Tiểu luận Những tư tưởng Nho giáo và vận dụng vào quản lý nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay

Chúng ta đang chứng kiến sự biến động mạnh mẽ của toàn cảnh kinh tế thế giới trong điều kiện toàn cầu hoá. Cơ chế thị trường và quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá cùng với cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã dấn đến việc hình thành quan hệ song phương và đa phương trên mọi lĩnh vực hoạt động. Tất cả những điều đó, đã tác động trực tiếp đến mọi quốc gia, thách thức giá trị truyền thống của các dân tộc. Tất cả những biến động trong lĩnh vực đạo đức ở các mức độ khác nhau đều liên quan đến sự biến động kinh tế – xã hội thời kỳ chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN vì mục tiêu dân giàu nưóc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Những biến động đó tuy là khó tránh khỏi nhưng chúng ta sẽ giảm tác hại đi rất nhiều nếu xã hội sớm nhận ra những yếu kém và nếu Đảng và nhà nước ta kịp thời có những đối sách thích hợp. Sự cần thiết và khả thi của việc sử dụng kinh tế thị trường để phát triển đất nước là điều cần thiết. Vấn đề ở chỗ là làm sao để giảm mức tố thiểu các mặt trái của kinh tế thị trường và sử dụng đến mức tối đa những yếu tố tích cực và sức mạnh của nó, bởi vì kinh tế thị trường là thành quả phát triển của văn minh nhân loại. Nhiệm vụ đặt ra đối với toàn Đảng và Nhà nước cũng như toàn thể nhân dân ta là làm sao vừa phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vừa giữ được giá trị truyền thống của dân tộc, vừa xây dựng được các quan hệ và phẩm chất đạo đức mới phù hợp với thời đại mới của sự phát triển kinh tế – xã hội.

doc22 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2269 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Những tư tưởng Nho giáo và vận dụng vào quản lý nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Chúng ta đang chứng kiến sự biến động mạnh mẽ của toàn cảnh kinh tế thế giới trong điều kiện toàn cầu hoá. Cơ chế thị trường và quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá cùng với cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đã dấn đến việc hình thành quan hệ song phương và đa phương trên mọi lĩnh vực hoạt động. Tất cả những điều đó, đã tác động trực tiếp đến mọi quốc gia, thách thức giá trị truyền thống của các dân tộc. Tất cả những biến động trong lĩnh vực đạo đức ở các mức độ khác nhau đều liên quan đến sự biến động kinh tế – xã hội thời kỳ chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN vì mục tiêu dân giàu nưóc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Những biến động đó tuy là khó tránh khỏi nhưng chúng ta sẽ giảm tác hại đi rất nhiều nếu xã hội sớm nhận ra những yếu kém và nếu Đảng và nhà nước ta kịp thời có những đối sách thích hợp. Sự cần thiết và khả thi của việc sử dụng kinh tế thị trường để phát triển đất nước là điều cần thiết. Vấn đề ở chỗ là làm sao để giảm mức tố thiểu các mặt trái của kinh tế thị trường và sử dụng đến mức tối đa những yếu tố tích cực và sức mạnh của nó, bởi vì kinh tế thị trường là thành quả phát triển của văn minh nhân loại. Nhiệm vụ đặt ra đối với toàn Đảng và Nhà nước cũng như toàn thể nhân dân ta là làm sao vừa phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vừa giữ được giá trị truyền thống của dân tộc, vừa xây dựng được các quan hệ và phẩm chất đạo đức mới phù hợp với thời đại mới của sự phát triển kinh tế – xã hội. Để làm tốt công việc này chúng ta cần phải biết kế thừa và phát huy những giá trị tư tưởng Nho giáo. Đây là điều cần thiết đối với phát triển đất nước. Với nghĩa như vậy, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Những tư tưởng Nho giáo và vận dụng vào quản lý nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu. Do thời gian và kiến thức có hạn nên bài viết không tránh khỏi thiếu sót, em mong các thầy cô giáo tận tình sửa chữa và góp ý để bài viết của em được tốt hơn. Em xin cám ơn cô giáo Nguyễn Thị Bích Thuỷ đã cung cấp kiến thức và phương pháp để em hoàn thành bài tiểu luận này. I . Nội dung cơ bản tư tưởng Nho giáo 1. Hoàn cảnh ra đời trường phái triết học Nho giáo. Triết học Trung Quốc hình thành và phát triển trong thời kỳ xã hội Trung Quốc đang có sự chuyển biến hết sức căn bản và lớn lao. Đó là thời kỳ chế độ chiếm hữu nô lệ theo kiểu Phương Đông bị suy tàn, chế độ phong kiến sơ kỳ đang hình thành. Thể chế chính trị xã hội và những quy tắc đạo đức mới đang còn manh nha. Sự giao thời giữa hai chế độ đó đã gây nên một sự đảo lộn căn bản về kinh tế, chính trị và sự suy đồi về trật tự lễ nghĩa đạo đức luân lý trong xã hội. Khắp thiên hạ các nước chư hầu gây chiến tranh liên miên và vô cùng tàn khốc nhằm thôn tính và tranh giành địa vị của nhau. Chính điều kiện lịch sử xã hội đặc biệt đó đã đặt ra một vấn đề hết sức cơ bản và cấp bách buộc các nhà cầm quyền và các nhà tư tưởng phải giải quyết là làm như thế nào để cải biến được xã hội, giáo hoá được con người khiến cho xã hội bình trị. Nhằm giải quyết vấn đề đó các nhà tư tưởng đều cố gắng đưa ra phương pháp “trị nước, an dân” mơ ước một xã hội lý tưởng. Đầy là tiền đề nảy sinh những tư tưởng triết học, những trường phái triết học hết sức đa dạng, phong phú ở Trung Quốc. Nho giáo từ khi ra đời đến nay đã trên 2500 năm. Trong thời gian đó, Nho giáo có lúc thịnh, lúc suy, có lúc ngự trị trên đỉnh cao của hệ tư tưởng thống trị và ngược lại cũng có lúc bị phê phán không thương tiếc. Nhưng dù bị phê phán, một số tư tưởng của Nho giáo vẫn cứ tồn tại trong xã hội hiện nay. Sự tồn tại đó chứng tỏ ở Nho giáo có những yếu tố hợp lý, mà cái hợp lý nhất là nó được xây dựng trên cơ sở của nhận thức. Nho giáo do Khổng Tử sáng lập (551-479 tr. CN) xuất hiện vào khoảng thế kỷ VI tr. CN dưới thời Xuân Thu. Sau khi Khổng Tử mất, Nho gia chia làm tám phái. Quan trọng nhất là phái Mạnh Tử và Tuân Tử. Mạnh Tử đã đi sâu tìm hiểu bản tính con người trên cơ sở đạo nhân của Khổng Tử, đề ra thuyết “tính thiện”. Tuân Tử đã phát triển truyền thống trọng lễ của Nho giáo nhưng trái với Mạnh Tử, ông cho rằng con người “có tính ác”, coi thế giới quan có quy luật riêng. Hệ thống kinh điển triết học Nho giáo hầu hết viêt về đề tài xã hội, về những kinh nghiệm lịch sử Trung Hoa, ít viết về tự nhiên. Điều này cho ta thấy rõ xu hướng biện luận xã hội, về chính trị đạo đức là tư tưởng cốt lõi của Nho gia. 2. Những tư tưởng Nho giáo cơ bản. 2.1 Về đạo đức. Nho giáo sinh ra từ một xã hội chiếm hữu nô lệ trên đường suy tàn, vì vậy Khổng Tử đã luyến tiếc và cố gắng duy trì chế độ ấy bằng đạo đức. “Đạo” theo Nho giáo là quy luật chuyển biến tiến hoá của trời đất, muôn vật. Đối với con người, đạo là con đường đúng đắn phải noi theo để xây dựng quan hệ lành mạnh tốt đẹp. Đạo của con người, theo quan điểm của Nho giáo là phải phù hợp với tính của con người, do con người lập nên. Theo Khổng Tử, người có mọi đức tính hoàn toàn tốt là “người có nhân”, nhân là thương người, người nào thật lòng với người khác thì có thể làm tròn nghĩa vụ của mình. Đạo nhân có ý nghĩa rất lớn với tính của con người do trời phú, tính của con người do trời phú mà cứ buông thả thì tính không thể tránh khỏi tình trạng biến chất theo muôn vàn tập tục thì con người trở thành vô đạo. Chính vì vậy, Khổng Tử và Mạnh Tử coi trọng giáo hoá bằng cách mở trường dạy học và chỉnh lý, biên soạn ngũ kinh nhằm giúp trau dồi tư tưởng đạo đức. “Đức” gắn chặt với đạo, “từ đức” chỉ một cái gì thể hiện phẩm chất tốt đẹp của con người. Trong các học thuyết của mình, các nhà tư tưởng coi con người không thể là một thực thể tách rơi, cô lập mà là con người xã hội. Ở Nho giáo, con người được đặt trong các mối quan hệ qua lại với nhau, đó là các quan hệ vua – tôi, cha – con, vợ – chồng, anh em, bạn bè, thầy trò.... Cùng với việc đưa ra các mối quan hệ ấy, Nho giáo còn chuẩn mực hoá chúng và coi chúng là tư tưởng đạo đức của xã hội phong kiến. Đây là thứ đạo đức ứng xử của giai cấp phong kiến thống trị nhằm bảo vệ lợi ích của mình. Triết học quốc trị trong sách Đại học xoay quanh chữ đức và suy luận rằng người có tài mà không có đức thì cũng chỉ là kẻ gây loạn. Phương pháp rèn người của sách Đại học đòi hỏi thế hệ hậu nhân phải cố gắng sống và sử xự một cách có đạo đức đẻ làm rạng rỡ minh đức, yêu thương nhân dân và kiên trì học tập đến nơi đến trốn. Chương trình rèn người của sách Đại học bắt đầu từ hậu nhân phải thành ý với chính bản thân mình mới có thể tiến xa được, không có lòng thành thì những gì một cá nhân cố gắng thực hiện chỉ là giả tạo và không đem lại lợi ích gì cho bản thân mà có thể gây hậu quả lâu dài cho xã hội. Trên cơ sở quan điểm về đạo đức, Nho giáo đã xây dựng các khái niệm về Trung, Hiếu, Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín...với nội dung cụ thể phản ánh tư tưởng của giai cấp thống trị. Theo Nho giáo, trong quan hệ với vua, bề tôi phải có đức, là tôi Trung thì vua nói gì cũng phải nghe nấy; trong quan hệ cha con, con phải có hiếu, con người ta sống không có hiếu với cha mẹ thì không thể sống tốt đẹp với người khác. Do đó, con người Nho giáo là con người là người sống có nhân, biết yêu thương mọi người, biết ghi nhớ công ơn sinh thành của cha mẹ, biết kính trên nhường dưới, không làm bất cứ điều gì sai trái để cha mẹ phải tủi hổ về mình, biết kính trọng và phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già. Vì vậy, mỗi cá nhân phải ra sức tu dưỡng lòng nhân ái, tình yêu thương đối với mọi người, mà trước hết là đối với người trong gia đình mình, sau đó đổi xử với những người xung quanh. Phải đối xử với mọi người như đối xử với chính bản thân mình, bản thân mình không muốn những điều xấu xảy ra đối với mình và gia đình mình thì cũng đừng muốn những điều xấu xảy ra với người khác. Để làm được những điều trên, Nho giáo đòi hỏi mỗi cá nhân phải hằng ngày tự kiểm điểm bản thân, phải nghiêm khẵc xem xét tất cả nhữngviệc mình đã làm trong ngày. Tự kiểm điểm bản thân là công việc bắt buộc đối với tất cả mọi người, không trừ một ai : Từ bậc thiên tử đến thứ dân, ai ai cũng phải tu dưỡng, phải kiểm điểm để mà đổi mới để mà tiến bộ. Qua kiểm điểm mà lòng nhân ái, tinh thần trượng nghĩa, đức hiếu kính cũng như khiêm nhường được nâng cao, làm cho cá nhân gạt bỏ được thói hư tật xấu và xây dựng được đức tính tốt. Con người với con người trong xã hội dễ hoà đồng để cùng nhau xây dựng một xã hội tương lai tốt đẹp. 2.2 Về chính trị. - Sách lược Nhân Trị của Khổng Tử : Trước tình hình xã hội thời Xuân Thu xuất hiện nhiều vấn đề lớn như các nước chư hầu gây chiến tranh liên miên, sự đảo lộn về kinh tế chính trị và sự suy đồi về trật tự lễ nghĩa, đạo đức, luân lý trong xã hội. Điều này buộc các nhà cầm quyền đầu cố gắng đưa ra phương pháp “ trị nước, an dân” mơ ước xây dựng một xã hội lý tưởng. Do đó, Khổng Tử đã chủ trương trị nước bằng phương pháp “ Nhân trị” và đề cao giáo hoá con người. Théo sách lược Nhân trị thì hai yếu tố nhân ái và tôn kính là nền tảng của chính trị. Vì vậy, Khổng Tử quan tâm đên việc hướng dẫn giai cấp lãnh đạo quốc gia tu thân để biết thương dân và trị nước một cách anh minh. Muốn được quốc thái dân an, lãnh tụ quốc tụ quốc gia phải thi hành đạo Nhân, luôn luôn sử xự như bậc quân tử. Khi tham chánh, nhà lãnh đạo phải có “ Chính danh”. Chủ nghĩa Chính danh biểu hiện của sách lược Nhân trị. Vào thời kỳ đen tối của Khổng Tử, người dân Trung Hoa đã chịu đựng quá nhiều đau khổ bởi chính trị tàn bạo được bao bọc bởi lớp đạo đức giả. Do đó, Khổng Tử đưa ra thuyết Chính danh với hoài bão chấm dứt những điều xấu của vua chúa. Thuyết Chính danh cho rằng, khi nhà lãnh đạo đã xưng danh thì phải làm theo đúng như vậy, đồng thời nhà lãnh tụ phải có chính danh thì mới kêu gọi được sự đáp ứng của mọi người, nếu không có chính danh hoặc mất đi Chính danh thì khó mà được lòng dân. Khi tham gia chính sự nhà lãnh đạo phải biết dùng người tài giỏi, biết khoan hồng bỏ qua các lỗi lầm sai sót nhưng không đáng kể, phải bạo vệ dân, vì vậy phải cận thận trong việc suy xét khả năng tài đức của quan thần và bỏ qua sự dèm pha những lời ca tụng của mọi người. Theo Khổng Tử, để quốc gia trật tự, quốc hoá dân an thì nhân dân phải đặt thiên tử vào vai trò lãnh đạo tối cao, đó là người có đức có tài, là người được trao trọn quyền hành quốc gia và phải thấu hiều được nghệ thuật Nhân trị. Đồng thời nhà trị quốc phải cố gắng giữ đất nước ổn định nhằm tạo điều kiện cho nhân dân an cư lập nghiệp góp phần xây dựng quốc gia giàu mạnh. Khi nhà lãnh đạo quản lý mọi việc anh minh công bằng thì dân sẽ học theo. Vì thế, lãnh đạo quốc gia phải quang minh, lập chính đạo để dân biết tôn trọng điều Nhân, yêu dân như con thì dân sẽ hết sức làm điều thiện để người trên hài lòng. Do chú trọng vào nguyên tắc Nhân trị nên Khổng Từ kịch liệt phản đối mọi sự đấu tranh, dù là đấu tranh của quần chúng nghèo khổ dứng lên giành chính quyền và do đó ông cho rằng chủ chương pháp chế chỉ là hạ sách trong trị quốc. Quốc gia của Khổng Tử không có luật pháp và hình phạt, những bậc lãnh đạo trước hết phải áp dụng phương pháp Nhân trị để quản lý quốc sự thì mới mong có thanh bình. Theo ông, việc sử dụng luật pháp chỉ làm nhân dân sợ nên không làm cho họ kính nể, tuân phục một cách tự nhiên, ngược lại nếu dùng phương pháp Nhân trị sẽ được dân phục mà theo. Tư tưởng chính trị của Khổng Tử xoay quanh các nhà lãnh đạo có đức có tài, thương dân và hiểu được đạo của trời đất một lòng phục vụ chế độ. - Tư tưởng “ lấy dân làm gốc” của Mạnh tử : Dựa trên học thuyết “ tính thiện” tiếp tục tư tưởng của Khổng Tử, Mạnh Tử đã kịch liệt phê phán phương pháp trị nước của các trường phái triết học Mặc gia và Pháp gia. Trên cơ sở nhân nghĩa và chủ trương Nhân chính, Mạnh Tử đã đề xuất một quan điểm hết sức độc đáo, đó là quan điểm dân bản. Theo Mạnh Tử, dân là cái quý nhất quý hơn cả vua chúa và xã tắc vì ông cho rằng dân là gốc của nước, có dân mới có nước, có nước mới có vua. Chủ trương dân là gốc, là quý của Mạnh Tử đòi hỏi giai cấp lãnh đạo phải chú tâm chăm lo cho dân được ấm no hạnh phúc, biết được cái lo của dân, cái vui của dân. Mạnh Tử chủ trương đức trị hơn là pháp trị và cho rằng vua phải thi hành cai trị nhân đứcđối với dân, giảm hình phạt, bớt thuế khiến nhân dân siêng vào làm việc. Muốn đời sống nhân dân được sung túc, nền kinh tế của đất nước phồn vinh, vua chúa phải thực hiện các chính sách công bằng thích hợp về việc phân chia ranh giới ruộng đất, khuyến khích các nhà trồng dâu nuôi tằm. Trong việc chính trị, ngoài chủ trương lấy nhân nghĩa làm gốc, coi dân là quý, thực hiện cải cách kinh tế, thi hành chế độ điền địa và thuế khoá công bằng, Mạnh Tử còn chủ trương phải giáo hoá dân, đó là nhiệm vụ rất trọng yếu của phép trị nước. Để giáo hoá dân, cần lập nên các trường từ làng xã đến kinh đô để dạy dân về tri thức, đạo lý, phong tục…, do đó phải biết vỗ về nhân dân, tu chính lòng tín ngưỡng và đức tin của nhân dân, giúp đỡ che chở cho nhân dân. Lãnh đạo quốc gia muốn xây dựng đất nước hùng cường phải biết dùng đức để cảm hoá nhân dân, quý mến kẻ có đức, tôn trọng người có đức có học. Xuất phát từ đạo Nhân chính, với lòng thương dân, tận mắt chứng kiến cảnh chiến tranh tàn sát, khốc liệt giữa các nước chư hầu diễn ra liên miên trong thời kỳ Chiến Quốc, Mạnh tử tỏ thái độ căm ghét chiến tranh và cực liệt phản đối các quốc chiến tranh xâm lược, thôn tính lẫn nhau giữa các tập đoàn quý tộc đương thời vì như thế sẽ hại dân, làm xã hội mất ổn định, nhân dân không tập trung vào việc ruộng vườn. Mạnh Tử là nhà triết học đầu tiên đã xây dựng học thuyết về vai trò của dân trong đời sống chính trị - xã hội . Theo ông nhà cầm quyền phải thực hiện đường lối Nhân Chính mà cái gốc của nó là lấy dân làm gốc, là quý trọng hàng đầu. Trong hệ thống triết học Mạnh Tử, với quan điểm dân bản và những biện pháp cải cách kinh tế, xã hội thiết thực, thực sự đã có ý nghĩa tích cực đối với đời sống xã hội đương thời. Đó là tinh hoa trong lịch sử phát triển tư tưởng triết học Trung Quốc. Có thể nói, Mạnh Tử là con tim luôn hướng về nhân loại, nhưng khối óc lại hướng về giai cấp mà ông đại diện. - Tư tưởng “Lễ trị” của Tuân Tử : Tuân Tử là nhà triết học cùng thời với Mạnh Tử, cũng có nguồn tư tưởng Khổng Tử nhưng ông theo lập trường duy vật trong phảt triển những tư tưởng của Khổng Tử. Trong tư tưởng chính trị của mình, ông đưa ra quan điểm “ Lễ trị”. “Lễ” hiểu theo nghĩa rộng là những quy chế, nghi thức, kỷ cương của cuộc sống trong cộng đồng xã hội và lối cư sử hàng ngày. Với nghĩa này, lễ là cơ sở của xã hội có tổ chức bảo đảm cho sự phân định trên dưới rõ ràng, không bị sáo trộn đồng thời ngăn ngừa những hành vi và tình cảm cá nhân thái quá”. Lễ chính là cung cụ chính trị, là vũ khí của phương pháp trị nước, trị dân lâu đời của Nho giáo. Lễ có thể đưa tất cả các hoạt động vào nề nếp, có thể ngăn chặn mọi lỗi khi sắp xảy ra. Vì vậy, những điều quy định về lễ rất sớm, nhiều và tỷ mỷ hơn những điềuvề pháp luật với đối tượng đông đảo là nhân dân lao động, lớp trẻ và phụ nữ, Đạo Nho cho là đối tượng dễ sai khiến nhất thì những quy định về lễ lại càng rườm rà, phiền phức và cay nghiệt. Theo Tuân Tử, nhà lãnh đạo phải lấy đạo dức và lễ trị để quản giáo chứ không dùng bạo lực để khống chế nhân dân. Vai trò của “Lễ” vô cùng quan trọng trong mỗi quốc gia. Ông cho rằng, người không có lễ thì không sinh, việc mà không có lễ thì không nên, quốc gia không có lễ thì không yên. Lễ là kỷ cương của nhân loại nên mọi người phải học lễ, do đó con người phải được giáo dục để học lễ, để biết kính thờ cha mẹ, trung với vua và với anh em, bạn bè phải đối xử với nhau phải đạo. Không học lễ, không hiểu lễ thì chẳng khác gì loài cầm thú. Tuân Tử cũng không dùng pháp trị, ông chủ trương nhân nghĩa và lễ làm căn bản cho sách lược trị quốc và theo ông phương pháp này có thể giữ cho quốc thái dân an. Do đó ông đòi hỏi nhân dân và trung thần phải tôn kính người lãnh đạo, dân và quan thần phải làm đẹp cho nhà lãnh đạo, vì đó là cái đẹp, cái gốc thiên hạ. Làm vua khi giao tiếp với quần thần phải có lễ, tức là phải biết tôn trọng kẻ dưới, phải coi những người giúp việc như chân tay. Ngược lại, làm bề tôi phải tận trung, phải biết làm hết phận sự của mình, phải biết can gián những việc làm sai trái của vua, không được hùa theo vua khi vua lỗi lầm. Để làm được điều đó, mỗi cá nhân phải biết rèn luyện nghĩa khí, trái với đạo lý thì tránh, biết xấu hổ khi làm những điều trái với lương tâm, chỉ có như vây mới xứng đáng là bậc quân tử. Tuân Tử không coi trọng sách lược Pháp trị mà ngược lại rất trọng lễ, nhưng sự cách biệt giữa lễ và pháp luật rất khiêm nhường và đôi lúc lại không rõ ràng. Chính sự cách biệt thiếu rõ ràng giữa lễ với pháp luật về tính ác bẩm sinh của Tuân Tử đã mở đường cho đệ tử Hàn Mạc Phi đưa ra chủ trương pháp chế nhằm kìm hãm tính ác của con người. 2.3 Về nhận thức luận. Từ kinh nghiệm của mình, Khổng Tử đã tổng kết được nhiều quy luật nhận thức, nhưng chủ yếu là thực tiễn giáo dục và phương pháp học hỏi. Để đạt tới “đạo nhân” Nho giáo rất quan tâm đến giáo dục. Nho giáo đề cao con người, lấy con người làm trung tâm và mục tiêu nhận thức. Nho giáo rất coi trọng giáo dục con người. Do không tôn trọng cơ sở kinh tế kỹ thuật của xã hội nên giáo dục của Nho giáo chủ yếu hướng vào rèn luyện đạo đức của con người. Nhưng tư tưởng về giáo dục về thái độ và phương pháp học tập của Khổng Tử chính là bộ phận giàu sức sống nhất trong tư tưởng Nho giáo. Ý nghĩa của giáo dục: Theo Khổng Tử, giáo dục để cải tạo nhân tính. Muốn dẫn nhân loại trở về tính gần nhau, tức là chỗ “thiện bản nhiên” thì phải để công vào giáo dục, vì giáo dục có thể hoá ác thành thiện. Tu sửa đạo làm người là mục đích tối cao của giáo dục trong việc cải tạo nhân tính của Khổng Tử. ông không coi giáo dục để mở mang tri thức, giải thích vũ trụ mà ông chú trọng đến việc hình thành nhân cách đầy đủ, lấy giáo dục để mở mang dân trí, nhân, dũng, cốt dạy người ta thành con người đạo lý. Xã hội lý tưởng mà Khổng Tử chủ trương xây dựng đó là xã hội thanh bình, thịnh trị, mọi người sống nhân đức theo trật tự lễ nghĩa. Để xây dựng một xã hội như vậy theo Khổng Tử là phải giáo dục và đào tạo ra một mẫu người lý tưởng, có đủ đức, tài, trí và lực, văn và chất, một lòng trung thành phục vụ chế độ. Có thể nói, đào tạo con người lý tưởng cho xã hội là vấn đề cốt lõi trong học thuyết chính trị, đạo đức, xã hội của Khổng Tử. Mẫu người ấy là bậc quân tử mà xã hội phong kiến hết sức đề cao. Mẫu người lý tưởng đó có vai trò gánh vác xã hội không phải là nhân dân lao động- những người bậc dưới mà là những “đấng trượng phu” có đủ nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, hiểu đạo, vui với đạo và thuận với đạo. Mục đích của giáo dục : trước hết là học để ứng dụng có ích cho đời, cho xã hội chứ không phải để làm quan sang, bổng lộc. Thứ hai, học để hoàn thiện nhân cách và học để tìm tòi điều lý. Từ đó để tạo ra con người có đủ nhân, lễ, nghĩa, trí, tín - những chuẩn mực của chế độ phong kiến bằng văn chương và lục nghệ Khổng Tử cho rằng nếu con ngươì không được học tập giáo dục thì sẽ trở thành ngu muội, phóng đáng, cường bạo và xa rời đạo lý. Để đào tạo ra những con người lý tưởng, Khổng Tử đã đề xuất phương pháp giáo dục khá chặt chẽ, với kiến giải sâu sắc. Nho giáo cho rằng mọi cá nhân phải biết không ngừng học tập nâng cao trình độ hiểu biết. Lần đầu tiên trong lịch sử ông mở trường dạy học một cách không cầu lợi nhằm góp phần làm cho sự nghiệp giáo dục mở mang tri thức xuống đến dân chúng ở phạm vi và trình độ nhất định. Gồm các phương pháp: - Coi trọng giáo dục theo lịch trình đúng với điều kiện tâm sinh lý. Cách giáo dục ấy nhằm nuôi cho tình cảm nảy nở rồi đưa vào khuôn phép, điều hoà sự xung đột ở tâm. - Coi trọng mối quan hệ giữa các khuôn giáo dục. Phương pháp gắn học với hành, lời nói kết hợp việc làm, phản đối nói suông và học suông. ông nói. Không những thế, Khổng Tử còn đòi hỏi người học phải luôn kết hợp việc học với việc tự đào sâu suy nghĩ, đồng thời người học phải không tự mãn, không tự phụ và không tự ti, giấu dốt. Chỉ có không giấu dốt, con người mới có khả năng loại bỏ những mối nguy hại do sự ngu dẫn dến. Trong học tập Nho giáo đòi
Luận văn liên quan