Tiểu luận Nguyên lý sáng tạo áp dụng trong dịch vụ lưu trữ trực tuyến Dropbox

Thông qua những buổi giảng dạy và hướng dẫn của thầy Hoàng Kiếm, em được biết và hiểu hơn về cách vận dụng các nguyên tắc sáng tạo trong quá trình giải quyết các bài toán, vấn đề mang tính khoa học. Do đó, trong bài tiểu luận này, em xin trình bày các vấn đề trong sáng tạo và phân tích những thủ thuật sáng tạo được áp dụng trong dịch vụ lưu trữ và chia sẻ Dropbox. Hàng ngày, hầu hết chúng ta đều gặp trường hợp phải chép tập tin đang làm việc tại văn phòng vào USB để có thể đem về nhà chỉnh sửa tiếp. Trong trường hợp chúng ta quên đem USB thì khi về nhà sẽ không thể làm tiếp công việc. Trường hợp khác là khi chúng ta đang đi ngoài đường, khách hàng yêu cầu gởi báo cáo nhưng ta không đem máy tính theo, hoặc đang ngồi ở nhà nhưng cúp điện mà cần chuyển tài liệu gấp thì quả là một vấn đề lớn. Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ, các dịch vụ lưu trữ và chia sẻ trực tuyến ngày càng phát triển đã giúp chúng ta khắc phục được các vấn đề kể trên. Dropbox chính là một trong những dịch vụ đó. Dropbox cung cấp cho bạn 2GB miễn phí và một phần mềm miễn phí để giúp ta đồng bộ dữ liệu của mình. Phần mềm này chạy được trên Windows, Mac, Linux. Đồng thời cũng có thể sử dụng dropbox trên thiết bị di động như iPhone, Blackberry, Android, iPad. Nội dung của bài tiểu luận gồm 5 phần chính: I. Giới thiệu về Dropbox. II. Giới thiệu nguyên tắc sáng tạo của giáo sư Altshuller III. Các nguyên tắc sáng tạo ứng dụng trong Dropbox IV. Các hướng cải tiến dựa trên nguyên tắc sáng tạo V. Kết luận

pdf31 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2196 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Nguyên lý sáng tạo áp dụng trong dịch vụ lưu trữ trực tuyến Dropbox, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN ---------- BÀI TIỂU LUẬN Đề tài: “Nguyên lý sáng tạo áp dụng trong dịch vụ lưu trữ trực tuyến Dropbox” Môn học: Phương pháp nghiên cứu khoa học Giảng viên hướng dẫn: GS.TSKH Hoàng Kiếm Học viên thực hiện: Tô Gia Diệu Mã số học viên: 12 11 013 Lớp: Cao học CNTT khóa 22 Tp.HCM, 11/2012 1 MỤC LỤC MỤC LỤC .................................................................................................................................. 1 LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................................. 3 I. Giới thiệu dịch vụ Dropbox ................................................................................................. 4 1. Giới thiệu ......................................................................................................................... 4 2. Lịch sử hình thành ........................................................................................................... 5 3. Công nghệ ........................................................................................................................ 7 4. Các tính năng ................................................................................................................... 8 a. Đồng bộ hóa dữ liệu ..................................................................................................... 8 b. Chia sẻ tập tin ............................................................................................................... 8 c. Sao lưu trực tuyến ........................................................................................................ 9 d. Kết nối web .................................................................................................................. 9 e. An toàn & Bảo mât ...................................................................................................... 9 f. Kết nối các thiết bị di động ........................................................................................ 10 g. Tiện ích mở rộng ........................................................................................................ 10 II. Giới thiệu nguyên tắc sáng tạo của giáo sư Altshuller .................................................. 11 1. Khoa học sáng tạo .......................................................................................................... 11 2. Mức độ sáng tạo ............................................................................................................. 13 3. Nguyên tắc sáng tạo ....................................................................................................... 14 III. Ứng dụng nguyên tắc sáng tạo trong Dropbox .............................................................. 16 1. Nguyên tắc phân nhỏ ..................................................................................................... 16 2. Nguyên tắc tách khỏi ..................................................................................................... 17 3. Nguyên tắc phẩm chất cục bộ ........................................................................................ 18 4. Nguyên tắc kết hợp ........................................................................................................ 19 5. Nguyên tắc sao chép ...................................................................................................... 19 6. Nguyên tắc vạn năng...................................................................................................... 21 7. Nguyên tắc chứa trong ................................................................................................... 21 8. Nguyên tắc dự phòng ..................................................................................................... 21 9. Nguyên tắc đảo ngược ................................................................................................... 22 10. Nguyên tắc linh động ................................................................................................. 22 2 11. Nguyên tắc giải thiếu hoặc thừa ................................................................................. 23 12. Nguyên tắc liên tục tác động có ích ........................................................................... 23 13. Nguyên tắc quan hệ phản hồi ..................................................................................... 24 14. Nguyên tắc sử dụng trung gian .................................................................................. 24 15. Nguyên tắc tự phục vụ ............................................................................................... 24 16. Nguyên tắc phân hủy .................................................................................................. 25 17. Nguyên tắc rẻ thay cho đắt ......................................................................................... 25 18. Nguyên tắc thay đổi màu sắc ..................................................................................... 26 19. Nguyên tắc thay thế sơ đồ cơ học .............................................................................. 26 IV. Hướng cải tiến dựa trên các nguyên tắc sáng tạo .......................................................... 27 1. Trộn các tập tin phiên bản với nhau............................................................................... 27 2. Xây dựng hệ thống thư viện (thư viên sách, ảnh, nhạc, phim...) ................................... 27 3. Hỗ trợ phân loại tập tin .................................................................................................. 27 4. Hỗ trợ tìm kiếm bằng hình ảnh, giọng nói, bài hát ........................................................ 28 5. Thống kê thao tác người dùng để cải thiện giao diện cho từng người ........................... 28 V. Kết luận .......................................................................................................................... 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 30 3 LỜI MỞ ĐẦU Thông qua những buổi giảng dạy và hướng dẫn của thầy Hoàng Kiếm, em được biết và hiểu hơn về cách vận dụng các nguyên tắc sáng tạo trong quá trình giải quyết các bài toán, vấn đề mang tính khoa học. Do đó, trong bài tiểu luận này, em xin trình bày các vấn đề trong sáng tạo và phân tích những thủ thuật sáng tạo được áp dụng trong dịch vụ lưu trữ và chia sẻ Dropbox. Hàng ngày, hầu hết chúng ta đều gặp trường hợp phải chép tập tin đang làm việc tại văn phòng vào USB để có thể đem về nhà chỉnh sửa tiếp. Trong trường hợp chúng ta quên đem USB thì khi về nhà sẽ không thể làm tiếp công việc. Trường hợp khác là khi chúng ta đang đi ngoài đường, khách hàng yêu cầu gởi báo cáo nhưng ta không đem máy tính theo, hoặc đang ngồi ở nhà nhưng cúp điện mà cần chuyển tài liệu gấp thì quả là một vấn đề lớn. Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ, các dịch vụ lưu trữ và chia sẻ trực tuyến ngày càng phát triển đã giúp chúng ta khắc phục được các vấn đề kể trên. Dropbox chính là một trong những dịch vụ đó. Dropbox cung cấp cho bạn 2GB miễn phí và một phần mềm miễn phí để giúp ta đồng bộ dữ liệu của mình. Phần mềm này chạy được trên Windows, Mac, Linux. Đồng thời cũng có thể sử dụng dropbox trên thiết bị di động như iPhone, Blackberry, Android, iPad... Nội dung của bài tiểu luận gồm 5 phần chính: I. Giới thiệu về Dropbox. II. Giới thiệu nguyên tắc sáng tạo của giáo sư Altshuller III. Các nguyên tắc sáng tạo ứng dụng trong Dropbox IV. Các hướng cải tiến dựa trên nguyên tắc sáng tạo V. Kết luận Mặc dù đã cố gắng hoàn thành bài tiểu luận trong phạm vi và khả năng, nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự góp ý và chỉ bảo của Thầy. Em xin chân thành cảm ơn thầy Hoàng Kiếm đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn để em hoàn thành bài tiểu luận này. 4 I. Giới thiệu dịch vụ Dropbox 1. Giới thiệu Dropbox là dịch vụ lưu trữ dữ liệu trực tuyến do công ty Dropbox phát triển. Phiên bản đầu tiên được phát hành vào tháng 12 năm 2008. Dropbox cung cấp các chức năng chính như trong Hình 1: Dịch vụ lưu trữ dữ liệu trực tuyến bằng công nghệ điện toán đám mây, khả năng đồng bộ theo thời gian thực và tự động thực hiện sao lưu dữ liệu, các phần mềm máy khách cho các hệ điều hành khác nhau như: Microsoft Windows, Apple Mac OS X, Apple iOS, Linux, Google Android, BlackBerry OS và các trình duyệt web. Hình 1 Mô hình hoạt động của Dropbox Dropbox cho phép người dùng tạo một thư mục đặc biệt trên các máy tính khác nhau và Dropbox sử dụng thư mục đặc biệt này để đồng bộ hóa dữ liệu. Khi người dùng đặt các tập tin vào trong thư mục Dropbox trên một máy tính nào đó thì ngay lập tức, chúng sẽ xuất hiện trên bất kì các thiết bị khác (máy tính hay thiết bị di động) mà đã được cài đặt sẵn phần mềm và tài khoản Dropbox của người dùng. Các tập tin của người dùng khi được đưa vào thư mục Dropbox sẽ được Dropbox sao chép và lưu trữ trên các máy chủ an toàn của họ nên người dùng cũng có thể truy cập vào chúng từ bất kì các máy tính hoặc các thiết bị di động khác của người dùng thông qua trang web của Dropbox. 5  Với Dropbox, các tập tin của người dùng luôn được đồng bộ hóa Giả sử chúng ta đang chỉnh sửa một tài liệu ở nhà. Ngay sau khi nhấn vào nút “Save”. Dropbox sẽ tự động đồng bộ hóa tài liệu đó với các thiết bị khác của chúng ta một cách tự động.  Dropbox cho phép người dùng chia sẻ tập tin một cách dễ dàng Chúng ta có thể dễ dàng chia sẻ toàn bộ thư mục hoặc các thư viện ảnh của mình bằng cách đặt các thư mục muốn chia sẻ vào trong Dropbox rồi sau đó, gửi e- mail mời những người mà mình muốn chia sẻ thư mục đó. Chúng ta cũng có thể gửi liên kết tải của những tập tin có trong Dropbox của mình cho người khác.  Với Dropbox, sao lưu trực tuyến là tự động Bất kì các tập tin nào được đặt vào trong thư mục Dropbox sẽ được tự động sao lưu vào máy chủ. Nên dù máy tính cá nhân có bị hư thì các dữ liệu của người dùng vẫn sẽ được lưu trữ an toàn trên Dropbox và có thể phục hồi lại vào bất kì thời điểm nào.  Dropbox cho phép quay trở lại quá khứ để khôi phục những dữ liệu bị xóa hoặc bị thay đổi Mỗi khi lưu một tập tin nào đó vào Dropbox, Dropbox sẽ đồng bộ nó với máy chủ. Dropbox lưu giữ lại lịch sử của những lần thay đổi để người dùng có thể hoàn tác lại bất kỳ sai lầm và thậm chí lấy lại được các tập tin đã bị xóa. Theo mặc định, Dropbox giữ lịch sử trong vòng 30 ngày. 2. Lịch sử hình thành Người sáng lập Dropbox, Drew Houston nảy sinh ra ý tưởng sau nhiều lần để quên ổ đĩa di động của mình khi ông còn là sinh viên tại MIT. Các dịch vụ lưu trữ khi đó thường gặp các vấn đề như: Độ trễ của mạng, tập tin lớn, lỗi...Từ đó, ông quyết định làm 1 dịch vụ cho riêng mình, nhưng sau đó ông nhận ra rằng nhiều người cũng gặp phải vấn đề như mình [1]. Do đó, Houston quyết định thành lập công ty Dropbox vào 6/2007. Và dịch vụ Dropbox chính thức ra mắt tại hội nghi công nghệ TechCrunch50 năm 2008 [2]. 6 Tháng 5 năm 2011, Dropbox đã hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ di động ở Nhật là Softbank và Sony Ericsson. Theo đó, Dropbox sẽ cài đặt sẵn phần mềm máy khách trên các thiết bị di động của họ [3]. Tháng 10 năm 2011, Dropbox đã có hơn 50 triệu người sử dụng. Theo báo cáo của OPSWAT vào tháng 12 năm 2011, Dropbox chiếm 14.14% thị phần trong lĩnh vực ứng dụng sao lưu [4]. Hình 2 Phân bổ thị phần ứng dụng sao lưu năm 2011 Tháng 4/2012, Dropbox công bố 1 tính năng mới cho phép tự động tải lên hình ảnh hoặc video từ máy ảnh, máy tính bảng, thẻ nhớ SD hoặc điện thoại thông minh. Người dùng sẽ được cung cấp thêm 3 GB không gian để lưu trữ các bức ảnh và video được tải lên. Đây được xem như là một động thái chống lại sự phát triển của Google Drive của Google và SkyDrive của Microsoft. 7 26/9/2012, Facebook và Dropbox tích hợp với nhau cho phép nhóm người dùng chia sẻ tập tin trên Facebook Groups sử dụng hệ thống lưu trữ đám mây của Dropbox. Tính năng này không thay thế cho chức năng upload sẵn có của Facebook mà thêm vào nó bất kỳ tập tin nào đã được tải lên trong tài khoản lưu trữ của Dropbox [5]. 12/11/2012, Dropbox thông báo đã đạt 100 triệu người sử dụng [6]. 3. Công nghệ Máy chủ Dropbox và phần mềm máy khách chủ yếu được viết bằng ngôn ngữ Python. Riêng phần mềm máy khách sử dụng thêm các công cụ giao diện như wxWidgets và Cocoa. Các thư viện Python cần thiết cũng được sử dụng như: Twisted, ctypes, và pywin32. Mày khách Dropbox cho phép người dùng thả bất kỳ tập tin nào vào thư mục được chỉ định. Sau đó, tập tin này sẽ được đồng bộ đến dịch vụ internet của Dropbox và đến bất kỳ thiết bị hay máy tính khác của người dùng. Người dùng cũng có thể tải lên các tập tin 1 cách thủ công thông qua trình duyệt web [7]. Vì chức năng của Dropbox như 1 dịch vụ lưu trữ, nên nó tập trung vào chức năng đồng bộ hóa và chia sẻ. Nó hỗ trợ truy vết lịch sử sửa đổi, nên các tập tin đã bị xóa từ thư mục Dropbox có thể được phục hồi từ bất kỳ máy tính được đồng bộ. Dropbox hỗ trợ kiểm soát phiên bản của nhiều người dùng, cho phép nhóm người dùng có thể chỉnh sửa tập tin mà không bị trường hợp ghi đè tập tin lên nhau. Các phiên bản mặc định được lưu trong 30 ngày với số lượng vô hạn. Việc quản lý phiên bản được kết hợp với việc sử dụng công nghệ mã hóa delta. Khi một tập tin trong thư mục Dropbox bị thay đổi, Dropbox chỉ tải lên các phần của tập tin bị thay đổi khi đồng bộ. Dropbox vẫn đang sử dụng hệ thống lưu trữ của Amazon’s Simple Storage Service để lưu trữ tập tin. Mặc dù Houston đã tuyến bố rằng Dropbox có thể chuyển đổi một nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ khác trong tương lai. Dropbox cũng sử dụng truyền tải SSL cho việc đồng bộ và lưu trữ dữ liệu thông qua mã hóa AES-256. 8 4. Các tính năng a. Đồng bộ hóa dữ liệu Dropbox cho phép đồng bộ hóa các dữ liệu lưu trữ trực tuyến với máy tính  2GB dung lượng lưu trữ trực tuyến miễn phí, 100GB dung lượng lưu trữ trực tuyến cho khách hàng trả phí.  Đồng bộ hóa tất cả các thể loại và kích thước của tập tin.  Đồng bộ hóa cho các máy tính sử dụng hệ điều hành Windows, Mac và Linux  Tự động đồng bộ hóa khi có sự thay đổi được phát hiện.  Làm việc với các tập tin trên Dropbox ngay cả khi đang offline. Các dữ liệu sẽ được đồng bộ hóa ngay sau khi kết nối Internet được thiết lập lại.  Đồng bộ hóa hiệu quả – Khi có sự thay đổi nào đó, Dropbox sẽ chỉ đồng bộ hóa phần bị thay đổi, không đồng bộ hóa tất cả dữ liệu – giúp tiết kiệm thời gian.  Không lấn chiếm quá nhiều băng thông kết nối internet, có thể điều chỉnh giới hạn của băng thông bằng thủ công. b. Chia sẻ tập tin Chia sẻ các tập tin 1 cách đơn giản và có thể hoàn thành chỉ với vài nhấn chuột  Shared folders cho phép một vài người có thể sử dụng chung các tập tin có trong thư mục đó để làm việc nhóm.  Người dùng có thể ngay lập tức thấy được sự thay đổi của các tập tin do người khác trong nhóm thay đổi.  Một thư mục “Public” cho phép liên kết trực tiếp tới các tập tin trong Dropbox của người dùng.  Kiểm soát những người có thể truy cập vào các Shared folders (bao gồm cả khả năng để trục xuất người đó ra và loại bỏ các tập tin chia sẻ từ máy tính của họ).  Tự động tạo phòng trưng bày ảnh trực tuyến từ các thư mục hình ảnh trong Dropbox của người dùng. 9 c. Sao lưu trực tuyến  Tự động sao lưu các tập tin của người dùng.  Khôi phục lại các tập tin và thực mục bị xóa.  Khôi phục lại các phiên bản trước đó của tập tin của người dùng.  30 ngày để quay trở về lịch sử, không giới hạn cho các tài khoản trả phí. d. Kết nối web Một phiên bản sao chép các tập tin của người dùng sẽ được lưu trữ lại tại máy chủ của Dropbox. Điều này cho phép người dùng truy cập vào chúng từ bất kì máy tính hay các thiết bị di động khác của bạn một cách dễ dàng.  Thao tác với các tập tin giống y như đang làm việc trên máy tính– chỉnh sửa, xóa, đổi tên, di chuyển…  Hỗ trợ hộp tìm kiếm tập tin trên Dropbox.  “Recent Events” cho phép theo dõi các hoạt động gần đây nhất trên Dropbox.  Tạo shared folders và mời những người xung quanh cùng sử dụng nó.  Khôi phục lại các phiên bản trước của tập tin hoặc các tập tin đã bị xóa.  Xem phòng trưng bày ảnh trực tuyến đã được tạo tự động từ những bức ảnh trong Dropbox. e. An toàn & Bảo mât Dropbox đảm bảo nghiêm túc sự an ninh cũng như tính bảo mật cho các tập tin  Các Shared folder sẽ chỉ xem được khi bạn là người được mời sử dụng.  Tất cả quá trình truyền tải dữ liệu tập tin và siêu dữ liệu sẽ được thực hiện trong một kênh được mã hóa (SSL).  Tất cả các tập tin được lưu trữ trên các máy chủ của Dropbox sẽ được mã hoá (AES-256) và không thể tiếp cận được nếu không có mật khẩu.  Trang web và phần mềm của Dropbox được bảo vệ vững chắc nhằm chống lại các cuộc tấn công từ tin tặc. 10  Các nhân viên của Dropbox không thể xem được bất kì các tập tin nào của người sử dụng.  Kết nối trực tuyến đến các tập tin yêu cầu tên đăng nhập và mật khẩu.  Các tập tin “Public” chỉ có thể xem được bởi những người có liên kết của tập tin đó. Các thư mục “Public” không có khả năng duyệt hoặc tìm thấy bởi những công cụ tìm kiếm f. Kết nối các thiết bị di động Ứng dụng Dropbox miễn phí cho iOS và Android cho phép người dùng:  Xem các tập tin trong ứng dụng Dropbox.  Tải các tập tin về để xem offline.  Chụp ảnh và quay phim và đồng bộ hóa chúng với Dropbox.  Chia sẻ các liên kết và tập tin có trong Dropbox.  Đồng bộ hóa các tập tin đã được tải về để chúng được cập nhật.  Cung cấp phiên bản web dành riêng cho thiết bị di động: g. Tiện ích mở rộng - Tiện ích mở rộng cho dịch vụ trên web.  SendToDropbox: Cho phép người dùng gửi tập tin đến tài khoản Dropbox của họ thông qua e-mail.  BackupBox: Cho phép sao lưu trực tuyến FTP, Git, MySQL, và các dịch vụ khác vào tài khoản Dropbox. - Tiện ích mở rộng cho ứng dụng máy khách.  MacDropAny: Cho phép người dùng đồng bộ bất kỳ thư mục nào trên máy tính của họ với Dropbox. - Tiện ích mở rộng cho trình duyệt.  CloudHQ: Cho phép người dùng đồng bộ Google Docs với các tập tin trong Dropbox và có thể tùy chỉnh văn bản trong Dropbox ngay trên trình duyệt. 11 II. Giới thiệu nguyên tắc sáng tạo của giáo sư Altshuller Trong phần này, em xin trình bày một số ý và khái niệm quan trọng trong bộ sách “Sáng tạo và đổi mới” của tác giả Phan Dũng [8] [9] sau khi đã tìm hiểu. 1. Khoa học sáng tạo Bộ sách “Sáng tạo và đổi mới” của tác giả Phan Dũng trình bày quan điểm về sáng tạo của G.S. Altshuller - tác giả của lý thuyết giải các bài toán sáng chế (viết tắt khi chuyển sang ký tự Latinh là TRIZ) và những đóng góp, thu hoạch của bản thân tác giả sau nhiều năm nghiên cứu, giảng dạy về sáng tạo. Theo tác giả, Phương pháp luận sáng tạo và đổi mới là hệ thống các công cụ dùng để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống, là hệ thống các phương pháp để biến đổi thông tin thành tri thức, tri thức đã biết thành tri thức mới. Tác giả đã đưa ra quan niệm về sáng tạo. Sáng tạo là hoạt động tạo ra bất kỳ cái gì có đồng thời tính mới và tính ích lợi. Tính mới được hiểu là bất kỳ sự khác biệt nào của đối tượng cho trước so với đối tượng tiền thân của nó. Tính ích lợi do tính mới tạo ra có thể rất đa dạng như tăng năng suất, hiệu quả, tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng, giảm giá thành, có thêm chức năng mới, sử dụng thuận tiện hơn… Vấn đề (hay bài toán) là tình huống mà ở đó người giải biết mục đích cần đạt, nhưng chưa biết cách đạt đến mục đích hoặc chưa biết cách tối ưu đạt đến mục đích trong một số cách đã biết. Vì vậy, vấn đề có thể là câu hỏi chưa có câu trả lời, lựa chọn nghề nghi