Tiểu luận Những giá trị và những hạn chế trong lý thuyết kinh tế của các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng Xanhximong, Furie, Ooen

Chủ nghĩa xã hội không tưởng là những lý luận, những học thuyết biểu hiện dưới dạng chưa chín muồi, chưa đầy đủ. Phản ánh dưới dạng chưa chín muồi những ước mơ, nguyện vọng chủ quan của quần chúng nhân dân về một cuộc sống không có áp bức, bóc lột, bất công; mong muốn có được một xã hội công bằng, bình đẳng, tự do, hạnh phúc song không thực hiện bằng con dường cách mạng mà bằng con đường giáo dục khuyên nhủ, đó là một ước mơ chính đáng của nhân loại cần lao và những ước mơ đó có chiều dài lịch sử cùng với sự hình thành và phát triển của giai cấp và đấu tranh giai cấp. Chính từ những ước mơ khát vọng những tư tưởng chủ nghĩa xã hội ấy đã thôi thúc bao thế hệ các nhà tư tưởng, các nhà cách mạng ưu tú đã cống hiến hy sinh cho lý tưởng nhân đạo, cho sự tiến bộ của nhân loại. Từ những dự án sơ khai của Aghit, Cleomen thế kỉ III TCN đến những mô hình, hệ thống, quan điểm ngày càng tiến bộ hơn của T. Mơ rô, T.Campemela, G.Melie, G.Rably,.và đến đầu thế kỉ XIX các nhà tư tưởng của chủ nghĩa xã hội không tưởng đã phát triển đến đỉnh cao với sự xuất hiện của ba nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng, trong đó nước Pháp có Saint Simon (Xanhximong), Charles Fourier (Furie), nước Anh có Robert Owen (Ooen). Những ước nguyện, những nỗ lực cống hiến và hy sinh của các thế hệ nói trên không chỉ phản ánh nguyện vọng chủ quan thuần túy lý tưởng mà còn là quá trình tìm tòi chân lý, mở ra con đường đi tới sự giải phóng nhân loại. Chính những tư tưởng không tưởng của Xanhximong, Furie, Ooen, đã trở thành một trong ba tiền đề lý luận cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở đất nước mình. Vì vậy trong bài tiểu luận này tôi sẽ phân tích “ những giá trị và những hạn chế trong lý thuyết kinh tế của các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng Xanhximong, Furie, Ooen” thông qua các tác phẩm đã học.

doc33 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 11162 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Những giá trị và những hạn chế trong lý thuyết kinh tế của các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng Xanhximong, Furie, Ooen, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. LỜI MỞ ĐẦU Chủ nghĩa xã hội không tưởng là những lý luận, những học thuyết biểu hiện dưới dạng chưa chín muồi, chưa đầy đủ. Phản ánh dưới dạng chưa chín muồi những ước mơ, nguyện vọng chủ quan của quần chúng nhân dân về một cuộc sống không có áp bức, bóc lột, bất công; mong muốn có được một xã hội công bằng, bình đẳng, tự do, hạnh phúc song không thực hiện bằng con dường cách mạng mà bằng con đường giáo dục khuyên nhủ, đó là một ước mơ chính đáng của nhân loại cần lao và những ước mơ đó có chiều dài lịch sử cùng với sự hình thành và phát triển của giai cấp và đấu tranh giai cấp. Chính từ những ước mơ khát vọng những tư tưởng chủ nghĩa xã hội ấy đã thôi thúc bao thế hệ các nhà tư tưởng, các nhà cách mạng ưu tú đã cống hiến hy sinh cho lý tưởng nhân đạo, cho sự tiến bộ của nhân loại. Từ những dự án sơ khai của Aghit, Cleomen thế kỉ III TCN đến những mô hình, hệ thống, quan điểm ngày càng tiến bộ hơn của T. Mơ rô, T.Campemela, G.Melie, G.Rably,...và đến đầu thế kỉ XIX các nhà tư tưởng của chủ nghĩa xã hội không tưởng đã phát triển đến đỉnh cao với sự xuất hiện của ba nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng, trong đó nước Pháp có Saint Simon (Xanhximong), Charles Fourier (Furie), nước Anh có Robert Owen (Ooen). Những ước nguyện, những nỗ lực cống hiến và hy sinh của các thế hệ nói trên không chỉ phản ánh nguyện vọng chủ quan thuần túy lý tưởng mà còn là quá trình tìm tòi chân lý, mở ra con đường đi tới sự giải phóng nhân loại. Chính những tư tưởng không tưởng của Xanhximong, Furie, Ooen, đã trở thành một trong ba tiền đề lý luận cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở đất nước mình. Vì vậy trong bài tiểu luận này tôi sẽ phân tích “ những giá trị và những hạn chế trong lý thuyết kinh tế của các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng Xanhximong, Furie, Ooen” thông qua các tác phẩm đã học. B. NỘI DUNG Chủ nghĩa xã hội không tưởng là từ dùng để chỉ những làn tư tưởng xã hội đầu tiên. Mặc dù, theo đúng nghĩa mà nói, mọi người sống tại bất kì thời điểm lịch sử nào đều có thể là người theo chủ nghĩa không tưởng, từ này thường dùng để chỉ những người theo chủ nghĩa xã hội không tưởng trong hai mươi năm đầu tiên của thế kỉ XIX .Từ giữa thế kỉ XIX trở đi những nhánh khác của chủ nghĩa xã hội đã vượt trội hơn hẳn so với phiên bản không tưởng về mặt phát triển trí tuệ và số người ủng hộ. Nhưng những người theo chủ nghĩa không tưởng đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hình thành những phong trào hiên đại cho cộng đồng định trước và các tổ chức hợp tác. Chủ nghĩa xã hội không tưởng là học thuyết đầu tiên về chủ nghĩa xã hội, trước chủ nghĩa cộng sản khoa học, nó xuất hiện trong thời kì mà chế độ phong kiến Châu Âu bắt đầu suy tàn và những mầm mống của chủ nghĩa tư bản bắt đầu xuất hiện, nó là tiếng nói phản kháng của nhân dân lao động chống lại chế độ bóc lột và làm thuê của chế độ tư bản. Trong suốt thời gian tồn tại và phát triển từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, học thuyết của những nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng phát triển qua hai giai đoạn: Thời kì sơ khai từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVII với các đại biểu như Thomas More và Thomas Campanella. Thời kì đỉnh cao thư thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX với đại biểu suất sắc là Saint Simon, Charles Fourier, Robert Owen. Chủ nghĩa xã hội không tưởng ra đời trong bối cảnh Châu Âu có nhiều biến động về kinh tế và cả chính trị-xã hội. Đó là hai tiền đề quan trong trong sự hình thành và phát triển nên trào lưu không tưởng trong giai đoạn này. + Tiền đề về kinh tế: Chủ nghĩa xã hội không tưởng ra đời trong hoàn cảnh cuộc cách mang công nghiệp ở Tây Âu đang diễn ra mạnh mẽ, đã thúc đẩy lực lượng sản xuất các nước tư bản Tây Âu nói chung, nước Anh và Pháp nói riêng có những bước phát triển đột biến. Máy móc công nghiệp ngày càng được cải tiến chế tạo ngày càng tăng và hòan thiện hơn. Điều đó dẫn đến năng suất lao động tăng nhanh chưa từng có, lao động thủ công dần dần được thay thế bằng lao động máy móc, đưa nền kinh tế các nước tư bản Tây Âu phát triển một cách nhanh chóng. + Tiền đề về chính trị -xã hội: Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế dẫn đến sư thay đổi về lực lượng sản xuất khiến chính trị - xã hội có những chuyển biến sâu sắc. Quá trình áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất bằng việc tăng số lượng mát móc trong công xưởng làm cho số lương nhà máy công xưởng ngày càng tăng trong các thành phố, nhiều khu công nghiệp mọc lên. Đội ngũ giai cấp vô sản làm thuê ngày càng tăng lên, số lượng đông đảo và dần dần có sự chuyển đổi về lượng và chất. Dẫn đến quá trình đấu tranh của họ cũng chuyển đổi, từ đấu tranh tự phát lên tự giác, có ý thức và có tổ chức hơn. Còn giai cấp tư sản nhờ lợi dụng cách mạng khoa học kĩ thuật đã tăng cường bóc lột giai cấp vô sản, làm cho đời sống của họ ngày càng khó khăn, bị bần cùng hóa đến cực độ, phải chịu muôn vàn khó khăn thiếu thốn. Cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, ở Anh và Pháp diễn ra nhưng biến động lớn về chính trị. Những cuộc đấu tranh của các thế lực phong kiến, tư sản tự do và dân chủ cách mạng. Đây là thời kì chủ nghĩa tư bản bắt đầu lộ rõ bộ mặt và bản chất phản động của nó. Các lực lượng của giai cấp vô sản bắt đầu thức tỉnh và đứng dậy đấu tranh chống lại giai cấp tư sản. Tuy nhiên, trong giai đoạn này phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân chưa phát triển rộng khắp. Trong bối cảnh lịch sử đó, chủ nghĩa xã hội không tưởng đã ra đời, trở thành một học thuyết kinh tế thể hiện sự phản kháng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động chống lại chế độ bóc lột tàn bạo của chủ nghĩa tư bản và tìm con đường xây dựng một xã hội tương lai hoàn toàn tốt đẹp. Mầm mống của chủ nghĩa xã hội không tưởng đã xuât hiện rất sớm trong lịch sử, nhưng phải đến thế kỉ XVI nó mới sớm hình thành những tư tưởng sơ khai, được phản ánh trong các tác phẩm nghệ thuật. Những đại biểu đầu tiên có tư tưởng về chủ nghĩa xã hội không tưởng là Thomas More với tác phẩm “không tưởng” đã mở đầu trào lưu chủ nghĩa xã hội cận đại; Thomas Campanella, với tác phẩm “Thành phố Mặt trời” đã đưa ông trở thành nhà tư tưởng tiêu biểu nhất của chủ nghĩa không tưởng ở thế kỉ XVII. Đến chủ nghĩa tư bản, những tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng đã trở thành học thuyết. Trong đó, đại biểu nổi bật nhất trong thời kì này là Saint Simon, Charles Fourier, Robert Owen. Có thể nói, trong thời kì phát triển đỉnh cao của chủ nghiã không tưởng ở thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX, có sự đóng góp to lớn về mặt lí luận của họ thông qua các tác phẩm của mình. I. Sơ lược tiểu sử, tác phẩm và tư tưởng lý luận của các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng. 1.Tư tưởng của T.More( 1478 – 1535): Ông là huân tước người Anh, là người mở đầu trào lưu chủ nghĩa xã hội không tưởng thời cận đại với tác phẩm về “Tổ chức một nhà nước tốt nhất”. Trong tác phẩm này ông đã nêu lên quan điểm của mình về một xã hội cộng sản siêu đẳng, về tổ chức nền sản xuất xã hội, về con người trong một xã hội lí tưởng. Ông phê phán xã hội nước Anh lúc bấy giờ, ông xem chế độ tư hữu là chế độ bất hợp lí . Đồng thời ông cũng vạch ra một xã hội tốt đẹp, một nhà nước không có tư hữu, nền sản xuất xã hội đó có thể được tổ chức một cách tốt đẹp, thống nhất có sự quản lí của nhà nước và nghị viện tiến hành kiểm kê tất cả sản phẩm và phân phối lại sản phẩm đó khi cần thiết. Toàn bộ ruộng đât là tài sản chung của tất cả mọi người nhà nước chỉ đứng ra điều tiết sức lao động từ nơi này đến nơi khác. Trong xã hội ấy gia đình là một tế bào sản xuất, họ làm việc thủ công và nộp toàn bộ sản phẩm cho nhà nước. Không có sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, việc phân phối sản phẩm được thực hiện phân phối theo nhu cầu dựa trên cơ sở sự “dồi dào sản phẩm”. Mọi người sẽ được lĩnh những sản phẩm này từ nhà kho công công. Ở xã hội này sẽ không có những người ăn bám, không có người lấy thừa, không có sự phân biệt giữa lao động chân tay và lao động trí óc. Con người sẽ được sống trong ấm no, không còn bóc lột, khổ đau…đó là xã hội được xây dưng trên tinh thần nhân đạo đặc trưng cơ bản của những giá trị xã hội chủ ngĩa. 2.Tư tưởng của Thomas Campanella (1568 - 1639): Trong tác phẩm “Thành phố Mặt trời” ông đã mô phỏng một nhà nước mà trong đó ngự trị những nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội. Đó là một xã hội hoàn toàn không có tư hữu, mọi người đều phải lao động, trong quá trình phân phối đều được tổ chức chung và thống nhất, chặt chẽ. Nhìn vào “Xã hội Mặt trời” mỗi công dân đều đóng góp một phần lao động và nghệ thuật sao cho phát huy được điểm mạnh và sở trường của họ, tạo niềm hứng khởi sự say mê trong công việc của mỗi người. Sản phẩm làm ra sẽ nộp vào kho chung do những nhà chức trách quản lí. Nông nghiệp là công viêc của cả nam và nữ, phụ nữ sẽ làm những công việc nhẹ hơn, thời gian lao động của mỗi người chỉ còn 4 giờ đồng hồ, còn lại dành cho thể thao, giải trí và nghỉ ngơi. Trong xã hội này, công bằng là yếu tố được đặt ra hàng đầu.., không có nghề nào là thấp kém, mọi công việc đều là vẻ vang. Về phân phối, thực hiện theo nhu cầu. Một mặt ông đưa ra nguyên tắc xã hội cung cấp những thứ cần thiết cho công dân, mặt khác ông đề nghị phải theo dõi không để ai nhận hơn mức cần thiết. Tư tưởng cộng đồng là tư tưởng chủ đạo trong quan điểm của ông. Nhờ được tổ chức theo nguyên tắc cộng đồng mà xã hội trách được những thói hư tật xấu sự hằn thù đố kị, lòng tham lam, keo kiệt. Nhờ những tư tưởng của ông, đã góp phần quan trọng trong sự phát triển của chủ nghĩa xã hội không tưởng ở giai đoạn sau này. 3.Tư tưởng của Saint Simon(1761- 1825):  Xanh - Ximơng C. H. Đơ Ông là một trong những đại biểu nổi tiếng nhất của trường phái không tưởng ở Pháp. Ông sinh ra trong một gia đình quý tộc người Pháp lâu đời, được hưởng sự giáo dục đầy đủ và có hệ thống. Từ nhỏ là một cậu bé có năng khiếu đặc biệt. Năm 17 tuổi ông sang Mỹ tham gia chiến tranh và được thưởng huân chương. Năm 1789 cách mạng tư sản Pháp bùng nổ, ông trở về nước Pháp. Ông ngưỡng mộ chủ nghĩa lãng mạn cách mạng, say sưa cổ vũ cho lí tưởng tự do, bình đẳng bác ái và hi vọng những người cầm quyền sẽ thực hiện những lí tưởng ấy vì mục đích của nhân dân. Ông đã vỡ mộng, sau đó tự đặt mình vào nhiệm vụ người lao động. Ông viết khá nhiều tác phẩm trong đó có: “Khai luận về khoa học và con người”(1813), “Những bức thư gửi một người Mỹ”(1817), “Quan chỉ đạo và xây dựng một khoa học xã hội mới, cải thiện tình cảnh của những điểm về sở hữu và pháp chế” (1818), “Bàn về hệ thống công nghiệp” (1821), “Cẩm nang của các nhà công nghiệp”... Nội dung tư tưởng lí luận: Saint Simon nổi bật với tư tưởng lí luận giai cấp và xung đột giai cấp. Ông chia xã hội tương đương với ba giai cấp: quý tộc, nhà tư tưởng, nhà công nghiệp. Trong đó, giai cấp nhà công nghiệp là giai cấp trí tuệ, có khả năng quản lí nhà nước. Trong giai cấp công nghiệp, ông phân chia thành hai nhóm: một bên là nhóm giai cấp ít ỏi những người sở hữu; một bên khác là đông đảo những người không có của. Ông nhận thấy cuộc đấu tranh giữa những người không của cải và những người sở hữu là điều không tránh khỏi. Vào cuối đời, Saint Simon đã có ý niệm cho rằng, cơ sở xã hội thuộc về giai cấp “những người công nhân làm lao động thủ công” do vậy, giải phóng giai cấp lao động là mục đích cuối cùng của ông. Ông cũng có thái độ phê phán đối với cách mạng tư sản Pháp vì nó chưa triệt để, chưa đem lại quyền lợi cho giai cấp nghèo khổ nhất và đông đảo nhất. Do đó, theo ông cần phải làm một cuộc cách mạng mới. Ông phê phán gay gắt xã hội công nghiệp vô chính phủ Pháp và cho rằng đó là xã hội “ lộn ngược”: người nghèo phải rộng lượng với người giàu; kẻ phạm tội lớn nhất có quyền trừng phạt những lỗi lầm nhỏ nhất; kẻ không có năng lực, vô đức hạnh lại đi điều khiển và dạy đức hạnh cho nhân dân. Ông mơ ước xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn mà ở đó,của cải được phân phối có lợi cho đa số. 4. Tư tưởng của Charles Fourier (1772- 1837 ):  Joseph Fourier Ông sinh ra tại nước Pháp, trong một gia đình thương nhân. Gần như cả cuộc đời ông làm việc trong lĩnh vực thương nghiệp, điều này có ý nghĩ lớn đối với ông, vì ông đã chứng kiến tất cả những sự bịp bợm, dối trá của thương nhân trong lĩnh vực mua bán. Có thể nói sự căm ghét mua bán đã thúc đẩy ông nghiên cứu xã hội. Ông từng sống ở Lyon, một trung tâm công nghiệp và thương nghiệp thời đó, nên ông đã chứng kiển sự tương phản sâu sắc giữa cảnh giàu có xa hoa của một số lớp người và sự bần cùng đau khổ của đại đa số người khác, hiện tượng đó không chỉ diễn ra ở Lyon mà ở đâu ông cũng bắt gặp. Sự quan sát rộng lượng của ông đã đưa ông đi đến kết luận rằng: xã hội tư bản không thể coi là một xã hội công bằng. Từ đó, trong nhận thức của ông bắt đầu xuất hiện những tư tưởng về một xã hội mới có thể loại trừ căn bệnh của xã hội tư bản. Chính vì thế , ông đã đi sâu nghiên cứu và tiến hành những công trình dựa vào lí luận và tư tưởng của ông về một xã hội mới vào thực tiễn. Tuy việc vận dụng vào thực tiễn không mang lại kết quả cao, nhưng vẫn để lại tiếng vang lớn trong lịch sử. Ông để lại một di sản tinh thần rất phong phú và có giá trị, trong đó phải kể đến hai tác phẩm là: “Sự hòa hợp toàn thế giới”(1803)và “Thế giới kinh tế mới xã hội chủ nghĩa”(1829). Đó là những tác phẩm kết tinh những quan điểm lý luận của ông về xã hội hiện đại và tương lai của nó. Trong đó tập trung hai nội dung: phê phán chủ nghiã tư bản và lí luận về một xã hội tốt đẹp theo quan điểm không tưởng. Nội dung tư tưởng lí luận: Một trong những tư tưởng đặc săc của ông đó là phê phán xã hội tự sản một cách sâu sắc, vì theo ông, đó là một “trạng thái vô chính phủ của công nghiệp”,trong đó “ sự nghèo khổ sinh ra từ chính sự thừa thãi”. Ông kịch liệt phê phán tình trạng cạnh tranh diễn ra trong nền thương nghiệp tư bản chủ nghĩa mà hậu quả của nó là thị trường rối loạn và người lao động bị bần cùng hóa. Ông phê phán đạo đức trong xã hội tư sản đương thời vì nó hạn chế, bắt bẻ, phiền phức đối với người nghèo, trong khi đó nó lại là mặt nạ cho người giàu che đậy một âm mưu, hành động tội ác. Theo ông, trong xã hội tư bản, người nghèo chỉ bình đẳng trên danh nghĩa, trên thực tế họ phải chịu đựng mọi bất bình đẳng và rơi vào cạm bẫy của người giàu. Ông phê phán gay gắt hôn nhân tư sản vì thực tế nó chỉ là giao kèo buôn bán, hợp thức hóa sự xa đọa làm cho phụ nữ mất quyền bình đẳng. Ông cho rằng, giải phóng phụ nữ là thước đo mức độ tự do trong xã hội. Nét đặc sắc trong tư tưởng của C.Fourier là ông nêu ra quan điểm biện chứng về lịch sử. Ông chia lịch sử loài người thành bốn giai đoạn: mông muội, dã man, gia trưởng và văn minh. Ông cũng chia sự phát triển của mỗi chế độ xã hội thành bốn giai đoạn phát triển tương ứng như bốn giai đoạn phát triển của con người: thơ ấu, thanh niên ,trưởng thành và tuổi già. Theo ông, nước Pháp và nước Anh lúc đó đang ở giai đoạn văn minh thứ ba và ngả sang giai đoạn tuổi già và ông hi vọng, sau giai đoạn này xã hội đi vào một thời kì mới “xã hội hài hòa”trong đó có sự thống nhất giữa lợi ích cá nhân và lợi ích của tập thể trên cơ sở tổ chức các hiệp hội lầm ăn tập thể mà ông gọi là Phalanx. Ông quan niệm trong xã hội hài hòa tất cả mọi năng lực của con người sẽ được hoàn thiện, cá nhân con người sẽ phát triển tới mức chưa từng thấy. 5. Tư tưởng của Robert Owen( 1771 – 1858):  Ông sinh ra trong một gia đình thợ thủ công người Anh. Thời còn trẻ, ông sống xa bố mẹ, tự lập kiếm sống và trưởng thành. Năm 1799, R.Owen mua một xưởng kéo sợi. Từ năm 1800, ông làm việc với tư cách là một tổng giám đốc một cơ sở sản xuất với bốn xưởng máy khoảng 2000 công nhân. Tại đây, R.Owem bắt đầu sự nghiệp với tư cách của một nhà cải cách xã hội chủ nghĩa không tưởng. Ông đã biết xưởng máy của mình thành nơi thu hút những người nghèo khổ, không có việc làm. Ông đã xây dựng các mối quan hệ trong một thế giới riêng của mình theo một cách thức hoàn toàn khác so với bên ngoài như rút ngắn thời gian lao động từ 13 – 14 giờ xuống chỉ còn 10 giờ rưỡi, tăng tiền công, cấm trẻ em lao động dưới 9 tuổi, xây dựng nhà ở cho công nhân , lập nhà trẻ vườn trẻ, trường học kiểu mẫu, xây dựng cửa hàng bán lương thực, bán quần áo hạ giá hơn ở địa phương 25 %. Năm 1815, ông đề nghị chính phủ thực hiện đạo luật hạn chế ngày lao động, 4 năm sau mới thực hiện. Năm 1817, ông đề nghi thành lập hợp tác xã (công xã lao động). Nhưng chính phủ bác bỏ dự án này. Năm 1824, ông thành lập “công xã lao động” lấy tên là “ sự hòa hợp mới” ở Mỹ. Năm 1832, ông xuất bản tạp chí “khủng hoảng”. Trong đó, ông tuyên truyền tư tưởng hợp tác xã và cửa hàng trao đổi, lập “cửa hàng trao đổi quốc gia”. Song tất cả đều bị thất bại và R.Owen đã bị thiệt hại rất lớn về cả tiền bạc lẫn uy tín trong xã hội. Ông viết nhiều tác phẩm có giá trị như: Những nhận xét về ảnh hưởng của hệ thống công nghiệp và nông nghiệp; Báo cáo kể hoạch về giảm bớt tai họa xã hội; Lời kêu gọi của Đại hội các hợp tác xã của nước Anh; Thế giới đạo đức mới. Nội dung tư tưởng lí luận: một trong những tư tưởng nổi bật của R. Owen là quan niệm của ông khi bàn về bản chất con người. Theo ông, bản chất con người được hình thành thông qua sự tác động qua lại giữa con người với con người diễn ra ở môi trường bên ngoài. Trong đó, những tác động có tính khách quan đến việc hình thành bản chất con người có ý nghĩa quyết định quan trọng . Xã hội tương lai dựa trên sự hiểu biết khoa học về các quy luật của bản chất con người, sẽ là một xã hội hài hòa, một xã hội thực sự của con người. Ông là người có khuynh hướng duy vật tiến và tiến bộ hơn so với những đại biểu không tưởng đương thời, khi cho rằng sự phát triển của lịch sử gắn liền với sự thay đổi trong phương thức sản xuất. Theo ông, “ lực lượng vật chất đang chín muồi trong lòng xã hội ,cuối cùng sẽ dân đến sự thay đổi xã hội và đây là nấc thang cần thiết, chuẩn bi dần đến cuộc cách mạng vĩ đại và quan trọng”. Ông lên án và phủ nhân sâu sắc chế độ tư hữu vì nó làm cho người sở hữu tài sản trở nên ngu muội và ích kỉ và tính ích kỉ đó tỉ lệ thuận với số lượng tài sản của họ; nó làm cho con người xa cách nhau, thù hằn nhau, tàn sát nhau, thậm chí chém giết lẫn nhau bỡi những cuộc chiến tranh tàn khốc. Nó là nguyên nhân gây ra tất cả các tiêu cực và bất hợp lí trong xã hội. Dẫn đến việc ông đi tới kết luận phải xóa bỏ chế độ tư hữu xây dựng một xã hội mới trong đó chế độ tư hữu được thay thế bởi chế độ công hữu, xây dựng các công xã là cơ sở của xã hội mới, ở đó mọi thành viên sẽ sống như một gia đình với nguyên tắc hoạt động của công xã; lao động tập thể, cộng đồng sở hữu, bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi cho tất cả các thành viên, giúp mọi thành viên có đủ điều kiện để phát triển. Tuy nhiên, ông cũng giống như Saint Simon và C.Fourier lựa chọn con đường xây dựng xã hội mới bằng phương pháp hòa bình, tuyên truyền, giải thích những chân lí với các tầng lớp trong xã hôi và trông chờ ở họ sự thức tỉnh…để hướng tới một xã hội tốt đẹp hơn. Đây là điều không tưởng xa rời với thực tế. I.Thành tựu cơ bản của các nhà kinh tế xã hội không tưởng: Thứ nhất: Hầu hết những quan niệm trong các luận điểm các nhà tư tưởng chủ nghĩa xã hội đều chứa đựng tinh thần nhân đạo cao cả. Về cơ bản những tư tưởng nhân đạo ấy chưa vượt khỏi tinh thần nhân đạo tư sản. Tuy nhiên những giá trị luận điểm đã vượt lên tinh thần nhân đạo tư sản nhất là tư tưởng của các nhà xã hội chủ nghĩa đầu thế kỉ XIX có một giá trị lịch sử to lớn. Lí luận của Saint Simon : Trong các tác phẩm khoa học , phê phán chủ nghĩa tư bản là điểm trọng tâm của ông. Theo ông xã hội tư bản dưới sự thống trị của giai cấp tư sản đã tạo ra một tầng lớp giai cấp giàu có và một tầng lớp giai cấp nghèo khổ. Ông khẳng định: tổ chức xã hội tư bản là không hoàn thiện vì sự bóc lột diễn ra q