Tiểu luận Phân tích SWOT của thương mại điện tử Việt Nam

Với sự phổ cập mạnh mẽ của của máy tính và internet, thương mại điện tử xuất hiện như một điều tất yếu phù hợp với yêu cầu của xã hội. Cùng với xu hướng hội nhập quốc tế, Việt Nam đã và đang có những nỗ lực mạnh mẽ để phát triển thương mại điện tử ở cả chính phủ, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân. Sau 5 năm triển khai quyết định số 222/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006 – 2010 , thương mại điện tử Việt Nam đã khẳng định vị thế của mình trong hoạt động kinh tế xã hội của đất nước, góp phần tích cực cho sự phát triển của nền kinh tế nói riêng cũng như đất nước nói chung. Thương mại điện tử đang dần trở thành lĩnh vực phổ biến trong xã hội và cộng đồng doanh nghiệp.

doc16 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4496 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích SWOT của thương mại điện tử Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Với sự phổ cập mạnh mẽ của của máy tính và internet, thương mại điện tử xuất hiện như một điều tất yếu phù hợp với yêu cầu của xã hội. Cùng với xu hướng hội nhập quốc tế, Việt Nam đã và đang có những nỗ lực mạnh mẽ để phát triển thương mại điện tử ở cả chính phủ, các ngành, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân. Sau 5 năm triển khai quyết định số 222/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006 – 2010 , thương mại điện tử Việt Nam đã khẳng định vị thế của mình trong hoạt động kinh tế xã hội của đất nước, góp phần tích cực cho sự phát triển của nền kinh tế nói riêng cũng như đất nước nói chung. Thương mại điện tử đang dần trở thành lĩnh vực phổ biến trong xã hội và cộng đồng doanh nghiệp. Với mục đích làm cơ sở để đưa ra các khuyến nghị, giải pháp thương mại điện tử toàn diện trong thời gian tới, tôi đã tiến hành phân tích Mô hình SWOT của thương mại điện tử Việt Nam trong bài tiểu luận “ Phân tích SWOT của thương mại điện tử Việt Nam” nhằm hiểu rõ hơn về tình hình thương mại điện tử Việt Nam hiện nay. Do còn nhiều hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế nên bài tiểu luận này không tránh khỏi nhiều sai sót. Rất mong được sự nhận xét góp ý của thầy giáo bộ môn. B.NỘI DUNG I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 1. Định nghĩa: Thương mại điện tử (còn gọi là E-Commerce hay E-Business) là quy trình mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông, đặc biệt là qua máy tính và mạng Internet. Thương mại điện tử (Electronic Commerce), một yếu tố hợp thành của nền "Kinh tế số hóa", là hình thái hoạt động thương mại bằng các phương pháp điện tử; là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các phương tiện công nghệ điện tử mà nói chung là không cần phải in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của quá trình giao dịch (nên còn gọi là "Thương mại không có giấy tờ"). Có rất nhiều cách hiểu khác nhau về thương mại điện tử. Nhìn một cách tổng quát, các định nghĩa thương mại điện tử được chia thành hai nhóm tùy thuộc vào quan điểm: Hiểu theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử chỉ đơn thuần bó hẹp thương mại điện tử trong việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử, nhất là qua Internet và các mạng viễn thông. Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), "Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet". Thương mại điện tử hiểu theo nghĩa rộng là các giao dịch tài chính và thương mại bằng các phương tiện điện tử như: trao đổi dữ liệu điện tử, chuyển tiền điện tử và các hoạt động như gửi/ rút tiền bằng thẻ tín dụng. Theo quan điểm này có hai định nghĩa khái quát được đầy đủ nhất phạm vi hoạt động của Thương mại điện tử: Luật mẫu về Thương mại điện tử của Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL) định nghĩa: "Thuật ngữ thương mại [commerce] cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp đồng. Các quan hệ mang tính thương mại commercial bao gồm, nhưng không chỉ bao gồm, các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ; thoả thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa hồng (factoring), cho thuê dài hạn (leasing); xây dựng các công trình; tư vấn, kỹ thuật công trình (engineering); đầu tư; cấp vốn, ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc tô nhượng, liên doanh và các hình thức về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ". Theo Ủy ban châu Âu: "Thương mại điện tử được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử. Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng text, âm thanh và hình ảnh". 2. Các đặc trưng của thương mại điện tử:  Các bên tiến hành giao dịch trong thương mại điện tử không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước. Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của khái niệm biên giới quốc gia, còn thương mại điện tử được thực hiện trong một thị trường không có biên giới (thị trường thống nhất toàn cầu). Thương mại điện tử trực tiếp tác động tới môi trường cạnh tranh toàn cầu. Trong hoạt động giao dịch thương mại điện tử đều có sự tham ra của ít nhất ba chủ thể, trong đó có một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực. Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để trao đổi dữ liệu, còn đối với thương mại điện tử thì mạng lưới thông tin chính là thị trường  II. PHÂN TÍCH MÔ HÌNH SWOT CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM: 1. Điểm mạnh ( Strength): Các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng chú trọng thương mại điện tử – một hình thức kinh doanh mới: TMĐT phát triển mọi mặt và tăng trưởng cao về số lượng doanh nghiệp tham gia. Đến 2008 thì 100% doanh nghiệp đều kết nối Internet. Tỷ lệ doanh nghiệp có website năm 2004 chỉ đạt 25%, nhưng đến 2010 đã có trên 40% doanh nghiệp có website - con số tuy chưa phải là cao nhưng cũng cho thấy sự tăng trưởng và phát triển. Về tỷ lệ DN tham gia sàn thương mại điện tử: năm 2004 có khoảng 5-6%, nay có khoảng 15%”. Các doanh nghiệp cũng đã quan tâm nhiều hơn về việc lập website để giới thiệu thông tin, hỗ trợ marketing, bán hàng qua mạng... Theo tin từ Bộ Công Thương, đến 2010, Việt Nam đã có khoảng 38% số doanh nghiệp có website, 14% tham gia vào các sàn giao dịch thương mại điện tử. Theo thống kê của Vụ Thương mại điện tử thuộc Bộ Thương mại, đến cuối năm 2005, Việt Nam đã có khoảng 20.000 website của các doanh nghiệp, trong đó số tên miền.vn (như .com.vn,.net.vn...) đã tăng từ 2.300 (năm 2002) lên 5.510 (năm 2003) và 9.037 (năm 2004). Những năm 2003, 2004 các website sàn giao dịch B2B (marketplace), các website rao vặt, các siêu thị trực tuyến B2C... đua nhau ra đời. Hiện nay nhiều doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực khác nhau tham gia vào thương mại điện tử: Nhiều doanh nghiệp thuộc các ngành có quy mô kinh tế lớn đang chú trọng đầu tư vào đổi mới công nghệ. Nhiều tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp kinh tế hàng đầu thuộc các ngành, lĩnh vực như điện lực, viễn thông, dầu khí, thép, dệt may… đã từng bước hướng tới việc xây dựng, phát triển các mô hình kinh doanh sử dụng phương tiện điện tử (mạng kinh doanh điện tử). Ngoài ra, hoạt động chuyển giao công nghệ hỗ trợ phát triển thương mại điện tử được tăng cường với hoạt động chuyển giao công nghệ hỗ trợ phát triển thương mại điện tử phục vụ công tác quản lý và điều hành đang được các doanh nghiệp quan tâm, đi đầu trong việc đầu tư mua sắm công nghệ hỗ trợ phát triển thương mại điện tử là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, giao thông vận tải, sản xuất, phân phối và bán lẻ. Ngoài ra các dịch vụ ứng dụng thương mại điện tử nhiều như: du lịch, tư vấn, CNTT, dịch vụ thông tin (thông tin tổng hợp, thông tin chuyên ngành...), giáo dục và đào tạo... Nhiều doanh nghiệp thuộc khối ngân hàng – tài chính cũng đã ứng dụng một số tiêu chuẩn trong lĩnh vực trao đổi thông tin, thanh toán thẻ, chuyển tiền quốc tế, thanh toán liên ngân hàng và tích hợp hệ thống. Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) được thành lập từ 7/2007 đã tạo một môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp thương mại điện tử hoặc có liên quan đến thương mại điện tử phát triển bền vững, phù hợp với pháp luật và nhu cầu xã hội. Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Lê Danh Vĩnh, sự ra đời của Hiệp hội Thương mại điện tử (Vecom) trong 4 năm qua đã đóng góp rất lớn cho tiếng nói cho các thành viên của Hiệp hội, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể chia sẻ, giúp đỡ nhau cùng phát triển. Ông hy vọng, trong 5 năm tới Vecom sẽ hiện diện nhiều hơn nữa, giữ vai trò quan trọng thúc đẩy thương mại điện tử ở Việt Nam và góp phần nhanh chóng vào hội nhập quốc tế. Có thể sao chép khuôn mẫu của thị trường thương mại điện tử thế giới: thương mại điện tử ở nước ngoài đã phát triển trong một thời gian dài, và các doanh nghiệp Việt Nam chỉ cần sao chép có chọn lọc những mô hình kinh doanh đã thành công của họ thì doanh nghiệp cũng có khả năng thành công. Thị trường trống: thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam là một thị trường trống, hay còn gọi là thị trường sơ khởi, chưa có một mẫu nào được quy chuẩn cho thị trường TMDT VN, bất kỳ sản phẩm nào cũng có thể áp dụng hình thức kinh doanh mới này, hoạt động kinh doanh nào cũng có thể thực hiện thương mại điện tử. Và càng dễ được thị trường đón nhận. Thương mại điện tử đem lại một môi trường giao thương mở, chi phí thấp, ít bị chi phối bởi quy mô doanh nghiệp và tạo ra nhiều cơ hội mới cho doanh nghiệp vừa và nhỏ hơn so với thương mại truyền thống. Nguồn nhân lực rẻ: một giờ làm việc on-site của một kỹ sư lập trình web làm việc với các trang thương mại điện tử ở Việt Nam hiện nay khoảng 5-6USD/giờ, trong khi là 30-40USD/giờ ở các nước khác. Giờ công của Designer (người thiết kế) cũng rẻ, cho dù bạn muốn thiết kế giao diện (layout) cho trang web, thiết kế tờ rơi (brochure), mẫu mã sản phẩm trưng bày (product), tất cả đều có thể làm tại Việt Nam với một mức giá rất khiêm tốn, khoảng vài triệu đồng cho một gói công việc là tối đa. Tất cả các khâu khác trong hệ thống thương mại điện tử nếu cần nhân lực như giao hàng, bán hàng, chăm sóc khách hàng, nhập liệu, chỉnh sửa, vận hành hosting và máy chủ cũng đều chắc chắn nằm trong khả năng chi trả của bạn nếu bạn thuê nhân công Việt Nam. Hạ tầng cơ sở công nghệ đã có những thành tựu rõ rệt: Theo kết quả khảo sát trên 3400 doanh nghiệp năm 2010 của Bộ Công Thương, có 100% doanh nghiệp có trang bị máy tính, 98% doanh nghiệp đã kết nối internet, 89% kết nối bằng ADSL, 81% doanh nghiệp sử dụng email trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Cũng theo khảo sát trên, các phần mềm chuyên dụng cũng được doanh nghiệp sử dụng như kế toán, nhân sự. Tỷ lệ doanh nghiệp nhận đặt hàng qua email là 52%, qua website đạt 15%. Tỷ lệ doanh nghiệp đặt hàng qua website ld 53%, qua website là 21%. Về mặt pháp lý hiện nay hệ thống luật về thương mại điện tử ở Việt Nam đã được hoàn thành dựa vào hai trụ cột chính là Luật Giao dịch điện tử(2005) và Luật Công Nghệ Thông Tin(2006), bảy nghị định hướng dẫn luật : Cuối năm 2005, Việt Nam có "Luật Giao dịch điện tử" và năm 2006 ra đời Nghị định hướng dẫn thi hành luật này. Tháng 6/2006 Quốc Hội ban hành “Luật Công Nghệ Thông Tin”. Luật này quy định về hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, các biện pháp bảo đảm ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. Tới đầu năm 2007, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 27/2007/NĐ-CP “Về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính”, số 26/2007/NĐ-CP “Quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số”, số 35/2007/NĐ-CP “Về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng”. Bên cạnh đó, khung chế tài trong các lĩnh vực thương mại, công nghệ thông tin và Internet cũng dần được hoàn thiện với 3 nghị định về xử phạt hành chính. Năm 2009 Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự, thêm một số tội danh và nâng cao hình phạt tội phạm công nghệ cao, trong đó có tội phạm thương mại điện tử. 2. Điểm yếu ( Weakness) : Chưa có hệ thống thanh toán điện tử hoàn thiện. Trong khi thanh toán điện tử là yêu cầu cấp thiết để hoàn thiện các hoạt động thương mại điện tử. Khó khăn lớn nhất chính là nền tảng và hạ tầng thanh toán trực tuyến của Việt Nam hiện vẫn chưa phong phú, tiện lợi và tạo được độ tin cậy từ phía người mua. Ngoài ra, hệ thống ngân hàng đứng ngoài cuộc chơi cho đến tận gần đây mới bắt đầu triển khai các hình thức ví điện tử. Phương thức thanh toán phổ biến nhất trong thương mại điện tử Việt Nam vẫn là tiền mặt. Hiện nay, tuy hầu hết các doanh nghiệp đều có website nhưng thực chất đó chưa hẳn là website thương mại điện tử. Các doanh nghiệp có website mới chỉ xem website là kênh tiếp thị bổ sung để quảng bá hình ảnh công ty và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ. Do đó, doanh nghiệp chưa đầu tư khai thác hết những lợi ích mà thương mại điện tử có thể mang lại cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp chưa cập nhật thông tin trên website thường xuyên. Người tiêu dùng thì chỉ xem website như là nơi tìm kiếm, tham khảo hàng hóa. Hạ tầng cơ sơ công nghệ tại vùng nông thôn, miền núi vẫn còn yếu kém gây cản trở cho việc phát triển thương mại điện tử trong nước. Theo thống kê của Tổng Cục Bưu Điện, máy tính ở nước ta mới phổ biến ở mức gần 5 máy trên 1000 dân, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Chi phí truy cập mạng còn cao so với thu nhập cá nhân và các nước trong khu vực. Công nghiệp phần mềm Việt Nam ít phát triển, hoạt động phần mềm chủ yếu là dịch vụ cài đặt và hướng dẫn sử dụng; số công ty sản xuất và kinh doanh phần mềm còn ít, ít có các phần mềm trọn gói có giá trị thương mại cao. Các công ty trong nước mới đạt 10% thị phần thị trường phần mềm. Vấn đề bảo mật trong thương mại điện tử vẫn chưa tốt: Hiệp hội an toàn thông tin Việt Nam đã tiến hành khảo sát 500 tổ chức, kết quả độ nhận thức và bảo vệ an toàn thông tin còn thấp. 26% không nhận biết hệ thống mạng bị tấn công, 53% hệ thống mạng không có khả năng ghi nhận tấn công…và tổ chức không định lượng được thiệt hại. Các doanh nghiệp chưa có chính sách cụ thể cho việc đảm bảo an toàn thông tin, đầu tư chi phí cho an toàn thông tin còn thấp. 53% đối tượng được hỏi chưa tuân theo những chỉ dẫn chuẩn về an toàn thông tin. Chi phí doanh nghiệp đầu tư vào an toàn thông tin còn thấp. Có tới 50% các doanh nghiệp được khảo sát cho biết, họ chưa coi việc này là ưu tiên hàng đầu. Chưa đầy 50% doanh nghiệp sao lưu dữ liệu hàng tuần và chỉ có 30% là sao lưu hàng ngày, và gần như rất ít doanh nghiệp quan tâm tới việc mã nguồn của trang thương mại điện tử họ đang sử dụng có phải được chế biến lại từ những bộ mã nguồn mở miễn phí hay không. Nguồn nhân lực còn thiếu và yếu kém: Tuy đã có trường đào tạo về thương mại điện tử nhưng chất lượng đào tạo vẫn chưa được như mong muốn, về phương diện tiếp cận đào tạo có 30 trường tiếp cận theo hướng kinh doanh và 19 trường tiếp cận theo hướng công nghệ thông tin. Về giảng viên, chỉ có 19% trường có giảng viên được đào tạo chuyên ngành thương mại điện tử, 94% trường có giảng viên ngành khác được bồi dưỡng thêm về thương mại điện tử hoặc giảng viên tự nghiên cứu để giảng dạy thương mại điện tử, 78% giáo trình do giáo viên tự biên soạn. Đối với giáo trình giảng dạy, chỉ có 13 trường có quy định thống nhất, 36 trường do giảng viên tự biên soạn, nguồn tài liệu chủ yếu để biên soạn giáo trình là các sách thương mại điện tử của nước ngoài. Tóm lại, việc đào tạo nguồn nhân lực thương mại điện tử Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều thiếu sót. Nguồn nhân lực hiện nay vẫn chưa chuyên sâu về thương mại điện tử. Hạ tầng cơ sở pháp lý: Một khó khăn cần quan tâm nhất của thương mại điện tử Việt Nam là hạ tầng cơ sở pháp lý cho thương mại điện tử còn chưa hoàn thiện. Các quy định trong các văn bản luật còn nằm rải rác, chung chung, chỉ mang tính nguyên tắc. Chưa có văn bản điều chỉnh những khía cạnh thực tiễn của thương mại điện tử phù hợp với hoạt động ứng dụng khá đa dạng trong xã hội. Trong khi đó, ý kiến về sự bắt đầu và cách thức tham gia hoạt động thương mại điện tử trên toàn cầu của Việt Nam vẫn chưa thống nhất. Có hai loại ý kiến về vấn đề này. Loại ý kiến thứ nhất cho rằng cần phải xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh rồi mới tiến hành. Còn theo ý kiến thứ hai thì chúng ta có thể vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Một vấn đề còn tồn tại của thương mại điện tử Việt Nam là chưa có một doanh nghiệp đủ thực lực để làm đầu tàu phát triển thương mại điện tử, dẫn đầu tạo ra mô hình doanh nghiệp thương mại điện tử thành công làm điển hình cho các doanh nghiệp đi sau. Trên thế giới ví dụ như ở Nhật, Mỹ các doanh nghiệp sẽ xây dựng theo quy trình từ cơ sở hạ tầng đến phương thức thanh toán và sau cùng là quảng bá thông tin. Quy trình phát triển của các doanh nghiệp thương mại điện tử ở Việt Nam lại đi ngược với quy trình phát triển chung của các doanh nghiệp thương mại điện tử trên thế giới, họ bắt đầu từ bước xây dựng thông tin đến phương thức thanh toán rồi mới đến xây dựng cơ sở hạ tầng. Dẫn tới khó khăn cho hoạt động thương mại điện tử. Nhiều doanh nghiệp đã phải từ bỏ hình thức kinh doanh mới này. 3. Cơ hội ( Opportunity): Nắm bắt được xu hướng của xã hội, nhu cầu của các tổ chức, các cơ sở đào tạo đã có hướng triển khai đào tạo nhân lực thương mại điện tử. Theo khảo sát của Bộ Công Thương, với 125 trường trên cả nước năm 2010, có 49 trường đại học và 28 trường cao đẳng đã tiến hành đào tạo thương mại điện tử, 1 trường đại học và 1 trường cao đẳng đã thành lập khoa thương mại điện tử, 10 trường đại học và 4 trường cao đẳng đã thành lập bộ môn thương mại điện tử. Đào tạo nguồn nhân lực chuyên sâu sẽ tạo nên điều kiện thuận lợi cho phát triển thương mại điện tử Việt Nam trong thời gian tới. Thương mại điện tử đã phát triển trong một thời gian dài trên thế giới: Các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tham khảo các mô hình kinh doanh thành công trên thị trường thế giới, từ đó tìm ra một mô hình kinh doanh thương mại điện tử phù hợp nhất với tình hình Việt Nam để triển khai. Như vậy thì cơ hội thành công sẽ cao hơn so với việc tự tìm ra một mô hình mới. Ví dụ điển hình như Vinabook và Nhommua là hai mô hình kinh doanh thương mại điện tử sao chép 100% từ Amazon và Groupon. Ngoài ra, những thành tựu khoa học công nghệ cùng những kinh nghiệm quản lý của các nước trên thế giới sẽ là một kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam trong quá trình phát triển thương mại điện tử. Đây chính là nền móng vững chắc cho sự phát triển của thương mại điện tử ở Việt Nam. Cho đến hiện nay, thương mại điện tử cũng không còn xa lạ với người sử dụng tại Việt Nam như giai đoạn ban đầu 2000-2005. Đa số các doanh nghiệp đều có trang web và đa số người tiêu dùng thành thị đều sử dụng Internet để tìm kiếm mặt hàng họ cần. Như vậy, với xu hướng mới này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào loại hình kinh doanh mới – kinh doanh điện tử này. Sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của mạng internet cũng như cơ sở hạ tầng công nghệ tạo điều kiện thuận lợi để thương mại điện tử phát triển: Theo thống kê của Trung tâm số liệu quốc tế Internet World Stats, Việt Nam hiện đứng thứ 6 ở châu Á về số người kết nối Internet và giữ ngôi vị á quân tại Đông Nam Á về lĩnh vực này. Trong năm 2009, thương mại điện tử ở Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể với số người sử dụng internet là hơn 22,7 triệu, đạt tỉ lệ trên 26,5% dân số dùng Internet (theo Bộ Thông tin - truyền thông). Tính đến 12/2010 số người sử
Luận văn liên quan