Tiểu luận Những vướng mắc cần tháo gỡ trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giữa cha con ông Nguyễn Văn A ở thôn S, xã V, huyện Q

Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, quá trình phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; những năm qua, đất nước ta đã thu được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, đồng thời cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc cần được giải quyết. Trong đó việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đang là vấn đề bức xúc, cần giải quyết kịp thời đúng đường lối, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Những khuyết tật của nền kinh tế thị trường hiện nay, đã xuất hiện một bộ phận công dân có lối sống thực dụng, sa sút về đạo đức, về nhân cách, bất chấp tất cả để đạt được mục đích của mình; trong quản lý và sử dụng đất đai, còn xảy ra tình trạng lấn chiếm đất trái phép, tranh chấp đất đai, đặc biệt trong các gia đình đã và đang xảy ra tranh chấp quyền sử dụng đất, quyền thừa kế đất đai. Để xảy ra tình trạng trên, một phần là do đạo đức, lối sống ngày càng bị tha hoá, nhận thức về pháp luật còn hạn chế, ý thức chấp hành Pháp luật của công dân còn thấp; một phần là do cán bộ, công chức còn thiếu trách nhiệm trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình về quản lý đất đai; hoặc do một số mặt còn hạn chế trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai của các cấp chính quyền, các ngành chức năng khi giải quyết, nên đã để một số vụ tranh chấp kéo dài, gây hậu quả xấu.

pdf25 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3036 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Những vướng mắc cần tháo gỡ trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giữa cha con ông Nguyễn Văn A ở thôn S, xã V, huyện Q, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG…………….. TIỂU LUẬN Những vướng mắc cần tháo gỡ trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giữa cha con ông Nguyễn Văn A ở thôn S, xã V, huyện Q 2 a. lời nói đầu Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, quá trình phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; những năm qua, đất nước ta đã thu được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, đồng thời cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội bức xúc cần được giải quyết. Trong đó việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đang là vấn đề bức xúc, cần giải quyết kịp thời đúng đường lối, chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Những khuyết tật của nền kinh tế thị trường hiện nay, đã xuất hiện một bộ phận công dân có lối sống thực dụng, sa sút về đạo đức, về nhân cách, bất chấp tất cả để đạt được mục đích của mình; trong quản lý và sử dụng đất đai, còn xảy ra tình trạng lấn chiếm đất trái phép, tranh chấp đất đai, đặc biệt trong các gia đình đã và đang xảy ra tranh chấp quyền sử dụng đất, quyền thừa kế đất đai. Để xảy ra tình trạng trên, một phần là do đạo đức, lối sống ngày càng bị tha hoá, nhận thức về pháp luật còn hạn chế, ý thức chấp hành Pháp luật của công dân còn thấp; một phần là do cán bộ, công chức còn thiếu trách nhiệm trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình về quản lý đất đai; hoặc do một số mặt còn hạn chế trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai của các cấp chính quyền, các ngành chức năng khi giải quyết, nên đã để một số vụ tranh chấp kéo dài, gây hậu quả xấu. Với mong muốn đề cập đến một trong những thực trạng trên đây, bản thân đã chọn đề tài tình huống “Những vướng mắc cần tháo gỡ trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giữa cha con ông Nguyễn Văn A ở thôn S, xã V, huyện Q” làm tiểu luận cuối khoá. 3 Xử lý tình huống cụ thể này, bản thân hy vọng nêu lên được phần nào nguyên nhân, hậu quả và phương hướng giải quyết dứt điểm vụ việc tranh chấp đất đai, xuất phát từ lối sống thực dụng, suy thoái đạo đức, ý thức chấp hành Pháp luật của công dân, sự thiếu trách nhiệm của cán bộ, công chức khi thi hành công vụ và các cấp chính quyền, các ngành chức năng trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hiện nay trên địa bàn huyện Q. Kính mong sự trao đổi, góp ý của thầy, cô giáo cùng bạn đọc để bản thân tu chỉnh vận dụng vào thực tiễn công tác của mình, nhằm làm tốt chức năng tham mưu cho lãnh đạo địa phương, ngành về công tác giải quyết các vụ tranh chấp, lấn chiếm đất đai khi có các trường hợp tương tự xảy ra. Trình tự kết cấu nội dung của tiểu luận: A. Lời mở đầu. B. Nội dung. I. Mô tả tình huống. 1. Bối cảnh, không gian xảy ra tình huống. 2. Lý do xảy ra tranh chấp. II. Mục tiêu xử lý tình huống. III. Nguyên nhân và hậu quả của tình huống. 1. Nguyên nhân. 2. Hậu quả tình huống có thể xảy ra. IV. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống. 1. Xây dựng, phân tích các phương án. 2. Lựa chọn phương án. V. Tổ chức thực hiện phương án đã chọn. 1. Các bước tiến hành. 2. Lịch thời gian giải quyết phương án đã chọn. VI. Một số kiến nghị. C. Kết luận: 4 5 b. nội dung I. Mô tả tình huống 1. Bối cảnh, không gian xảy ra tình huống. Ông Nguyễn Văn A, được bố mẹ để lại cho một mảnh vườn, có nhà ở với diện tích 960 m2 tại thôn S, xã V, huyện Q. Hiện trạng mảnh vườn như sau: Ông Nguyễn Văn A xây dựng gia đình đã lâu nhưng không có con, ông A đi bộ đội chiến đấu ở chiến trường miền Nam, khi phục viên trở về quê hương, ông A bàn với vợ nhận một người con nuôi và đặt tên là Nguyễn Văn H; được sự chăm sóc, nuôi dưỡng của vợ chồng ông A, anh Nguyễn Văn H được ăn học đến năm 1995 thì lập gia đình. Năm 1997, để tạo điều kiện cho vợ chồng anh Nguyễn Văn H, thuận lợi trong việc vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh, ông Nguyễn Văn A đã viết giấy chuyển nhượng 500 m2 cho anh Nguyễn Văn H và đưa Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của mình cho anh H đi làm thủ tục chuyển nhượng đất. Lợi dụng sự tín nhiệm của bố mẹ nuôi, anh Nguyễn Văn H đã thay đổi giấy chuyển nhượng của ông Nguyễn Văn A viết 500 m2 thành 960 m2, đưa đến các cơ quan có thẩm quyền nộp và xin làm thủ tục chuyển nhượng đất. Do không kiểm tra, xem xét đến quyền và lợi ích của người có liên quan, cán bộ, công chức quá tin tưởng vào giấy tờ của anh H xuất trình, nên đã tham mưu cho UBND huyện Q ra quyết định thu hồi 960 m2 đất của ông Nguyễn Văn A, cấp Đường liên 25m 38,4m 6 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho anh Nguyễn Văn H, trên thửa đất của ông Nguyễn Văn A. Năm 1999, anh Nguyễn Văn H làm nhà trên mảnh đất 500 m2 mà ông Nguyễn Văn A đã viết giấy chuyển nhượng theo thoả thuận, ngôi nhà của ông A vẫn giữ nguyên, vợ chồng anh H ra ở riêng để thuận lợi trong sản xuất kinh doanh. Năm 2004, ông Nguyễn Văn A có ý định chuyển nhượng lại cho người khác 200 m2 đất, để lấy tiền sửa chữa lại ngôi nhà cũ của mình, thì mâu thuẫn giữa hai cha con nảy sinh. Lý do anh Nguyễn Văn H không cho ông A chuyển nhượng đất và sửa chữa nhà ở, vì toàn bộ thửa đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho anh H. Hai cha con ông A to tiếng với nhau, gây mất tình cảm cha con cũng như sự đoàn kết trong nội bộ gia đình, mâu thuẫn giữa hai cha con ngày càng căng thẳng. Trước tình hình đó, để đảm bảo quyền lợi của mình, được sửa chữa ngôi nhà mà cha mẹ để lại, ông Nguyễn Văn A đã làm đơn khiếu nại đến các cơ quan có chức năng của huyện Q đề nghị kiểm tra, xác minh làm rõ theo nội dung trình bày của ông Nguyễn Văn A là: Năm 1997, ông A chỉ viết giấy chuyển nhượng đất cho anh H diện tích 500 m2, vì sao UBND huyện Q cấp cho anh H Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 960 m2, đúng bằng diện tích thửa đất của ông được cha mẹ để lại. 2. Lý do xảy ra tranh chấp. Qua thẩm tra, xác minh, tìm hiểu ban đầu, nguyên nhân sâu xa dẫn đến tranh chấp đất đai giữa cha con ông Nguyễn Văn A là do anh Nguyễn Văn H chưa nhận thức đầy đủ về Pháp luật, lợi dụng sự tín nhiệm của bố mẹ nuôi, làm mất tình cảm cha con. Năm 1999, anh Nguyễn Văn H xây dựng nhà mới trên mảnh đất 500 m2 mà ông A chuyển nhượng lại. Do điều kiện kinh tế chưa cho phép, nhưng anh H quyết định xây nhà ở kết hợp làm nơi sản xuất hàng mộc thủ công mỹ nghệ của HTX do anh H thành lập. Vì thiếu vốn để xây dựng, nên anh 7 H có hỏi mượn vợ chồng ông A số tiền tiết kiệm mà vợ chồng ông để dành khi về già, thì ông Nguyễn Văn A không đồng ý. Từ đó, vợ chồng anh H ít quan tâm đến vợ chồng ông A. Theo như thoả thuận ban đầu giữa hai cha con ông A, vợ chồng anh H có trách nhiệm chăm sóc vợ chồng ông A khi già yếu, sự việc càng nghiêm trọng hơn khi ông A định chuyển nhượng 200 m2 đất, để lấy tiền sửa chữa lại căn nhà mà vợ chồng ông A đang ở, thì anh H cản trở và tuyên bố: Toàn bộ thửa đất 960 m2 Nhà nước đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho anh Nguyễn Văn H. Ông A không có quyền gì trên thửa đất đó nữa… Việc mâu thuẫn, tranh chấp đất đai giữa cha con ông Nguyễn Văn A đã được các tổ chức, chính quyền và đoàn thể xã V, thôn S tổ chức gặp gỡ hoà giải nhiều lần nhưng không thành. Từ đó, việc tranh chấp đất đai giữa cha con ông A ngày càng nghiêm trọng, dẫn đến việc ông Nguyễn Văn A làm đơn khiếu nại đề nghị các cơ quan thẩm quyền giải quyết. Đơn khiếu nại ghi ngày 20/02/2005, Chủ tịch UBND huyện nhận được ngày 30/02/2005. II. Mục tiêu xử lý tình huống. Từ sự việc trên đã đặt ra một số mục tiêu cơ bản cho việc giải quyết ở góc độ quản lý hành chính Nhà nước như sau: - Mục tiêu hàng đầu cho việc xử lý tình huống này: Là việc giải quyết tranh chấp đất đai một cách nhanh chóng, chính xác, đúng Pháp luật, không gây mất tình cảm cha con trong gia đình và không làm rắc rối tình hình trong khu vực. - Thứ hai: Phải khắc phục được tình trạng tranh chấp quyền sử dụng đất trong tình hình hiện nay, nhằm đảm bảo tăng cường pháp chế XHCN trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai, củng cố niềm tin của nhân dân đối với chính quyền các cấp. 8 - Thứ ba: Phải bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng của công dân, mà trực tiếp là bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của cha con ông Nguyễn Văn A, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi hành Pháp luật. - Thứ tư: Phải giữ vững truyền thống đạo đức của dân tộc, xây dựng nếp sống văn hoá mới, nêu cao tinh thần đoàn kết, đùm bọc thương yêu nhau trong gia đình cũng như trong toàn xã hội. III. Nguyên nhân và hậu quả của tình huống. 1. Nguyên nhân. Quá trình diễn ra tranh chấp đất đai, giữa cha con ông Nguyễn Văn A do nhiều nguyên nhân, trong đó có thể nêu lên một số nguyên nhân chủ yếu sau: - Thứ nhất: Do nhận thức và ý thức chấp hành Pháp luật của anh Nguyễn Văn H, từ sự ít hiểu biết về Pháp luật đất đai, nên anh H đã lợi dụng sự tín nhiệm của bố mẹ nuôi; Do sự thiếu hiểu biết về Luật đất đai của vợ chồng ông Nguyễn Văn A, sau khi viết Giấy chuyển nhượng đất và làm thủ tục giao quyền sử dụng đất cho con, không lấy lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của mình, nên không biết được việc làm sai trái của con mình để kịp thời xử lý; Việc làm thiếu trách nhiệm của cán bộ, công chức các cấp trong thi hành công vụ, đã làm thủ tục chuyển nhượng đất cho anh H mà chưa xem xét đến những người có quyền và lợi ích liên quan, không thực hiện đầy đủ quy trình chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà pháp luật đã quy định. - Thứ hai: Do công tác quản lý đất đai của các cấp chính quyền, các ngành chức năng còn buông lõng, thiếu chặt chẽ và cương quyết, nên đã để xảy ra tình trạng tranh chấp đất đai nêu trên. -Thứ ba: Do mâu thuẫn gia đình ngày càng nghiêm trọng, căng thẳng, gay gắt không thể tự giải quyết được; công tác hòa giải ở thôn S, xã V kém hiệu quả. 2. Hậu quả tình huống có thể xảy ra. 9 Do cán bộ, công chức không làm tròn trách nhiệm của mình trong việc làm thủ tục chuyển nhượng đất đai, giữa cha con ông Nguyễn Văn A; anh Nguyễn Văn H được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 960 m2, hoàn toàn không đúng các quy định của Pháp luật về đất đai, dẫn đến tranh chấp; làm mất uy tín của các cơ quan quản lý Nhà nước, giảm sút lòng tin của nhân dân đối với các cấp chính quyền, làm suy giảm tính pháp lý của Pháp luật XHCN, kỷ cương phép nước không được thực hiện nghiêm túc. Những hộ gia đình khác cũng có thể làm được như vậy, nếu sự việc tại gia đình ông Nguyễn Văn A không được giải quyết dứt điểm có tình, có lý đúng Pháp luật. Nếu lấy lý do, Nhà nước đã cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho mình mà vợ chồng anh Nguyễn Văn H không cho bố mẹ nuôi chuyển nhượng đất và sửa chữa nhà ở. Việc làm đó là trái với đạo lý làm con, không đúng với lương tâm trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ, làm ảnh hưởng không tốt đến tâm lý chung của xã hội. Một khi sự việc tranh chấp đất đai, giữa cha con ông Nguyễn Văn A không được giải quyết dứt điểm theo hướng “thấu tình, đạt lý”. Thì việc khiếu nại sẽ kéo dài, làm ảnh hưởng đến cuộc sống chung của những người liên quan, của gia đình cha con ông A và gây mất ổn định tình hình an ninh – trật tự xã hội trên địa bàn khu dân cư. IV. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống. 1. Xây dựng, phân tích phương án. Từ tình huống trên, để giải quyết vụ việc theo đúng mục tiêu đặt ra, có thể nêu lên 03 phương án giải quyết sau đây: a. Phương án thứ nhất: Hoà giải. Căn cứ vào Điều 135 Luật đất đai năm 2003 quy định về việc hòa giải tranh chấp đất đai thì Nhà nước ta khuyến khích thực hiện công tác hòa giải để giải quyết tranh chấp đất đai giữa các hộ dân, giữa các cá nhân trong hộ gia 10 đình… Trong vụ việc này, nguyên nhân chính là do mâu thuẫn trong nội bộ gia đình không được giải quyết êm thấm nên đã xay ra tranh chấp. Khi gia đình hoà thuận, đùm bọc yêu quý lẫn nhau, nếu được sự quan tâm của cấp uỷ, chính quyền và các đoàn thể thôn, xã làm tốt công tác hòa giải, giáo dục giải thích, thuyết phục những việc đúng, sai, những điều hay, lẽ phải thì chúng ta cũng có thể áp dụng phương pháp hòa giải. Việc giải quyết tranh chấp đất đai giữa cha con ông Nguyễn Văn A theo phương án hòa giải có những ưu điểm sau: Về ưu điểm: Tạo được tình đoàn kết cha con, đùm bọc yêu thương lẫn nhau, tôn trọng nhau trong gia đình và cùng nhau xây dựng: “gia đình văn hoá”. Qua phân tích việc tranh chấp đất đai và mâu thuẫn giữa cha con ông Nguyễn Văn A, chỉ ra những việc làm đúng, sai của từng người, giúp các thành viên trong gia đình nhìn nhận thấu đáo những hành vi sai trái của mình và hiểu rõ nhau hơn để cùng chia sẽ và thông cảm cho nhau. Về khuyết điểm: Nếu áp dụng phương pháp hòa giải này thì việc giải quyết tranh chấp đất đai giữa cha con ông Nguyễn Văn A, chỉ dừng lại ở mức độ tự giải quyết trong nội bộ gia đình. Quyền sử dụng đất của các thành viên trong nội bộ gia đình chưa được phân định một cách rõ ràng, đúng Pháp luật, chưa được các cơ quan có thẩm quyền thừa nhận. Việc tranh chấp đất đai có thể tiếp tục diễn ra nếu giải quyết tranh chấp không dứt điểm, mâu thuẫn gia đình có thể tái diễn lại. Đối với tình huống này, việc áp dụng phương án hòa giải là không có tính khả thi vì mâu thuẫn gia đình giữa cha con ông Nguyễn Văn A đã khá nghiêm trọng và tranh chấp đất đai có thể lại tiếp diễn. b. Phương án thứ hai: Gửi nguyên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên Nguyễn Văn H. 11 Trong thời điểm anh Nguyễn Văn H đi làm thủ tục chuyển nhượng đất, ông A không hay biết việc anh H đã thay giấy chuyển nhượng mà ông đã viết. Từ khi được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, vợ chồng anh H luôn làm tròn nghĩa vụ sử dụng đất đối với Nhà nước, vợ chồng anh H cũng là thành viên trong gia đình ông A nên vợ chồng anh H được quyền sử dụng đất. Việc giải quyết tình huống này, theo phương án gửi nguyên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên anh H thì có những ưu, khuyết điểm sau: Về ưu điểm: Vợ chồng anh Nguyễn Văn H được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên toàn bộ diện tích 960 m2. - ổn định cuộc sống gia đình anh Nguyễn Văn H để phát triển sản xuất. - Không gây xáo trộn về việc hoạch định kế hoạch sản xuất của vợ chồng anh H. - Sâu xa hơn, nếu là hai cha con được hòa giải thấu tình, đạt lý. Người con hiểu ra lỗi của mình và luôn làm tròn trách nhiệm bằng đạo đức, lương tâm, cũng như ý thức rõ được những hành vi của người con mà pháp luật đã quy định. Trong gia đình luôn không để xảy ra những mâu thuẫn tương tự đẩy đến giải quyết bằng những quyết định hành chính hay tại cơ quan tòa án. - Về khuyết điểm: Nếu giữ nguyên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên Nguyễn Văn H, thì ông Nguyễn Văn A không có quyền chuyển nhượng đất, muốn sửa chữa lại nhà ở của mình ông A phải xin ý kiến của anh H, chỉ được sửa chữa lại nhà ở của mình khi được sự đồng ý của anh H, người có quyền sử dụng đất hợp pháp. 12 Các quyền và lợi ích hợp pháp của ông A bị xâm phạm; thiệt hại về kinh tế nếu ông A không chuyển nhượng được 200 m2 đất, ở trong tổng số 960m2 đất mà ông là chủ sở hữu hợp pháp. Ông sẽ không có được điều kiện và vật chất (tiền bạc) để tu sửa lại nhà cửa của mình. Những công dân khác sẽ bắt chước sự việc này, tạo nên mâu thuẫn trong gia đình, cũng như dư luận xã hội, con cái lợi dụng sự tín nhiệm của cha mẹ, để dành quyền sử dụng đất, buộc cha mẹ phải xin ý kiến của mình, khi quyết định một vấn đề liên quan đến đất đai mà đáng ra là quyền của cha mẹ. Như vậy, căn cứ vào tính chất của tình huống, nếu giữ nguyên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên anh Nguyễn Văn H, thì không có tính khả thi vì phương án này chưa giải quyết được mục tiêu đã đặt ra là ông Nguyễn Văn A phải có quyền sử dụng đất. Mặt khác, phương án này khuyết điểm nhiều hơn ưu điểm, luôn tiềm ẩn làm nảy sinh việc tái khiếu kiện. c. Phương án thứ ba: Chia tách quyền sử dụng đất. Theo Điều 136 Luật đất đai quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, Điều 138 Luật đất đai quy định giải quyết khiếu nại về đất đai thì khi nhận được đơn khiếu nại của ông Nguyễn Văn A thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND huyện Q; các ngành chức năng tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện ra Quyết định thụ lý giải quyết. - Thu hồi quyết định giao quyền sử dụng đất cho anh Nguyễn Văn H trái quy định, và thực hiện việc cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho ông Nguyễn Văn A và anh Nguyễn Văn H, theo đúng luật đất đai hiện hành. Việc giải quyết tình huống này theo phương án chia tách quyền sử dụng đất quay lại theo trình tự ban đầu, xuất phát từ việc ông Nguyễn Văn A ghi Giấy chuyển nhượng cho con là Nguyễn Văn H. 500 m2 (có Giấy chuyển nhượng) thì có những ưu, khuyết điểm sau: Về ưu điểm: 13 Bảo vệ được quyền lợi cho công dân, cụ thể là ông Nguyễn Văn A có được quyền sử dụng đất, đảm bảo tính thống nhất của Pháp luật, tăng cường Pháp chế XHCN, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai, giải quyết nhanh chóng, dứt khoát các hậu quả của vụ khiếu nại, không làm rắc rối thêm tình hình khu vực, tạo được niềm tin của nhân dân đối với các cấp chính quyền trong việc giải quyết khiếu nại, cũng như trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai, qua đó giáo dục ý thức Pháp luật cho công dân. Tạo cơ sở thuận lợi về mặt pháp lý, tâm lý xã hội để hạn chế những việc làm sai trái về đạo đức, lối sống nhằm làm giảm những quan hệ phát sinh gây rắc rối cho người ra quyết định và người thi hành. Giải quyết được mâu thuẫn trong gia đình, bảo vệ được quyền lợi chính đáng của công dân, phù hợp với truyền thống đạo đức, phong tục tập quán và thực tế cuộc sống ở trong khu vực này. Về khuyết điểm: Có thể vợ chồng ông Nguyễn Văn A, anh Nguyễn Văn H không đồng ý với lý do sau: - Ông Nguyễn Văn A yêu cầu trả lại quyền sử dụng đất 960 m2 không chuyển nhượng, “cho” người con 500m2 như trước đây vì đất này được “cha, ông” để lại, mà đứa con nuôi “bất hiếu” đã gây nên những mâu thuẫn, xung khắc trong gia đình, ông muốn toàn quyền quyết định việc sử dụng đất của ông. Và ông sẵn sàng đền bù giá trị trên đất và những thiệt hại khác của người con gây dựng. - Anh Nguyễn Văn H, không đồng ý bởi lập luận trước đây anh được chuyển nhượng 500 m2, nay thực hiện chia tách sẽ làm ảnh hưởng đến cơ sở sản xuất, kế hoạch sản xuất, một số hoạch định sản xuất kinh doanh bị đình trệ, làm đảo lộn cuộc sống gia đình và những người lao động đã gắn bó với Hợp tác xã 14 của anh… (thực hiện chia tách hộ, đất thì quyền lợi của anh Nguyễn Văn H sẽ ít đi hơn vì trong nhà còn Bố, Mẹ, đất ở 200 m2 sẽ lại thuộc về quyền sử dụng của Bố, Mẹ!!) Nếu như chấp nhận việc chia tách theo như xuất phát điểm ban đầu (chuyển nhượng 500 m2) thì thuận lợi nhất, mọi người sẽ cảm thông nhau hơn, có trách nhiệm và ý thức pháp luật hơn. Còn chia tách theo quyền quy định thì quan hệ cha con được tuân theo pháp luật, có hạn chế hơn trong quan hệ đạo đức truyền thống. 15 2. Lựa chọn phương án. Như đã trình bày ở trên, nguyên nhân việc tranh chấp đất đai giữa cha con ông Nguyễn Văn A là do anh H lợi dụng sự tín nhiệm của cha mẹ nuôi, đã làm thủ tục chuyển nhượng sai sự thật làm cho ông Nguyễn Văn A từ người có quyền sử dụng đất trở thành người không có quyền sử dụng đất. Qua phân tích ba phương án, ta thấy phương án thứ ba là phương án có tính khả thi nhất, có nhiều ưu điểm nhất, giải quyết tốt mục tiêu đã đặt ra, giải quyết được quyền lợi của công dân; tạo điều kiện thuận lợi trong việc thi hành Pháp luật. Chấm dứt được tranh chấp, khiếu nại kéo dài, đem lại sự đoàn kết, hoà thuận trong gia đình theo pháp luật quy định, hạn chế được những quan hệ phát sinh cho người Quyết