Tiểu luận Nhóm vật liệu sinh học trong nhãn khoa và bài tiết

Sự tiếp xúc của hệ miễn dịch với kháng nguyên lạ làm tăng cường đáp ứng với kháng nguyên đó khi nó xâm nhập cơ thể các lần sau. Đáp ứng các lần lặp lại về sau đối với một kháng nguyên đư ợc gọi là đáp ứng miễn dịch thứ cấp. Đáp ứng này thường nhanh hơn, mạnh hơn và khác về chất so với đáp ứng sơ cấp khi cơ thể tiếp xúc kháng nguyên lần đầu tiên. Nhớ miễn dịch có được một phần là do cứ mỗi lần tiếp xúc với cơ thể thì kháng nguyên mở rộng clôn lymphô đặc hiệu cho kháng nguyên đó. Đồng thời, sự kích thích tế bào lymphô nguyên vẹn của kháng nguyên tạo ra các tế bào nhớ tồn tại lâu dài. Tế bào nhớ có tính chất đặc biệt làm cho chúng loại bỏ kháng nguyên hiệu quả hơn so với tế bào lymphô nguyên vẹn. Ví dụ, tế bào lymphô B nhớ sản xuất kháng thể liên kết với kháng nguyên với ái lực mạnh hơn so với tế bào B chưa từng tiếp xúc với kháng nguyên đó. Tế bào T nhớ cũng có khả năng trở về nơi nhiễm trùng nhanh hơn tế bào T nguyên vẹn (tức chưa từng tiếp xúc kháng nguyên).

pdf26 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2178 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Nhóm vật liệu sinh học trong nhãn khoa và bài tiết, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHÓM 11:VLSH TRONG NHÃN KHOA VÀ BÀI TIẾT -1- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG…………………….  TIỂU LUẬN Nhóm vật liệu sinh học trong nhãn khoa và bài tiết NHÓM 11:VLSH TRONG NHÃN KHOA VÀ BÀI TIẾT -2- 1.ĐÁP ỨNG MIỄM DỊCH ĐẶC HIỆU: 1.1 Khái niệm: Miễn dịch đặc hiệu (specific immunity) hay miễn dịch thu được (aquired immunity) là loại đề kháng của cơ thể được kích thích bởi các vi sinh vật xâm nhập vào các mô. Như vậy kiểu đáp ứng này là để thích ứng với sự có mặt của các vi sinh vật khi chúng đã xâm nhập vào cơ thể. 1.2 Đặc tính chung của miễn dịch đặc hiệu: 1.2.1. Tính đặc hiệu và đa dạng Đáp ứng miễn dịch đặc hiệu cho từng kháng nguyên khác nhau và cả ngay cho từng thành phần cấu trúc của kháng nguyên như protein, polysaccharide hoặc đại phân tử (Hình 1.4). Những thành phần này của kháng nguyên được gọi là quyết định kháng nguyên hay epitop. Tính đặc hiệu này có được là nhờ trên màng của các tế bào lymphô riêng lẻ có những thụ thể riêng để nhận diện những cấu trúc kháng nguyên khác nhau. Trong cơ thể được gây miễn dịch có nhiều clôn tế bào lymphô với tính đặc hiệu khác nhau tồn tại, chúng có thể nhận diện và đáp ứng lại tất cả kháng nguyên ngoại lai. Khái niệm này là nền tảng của lý thuyết chọn clôn mà chúng ta sẽ đề cập đến về sau này. NHÓM 11:VLSH TRONG NHÃN KHOA VÀ BÀI TIẾT -3- 1.2.2. Nhớ miễn dịch Sự tiếp xúc của hệ miễn dịch với kháng nguyên lạ làm tăng cường đáp ứng với kháng nguyên đó khi nó xâm nhập cơ thể các lần sau. Đáp ứng các lần lặp lại về sau đối với một kháng nguyên được gọi là đáp ứng miễn dịch thứ cấp. Đáp ứng này thường nhanh hơn, mạnh hơn và khác về chất so với đáp ứng sơ cấp khi cơ thể tiếp xúc kháng nguyên lần đầu tiên. Nhớ miễn dịch có được một phần là do cứ mỗi lần tiếp xúc với cơ thể thì kháng nguyên mở rộng clôn lymphô đặc hiệu cho kháng nguyên đó. Đồng thời, sự kích thích tế bào lymphô nguyên vẹn của kháng nguyên tạo ra các tế bào nhớ tồn tại lâu dài. Tế bào nhớ có tính chất đặc biệt làm cho chúng loại bỏ kháng nguyên hiệu quả hơn so với tế bào lymphô nguyên vẹn. Ví dụ, tế bào lymphô B nhớ sản xuất kháng thể liên kết với kháng nguyên với ái lực mạnh hơn so với tế bào B chưa từng tiếp xúc với kháng nguyên đó. Tế bào T nhớ cũng có khả năng trở về nơi nhiễm trùng nhanh hơn tế bào T nguyên vẹn (tức chưa từng tiếp xúc kháng nguyên). 1.2.3. Chuyên môn hoá Hệ thống miễn dịch đáp ứng một cách đặc biệt và khác nhau đối với từng vi sinh vật sao cho có thể tạo hiệu quả tối đa cho cơ chế đề kháng. Như vậy, miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào được hình thành một cách khác nhau dưới sự kích thích của những loại vi sinh vật khác nhau hoặc các giai đoạn nhiễm trùng khác nhau (ngoại bào và nội bào) của một vi sinh vật để bảo vệ cơ thể chủ chống lại loại vi sinh vật đó vào giai đoạn nhiễm trùng đó. Và ngay trong từng kiểu miễn dịch dịch thể hay tế bào thì bản chất của kháng thể hay tế bào T được tạo ra cũng khác nhau tuìy loại vi sinh vật kích thích. 1.2.4. Tự giới hạn Tất cả đáp ứng miễn dịch bình thường sẽ phai nhạt dần theo thời gian để trả lại hệ miễn dịch ở trạng thái nghỉ ban đầu, tình trạng này gọi là hằng định nội môi (homeostasis). Tình trạng cân bằng dịch thể được duy trì chủ yếu là vì đáp ứng miễn dịch được khởi động bởi kháng nguyên và nhắm đến loại trừ kháng nguyên, và như vậy tức là loại trừ nguyên nhân gây hoạt hoá tế bào lymphô. Ngoài ra, kháng nguyên và đáp ứng miễn dịch còn kích thích cơ chế điều hoà nhằm ức chế chính đáp ứng này. 1.2.5. Không phản ứng với bản thân Một trong những tính chất quan trọng của hệ miễn dịch của người bình thường là khả năng nhận biết, đáp ứng và loại bỏ kháng nguyên lạ (không phải của bản thân) và không phản ứng lại để gây hại cho cơ thể (bản thân). Tính chất không đáp ứng miễn dịch này còn được gọi là dung nạp. Dung nạp đối với kháng nguyên bản thân, tức tự dung nạp, được duy trì bởi nhiều cơ chế. Những cơ chế này bao gồm loại bỏ tế bào lymphô có mang thụ thể đặc hiệu cho kháng nguyên bản thân và cho phép tế bào lymphô tiêu diệt các kháng nguyên tự thân có khả năng tạo ra phản ứng chống lại bản thân.Những bất thường về khả năng tự dung nạp có thể dẫn đến đáp ứng miễn dịch đối NHÓM 11:VLSH TRONG NHÃN KHOA VÀ BÀI TIẾT -4- với kháng nguyên bản thân (tự kháng nguyên) và hình thành các bệnh tự miễn. Các tính chất trên đây của miễn dịch thu được rất cần thiết để duy trì chức năng đề kháng bình thường của cơ thể chủ. 1.3 Các giai đoạn của đáp ứng miễn dịch đặc hiệu: Quá trình đáp ứng miễn dịch thu được có thể chia thành nhiều giai đoạn khác nhau: nhận diện kháng nguyên, hoạt hoá tế bào lymphô, và giai đoạn hiệu quả (loại trừ kháng guyên). Sau đó là sự trở lại hằng định nội môi và duy trì tính nhớ miễn dịch (Hình 1.6). Tất cả đáp ứng miễn dịch đều được khởi đầu bằng nhận diện kháng nguyên đặc hiệu. Sự nhận diện này dẫn đến hoạt hoá tế bào lymphô và sau đó là hình thành các cơ chế hiệu quả để làm chức năng loại bỏ kháng nguyên. Sau khi kháng nguyên được loại bỏ, đáp ứng miễn dịch dịu đi và trở lại tình trạng hằng định nội môi. Hình 1.6. Các giai đoạn của đáp ứng miễn dịch thu được 1.4 Phát hiện kháng nguyên, kháng thể: 1.4.1 Nhận diện kháng nguyên Mỗi cá thể sở hữu một lượng tế bào lymphô với rất nhiều clôn khác nhau. Mỗi clôn mang sẵn những yếu tố để nhận diện và đáp ứng với một quyết định kháng nguyên nhất định. Khi kháng nguyên xâm nhập cơ thể nó tìm đến clôn lymphô tương ứng và hoạt hoá nó. Quan niệm cơ bản này được gọi là thuyết chọn clôn (clonal selection hypothesis), lần đầu tiên được Niels Jerne đưa ra vào năm 1955 và được Macfarlane Burnet làm sáng tỏ vào năm 1957. Đây là giả thuyết giải thích tại sao hệ thống miễn dịch lại có thể đáp ứng với một số lượng rất lớn các loại kháng nguyên khác nhau. Theo giả thuyết này, các clôn lymphô đặc hiệu kháng nguyên đã có sẵn trong cơ thể NHÓM 11:VLSH TRONG NHÃN KHOA VÀ BÀI TIẾT -5- trước khi tiếp xúc với kháng nguyên. Những tế bào trong cùng clôn mang thụ thể kháng nguyên giống hệt nhau và khác với tế bào của clôn khác. Mặc dù rất khó để xác định giới hạn trên của số lượng quyết định kháng nguyên mà hệ miễn dịch của một cá thể động vật có vú có thể nhận diện được, nhưng người ta thường cho rằng con số này là vào khoảng từ 107 đến 109. Đây là con số ước lượng hợp lý đối với số lượng protein thụ thể kháng nguyên được sản xuất và do đó người ta cho rằng số lượng clôn tế bào lymphô hiện diện trong cơ thể cũng như thế. Kháng nguyên lạ sẽ tương tác với clôn tế bào lymphô đặc hiệu cho kháng nguyên đó tồn tại sẵn trong mô lymphô để tạo ra đáp ứng miễn dịch. Hình 1.7. Thuyết chọn clôn Mỗi kháng nguyên (x hoặc y) chọn một clôn lymphô đặc hiệu đã có sẵn và kích thích sự tăng sinh, biệt hoá của clôn đó. Sơ đồ này chỉ trình bày quá trình lymphô B phát triển thành tế bào hiệu quả và tiết ra kháng thể, nhưng nguyên lý này cũng áp dụng cho cả tế bào T. Những nguyên lý cơ bản của thuyết chọn clôn đã dần được chứng minh một cách thuyết phục qua nhiều thí nghiệm và tạo nên nền tảng cho quan niệm hiện nay về sự nhận diện kháng nguyên của tế bào lymphô đặc hiệu. NHÓM 11:VLSH TRONG NHÃN KHOA VÀ BÀI TIẾT -6- 1.4.2 Phát hiện kháng thể Để đánh giá một bệnh nhân có sản xuất kháng thể chống lại một vật lạ (như vật ghép) hay không, bệnh nhân cần được lấy và kiểm tra mẫu máu, sau đó kết quả được so sánh với nhóm đối chứng. Chọn lựa đối chứng thích hợp là một vấn đề lớn. Quy trình kiểm tra yêu cầu một đối chứng dương đã biết (thường khó để đạt được một đánh giá đáp ứng với vật ghép), và một đối chứng âm đã biết (thường là nước muối, môi trường nuôi cấy mô hoặc huyết thanh bò, ngựa dùng trong nuôi cấy mô). Các mẫu đối chứng cho bệnh nhân được thu nhận từ các cá thể bình thường không ghép và không bệnh, các cá thể bị bệnh (ví dụ viêm khớp) nhưng không ghép (ví dụ thay thế khớp toàn bộ), các cá thể ghép và không có trục trặc, các cá thể đã được chẩn đoán ghép thất bại. Các kết quả cần được phân tích để chắc chắn liệu kháng thể có tăng ở bệnh nhân hay không và liệu sự hiện diện của kháng thể có liên quan đến sự thất bại vật ghép hay không. Thử nghiệm phổ biến nhất dựa trên sự cố định kháng nguyên vào một bề mặt rắn như là polystyren. Quy trình chung được chỉ ra trong Hình 1 Phát hiện kháng thể gắn bằng cách sử dụng enzym (thử nghiệm EIA hoặc ELISA) hay một kháng thể đánh dấu đồng vị phóng xạ (RIA). 1.5 Đáp ứng miễn dịch của người với các vật liệu 1.5.1 Nhựa Vật liệu nhựa được dùng để chế tạo găng, bao cao su… là cao su (elastomer) trích từ thực vật. Dị ứng với nhựa thường là loại I (đáp ứng qua trung gian IgE) với Hình 1: Thử nghiệm miễn dịch chuẩn. Một kháng nguyên được cố định với một giá thể rắn và gắn với một kháng thể đặc hiệu trong dung dịch. Kháng thể gắn kết được phát hiện nhờ gắn với một kháng thể thứ cấp được đánh dấu (enzym, đồng vị…) NHÓM 11:VLSH TRONG NHÃN KHOA VÀ BÀI TIẾT -7- phản ứng tức thì (trong vòng vài phút) có thể đe dọa sự sống. Tuy nhiên, nhựa không được sử dụng để chế tạo vật liệu ghép trong thời gian dài nên các đáp ứng thời gian dài không được chú ý. 1.5.2 Collagen Collagen được thu nhận từ các nguồn vật liệu tự nhiên như da, mô bò… Đây là một protein ngoại lai nên nó có khả năng kích thích nhiều đáp ứng miễn dịch. Các kháng thể của lớp IgE, IgM, IgG và các đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào đã được quan sát. Phòng ngừa quan trọng là loại bỏ càng nhiều vật liệu ngoại lai càng tốt. Do collagen của các loài động vật có vú có cấu trúc tương tự nên có thể loại bỏ các protein nhiễm và để lại vật liệu không sinh dị ứng. Xử lý hóa học và khâu mạch collagen có thể làm giảm tính sinh kháng nguyên. Các sản phẩm collagen cần được đánh giá cẩn thận về khả năng khởi động các đáp ứng miễn dịch. 1.5.3 Các polymer tổng hợp Các vật liệu này dựa trên nền tảng các thành phần carbon, hydro, nitơ và oxy tạo nên hệ sinh học. Do đó việc tạo ra các vật liệu có tính kháng nguyên là không thể xảy ra. Tuy nhiên, một số vật liệu polymer có nửa hóa học là đáng quan tâm như polysiloxane (silicone elastomer), polyurethane, poly(methyl)methacrylate…. 2. ỨNG DỤNG VẬT LIỆU SINH HỌC TRONG NHÃN KHOA 2.1 Kính áp tròng : 2.1.1 Định nghĩa Kính áp tròng là loại thấu kính được đặt vào giác mạc của mắt, nhằm mục đích sửa chữa hay thẩm mĩ. Chúng là vật liệu quang học truyền ánh sáng khả kiến tốt ngoài ra chúng còn có thể được thêm vào các sắc tố thuốc nhuộm, các chất phụ gia hấp thụ tia UV để có hiệu quả thẩm mĩ và bảo vệ mắt. 2.1.2Các đặc tính lý tưởng của kính áp tròng: Khả năng truyền oxy cao Tính thấm ướt màng mắt Chống tích lũy chất cặn bề mặt Độ bền hóa học cao Dễ dàng làm sạch 2.1.3Các polymer để sản xuất kính sát tròng: + Polymethylmathacrylate (PMMA) Có dạng chuỗi thẳng, kị nước, trong suốt tại nhiệt động phòng. Chúng truyền sáng rất tốt, dai và bền. Tuy nhiên, PMMA tan nhiều trong dung môi, nhiệt độ sử dụng thấp NHÓM 11:VLSH TRONG NHÃN KHOA VÀ BÀI TIẾT -8- (khoảng 50oC), chống mỏi yếu và nhạy cảm với vết nứt. chúng được chế tạo và được sử dụng có hiệu quả để làm thấu kính bên trong mắt, và kính sát tròng cứng. + Hydrogel Là những polymer có thể trương phồng lên trong nước và nối liên kết chéo những Hydrogel có khả năng polymer hóa rất được chú ý trong những ứng dụng của kỹ thuật mô, nhờ hàm lượng nước cao của chúng. Đặc biệt, các tính chất cơ học của chúng giống mô và dễ dàng được polymer hóa invivo Hydrogel có thể được phân loại bằng nhiều cách phục thuộc vào phương pháp pha chế, điện tích ion , hay cấu trúc vật lý. Với các phương pháp pha chế khác nhau, hydro được phâ n thành nhiều loại : - Hydrogel homopolyme là các mạng lưới liên kết chéo của 1 kiểu đơn vị homomer ưa nước - Hydrogel copolymer được tạo ra bằng các liên kết chéo của 2 kiểu đơn vị cấu trúc comonomer, trong đó một trong hia kiểu phải là ưa nước. - Hydrogel polymer tiếp theo tạo ra từ ba ( hay hơn) comonomer phản ứng với nhau. - Hyrdogel polymer đâm xuyên, đan vào nhau bằng sự trương lên của mạng lưới đầu tiên trong monomer và chúng phải phản ứng với nhau để hình thành cấu trúc mạng lưới đan chéo thứ hai. Nếu dựa trên hydrogel mang điện tích ion, chúng có thể được phân thành các loại: hydrogel trung tính, hydrogel ion, hydrogel cation và hydrogel lưỡng cực. Dựa trên các đặc điểm cấu trúc của hệ, hydrogel có thể được phân loại thành hydrogel vô định hình, các chuỗi đại phân tử được sắp xếp hỗn loạn ; hydrogel bán tinh thể, đặc trưng bởi các vùng đậm đặc các chuỗi đại phân tử có trật tự ( tinh thể ) và hydrogel với các nối hydro chịu trách nhiệm hình thành cấu trúc mạng ba chiều . Khả năng căng phồng và khử nước của hydrogel phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của chúng và phụ thuộc vào môi trường. Nếu môi trường thích hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi để điều khiển sự phân giải thuốc. Những kính sát tròng mềm cũng dựa vào nồng độ hợp lý của hydrogel có trong chúng, để đem lại sự thăng bằng giữa kính và giác mạc, đồng thời cùng 1 lúc, vừa cho phép trao đổi khí mà vẫn có thể nhìn rõ. Những polymer này còn hứa hẹn những ứng dụng liên quan đến máu, như sự lành hóa vết thương, sụn và da nhân tạo… + Cellulose acetate butyrate (CAB) : NHÓM 11:VLSH TRONG NHÃN KHOA VÀ BÀI TIẾT -9- Được sử dụng làm vật liệu cho kính áp tròng cứng thấm oxy, tuy nhiên CAB không những có tính thấm oxy tương đối thấp, mà còn có tính kháng sự trầy xước thấp, cũng như có khuynh hướng cong lai khi thay đổi độ ẩm. 2.1.4 Các loại kính áp tròng + Kính dẻo silicon : bởi hầu hết, chúng được thiết kế bằng vật liệu silicone (tạo ra từ polymethyl phenyl vinyl siloxane), dễ chế tạo, tính cơ học tốt. Do tính kị nước của silicone, kính phải được xử lý bằng phản ứng RF – plasma, hay phương phương pháp thích hợp để tạo tính ưa nước bề mặt, và chống chịu dịch thể trong mắt.Tuy nhiên, kính này không thành công lắm, nó còn nhiều vấn đề về mặt tiếp xúc và sự thoải mái cho người dùng, chẳng hạn độ dính giác mạc chưa tốt. + Kính áp tròng hydrogel : được tạo ra từ các polymer và copolymer ưa nước, liên chéo nhẹ. Vật liệu làm kính áp tròng hydrogel nguyên thủy là poly ( 2 – hydroxyethyl methacrylate – PHEMA). Một số vật liệu khác gồm copolymer HEMA với monomer khác như methacrylic acid, acetone acrylamide và vinyl pryrolidone cũng được dùng sau này. Thông thường nhất là các polymer của nhóm vinyl pyrolidone, methyl methacrylate, hay copolymer của glyceryl methacrylate. Kính hydrogel được phân loại tổng quát theo cơ quan FDA (Mĩ) gồm bốn nhóm: nồng độ nước thấp (<50% H2O) không chứa ion, nồng độ nước cao (>50% H2O) không chứa ion, nồng độ nước thấp có ion, nồng độ nước cao có ion. Tính chất ion thường do methyacrylic acid chi phối và chúng có ảnh hưởng đến sự kết hợp protein bề mặt kính. + Kính fluoropolymer mềm dẻo (FFP) : được tạo từ copolymer, cho khả năng thấm oxy cao, với vinyl pyrrolodone tạo tính ướt và methyl methacrylate cho độ cứng. Hiện nay, kính FFP không còn xuất hiện trên thị trường do quá nhiều bất tiện. + Kính áp tròng cứng: lỏng lẻo với giác mạc và di chuyển khi nháy mắt, nước mắt ít nhiều tự do qua màng sẽ thẩm tách kính khỏi giác mạc. Loại kính áp tròng đầu tiên tạo ra từ polymethyl methacrylate, đây là vật liệu có tính quang học đặc biệt, thỏa mãn hầu hết các tính chất cần thiết, ngoại trừ không thấm với oxy. Nhiều loại vật liệu được phát triển sau này, đặc biệt cho sản xuất kính áp tròng cứng thấm khí (RGP) bằng vật liệu kết hợp copolymer của methyl methacrylate với siloxanulalkyl. Để bù lại tính kị nước ở polymer ( do nồng độ siloxane cao để thấm oxy trong các copolymer này), copolymer cần chứa một số comonomer ưa nước và thêm chất phụ gia, các tác nhân liên kết chéo. Khi nhận thấy rằng, dẫn xuất của fluor có thể cải thiện tính thấm oxy và chống lại sự hình thành khối chất lắng tụ, các nhà chế tạo kính áp tròng đã tiến hành gộp fluoroalkyl methacrylate (hay monomer chứa fluor tương tự như chất phụ gia) thêm vào thành phần vật liệu làm kính siloxanylalkyl methacrylate – comethyl methacrylate. NHÓM 11:VLSH TRONG NHÃN KHOA VÀ BÀI TIẾT -10- + Kính áp tròng perfluoroalkyl – xiloxanylalkyl – methyl methacrylate có tính thấm oxy cao và được coi là có tính chất bề mặt tốt hơn so với kính áp tròng cứng không chưa Fluor. Ngoài ra loại kính này cũng dễ dàng tạo các kiểu dáng, màu sắc tăng tính thẩm mĩ sản phẩm. 2.1 Mắt nhân tạo: 2.2.1 Khái niệm: - Mắt người là một phần của não hình thành từ tuần thứ 3 của phôi kỳ dưới dạng hai túi thị nguyên thủy, phát triển và lồi dần ra phía trước tạo thành võng mạc, thể thủy tinh và các thành phần hoàn chỉnh khác. Cặp mắt là một trong năm giác quan quan trọng, giúp con người quan sát và kiểm soát môi trường chung quanh. Hình : cấu tạo mắt 2.2.2 Nuôi cấy TBG trong tái tạo mắt: + Tái tạo giác mạc: Giác mạc là cấu trúc trong suốt ở phía trước nhãn cầu, cho phép ánh sáng đi qua và điều chỉnh khúc xạ. Khi giác mạc bị bệnh, dù các bộ phận còn lại của nhãn cầu còn tốt, chúng ta cũng không thể có thị lực tốt. Có những bệnh giác mạc phải được điều trị duy nhất bằng phẫu thuật thay thế giác mạc - phẫu thuật ghép giác mạc. Lịch sử ghép giác mạc đã ghi nhận nhiều thử nghiệm với các vật liệu, dung dịch bảo quản và kỹ thuật khác nhau, song cho đến nay chỉ có giác mạc đồng loại (giác mạc người) mới đem lại hiệu quả ghép cho người. Một số cách tái tạo giác mạc bằng nuôi cấy mô tế bào: Sản xuất giác mạc nhân tạo từ niêm mạc miệng Trích lấy các tế bào niêm mạc miệng của chính bệnh nhân và nuôi cấy trong mô màng ối (tổ chức bao quanh phôi thai trong tử cung). Sau 3 tuần, lớp tế bào niêm mạc miệng có diện tích 2 mm2 sẽ phát triển thành một tổ chức giống như giác mạc người, rộng 3 cm2. Rồi ghép vào cho bệnh nhân. Ưu điểm: là loại trừ được nguy cơ đào thải mảnh ghép - một tình huống thường gặp trong phẫu thuật cấy NHÓM 11:VLSH TRONG NHÃN KHOA VÀ BÀI TIẾT -11- ghép tạng. Sử dụng phần cuống răng của chính bệnh nhân và thấu kính bằng chất liệu PMMA để nhìn. Bước 1 Chân răng của bệnh nhân được lấy ra và cắt sâu xuống để chân răng ta có thể đặt thấu kính quang học bằng chất liệu PMMA. Phần lấy ra này sau đó sẽ được đặt vùng cơ dưới cằm của bệnh nhân.Sử dụng một chân răng làm thấu kính và sau đó sẽ ghép thấu kính này vào phần cơ dưới cằm và như vậy phần chân răng vẫn sống bình thường để sau đó nó sẽ trở thành mảnh ghép sinh học. Sau 3 tháng tổ chức tổ chức fibrous (tổ chức xơ) sẽ phát triển và tạo thành một nang xơ (fibrous capsule). Nang xơ này có mạch máu nuôi dưỡng và như thế chân răng này đã được sống bình thường ở cằm”. Bước 2 : Lấy toàn bộ tổ chức chân răng và bao sơ bao xung quanh ở dưới cằm ra và ta sẽ tạo hình bề mặt của mắt từ chân răng và phần tổ chức sơ xung quanh sẽ được làm thành một phần của mắt. Để màng này bao phủ và sau đó bộc lộ phần chân răng ra và khoảng 2-3 tháng sau chúng tôi thực hiện mổ bước hai. NHÓM 11:VLSH TRONG NHÃN KHOA VÀ BÀI TIẾT -12- Sản xuất giác mạc nhân tạo từ tế bào gốc trong phòng thí nghiệm Nhóm nghiên cứu đã thành công trong việc tạo thành một mô tuợng tự như nội mô (tức là lớp tế bào ở tân xâu giác mạc giữ cho giác mạc trong suốt ) nhờ vào màng ối người (human amnion) Việc tạo thành lớp nội mô (endothelium)giác mạc đã giúp vuợt qua trỡ ngai chính trong việc nghiên cứu giác mạc nhân tạo vì các tế bào của nội mô (endothelium) không tái sinh được. Tế bào mắt trong ống nghiệm Có nhiều cách ghép giác mạc tại SNEC. Phương pháp ghép chuẩn là Ghép Thâm nhập (PK) hay ghép đầy đủ độ dày của giác mạc. PK là một phương pháp vi phẫu mà phần trung tâm giác mạc 7-8mm bị tổn thương hay mờ được loại bỏ và thay vào đó là một giác mạc trong và khỏe mạnh được may vào bằng những sợi chỉ nylon vi phẫu rất nhỏ. Figure 1a : Phương pháp ghép giác mạc – thâm nhập (PK) N