Tiểu luận Những khiếm khuyết hệ thống thị trường cạnh tranh & các giải pháp của chính phủ

Hội nhập kinh tế ,theo quan niệm đơn giản nhất và phổ biến trên thế giới, là việc các nền kinh tế gắn kết lại với nhau. Theo cách hiểu này, hội nhập kinh tế đã diễn ra từ hàng ngàn năm nay và hội nhập kinh tế với quy mô toàn cầu đã diễn ra từ cách đây hai nghìn năm khi đế quốc la mã xâm chiếm thế giới và mở mang mạng lưới giao thông, thúc đẩy lưu thông hàng hóa trong toàn bộ lãnh địa chiếm đóng rộng lớn của họ và áp đặt đồng tiền của họ cho toàn bộ các nơi. Hội nhập kinh tế, hiểu theo một cách chặt chẽ hơn, là việc gắn kết mang tính thể chế giữa các nền kinh tế lại với nhau. Khái niệm này được Béla Balassa đề xuất từ thâp niên 60 và được chấp nhận chủ yếu trong giới học thuật và lập chính sách. Nói rõ hơn, hội nhập kinh tế là quá trình chủ động thực hiện đồng thời hai việc: một mặt, gắn nền kinh tế và thị trường từng nước với thị trường khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực thực hiện mở cửa và thúc đẩy tự do hóa nền kinh tế quốc dân; và mặt khác, gia nhập và góp phần xây dựng các thể chế kinh tế khu vực và toàn cầu.

doc24 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2746 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Những khiếm khuyết hệ thống thị trường cạnh tranh & các giải pháp của chính phủ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I/Tác động ngoại vi(Externalities) Con người đang phá hủy môi trường sống của chính mình Để phát triển triển kinh tế, để thỏa mãn lòng tham vô đáy của mình, con người đang chặt cây phá rừng, đào khoáng sản dưới lòng đất, chặn dòng nước để làm thủy điện, xả khí thải vào môi trường… Trong thiên nhiên liệu có con vật nào “láo toét” với thiên nhiên hơn con người? Con hổ, con báo sống ẩn mình dưới những lùm cây, trong hang đá để sống và kiếm mồi. Những con vật đó đã biết nương nhờ vào thiên nhiên để sống. Chắc chỉ có mỗi con người - một động vật vẫn vỗ ngực tự hào là văn mình - là phá hủy chính môi trường mà nó đang sống Thiên nhiên vẫn đang âm thầm chứng kiến những hành động phá hoại của con người và thiên nhiên vẫn đang âm thầm vận hành theo quy luật cân bằng của nó. Phải chăng những sự biến đổi về khí hậu, những thiên tai, dịch bệnh… chính là những hành động qua đó thiên nhiên lập lại cân bằng và để đáp trả lại những hành động phá hoại của con người. Con người sống cần không khí để thở, cần nước để uống và cần thực phẩm để ăn. Vậy mà chúng ta đang hít thở không khí gì? Có phải chúng ta đang hít căng vào lồng ngực một bầu không khí trong lành? Những ai đang sống trong những thành phố lớn đều có chung một nhận xét là bây giờ hàng ngày chúng ta đang hít vào phổi một bầu không khí độc hại gồm bụi và khói xe máy… quyện vào nhau. Chúng ta đang uống những nguồn nước gì? Chúng ta dùng phân bón, thuốc trừ sâu… trên những cánh đồng. Những phân bón, thuốc trừ sâu, nước thải từ các nhà máy chảy ra các dòng sông và nhiều người đang uống nước từ các dòng sông đó . Bài học nhiều nước cho thấy,giá phải trả không áp dụng và thực thi luật môi trường là cao hơn nếu chỉ coi trọng phát triển phát sinh lợi nhuận.Tác nhân thường không gánh chịu hậu quả mà là xã hội,người dân và thế hệ sau gánh chịu. Giá tri của một thương hiệu và hình ảnh của thương hiệu qua sự nhận thức và cảm nhận của người tiêu dùng sẽ chĩ tăng khi thương hiêu đó có những hoạt động xã hội do công ty chủ trương đề ra và thực hiện.Có nhiều nghiên cứu cho thấy những hoạt động như vậy có hiệu quả nhiều trong lĩnh vực tiếp thị quản cáo cho công ty hơn các phương pháp tiếp thị truyền thống cổ điển.Người tiêu thụ hiện nay ở một số nước đã phát triển bắt đầu có khuynh hướng để ý đến vấn đề môi trường,môi sinh tác dộng qua các sản phẩm hau dịch vụ kinh tế.Họ sẵn sàng bỏ ra thêm hay trả giá cao hơn cho các sản phẩm,dịch vụ ít ảnh hưởng đến môi trường mang hiệu quả “sản phẩm xanh”. Ở Việt Nam thực trạng hiện tại là ít có doanh nghiệp có trách nhiệm về môi trường và lợi ích xã hội trong chính sách và tôn chỉ của công ty.Sự xuất hiện của những “làng ung thư” Liên tục trong thời gian gần đây cho thấy,các giá phải trả cho ô nhiễm môi trường là quá đắt.Đứng đầu là ô nhiễm môi trường nước do các doanh nghiệp sản xuất đã thải chất thải không được xử lý tiêu chuẩn.Theo ông Trần Hồng Hà,Cục trưởng Cục Bảo vệ môi trường-Bộ TN&MT,cho biết tính đến tháng 6/2006,Việt Nam co 134 khu Công Nghiệp,khu chế xuất,trong đó chỉ có 33 khu đã có công trình xử lý nước thải tập trung.Các khu Công Nghiệp chế xuất này thải ra hàng triệu tấn rác thải mỗi năm,trong do01 có hàng vạn tấn chất thải nguy hại. Theo tin tức gần đây,trong số 12 khu Công nghiệp ở Tp.HCM chỉ có 2 khu Công Nghiệp là có hệ thống xử lý nước thải.Hàng năm,các nhà máy trong khu Công Nghiệp ,khu chế xuất tại TPHCM thải ra gần 63.000 tấn chất thải rắn.Con số này tăng lên gấp 10 lần nếu tính cả các nhà máy ngoài khu Công Nghiệp.Đoạn sông Thị Vải kéo dài trên 10 km từ xã Long Thọ (Nhơn Trạch,Đồng Nai) cho đến thị trấn Phú Mỹ(Tân Thanh,Bà Rịa –Vũng Tàu)bị ô nhiễm nguồn nước trầm trọng. Với những thông tin cập nhật như trên ,trước hết chính phủ cần phải có một chính sách giúp doanh nghiệp thích ứng với những đòi hỏi của xã hội và thế giới bên ngoài thay đổi theo chiều hướng và nhận thức chung của thế giới trong thời đại toàn cầu hóa mà Việt Nam bắt đầu tích cực tham dự sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới(WTO).Thí dụ,các hàng xuất khẩu nông nghiệp và công nghiệp ở một số nước gần đây đã bị trả về hoặc thu hồi do sự kém chất lượng,tác hại vào môi trường và an toàn sức khỏe. Và khuynh hướng hiện nay là để nâng cao chất lượng cho sản phẩm và thương hiệu của mình trong nước và ngoài nước,các doanh nghiệp vì thế đã dần áp dụng tiêu chuẩn quốc tế tối thiểu về bảo vệ môi sinh,bảo đảm an toàn trong quá trình sản xuất từ vật liệu đến sản phẩm sau cùng,thậm chí sao cho sản phẩm cuối đời có thể được tái chế hay dễ được sinh hủy không gây ô nhiễm đến môi trường.Ngoài luật trong nước liên quan đến môi trường mà các doanh nghiệp sản xuất phải tuân theo,vai trò của chính phủ trong lĩnh vực kinh tế là tạo ra một môi trường cạnh tranh với các cơ chế khuyến khích áp dụng tiêu chuẩn sản xuất phù hợp,các dịch vụ môi trường và sự xử dụng các kỷ thuật bảo vệ môi sinh và an toàn sản phẩm có sức mạnh cạnh tranh trong và ngoài nước. Hiện nay trong khu vực ASEAN,một số nước như Thái Lan,Mã lai,Singapore,Phi Luật Tan đã triển khai và bắt đầu áp dụng hệ thống chuẩn nâng cao chất lượng an toàn thực phẩm,ít tác hại vào môi trường và an toàn cho lao động trong quá trình sản xuất,thâu hoạch,chế biến nông phẩm.Dự định trong tương lai gần ,ASEAN sẽ đề ra tiêu chuẩn chung gọi là ASEANGAP dựa vào các chuẩn đang được thực hiện ở các nước trên.Chính phủ Việt Nam vì thế nên đề ra một chuẩn tương tự và khuyến khích các doanh nghiệp trong nước áp dụng để sửa soạn cho sản phẩm của mình có chất lượng cao về độ an toàn,không tác hại vào môi sinh và sức khỏe con người.Áp dụng được chuẩn này sẽ giúp cho nông dân và doanh nghiệp tạo ra được các sản phẩm có sức cạnh tranh tốt vào thị trường thế giới,nhất là ở các thị trường có tiêu chuẩn cao như Nhật ,Mỹ và Âu Châu.Không những sản phẩm có sức cạnh tranh về chất lượng mà giá thành và rủi ro sẽ được giảm nhiều và tạo được tiếng tốt cho thương hiệu của các doanh nghiệp áp dụng chuẩn GAP. Hệ thống chuẩn GAP cho sản phẩm nông nghiệp giống như chuẩn ISO 14000 cho sản phẩm công nghiệp.Hiện nay nhiều doanh nghiệp trong nước đã ý thức tầm quan trong của chuẩn ISO 14000 và áp dụng vào trong quá trình sản xuất sản phẩm.Ví dụ như công tư Phong Phú Q9,Việt Tiến,hải sản Bình An(Cần Thơ)đã áp dụng hệ chuẩn ISO 14000 và có những kết quả khả quan trong sự cạnh tranh ở các thị trường này.Đây không phải vì luật pháp bắt buộc mà là sự sống còn của thương hiệu và của chính doanh nghiệp. Bên cạnh đó còn có chính sách dùng vật liệu tái tạo.Chính quyền trung ương và địa phương cũng phải có chính sách làm dễ dàng hơn cho doanh nghiệp tham dự vào sự việc chung bảo vệ môi trường tài nguyên.Thí dụ ở các thành phố,chính sách dùng vật liệu tái tạo như giấy ,hộp,plastic,chai lọ được khuyến khích và thực thi qua xử lý hai loại rác từ hộ trong thành phố lớn với hai loại thùng rác khác nhau.Trước hết chính sách này có thể được áp dụng ở các thành phố lớn,nơi mà xử lý chất thải rắn(chưa kể việc xử lý chất thải y tế)là một vấn đề lớn rất trầm trọng ở TPHCM và Hà Nội,để giảm áp lực vào các bải rác chôn.Và từ đó có thể áp dụng các nơi khác.Song song với việc thực thi chính sách này là sự giáo dục quần chúng qua nhiếu phương tiện khác nhau để có được hiệu quả cao.Khi đã có nơi cho phép xử lý khác nhau của các loại phế thải trên,doanh nghiệp cụng vì thế sẽ áp dụng chính sách này trong phạm vi rác từ doanh nghiệp.Vừa có lợi cho doanh nghiệp vừa có lợi cho môi trường và xã hội.Điều này có thể mô tả giống như hoạt động được gọi là marketing xanh(Green Marketing).Marketing môi trường-Marketing sinh thái là những thuật ngữ dùng để chỉ hoạt động marketing các loại sản phẩm được cho là tốt cho môi trường .Marketing xanh bao gồm hàng hoạt các hoạt động doanh nghiệp từ thay đổi thiết kế sản phẩm,quy trình sản xuất bao bì đóng gói,kể cả hoạt động quản cáo…nhằm đáp ứng “nhu cầu xanh”của người tiêu dùng và xã hội,từ đó tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trước các đối thủ. II/Thiếu hàng hóa công cộng(Public Goods) Hàng hóa tập thể (collective goods) là một trong số những chủ đề gây đau đầu các nhà kinh tế học nhiều nhất trong vòng 50 năm qua. Không đơn giản chỉ vì là một trong các nguyên nhân gây nên thất bại thị trường (market failures), việc sản xuất hàng hóa tập thể còn dấy lên vô số câu hỏi về vai trò quản lý kinh tế của chính phủ, đặc biệt là hiệu quả các chính sách đầu tư và chính sách thuế của nhà nước. Nếu như việc cung cấp hàng hóa tập thể thể hiện sự quan tâm của nhà nước tới ngườii dân, nó cũng đồng thời sinh ra vô số mâu thuẫn giữa những “người tiêu dùng”: mẫu thuẫn về đóng góp xây dựng, mâu thuẫn về bình đẳng sử dụng, thậm chí mâu thuẫn về quyết định sản xuất. Bài viết này sẽ trình bày những thuộc tính kinh tế cơ bản nhất của hàng hóa tập thể, ngõ hầu đem đến cho bạn đọc một cái nhìn hệ thống về một hiện tượng kinh tế mà chúng ta vẫn gặp hàng ngày. Khái niệm về hàng hóa tập thể được trình bày rõ ràng nhất lần đầu trong một bài báo của Paul Samuelson viết năm 1954. Trong vỏn vẹn 4 trang Samuelson chứng minh rằng thị trường thất bại trong việc phân bổ hiệu quả các nguồn tài nguyên để sản xuất hàng hóa tập thể. Trong bài báo này, Samuelson không gọi hàng hóa là tập thể mà gọi là công cộng (public goods) Theo Samuelson, hàng hóa công cộng có hai thuộc tính cơ bản là tính tiêu dùng không đối đầu (non-rivalry) và tính tiêu dùng không loại trừ (non-excludability) . Bây giờ chúng ta sẽ cùng xem vì sao việc sản xuất hàng hóa công cộng , hay hàng hóa tập thể lại là một vấn đề. Vấn nạn đầu tiên của việc sản xuất hàng hóa công cộng, xin được tạm gọi là vấn nạn “người lậu vé”, dịch từ tiếng Anh: free-rider. Một người sử dụng phương tiện giao thông công cộng, như tàu hỏa, ôtô buýt, hoặc tàu điện ngầm thường tìm cách trốn vé, bởi vì một chiếc tàu chở thêm một người lậu vé có tốn thêm một đồng chi phí nào đâu. Dù chỉ có một hoặc hai hành khách thì đến giờ tàu vẫn chạy kia mà. Động cơ free-rider rất phổ biến tại bất cứ trường hợp sử dụng hàng hóa tập thể nào. Bạn đọc xin phân biệt chuyện lậu vé - vốn bắt nguồn từ động cơ free-rider, và chuyện mua vé vì sợ bị phạt. Free-rider là việc không tự giác đóng góp khi sử dụng hàng hóa tập thể, và bởi vì có quá nhiều người lậu vé nên công ty kinh doanh tàu mới phải phạt để hạn chế lậu vé. Nói bằng ngôn ngữ kinh tế học, free-rider sử dụng dịch vụ tập thể như một người sử dụng bình thường, nhưng bắt người khác phải trả chi phí đóng góp xây dựng. Còn nói nôm na thì free-rider là người “dùng đồ chùa”. Nhìn từ góc độ người sản xuất, nhất là trong trường hợp nhà nước cung cấp dịch vụ công cộng, free-rider thực sự là một vấn đề nhức nhối. Nếu nhà nước cung cấp dịch vụ miễn phí thì chắc chắn là sẽ thiệt hại nặng nề, vì người dân sẽ sử dụng vô tội vạ (sử dụng chung mà). Huống hồ nhà nước đào đâu ra tiền để đầu tư vào sản xuất nếu không thu phí. Đương nhiên nhà nước có cách thu khác: nhà nước thu thuế. Thuế về mặt bản chất là một khoản thu trước, để có vốn xây dựng và bảo dưỡng các dịch vụ công cộng như an ninh, giáo dục, y tế, xóa đói giảm nghèo, xây đường xá…vv…Tuy nhiên nếu thu thuế thì lại đẻ ra một vấn đề nữa là “bất bình đẳng” trong đóng góp. Nếu bạn mua một hàng hóa tư nhân, bạn trả tiền tương ứng với nhu cầu thật sự của bạn. Còn nếu bắt bạn đóng thuế, làm sao biết được khoản đóng góp này có tương ứng với nhu cầu thật của bạn hay không? Hãy lấy một ví dụ là giao thông công cộng, để hiểu vì sao có những lúc thu thuế là một giải pháp rất dở nhìn từ kinh tế học. Giả sử nhà nước muốn cung cấp một tuyến tàu vành đai để giúp người dân di chuyển dễ dàng hơn trong thành phố, hoặc vòng quanh một sân bay (tàu điện ngầm ở Hồng Kông chẳng hạn). Nhà nước tuyên bố tuyến tàu này là miễn phí cho mọi người dân. Dân chúng đương nhiên là hài lòng vì được đi tàu mà không phải trả tiền (sic). Họ sẽ bớt hài lòng đi nhiều nếu biết rằng để có kinh phí, nhà nước đã nhẹ nhàng sửa vài con số trong mức thuế. Chỉ sửa đổi chút đỉnh vài con số đứng sau dấu phẩy, nhà nước đã tăng thêm một khoản thu tương ứng với…thuế xây dựng cơ sở hạ tầng…mà chẳng ai phàn nàn cả. Một việc làm rất logic, nhưng hậu quả như sau: hai người sử dụng với tần suất khác nhau rất có thể sẽ phải đóng cùng một khoản thuế. Người sử dụng thường xuyên hàng ngày sẽ hưởng lợi rất nhiều. Ngược lại, người họa hoằn sử dụng một, hai lần mỗi tháng sẽ bị thiệt hại to lớn. Đóng thuế trong trường hợp này cũng giống như đi mua hàng mà phải trả một số tiền chẳng tương ứng chút xíu nào với cái mình trông đợi cả. Trong rất nhiều trường hợp, nhà nước có thể lạm quyền đặt ra mức thuế, và người dân cứ đóng mà chẳng bao giờ thắc mắc xem đóng như thế là quá nhiều (hay quá ít) so với dịch vụ mà mình sử dụng. Nhà nước có thể làm việc này, nhà kinh tế học không thể. Nhà nước cũng có thể đặt ra mức phí để bắt người tiêu dùng trả theo mức sử dụng thật sự. Tuy nhiên việc này phụ thuộc vào bản chất của hàng hóa. Có những hàng hóa mà ta không thể biết được mức độ sử dụng thật của mỗi cá nhân là bao nhiêu. Đây là vấn nạn thứ hai của hàng hóa tập thể, tạm gọi là “không tiết lộ lựa chọn”, dịch từ tiếng Anh: non-revealed preference. Khi chính phủ muốn xây dựng một công trình công cộng, hay một tập thể muốn đầu tư cho một hàng hóa tập thể, người ta tìm cách đặt câu hỏi xem có bao nhiêu người sẽ sử dụng? và mỗi người sẽ sử dụng bao nhiêu (nếu bản chất hàng hóa cho phép)? để thu phí. Tuy nhiên vì người trả lời đã có sẵn động cơ free-rider nên anh ta thường sẽ trả lời ít hơn so với sự thật, để sau này hy vọng sẽ “dùng chùa” kiếm lời. Hoặc giả anh ta ước lượng sai nhu cầu của mình, hoặc giả sau này thất vọng vì chất lượng hàng hóa nên anh ta giảm hẳn việc sử dụng. Chẳng có gì trừng phạt anh ta vì đã không ước lượng chính xác nhu cầu của mình cả. Người sản xuất do đó sẽ thu được một tập hợp câu trả lời sai, dẫn đến việc đưa ra quyết định sản xuất sai lầm. Hãy tưởng tượng một thành phố khảo sát để xây dựng một khu giải trí công cộng nhằm nâng cao điều kiện sống cho người dân. Sau khi xây xong thường xuyên chẳng có ai vào, vì dịch vụ thấp hơn so với những gì họ đã tưởng tượng. Vậy là một quỹ đất lớn đã bị lãng phí. Trong trường hợp ngược lại, khu giải trí lúc nào cũng chật cứng vì có quá nhiều người có nhu cầu sử dụng, những người đã trả lời “Không” khi được khảo sát. Khu giải trí mà đông chen chúc nhau thì chẳng ai lại thỏa mãn cả, cũng là một quỹ đất bị lãng phí. Giả sử thành phố định điều chỉnh diện tích bằng cách nới rộng quy hoạch, nhưng lần này có quá nhiều người đã thất vọng với khu giải trí trước nên họ bỏ ngoài tai ý tưởng này. Kết quả là đến lần mở cửa thứ hai lại có quá ít người vào, chưa kể đến chuyện người ta có thể từ chối việc mua vé vì chẳng ai lại đi trả tiền cho một dịch vụ mà họ không thỏa mãn cả. Như vậy có thể thấy cả giải pháp đóng phí và đóng thuế đều chứa những khiếm khuyết trong việc xác định chính xác quy mô sản xuất. Đóng thuế thật ra là trả tiền trước, còn đóng phí là trả tiền cùng lúc với việc sử dụng. Dù đóng thuế hay đóng phí, cả hai động cơ free-rider và non-revealed preference đều sẽ hoạt động hết công suất. Vấn đề sẽ không tồn tại nếu thế giới này chỉ có toàn hàng hóa cá nhân. Đối với hàng hóa cá nhân, thị trường sẽ là nơi quyết định sản xuất gì? như thế nào? và với số lượng bao nhiêu? Giá cả sẽ là tín hiệu chính xác nhất để người mua và người bán đọc thông tin từ hai phía. Không thể có free-rider vì ai muốn sử dụng phải trả tiền, không thể không trả tiền mà lại được sử dụng. Cũng không thể có non-revealed preference, tất cả đều là revealed preference. Mua hàng tức là lựa chọn, không mua hàng cũng là lựa chọn, trong cả hai trường hợp lựa chọn đều được tiết lộ, và thông tin này sẽ được nhà sản xuất xử lý để đưa ra quyết định đúng đắn. Tiếc thay đây lại không phải là thế giới mà chúng ta đang sống. Quyết định thiếu chính xác trong việc sản xuất dẫn đến việc sử dụng thiếu hiệu quả các nguồn tài nguyên. Bàn tay vô hình của thị trường vậy là đã thất bại trong việc nắm bắt hàng hóa tập thể. Tính chất hàng hóa công cộng: Không thể loại trừ: tính chất không thể loại trừ cũng được hiểu trên giác độ tiêu dùng, hàng hóa công cộng một khi đã cung cấp tại một địa phương nhất định thì không thể hoặc rất tốn kém nếu muốn loại trừ những cá nhân không trả tiền cho việc sử dụng hàng hóa của mình. Ví dụ: quốc phòng là một hàng hóa công cộng nhưng quân đội không thể chỉ bảo vệ những người trả tiền còn không bảo vệ những ai không làm việc đó. Đối lập với hàng hóa công cộng, hàng hóa cá nhân có thể loại trừ một cách dễ dàng, ví dụ: bảo vệ rạp hát sẽ ngăn cản những người không có vé vào xem. Không cạnh tranh: tính chất không cạnh tranh được hiểu trên góc độ tiêu dùng, việc một cá nhân này đang sử dụng hàng hóa đó không ngăn cản những người khác đồng thời cũng sử dụng nó. Ví dụ pháo hoa khi bắn lên thì tất cả mọi người đều có thể được hưởng giá trị sử dụng của nó. Điều này ngược lại hoàn toàn so với hàng hóa cá nhân: chẳng hạn một con gà nếu ai đó đã mua thì người khác không thể tiêu dùng con gà ấy được nữa. Chính vì tính chất này mà người ta cũng không mong muốn loại trừ bất kỳ cá nhân nào trong việc tiêu dùng hàng hóa công cộng. Trong thực tế, có một số hàng hóa công cộng có đầy đủ hai tính chất nêu trên như quốc phòng, ngoại giao, đèn biển, phát thanh...Các hàng hóa đó có chi phí biên để phục vụ thêm một người sử dụng bằng 0, ví dụ đài phát thanh một khi đã xây dựng xong thì nó ngay lập tức có thể phục vụ tất cả mọi người, kể cả dân số luôn tăng. Tuy nhiên có nhiều hàng hóa công cộng không đáp ứng một cách chặt chẽ hai tính chất đó ví dụ đường giao thông, nếu có quá đông người sử dụng thì đường sẽ bị tắc nghẽn và do đó những người tiêu dùng trước đã làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu dùng của những người tiêu dùng sau. Đó là những hàng hóa công cộng có thể tắc nghẽn. Một số hàng hóa công cộng mà lợi ích của nó có thể định giá thì gọi là hàng hóa công cộng có thể loại trừ bằng giá. Ví dụ đường cao tốc, cầu...có thể đặt các trạm thu phí để hạn chế bớt số lượng người sử dụng nhằm tránh tắc nghẽn Cung cấp hàng hóa công cộng một cách có hiệu quả Điều kiện Samuelson: muốn xác định mức cung cấp hàng hóa công cộng một cách hiệu quả, cần xác định đường cung và đường cầu của nó. Mỗi cá nhân có một ngân sách nhất định và có nhu cầu khác nhau về hàng hóa công cộng (G) và hàng hóa cá nhân (X), nếu giá của hàng hóa công cộng là t (mức thuế cá nhân phỉ trả) và của hàng hóa cá nhân là p thì đường ngân sách của cá nhân sẽ có dạng: I = pX + tG. Ở mỗi mức thuế khác nhau, cá nhân sẽ có cầu về hàng hóa công cộng khác nhau và để tối đa hóa lợi ích, mỗi cá nhân sẽ có tỷ suất thay thế biên giữa hàng hóa công cộng và hàng hóa cá nhân bằng tỷ số giá giữa chúng (t/p). Đường cầu của mỗi cá nhân về hàng hóa công cộng cũng chính là tỷ suất thay thế biên nên đường cầu tổng hợp của tất cả các cá nhân là tổng tỷ suất thay thế biên. Mặt khác đường cung về hàng hóa công cộng phản ánh chi phí biên mà xã hội phải bỏ ra để sản xuất nó và để tối ưu hóa lợi ích, đường cung này cũng chính là tỷ suất chuyển đổi biên giữa hàng hóa công cộng và hàng hóa cá nhân. Nhà kinh tế học Paul Samuelson đã chứng minh rằng, để hàng hóa công cộng được cung cấp một cách hiệu quả thì tổng tỷ suất thay thế biên của các cá nhân phải bằng tỷ suất chuyển đổi biên hay tổng giá trị mà các cá nhân đánh giá đối với đơn vị hàng hóa công cộng cuối cùng bằng chi phí tăng thêm cho xã hội để sản xuất nó. Dó chính là điều kiện Samuelson về cung cấp hiệu quả hàng hóa công cộng. Tuy vậy, kể cả khi đã xác định được mức cung cấp hiệu quả thì việc thực thi chúng lại còn phụ thuộc vào quá trình lựa chọn công cộng nên không phải lúc nào cũng đạt được mức hiệu quả Cân bằng Lindahl: theo các điều kiện của hiệu quả Pareto, hàng hóa công cộng sẽ được cung cấp một cách hiệu quả nếu tổng giá trị mà các cá nhân đánh giá đối với đơn vị hàng hóa công cộng cuối cùng bằng chi phí tăng thêm đối với xã hội để cung cấp nó. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là hàng hóa công cộng thuần túy không có thị trường để trao đổi như hàng hóa cá nhân, nơi mà cân bằng thị trường do cung cầu quyết định, do vậy việc xác định điểm cân bằng hiệu quả gặp khó khăn. Để gi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3.doc
  • doc1.doc
  • doc2.doc
Luận văn liên quan