Trung, miền Nam. Chẳng hạn “kỹ năng” được viết thành “kỷ năng”, “vẩn vơ” thành “vẫn vơ”. “nghĩ” thành “nghỉ”,… - Đánh sai vị trí dấu thanh điệu, điển hình như: “hoà” bị chuyển thành “hòa”, “thuỷ” thành “thủy”, “quí” thành “qúy”,… c) Lỗi về diễn đạt: Lỗi diễn đạt ở đây có thể hiểu là lỗi sai về tư duy logic. Nó khiến cho việc tiếp nhận thông tin của độc giả trở nên khó khăn nếu không muốn nói họ không thể hiểu được tác giả viết gì. Có thể chia những câu văn mắc phải lỗi này thành hai loại: - Những câu phản ánh không đúng thực tế khách quan: Thực tế khách quan có thể hiểu là những điều nằm trong tầm hiểu biết chung của toàn xã hội và người ta có thể kiểm tra tính xác thực của thông tin được biểu đạt qua ngôn từ của nhà báo. Lỗi sai về thực tế khách quan có thể do nhà báo không có kiến thức vững vàng về vấn đề mình định nêu, ví dụ: Cơ quan chức năng đã thu 17 quyển cổ phiếu phổ thông; mỗi quyển có 100 tờ cổ phiếu có mệnh giá từ 100 đến 200 cổ phần do chúng tự thiết kế, phát hành trị giá gần 100 tỷ đồng... (Bắt giữ người lừa đảo bán cổ phiếu trị giá 800 tỷ; VietnamNet dẫn tin TTXVN, 3/9/2006) Cổ phiếu của mỗi công ty có thể có mệnh giá khác nhau, và tính bằng tiền. Cổ phần là tỷ lệ vốn thể hiện qua cổ phiếu mà mỗi cổ đông nắm giữ trong một công ty, tại sao lại có thể biến thành mệnh giá của cổ phiếu ? - Câu thể hiện sai quan hệ ngữ nghĩa giữa các bộ phận cấu thành câu: Có thể liệt kê các loại câu sai quan hệ ngữ nghĩa như: + Sai quan hệ đối lập; + Sai quan hệ đối xứng; + Câu sai quy chiếu; + Câu mâu thuẫn với các câu khác bên cạnh nó; Một vài ví dụ: Lỗi sai quan hệ đối xứng: Tuy tác phẩm không cần phải dịch sang tiếng Thái hay tiếng Anh, nhưng người nhận giải được bố trí ở khách sạn nổi tiếng là Oriental Bangkok, đi máy bay khứ hồi của Thai Airways, hoặc các hãng quốc tế tương đương. (Nguyễn Ngọc Tư đoạt giải ASEAN: "Tôi thường treo thưởng cho mình bằng... tiền" - Thể Thao & Văn Hóa ngày 12/9/2008) Chỉ cần đọc qua thôi cũng đã thấy được lỗi sai của câu trên. Nội dung hai vế câu “Tuy…nhưng” không hề có một sự liên hệ nào về mặt ý nghĩa với nhau. Lỗi sai quy chiếu: Là bạn đọc thường xuyên, những năm qua báo Nhân Dân đã cung cấp cho tôi nhiều kiến thức bổ ích. (báo Nhân Dân) Điều vô lý ở đây là báo Nhân Dân không thể là bạn đọc của chính nó. Cần phải sửa như sau: Là bạn đọc thường xuyên, những năm qua tôi đã được báo Nhân Dân cung cấp nhiều kiến thức bổ ích. Trên đây là một số kiểu lỗi thường gặp trên mặt báo. Trong nhiều trường hợp, nó có thể gây ấn tượng xấu đối với độc giả và làm giảm uy tín của cả tờ báo. Chính vì vậy, vấn đề này cần được quan tâm hơn nữa bởi người viết cũng như những người làm công tác biên tập. 5. Một số điểm cần chú ý trong ngôn ngữ báo chí a) Viết tắt: Đối với các từ hay cụm từ được sử dụng lặp đi lặp lại trong một bài báo hay văn bản nói chung, viết tắt không chỉ tiết kiệm được thời gian và công sức mà còn giúp đáp ứng yêu cầu về trình bày (diện tích khổ báo hạn chế, đảm bảo sự hài hòa, cân xứng giữa các thành tố ngôn ngữ…). - Kiểu viết tắt phổ biến nhất hiện nay là viết các chữ cái đầu tiên của các âm tiết có trong tên gọi. Ví dụ: xã hội chủ nghĩa à XHCN; ủy ban nhân dân à UBND; Word Trade Organization à WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới);… + Kiểu viết tắt này chỉ được dùng cho các tên gọi được cấu tạo bởi các từ cùng một thứ tiếng, chủ yếu là tiếng Anh hay tiếng Việt. + Chỉ được sử dụng hình thức viết tắt trên sau khi đã viết dạng đầy đủ có kèm dạng tắt được đặt trong ngoặc đơn đứng ngay bên cạnh. Ví dụ: Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN), Đài Truyền hình Việt Nam (ĐTHVN),… + Không nên viết tắt theo kiểu trên ở tít. Trong trường hợp bất khả kháng, chỉ nên viết tắt những từ hay cụm từ xuất hiện với tần số cao trong giao tiếp mà hầu hết mọi người đều biết như XHCN, UBND, VTV, GDP,… - Kiểu viết tắt lược bớt các yếu tố theo xu hướng giữ lại ít nhất hai chữ cái trong mỗi âm tiết của tên gọi (trong đó thường có một chữ cái là ký hiệu ghi nguyên âm). Ví dụ: HABECO (Công ty Bia Hà Nội), VINATABA (Công ty Thuốc lá Việt Nam)… Đối với các tên gọi tiếng Anh, nếu bộ phận chính của tên (bộ phận giúp nhận diện được ngay đặc thù về phạm vi chức năng, lĩnh vực sản xuất hay kinh doanh của đối tượng dịch vụ có tên viết tắt) chỉ có một âm tiết thì trong nhiều trường hợp nó được giữ nguyên. VD: HABUBANK (Ngân hàng Xây dựng và Phát triển nhà Hà Nội), SILKTEXTCO (Công ty Xuất khẩu tơ tằm), FAFILM (Hãng Phim Việt Nam), VINAMILK (Công ty Sữa Việt Nam),… - Kiểu viết tắt thứ ba kết hợp một âm tiết của từ này với một âm tiết của từ khác để tạo nên một từ ghép mới rồi gán cho nó ý nghĩa của các từ nguyên gốc. Ví dụ: kiểm chứng = kiểm tra + chứng minh; khảo thí = khảo sát + thí nghiệm; tương thích = tương ứng + thích hợp;… Đây là kiểu viết tắt không nên sử dụng trong giao tiếp nói chung cũng như trong địa hạt báo chí vì nó gây nhiều trở ngại cho việc tiếp cận thông tin của công chúng. Thực tế cho thấy không ít người tỏ ra ngỡ ngàng khi bắt gặp những từ như: quan chiêm (quan sát + chiêm ngưỡng), điều nghiên (điều tra + nghiên cứu), cụ tỉ (cụ thể + tỉ mỉ),... Nếu cần thiết, chúng ta chỉ nên dùng những chữ tắt đã có sẵn, thường xuyên xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng và ý nghĩa của nó đã được mọi người chấp nhận. b) Viết hoa: Có một số quy tắc viết hoa cơ bản đã được thừa nhận và đang được sử dụng rộng rãi trong xã hội: - Viết hoa tên người: + Đối với tên người nước ngoài, chỉ cần viết hoa chữ cái đầu ở mỗi bộ phận của tên. Ví dụ: Vladimir Putin, Bill Clinton, Victo Hugo,… + Đối với tên người Việt Nam hay tên người nước ngoài được phiên âm qua Hán - Việt, chữ cái đầu của tất cả các âm tiết đều được viết hoa. Ví dụ: Nguyễn Huệ, Lê Lợi, Đỗ Phủ, Thành Cát Tư Hãn,… - Viết hoa tên địa lý: Tên địa lý được viết hoa giống tên người, ví dụ: Tên địa lý Việt Nam: Trường Sơn, Cửu Long, Hà Nội, Việt Bắc,… Tên địa lý nước ngoài: Paris, Berlin, Washington,… - Viết hoa tên các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội: Với tên các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội,…chúng ta viết hoa chữ cái đầu của âm tiết đầu tiên và các chữ cái đầu của các âm tiết đầu trong các từ nêu lên tính chất riêng biệt của tên. Ví dụ: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Sở Kế hoạch và Đầu tư,… - Viết hoa tu từ: Đây là hình thức dùng chữ viết hoa nhằm làm tăng màu sắc biểu cảm trong văn bản. Một số hình thức viết hoa tu từ phổ biến: + Những từ ngữ liên quan đến các đối tượng, sự kiện là niềm tự hào của dân tộc, đất nước.Ví dụ
Luận văn liên quan