Tiểu luận Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của Ngân hàng thương mại. Các giải pháp gia tăng nghiệp vụ huy động

Kinh doanh ngân hàng là một trong những ngành chịu sự giám s át chặt chẽ của pháp luật và các cơ quan chức năng của chính phủ. Hoạt động ngân hàng được điều chỉnh rất chặt chẽ bởi các quy định của p háp luật. Môi trường pháp lý đem lại cho ngân hàng hàng loạt các cơ hội và thách thức. Ví dụ như việc dỡ bỏ các hạn chế về huy động vốn tièn gửi nội tệ sẽ mở đường cho các ngân hàng nước ngoài phát triển các sản phẩm để huy động tiền gửi nội tệ và các sản phẩm về cho vay nội tệ. Ngoài ra ngân hàng còn chịu sự điều chỉnh của rất nhiều bộ luật: luật dân sự, luật NHTƯ, các quy định của chính phủ. Do đó hoạt động huy động vốn của n gân hàng cũng bị ảnh hưởng bởi chính sách pháp luật của nhà nước, chính s ách của NHTƯ như: chính sách tiền tệ, lãi suất, tài chính, tín dụng.

pdf25 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4077 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của Ngân hàng thương mại. Các giải pháp gia tăng nghiệp vụ huy động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của Ngân hàng thương mại. Các giải pháp gia tăng nghiệp vụ huy động 1. Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của Ngân hàng thương mại 1.1 Nhóm các yếu tố khách quan 1.1.1 Yếu tố pháp lý Kinh doanh ngân hàng là một trong những ngành chịu sự giám sát chặt chẽ của pháp luật và các cơ quan chức năng của chính phủ. Hoạt động ngân hàng được điều chỉnh rất chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật. Môi trường pháp lý đem lại cho ngân hàng hàng loạt các cơ hội và thách thức. Ví dụ như việc dỡ bỏ các hạn chế về huy động vốn tièn gửi nội tệ sẽ mở đường cho các ngân hàng nước ngoài phát triển các sản phẩm để huy động tiền gửi nội tệ và các sản phẩm về cho vay nội tệ. Ngoài ra ngân hàng còn chịu sự điều chỉnh của rất nhiều bộ luật: luật dân sự, luật NHTƯ, các quy định của chính phủ... Do đó hoạt động huy động vốn của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng bởi chính sách pháp luật của nhà nước, chính sách của NHTƯ như: chính sách tiền tệ, lãi suất, tài chính, tín dụng... 1.1.2 Yếu tố kinh tế Môi trường kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến khả năng thu nhập, chi tiêu, thanh toán và nhu cầu về vốn và gửi tiền của dân cư và ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động huy động của ngân hàng. Sự thay đổi của các yếu tố: tốc độ t ăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, thu nhập bình quân đầu người thay đổi, chính sách đầu tư, t iết kiệm của chính phủ... sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu dùng và tiết kiệm của dân cư và từ đó ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn của NHTM . Ví dụ khi thu nhập bình quân đầu người tăng thì tiêu dùng và t iết kiệm t ăng và người dân gửi tiền vào ngân hàng t ăng và ngược lại. 1.1.3 Yếu tố Chính trị Một quốc gia có tình hình chính trị ổn định, an toàn sẽ tạo sự an tâm cho người dân làm ăn sinh sống. Do đó, người dân không phải tích lũy, dự trữ nhiều cho những trường hợp đặc biệt. Qua đó, NHTM có khả năng huy động được nhiều vốn hơn. Trái lại, với một số quốc gia có tình hình chính trị bất ổn như T hái Lan, Campuchia… sẽ gây tâm lý hoang mang lo sợ cho người dân. Do vậy, họ sẽ tích trữ nhiều của cải làm giảm đi khả năng huy động vốn của NHTM. 1.1.4 Yếu tố văn hoá xã hội Mỗi quốc gia đều có một nền văn hoá riêng, văn hoá chính là yếu tố tạo nên bản sắc của các dân tộc như: tập quán, thói quen, t âm lý... Đối với ngân hàng hoạt động huy động vốn là hoạt động chịu nhiều ảnh hưởng của môi trường văn hoá. Cụ thể ở các nước phát triển người dân có thói quen gửi tiền vào ngân hàng để hưởng những t iện ích trong thanh toán, hưởng lãi và trong tiềm thức họ ngân hàng là một phần không thể thiếu được , là một phàn tất yếu của nền kinh tế. Do vậy ngân hàng gặp không mấy khó khăn trong việc huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư và t ổ chức kinh t ế. N gược lại ở những nước đang phát triển như Việt Nam việc huy độn vốn của ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn vì người dân Việt Nam hiện nay vẫn chưa quen sử dụng các dịch vụ ngân hàng. N gười dân thiếu hiểu biết về các dịch vụ ngân hàng nên vẫn còn xảy ra tình trạng vốn nhàn rỗi trong dân cư. 1.1.5 Yếu tố dân cư Quy mô dân cư, chất lượng đời sống của người dân không chỉ là yếu tố ảnh hưởng đến số lượng kết cấu các sản phẩm dịch vụ của NHTM mà nó còn là yếu tố quan trọng để xây dựng và điều chỉnh hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Ví dụ như: • Khu vực t hành thị như Tp.HCM và Hà Nội … có quy mô dân cư đông đúc, với mức sống cao sẽ là một thị trường vốn tiềm năng. Vì vậy, số lượng NHTM tập trung vào khu vực này sẽ cao nhằm cạnh tranh thu hút nguồn vốn nhàn rỗi. • Ngược lại, khu vực xa xôi hẻo lánh với mức sống thấp thì khả năng họ tiếp cận với những dịch vụ ngân hàng ít hơn và tiềm năng về nguồn vốn nhàn rỗi sẽ thấp hơn. 1.1.6 Yếu tố công nghệ Sự thay đổi về công nghệ có tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế và xã hội. Hoạt động ngân hàng là một trong những hoạt động chịu sự tác động mạnh mẽ của công nghệ, hoạt động ngân hàng là hoạt động không thể tách rời khỏi sự phát triển của công nghệ đặc biệt là công nghệ thông tin. Công nghệ có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của ngân hàng, nó mang lại cho ngân hàng nhiều cơ hội nhưng cũng mang lại hàng loạt những thách thức mới. Công nghệ mới cho phép ngân hàng đổi mới quy trình nghiệp vụ, cách thức phân phối sản phẩm, phát triển các sản phẩm m ới... nhờ có công nghệ mà hoạt động huy động vốn được cải tiến, phất triển, rút ngắn thời gian giao dịch và thực hiện nghiệp vụ chính xác... giúp ngân hàng có khả năng thu hút được nhiều vốn, nhiều khách hàng và tăng thu nhập và uy tín của ngân hàng. 1.2 Nhóm yếu tố chủ quan 1.2.1 Các hình thức huy động vốn và chất lượng các dị ch vụ do ngân hàng cung ứng, và hệ thống màng lưới Hình thức huy động vốn của ngân hàng đưa ra càng phong phú, đa dạng linh hoạt và thuận tiện thì khả năng thu hút vốn trong nền kinh tế càng lớn, xuất phát từ sự khác nhau về nhu cầu và tâm lý trong dân cư. Chính sự đa dạng hoá các hình thức huy động vốn của Ngân hàng đã giúp cho mỗi người dân, mỗi doanh nghiệp tìm được cho mình một hình thứcđầu tư hợp lý nhất. Khi các ngân hàng thương mại đưa ra các hình thức huy động vốn ngày càng đa dạng và hợp lý, cùng với việc mở rộng hệ thống màng lưới hoạt động, áp dụng công nghệ tiên tiến, đội ngũ nhân viên có năng lực nhằm nâng cao chất lượng hoạt động các dịch vụ ngân hàng, từ đó thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến với ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong việc huy động vốn. Ngược lại khi các hình thức huy động vốn của ngân hàng chưa đa dạng, phong phú, chất lượng hoạt động dịch vụ chưa cao, hệ thống màng lưới còn ít, chưa thuận lợi cho khách hàng trong việc giao dịch với ngân hàng, thì nó sẽ ảnh hưởng không tốt tới huy động vốn của ngân hàng. 1.2.2 Chính sách lãi suất cạnh tranh Chính sách lãi suất cạnh tranh bao gồm lãi suất cạnh tranh huy động và lãi suất cạnh tranh cho vay là một chính sách quan trọng của ngân hàng. Việc duy trì lãi suất cạnh tranh huy động là đặc biệt quan trọng khi lãi suất thị trường đang ở mức tương đối cao. Các NHTM không chỉ cạnh tranh giành vốn với nhau mà còn cạnh tranh với các tổ chức tiết kiệm và người phát hành các công cụ khác nhau trên thị trường vốn. Đặc b iệt trong thời kỳ khan hiếm tiền tệ, dù cho sự khác biệt tương đối nhỏ về lãi suất cũng sẽ thúc đẩy những người tiết kiệm và đầu tư chuy ển vốn từ công cụ mà họ đang có sang tiết kiệm và đầu tư hoặc từ một tổ chức tiết kiệm này sang tổ chức tiết kiệm khác. 1.2.3 Chất lượng sử dụng vốn Hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc huy động tiền gửivào hệ thống ngân hàng, nghiệp vụ huy động vốn làm nhiệm vụ khơi tăng các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, thì nghiệp vụ sử dụng vốn thực hiện sử dụng các nguồn vốn đó vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ...để đem lại khả năng sinh lời, thu lợi nhuận về cho ngân hàng. Do vậy nếu nghiệp vụ sử dụng vốn không hiệu quả tất yếu dẫn đến việc huy động vốn bị thu hẹp lại. Khi sử dụng vốn kém hiệu quả, làm thất thoát vốn nhiều dẫn đến lòng t in của dân chúng vào ngân hàng bị giảm đi. Từ đó sẽ rất khó khăn cho các hình thức huy động các nguồn vốn nhàn rỗi. M ặt khác sử dụng vốn có hiệu quả tạo cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế kinh doanh có hiệu quả, thu nhập xã hội ngày càng tăng, tỷ lệ thất nghiệp giảm, đời sống của dân cư ngày càng nâng cao, nguồn vốn nhàn rỗi ngày càng tăng, tạo cho nguồn vốn ngân hàng huy động ngày càng t ăng trưởng để thực hiện đầu tư cho các chu kỳ sản xuất tiếp theo. 1.2.4 Uy tín của ngân hàng Uy tín bao gồm uy tín của ngân hàng trong toàn hệ thống, của các thành viên trong hội đồng quản trị, ban giám đốc. Sự nổi tiếng của ngân hàng là tài sản quý trong công tác huy động vốn vì trong lòng thị trườngngân hàng đã tạo một hình ảnh riêng, khi đó khách hàng sẽ tin tưởng vào ngân hàng, giúp ngân hàng có khả năng ổn định khối lượng vốn huy động, tiết kiệm chi phí huy động. 1.2.5 Chiến lược kinh doanh của ngân hàng Đề cập đến chiến lược kinh doanh, điều kiện tiên quyết chính là khả năng quản lý tốt về tài sản nợ, tài sản có. Tức là trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, ngân hàng dự đoán được những rủi ro xảy ra, dự đoán được môi trường đầu tư của mình có hiệu quả hay không t hì quá trình hoạt động của ngân hàng đảm bảo được an toàn vốn, tăng uy tín, tạo điều kiện thu hút khách hàng gửi t iền cũng như vay tiền. Sau khi đã có được nền tảng về khả năng quản lý, mỗi ngân hàng có thể xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh cụ t hể. Chiến lược kinh doanh được xây dựng dựa trên việc ngân hàng xác định vị trí hiện tại của m ình trong hệ thống, thấy được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội t hách thức đồng thời dự đoán được sự thay đổi của môi trường kinh doanh trong tương lai. Thông qua chiến lược kinh doanh ngân hàng sẽ có thể quyết định thu hẹp hay mở rộng việc huy động vốn về mặt quy mô, có thể thay đổi tỷ lệ các loại nguồn, tăng hay giảm chi phí huy động. Với tác dụng to lớn như vậy, nếu chiến lược kinh doanh được lựa chọn đúng đắn, các nguồn vốn được khai thác một cách tối đa thì công tác huy động vốn sẽ phát huy được hiệu quả. Từ đó, NHTM có thể áp dụng nghệ thuật thông tin quảng cáo, các hình thức khuyến mãi… Thông tin quảng cáo, tiếp thị khuyến mại, các dịch vụ hậu mãi rõ ràng sẽ phát triển mạnh mẽ trong cơ chế thị trường. Và tuỳ vào chu kỳ sống của sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cung cấp để các nhà quản trị ngân hàng chọn thời điểm, thời gian sử dụng,chiến lược quảng cáo khuyến mãi cũng như hậu mãi phù hợp. 2. Các giải pháp gia tăng nghiệ p vụ huy động vốn của Ngân hàng thương mại 2.1 Tiếp tục đa dạng hoá các hình thức huy động vốn , tăng nhanh nguồn vốn kinh doanh Chứng khoán hoá các khoản tiền gửi cho phép khách hàng có thể chuyển nhượng chúng. Đây là một biện pháp hữu hiệu giúp ngân hàng có thể nâng cao tỷ trọng nguồn vốn trung, dài hạn. Với hình thức này ngân hàng có thể phát hành các thẻ t iết kiệm vô danh có thời hạn từ 1 - 5 năm với lãi suất luỹ tiến theo thời hạn gửi tiền. N gân hàng không phát hành đồng loạt như phát hành giấy tờ có giá m à sẽ phát hành thể khi khách hàng có nhu cầu gửi t iền vào ngân hàng. Hình thức tiết kiệm bằng t ài khoản mà khách hàng có thể gửi đều đặn đến khi rút. Lãi suất của hình thức này được tính t heo lãi suất kép, mức lãi suất hợp lý sẽ kích thích người dân gửi tiền. Hình thức này phù hợp với công nhân viên, người có thu nhập đều đặn... Sử dụng mức lãi suất luỹ tiến theo số lượng tiền gửi. Cùng một kỳ hạn nhưng nếu khách hàng nào gửi tiền với số lượng lớn hơn sẽ được hưởng mức lãi suất cao hơn. Hình thức này rất có lợi thế vì hiện nay ngân hàng chỉ áp dụng lãi suất luỹ tiến cho khách hàng gửi tiền cío kỳ hạn dài. Điều này sẽ khuy ến khích khách hàng gửi tiền với số lượng lớn hơn. Hình thức gửi tiền một lần và được rút một phần trước hạn mà không phải rút toàn bộ số tiền đã gửi. Phần rút trước hạn sẽ được tính theo lãi suất không kỳ hạn, phần còn lại vẫn được tính theo lãi suất bình thường. Hình thức này rất có lợi thế vì hiện nay nếu muốn rút trước hạn khách hàng phải rút toàn bộ số tiền đã gửi và tính lãi không kỳ hạn khiến người gửi tiền chia nhỏ số tiền muốn gửi ra làm nhiều kỳ hạn để đề phòng phải rút trước hạn một phần, điều này gây khó khăn cho cả khách hàng và ngân hàng: tốn kém thủ tục, giấy tờ, lãi suất không cao, ngân hàng không huy động được khối lượng vốn lớn nhất... Vì thế hình thức này sẽ giúp ngân hàng tăng được lượng t iền gửi có kỳ hạn dài hơn. 2.2 Áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt Do tầm quan trọng của lãi suất mà việc xây dựng chính sách lãi suất được đặt lên hàng đầu. Hiện nay các nhà quả lý đang phải đối mặt với cá khó khăn trong việc định giá các dịch vụ có liên quan đến tiền gửi - nguồn vốn quan trọng nhất của ngân hàng. M ột mặt ngân hàng phải đưa ra mức lãi suất đủ lớn để có thể thu hút khách hàng gửi tiền vào ngân hàng . M ặt khác phải cố gắng hết sức không trả lãi quá cao để đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng. Ngày nay sự cạnh tranh gay gắt trong thị trường cung cấp các dịc vụ tài chính càng làm cho vấn đề nêu trên phức tạp hơn vì cạnh tranh có xu hướng làm tăng chi phí trả lãi tiền gửi, trong khi làm giảm thu nhập dự kiến của ngân hàng. Thực tế trong một thị trường cạnh tranh như hiện nay không một ngân hàng nào có thể kiểm soát được lãi suất do đó giá cả do thị trường quyết định lãi suất. Các NHTM dựa vào những đặc điểm về nguồn vốn và khách hàng của mình để dưa ra mức lãi suất nhưng mức lãi suất này không chênh lệch với mức lãi suất của các ngân hàng khác là mấy. T rong trường hợp này các nhà quản lý cần xem xét có nên nâng cao mặt bằng lãi suất nhằm tăng khả năng huy động vốn hay nên chấp nhận tổn thất về quy mô tiền gửi do duy trì một mức lãi suất thấp hơn mức bình quân trên thị trường. Các nhà quản lý luôn phải lựa chọn giữa hai mục tiêu là tăng trưởng và sinh lời. Trả lãi cao hơn cho các khoản tiền gửi và nguồn vốn giúp ngân hàng có thể tăng nguồn vốn nhưng lại làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. M ột chính sách lãi suất được coi là hợp lý khi nó thoả mãn các yêu cầu sau: • Có thể giúp ngân hàng huy động được đủ nguồn vốn cho hoạt động và đảm bảo cơ cấu vốn hợp lý. • Đảm bảo tính cạnh tranh. • Đảm bảo lợi nhuận hợp lý cho ngân hàng. • Phù hợp với chính sach lãi suất của NHTƯ và xu hướng thay đổi lãi suất trên thị trường. 2.3 Nâng cao chất lượng sử dụng vốn Để khai thác và sử dụng tối đa nguồn vốn huy động thì ngân hàng cần phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vì nó là yếu tố quyết định đến hoạt động huy động vốn. Sử dụng vốn có hiệu quả thì mới kích thích hoạt động huy động vốn, có tạo được vốn thì mới có thể sử dụng vốn và ngược lại. Vì vậy ngân hàng chỉ có thể hoạt động tốt trên cơ sở kết hợp hài hoà giữa huy động vốn và sử dụng vốn. Đẩy mạnh hoạt động tín dụng là một biện pháp để nuôi dưỡng nguồn vốn cho tương lai. N gân hàng không chỉ quan t âm đến việc hiện nay thu hút được bao nhiêu nguồn vốn mà còn phải t ìm cách nuôi dưỡng nguồn vốn cho tương lai. Để đảm bảo nuôi dưỡng nguồn vốn cho tương lai ngân hàng cần làm tốt công tác tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng giúp cho ngân hàng hạn chế rủi ro, đảm bảo thu hồi vốn đúng thời hạn để tiếp tục cho vay. Những thông tin về nhu cầu mở rộng tín dụng cần chính xác để trên cơ sở đó ngân hàng luôn có đủ vốn cho kinh doanh, tránh tác động xấu của việc ứ đọng vốn hoặc thiếu vốn. Để thực hiện được yêu cầu đó chất lượng của công tác t hẩm định cũng phải không ngừng được nâng cao . 2.4 Mở rộng và cải tiến các dịch vụ Ngày nay các ngân hàng luôn chú ý phát triển các dịch vụ và tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng ngày càng t ăng trong tổng thu nhập của ngân hàng. Các dịch vụ của ngân hàng luôn được đổi mới do áp dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, thông qua hoạt động cung ứng các dịch vụ cho khách hàng ngân hàng sẽ nắm bắt được những thông t in về khách hàng, nguồn vốn của khách hàng, biết được lúc nào khách hàng thừa hay thiếu vốn để có biện pháp giúp đỡ. 2.5 Nâng cao chất lượng phục vụ, củng cố uy tín của ngân hàng. Chất lượng dịch vụ của ngân hàng t hể hiện ở nhiều yếu tố: Mức độ phong phú của các dịch vụ, thời gian phục vụ, thái độ phục vụ, trình độ nghiệp vụ, các tiện ích mà sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mang lại cho khách hàng... Muốn có được uy tín cao trên thị trường ngân hàng nên làm các việc sau: • Luôn giữ chữ t ín với khách hàng, đảm boả đủ khả năng thanh toán khi khách hàng có yêu cầu. • Thực hiện tốt quy trình nghiệp vụ, giảm thiểu sai sót, nếu có sai sót phải xử lý kịp thời và bồi thường thoả đáng nếu sai sót gây thiệt hại cho khách hàng. • Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng: trong thời đại ngày nay việc áp dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực ngân hàng đã trở thành vấn đề sống còn và đã làm cho bộ mặt các NHTM thay đổi. Đặc b iệt là trong lĩnh vực thanh toán, nếu tốc độ thanh toán nhanh sẽ góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuy ển vốn, làm tăng hiệu quả kinh doanh của khách hàng, qua đó nâng cao uy tín của ngân hàng. Công tác thanh toán không dùng tiền mặt được thực hiện tốt sẽ thu hút các tổ chức kinh tế, các thành phần dân cư mở tài khoản tiền gửi và thanh toán qua ngân hàng. • Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ: Con người luôn là yếu tố trung tâm quyết định mọi sự thành bại của ngân hàng. Ngân hàng cần phải xây dựng một chiến lược con người phù hợp bắt đầu từ khâu tuy ển dụng, sắp xếp và bố trí công tác đến việc đào tạo cán bộ, cử cán bộ đi học, tập huấn. Thường xuyên mở các cuộc hội thảo, mời chuy ên gia đến giảng daỵ... • Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng cáo: Để có được hình ảnh tốt trong tâm trí của khách hàng, trước hết ngân hàng phải được khách hàng biết đến. Một trong những giải pháp cần làm là tăng cường công t ác tuyên truyền quảng cáo. Thông qua hoạt động tuyên truyền quảng cáo khách hàng có thể lựa chọn, so sánh, thấy được lợi ích khi giao dịch với ngân hàng. Khách hàng chỉ tin tưởng và đến với ngân hàng khi họ thực sự hiểu biết về ngân hàng. Do đó các NHTM cần tăng cường công t ác tuyên truyền, quảng cáo dưới mọi hình thức giúp khách hàng hiểu biết được những lợi ích mà khách hàng có thể có khi giao dịch với ngân hàng. CÂU 2: Trình bày các sản phẩm huy động vốn của ngân hàng thương m ại Việt Nam hiện nay. Sản phẩm nào được xem là sản phẩm huy động vốn chủ lực? Theo Nghị định 49/2000/NĐ-CP ngày 12/09/2000 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại thì ngân hàng thương mại được huy động vốn dưới các hình thức sau: • Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác. • Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước khi được Thống đốc N gân hàng nhà nước chấp thuận. • Vay vốn từ các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của các tổ chức tín dụng nước ngoài. • Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng nhà nước theo quy định của Luật ngân hàng Nhà Nước Việt Nam. Nghiệp vụ huy động vốn của Ngân hàng thương mại có thể huy động vốn theo thời gian như Vốn ngắn hạn Thời gian huy động dưới 12 tháng. Để t hoả mãn nhu cầu của khách hàng thì ngân hàng có thể chia ra nhiều kỳ hạn nhỏ: Dưới 1 tháng, 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 12 tháng, hoặc khách hàng có thể rút ra bất kỳ khi nào nếu họ cần. Chủ yếu sử dụng để cho vay ngắn hạn, nếu muốn cho vay dài hơn thì ngân hàng thường phải chuyển đổi kỳ hạn tương ứng. Nguồn vốn huy động ngắn hạn mang tính chất nhạy cảm cao, chi phí lớn nhưng lại luôn thu hút đư ợc nhiều vì nó phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Vốn trung hạn Thời hạn huy động lớn hơn 12 tháng và đến 5 năm. Nguồn này chủ yếu phục vụ cho các khoản vay trung hạn, t ạo ra các sản phẩm với mức kỳ hạn từ 1 năm đến 5 năm cho ngân hàng. Đây là nguồn rất quan trọng cho khách hàng và ngân hàng thường phải đặt ra các hình thức huy động rất hấp dẫn để thu hút nguồn vốn này. Vốn dài hạn Vốn dài hạn là những khoản tiền mà ngân hàng huy động có thời hạn từ 5 năm trở lên, được sử dụng cho các dự án dài hạn. Đây là nguồn vốn ổn định, ngân hàng có thể sử dụng trong thời gian dài. Tuy nhiên việc huy động nó cũng gặp nhiều khó khăn và chi phí mà họ bỏ ra cũng tương đối lớn. Nguồn này thường chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng nguồn huy động của ngân hàng. Việc xác định huy động vốn theo thời gian có vai trò quan trọng trong việc xác định kỳ hạn của các khoản cho vay hay đầu tư của ngân hàng. Lượng vốn huy động ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn sẽ quyết định xem ngân hàng có thể cho vay với mức thời gian nào là hợp lý và lượng vay là bao nhiêu, và bên cạnh đó để đảm bảo khả năng thanh toán cho khách hàng. 1. Các nguồn vốn huy động của Ngân hàng thương mại hiện nay 1.1
Luận văn liên quan