Tiểu luận Phân tích tác động của chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát

Có thể nói, trong chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước thì chính sách tiền tệ (CSTT) của ngân hàng trung ương (NHTW) đóng vai trò rất quan trọng. Do nắm trong tay các công cụ để điều tiết khối lượng tiền tệ trong lưu thông mà qua đó có thể tác động đến hầu hết mọi hoạt động kinh tế xã hội và ảnh hưởng trực tiếp tới sự cân bằng ngân sách nhà nước (NSNN), cán cân thanh toán quốc tế và sự ổn định của nền kinh tế quốc gia. Trong nền kinh tế phát triển nhanh của nước ta hiện nay luôn tiềm ẩn nguy cơ lạm phát cao, do đó một công cụ điều tiết vĩ mô hiệu nghiệm như CSTT được tận dụng trước tiên với hiệu suất cao cũng là điều tất yếu. Việc sử dụng CSTT như thế nào và hướng mục tiêu của CSTT ra sao là một trong những vấn đề rất quan trọng mà NHTW cần hướng tới.

doc17 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5881 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích tác động của chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lạm phát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Có thể nói, trong chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước thì chính sách tiền tệ (CSTT) của ngân hàng trung ương (NHTW) đóng vai trò rất quan trọng. Do nắm trong tay các công cụ để điều tiết khối lượng tiền tệ trong lưu thông mà qua đó có thể tác động đến hầu hết mọi hoạt động kinh tế xã hội và ảnh hưởng trực tiếp tới sự cân bằng ngân sách nhà nước (NSNN), cán cân thanh toán quốc tế và sự ổn định của nền kinh tế quốc gia. Trong nền kinh tế phát triển nhanh của nước ta hiện nay luôn tiềm ẩn nguy cơ lạm phát cao, do đó một công cụ điều tiết vĩ mô hiệu nghiệm như CSTT được tận dụng trước tiên với hiệu suất cao cũng là điều tất yếu. Việc sử dụng CSTT như thế nào và hướng mục tiêu của CSTT ra sao là một trong những vấn đề rất quan trọng mà NHTW cần hướng tới. Trong phạm vi bài tiểu luận này xin phân tích những tác động của CSTT nhằm kiểm soát lạm phát, đồng thời phân tích những hành động mà NHNN Việt Nam đã sử dụng trong thời gian qua nhằm vực dậy nền kinh tế Việt Nam sau thời kỳ suy giảm kinh tế. NỘI DUNG I. TỔNG QUAN VỀ CSTT VÀ LẠM PHÁT 1. Những vấn đề lý luận về lạm phát. 1.1. Khái niệm: Vậy lạm phát là gì ? đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về lạm phát và mỗi quan điểm đều có sự chắc chắn về luận điểm và những lý luận của mình. Theo L.V.chandeler, D.C cliner với trường phái lạm phát giá cả thì khẳng định: lạm phát là sự tăng giá hàng bất kể dài hạn hay ngắn hạn, chu kỳ hay đột xuất. G.G. Mtrukhin lại cho rằng : Trong đời sống, tổng mức giá cả tăng trước hết thông qua việc tăng giá không đồng đều ở từng nhóm hàng hoá và rút cuộc dẫn tới việc tăng giá cả nói chung. Với ý nghĩa như vậy có thể xem sự mất giá của đồng tiền là lạm phát. Ông cũng chỉ rõ: lạm phát, đó là hình thức tràn trề tư bản một cách tiềm tàng (tự phát hoặc có dụng ý) là sự phân phối lại sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân thông qua giá cả giữa các khu vực của quá trình tái sản xuất xã hội, các ngành kinh tế và các giai cấp, các nhóm dân cư xã hội. Ở mức bao quát hơn P.A.Samuelson và W.D.Nordhaus trong cuốn “Kinh tế học” đã được dịch ra tiếng Việt, xuất bản năm 1989 cho rằng lạm phát xảy ra khi mức chung của giá cả chi phí tăng lên. Với luận thuyết “Lạm phát lưu thông tiền tệ “ J.Bondin và M. Friendman lại cho rằng lạm phát là đưa nhiều tiền thừa vào lưu thông làm cho giá cả tăng lên. M.Friedman nói “lạm phát ở mọi lúc mọi nơi đều là hiện tượng của lưu thông tiền tệ. Lạm phát xuất hiện và chỉ có thể xuất hiện khi nào số lượng tiền trong lưu thông tăng lên nhanh hơn so với sản xuất” Như vậy, tất cả những quan điểm về lạm phát đã nêu trên đều đưa ra những biểu hiện ở một mặt nào đó của lạm phát. Nói chung, các quan điểm đều chưa hoàn chỉnh, nhưng đã nêu ra được một số mặt của hai thuộc tính cơ bản của lạm phát. Bàn về làm phát là một vấn đề rộng, để định nghĩa về nó đòi hỏi phải có sự đầu tư sâu và kỹ càng. Chính vì thế bản thân cũng chỉ mạnh dạn nêu ra các quan điểm và suy nghĩ của mình về lạm phát một cách đơn giản chứ không đầy đủ về vấn đề lạm phát. Chúng ta có thể dễ chấp nhận quan điểm của trường phái giá cả. Sở dĩ như vậy vì gần đây lạm phát hầu như diễn ra ở đại đa số các nước mà sự tăng giá là dấu hiệu nhạy bén và dễ thấy nhất của lạm phát. Như vậy, chúng ta sẽ hiểu đơn giản là “lạm phát là sự tăng giá kéo dài, là sự thừa của đồng tiền trong lưu thông, là việc nhà nước phát hành thêm tiền để bù đắp bội chi ngân sách”. Nói chung, lạm phát là một hiện tượng của các nền kinh tế thị trường, định nghĩa lạm phát còn rất nhiều để chúng ta có thể nghiên cứu sâu hơn, nhưng khi xảy ra lạm phát thì tác động của nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế, xã hội. 1.2. Tác động của lạm phát Các hiệu ứng tích cực : Nhà kinh tế đoạt giải Nobel James Tobin nhận định rằng lạm phát (tỷ lệ tăng giá mang giá trị dương) vừa phải sẽ có lợi cho nền kinh tế. Ông dùng từ "dầu bôi trơn" để miêu tả tác động tích cực của lạm phát. Mức lạm phát vừa phải làm cho chi phí thực tế mà nhà sản xuất phải chịu để mua đầu vào lao động giảm đi. Điều này khuyến khích nhà sản xuất đầu tư mở rộng sản xuất. Việc làm được tạo thêm. Tỷ lệ thất nghiệp sẽ giảm. Các hiệu ứng tiêu cực: Đối với lạm phát dự kiến được: Trong trường hợp lạm phát có thể được dự kiến trước thì các thực thể tham gia vào nền kinh tế có thể chủ động ứng phó với nó, tuy vậy nó vẫn gây ra những tổn thất cho xã hội. • Chi phí da giày: lạm phát giống như một thứ thuế đánh vào người giữ tiền và lãi suất danh nghĩa bằng lãi suất thực tế cộng với tỷ lệ lạm phát nên lạm phát làm cho người ta giữ ít tiền hơn hay làm giảm cầu về tiền. Khi đó họ cần phải thường xuyên đến ngân hàng để rút tiền hơn. Các nhà kinh tế đã dùng thuật ngữ "chi phí mòn giày" để chỉ những tổn thất phát sinh do sự bất tiện cũng như thời gian tiêu tốn mà người ta phải hứng chịu nhiều hơn so với không có lạm phát. • Chi phí thực đơn: lạm phát thường sẽ dẫn đến giá cả tăng lên, các doanh nghiệp sẽ mất thêm chi phí để in ấn, phát hành bảng giá sản phẩm. • Làm thay đổi giá tương đối một cách không mong muốn: trong trường hợp do lạm phát doanh nghiệp này tăng giá (và đương nhiên phát sinh chi phí thực đơn) còn doanh nghiệp khác lại không tăng giá do không muốn phát sinh chi phí thực đơn thì giá cả của doanh nghiệp giữ nguyên giá sẽ trở nên rẻ tương đối so với doanh nghiệp tăng giá. Do nền kinh tế thị trường phân bổ nguồn lực dựa trên giá tương đối nên lạm phát đã dẫn đến tình trạng kém hiệu quả xét trên góc độ vi mô. • Lạm phát có thể làm thay đổi nghĩa vụ nộp thuế của các cá nhân trái với ý muốn của người làm luật do một số luật thuế không tính đến ảnh hưởng của lạm phát. Ví dụ: trong trường hợp thu nhập thực tế của cá nhân không thay đổi nhưng thu nhập danh nghĩa tăng do lạm phát thì cá nhân phải nộp thuế thu nhập trên cả phần chênh lệch giữa thu nhập danh nghĩa và thu nhập thực tế. • Lạm phát gây ra sự nhầm lẫn, bất tiện: đồng tiền được sử dụng để làm thước đo trong tính toán các giao dịch kinh tế, khi có lạm phát cái thước này co giãn và vì vậy các cá nhân khó khăn hơn trong việc ra các quyết định của mình. Đối với lạm phát không dự kiến được : Đây là loại lạm phát gây ra nhiều tổn thất nhất vì nó phân phối lại của cải giữa các cá nhân một cách độc đoán. Các hợp đồng, cam kết tín dụng thường được lập trên lãi suất danh nghĩa khi lạm phát cao hơn dự kiến người đi vay được hưởng lợi còn người cho vay bị thiệt hại, khi lạm phát thấp hơn dự kiến người cho vay sẽ được lợi còn người đi vay chịu thiệt hại. Lạm phát không dự kiến thường ở mức cao hoặc siêu lạm phát nên tác động của nó rất lớn. Các nhà kinh tế có quan điểm rất khác nhau về quy mô của các tác động tiêu cực của lạm phát, thậm chí nhiều nhà kinh tế cho rằng tổn thất do lạm phát gây ra là không đáng kể và điều này được coi là đúng khi tỷ lệ lạm phát ổn định và ở mức vừa phải. Khi lạm phát biến động mạnh, tác động xã hội của nó thông qua việc phân phối lại của cải giữa các cá nhân một cách độc đoán rõ ràng là rất lớn và do vậy chính phủ của tất cả các nước đều tìm cách chống lại loại lạm phát này. Nhìn chung, khi lạm phát ở mức cao sẽ có ảnh hưởng xấu tới xã hội. Do đó, Chính phủ phải có giải pháp khắc phục, kiềm chế và kiểm soát lạm phát. Có nhiều giải pháp để kiểm soát lạm phát nhưng ở tiểu luận này tôi chỉ xin phân tích giải pháp sử dụng chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát. 2. Chính sách tiền tệ: 2.1. Khái niệm : Chính sách tiền tệ là quá trình quản lý hỗ trợ đồng tiền của chính phủ hay ngân hàng trung ương để đạt được những mục đích đặc biệt- như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá hối đoái, đạt được toàn dụng lao động hay tăng trưởng kinh tế. Chính sách lưu thông tiền tệ bao gồm việc thay đổi các loại lãi suất nhất định, có thể trực tiếp hay gián tiếp thông qua các nghiệp vụ thị trường mở; qui định mức dự trữ bắt buộc; hoặc trao đổi trên thị trường ngoại hối. 2.2. Các công cụ của chính sách tiền tệ : 2.2.1 Công cụ tái cấp vốn: là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Trung ương đối với các Ngân hàng thương mại. Khi cấp 1 khoản tín dụng cho Ngân hàng thương mại, Ngân hàng Trung ương đã tăng lượng tiền cung ứng đồng thời tạo cơ sở cho Ngân hàng thương mại tạo bút tệ và khai thông khả năng thanh toán của họ. 2.2.2 Công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc: là tỷ lệ giữa số lượng phương tiện cần vô hiệu hóa trên tổng số tiền gửi huy động, nhằm điều chỉnh khả năng thanh toan (cho vay) của các Ngân hàng thương mại. 2.2.3 Công cụ nghiệp vụ thị trường mở: là hoạt động Ngân hàng Trung ương mua bán giấy tờ có giá ngắn hạn trên thị trường tiền tệ, điều hòa cung cầu về giấy tờ có giá, gây ảnh hưởng đến khối lượng dự trữ của các Ngân hàng thương mại, từ đó tác động đến khả năng cung ứng tín dụng của các Ngân hàng thương mại dẫn đến làm tăng hay giảm khối lượng tiền tệ. 2.2.4 Công cụ lãi suất tín dụng: đây được xem là công cụ gián tiếp trong thực hiện chính sách tiền tệ bởi vì sự thay đổi lãi suất không trực tiếp làm tăng thêm hay giảm bớt lượng tiền trong lưu thông, mà có thể làm kích thích hay kìm hãm sản xuất. Nó là 1 công cụ rất lợi hại. Cơ chế điều hành lãi suất được hiểu là tổng thể những chủ trương chính sách và giải pháp cụ thể của Ngân hàng Trung ương nhằm điều tiết lãi suất trên thị trường tiền tệ, tín dụng trong từng thời kỳ nhất định. 2.2.5 Công cụ hạn mức tín dụng: là 1 công cụ can thiệp trực tiếp mang tính hành chính của Ngân hàng Trung ương để khống chế mức tăng khối lượng tín dụng của các tổ chức tín dụng. Hạn mức tín dụng là mức dư nợ tối đa mà Ngân hàng Trung ương buộc các Ngân hàng thương mại phải chấp hành khi cấp tín dụng cho nền kinh tế. 2.2.6 Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Nó vừa phản ánh sức mua của đồng nội tệ, vừa là biểu hiên quan hệ cung cầu ngoại hối. Tỷ giá hối đoái là công cụ, là đòn bẩy điều tiết cung cầu ngoại tệ, tác động mạnh đến xuất nhập khẩu và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. Chính sách tỷ giá tác động một cách nhạy bén đến tình hình sản xuất, xuất nhập khẩu hàng hóa, tình trạng tài chính, tiện tệ, cán cân thanh toán quốc tế, thu hút vốn dầu tư, dự trữ của đất nước. Về thực chất tỷ giá không phải là công cụ của chính sách tiền tệ vì tỷ giá không làm thay đổi lượng tiền tệ trong lưu thông. Tuy nhiên ở nhiều nước, đặc biệt là các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi coi tỷ giá là công cụ hỗ trợ quan trọng cho chính sách tiền tệ. 3. CSTT với kiểm soát lạm phát. Chính sách tiền tệ thắt chặt là việc chủ động giảm cung đầu tư và cắt giảm cầu tiêu dùng được tài trợ bởi tín dụng cá nhân. Xét trên tương quan tài sản và tiêu dùng, các cá nhân sẽ giảm chi tiêu và tăng tỷ lệ tiết kiệm để dành cho tiêu dùng tương lai. Do vậy, trong ngắn hạn thắt chặt tiền tệ ảnh hưởng về phía cầu của thị trường và làm suy giảm sản lượng và giá cả. Do chi phí vốn tăng cao, nhà sản xuất sẽ cắt giảm vốn đầu tư và tín dụng lưu động để giảm sản lượng tương ứng. Trong trường hợp thắt chặt tiền tệ cần thực hiện từng bước để đảm bảo rằng thị trường tiền tệ không bị sốc, đảm bảo sự ổn định hệ thống tài chính và kiểm tra mức độ chịu đựng của thị trường tiền tệ.  Do chính sách tiền tệ có độ trễ nhất định từ các chính sách (khoảng hai quý), nên hiệu quả chống lạm phát của chính sách thắt chặt tiền tệ chúng ta chưa hy vọng có một kết quả ngay. Thắt chặt tiền tệ không có nghĩa rằng lạm phát gia tăng do chi phí vốn tăng cao, đẩy giá hàng hóa tăng. Trên thực tế tổng chi phí vốn sẽ giảm do doanh nghiệp sẽ cắt giảm vốn lưu động và nhân sự và chi phí nói chung để đáp ứng mức cầu mới yếu hơn.  Điều này có nghĩa rằng, các nhà sản xuất sẽ phải chấp nhận mức tăng giá cân bằng thấp hơn mức tăng giá trước đây. Điều này hoàn toàn ngược lại với quan điểm cho rằng lãi suất cao sẽ dẫn tới chi phí vốn doanh nghiệp cao. Một điều hoàn toàn bình thường là với mức lãi suất cao, doanh nghiệp sẽ ngừng và giảm vay tiền, tức là điều chỉnh hành vi, chứ không phải là chấp nhận mức chi phí cao và tiếp tục sản xuất. Câu hỏi đặt ra là mức thắt chặt như thế nào là đủ? Không thể có một câu trả lời chính xác, nó tùy thuộc vào niềm tin của thị trường với hiệu quả của chính sách tiền tệ. Nhiều người cho rằng, thị trường chưa tin chính sách kiểm soát lạm phát với bằng chứng giá cả tăng ngay sau khi tỷ giá và giá xăng tăng, phớt lờ tuyên bố kiềm chế lạm phát của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, đó chỉ là bề nổi và thực tế  cho thấy đây là một phản ứng bình thường của thị trường với một số hàng thiết yếu chứ không phải với nhiều mặt hàng khác. Đồng thời chính sách tiền tệ có độ trễ và cần sự kiểm chứng trong thời gian tới. Như vậy, việc giá tăng do tỷ giá và giá xăng không phản ánh được tính hiệu quả của chính sách tiền tệ. II. VAI TRÒ CỦA CSTT VỚI KIỂM SOÁT LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY. Theo lý thuyết tài chính tiền tệ thì mục tiêu tăng trưởng kinh tế và kiểm soát lạm phát có sự “mâu thuẫn” nhau. CSTT tác động đến lạm phát trong dài hạn nhưng lại tác động đến tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn. Việc thực thi CSTT “thắt chặt” trong dài hạn để kiềm chế lạm phát sẽ gây ra tình trạng thất nghiệp tăng vì tăng trưởng kinh tế bị chậm lại do nhu cầu đầu tư và tiêu dùng giảm. Nếu thực hiện “nới lỏng” CSTT để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong dài hạn sẽ “phản tác dụng” vì không làm tăng trưởng kinh tế mà sẽ kéo nền kinh tế vào tình trạng lạm phát cao. Chính vì vậy, việc xây dựng và thực thi CSTT sao cho phù hợp với “sức khoẻ” của nền kinh tế, lựa chọn mục tiêu “ưu tiên” trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của CSTT mà NHTW phải hướng tới. Sơ đồ hệ thống điều tiết kinh tế vĩ mô của NHTW Thực tế sử dụng CSTT tại Việt Nam trong thời gian qua của NHNN. Có thể nói trong khoảng thời gian 2007 đến nay, chúng ta đã trải qua nhiều cảm xúc khác nhau của nền kinh tế, từ sự lo lắng, nhiều khi đến “sợ hãi” khi nền kinh tế đạt mức lạm phát cao kỷ lục trong vòng gần 20 năm trở lại đây tới sự suy giảm kinh tế trầm trọng bởi khủng hoảng tài chính tại Mỹ và Châu Âu bởi “cho vay dưới chuẩn”. Khủng hoảng cho vay dưới chuẩn đã đẩy các quốc gia phát triển rơi vào tình trạng suy thoái trầm trọng nhất từ sau cuộc “đại suy thoái” 1929-1933, hầu hết các nền kinh tế phát triển (Mỹ, Nhật, Euro zone... đều tăng trưởng âm). Thậm chí có một số quốc gia còn rơi vào bờ vực phá sản như Iceland, Ukraina, Pakistan, Hi Lạp...  Nguồn: imf. org Với những yếu tố bất lợi đó đã làm cho Việt Nam cũng không thoát khỏi vòng xoáy của sự suy giảm kinh tế. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam suy giảm mạnh, từ mức 8,48% năm 2007 xuống còn 6,52% năm 2008 và chỉ còn 5,32% năm 2009(1). Đây là mức suy thoái tồi tệ nhất của Việt Nam trong hơn 10 năm trở lại đây  Nguồn: Tổng cục thống kê Trước tình huống đó, NHNN đã có hàng loạt các biện pháp quyết liệt và đúng đắn để ngăn ngừa suy thoái kinh tế và dần lấy lại đà phục hồi cho nền kinh tế Việt Nam. Nhìn chung, trong khoảng thời gian 3 năm 2007-2009, NHNN đã có những biện pháp khá linh hoạt trong điều hành CSTT từ “thắt chặt” trong khoảng thời gian 2007-2008 và “nới lỏng” từ đầu năm 2009-2010. Giai đoạn “thắt chặt” CSTT Năm 2007-2008 đánh dấu thời điểm lạm phát “phi mã” sau nhiều năm tốc độ lạm phát ở mức “vừa phải”. Nguyên nhân của lạm phát có thể do cầu kéo (do tổng cầu của nền kinh tế gia tăng), chi phí đẩy (do các yếu tố chi phí đầu vào tăng), thiếu hụt cung (khi nền kinh tế đạt tới hoặc vượt quá mức sản lượng tiềm năng), cung tiền tăng quá mức (việc tăng tổng phương tiện thanh toán - M2) và yếu tố tâm lý (lạm phát kỳ vọng). Phân tích lạm phát ở nước ta các năm gần đây, có đủ các nguyên nhân, vừa là lạm phát chi phí đẩy – do chi phí đầu vào (nguyên vật liệu, vận tải, kho bãi, năng lượng, tiền lương...) tăng, đẩy giá bán ở đầu ra lên cao; vừa là lạm phát cầu kéo – do nhu cầu của người tiêu dùng, doanh nghiệp và Chính phủ tăng cao, kéo theo tăng giá bán của các loại hàng hoá, dịch vụ; vừa là lạm phát kỳ vọng – phát sinh từ các yếu tố tâm lý và đầu cơ. Tuy nhiên, năm 2008 nước ta được coi là “nhập khẩu lạm phát” tức là nguyên nhân gây ra lạm phát năm 2008 chủ yếu là lạm phát do chi phí đẩy. Ngoài việc giá các yếu chi phí đầu vào trên thị trường thế giới tăng cao kỷ lục (dầu thô vượt ngưỡng hơn 147 USD/ thùng, giá phôi thép, thép 830 USD/tấn, gạo hơn 1.000 USD/tấn, phân bón, vải sợi... đều tăng cao) còn do yếu tố nội sinh của nền kinh tế nước ta. Đó là mức tăng trưởng tín dụng cũng bị đẩy lên mức cao, giá điện sinh hoạt và sản xuất tăng, chính phủ tiến hành cải cách tiền lương làm thu nhập dân cư tăng và chi phí của doanh nghiệp tăng cao đã càng làm trầm trọng thêm áp lực lạm phát. Trong điều hành CSTT, việc sử dụng công cụ thị trường mở và tỷ giá hối đoái đôi khi có những sai lầm không đáng có, làm cho mức độ lạm phát lại có xu hướng tăng. Đặc biệt là trong năm 2008, do tỷ giá giữa USD/VND xuống thấp kỷ lục bởi đồng USD giảm giá do ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế ở Mỹ và việc FED cắt giảm lãi suất cơ bản đồng USD xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua (có lúc xuống 0,25%) khiến cho việc xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Diến biến tỷ giá VND/USD từ 2007-2009  Để khuyến khích xuất khẩu, NHNN đã quyết định mua vào hơn 7 tỷ USD, tương đương với việc “bơm” thêm hơn 112.000 tỷ VND vào nền kinh tế làm cho lạm phát càng thêm trầm trọng. Biện pháp mua vào 7 tỷ USD có mặt tích cực đó là gia tăng dự trữ ngoại hối quốc gia (còn đang ở mức rất thấp so với các nước trong khu vực), đồng thời nâng giá trị đồng USD nhằm khuyến khích nền kinh tế xuất khẩu qua đó tạo điều kiện phát triển sản xuất trong nước, điều chỉnh giảm bội chi cán cân thương mại. Mặc dù sau đó, NHNN đã thực hiện nghiệp vụ thị trường mở (Open Market) để “hút” tiền trở lại nhưng chỉ thu hồi được hơn 82.000 tỷ. Tuy nhiên, việc làm này vẫn làm gia tăng áp lực lớn về lạm phát vì với một khối lượng tiền quá lớn đã được NHNN cung vào nền kinh tế. Thời kỳ này, NHNN đã áp dụng hàng loại các biện pháp quyết liệt cùng Chính phủ sử dụng CSTK nhằm kiềm chế lạm phát. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã thể hiện quyết tâm của Chính phủ trong chống lạm phát bằng câu nói nổi tiếng “hy sinh tăng trưởng để kiềm chế lạm phát”. NHNN đã sử dụng đồng bộ các công cụ của CSTT như: lãi suất cơ bản (LSCB) VND được tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm qua (14%/năm), dự trữ bắt buộc (DTBB) là 11%, giảm hạn mức cho vay đầu tư bất động sản và chứng khoán ở mức không quá 20% vốn điều lệ hoặc không vượt quá 3% tổng dư nợ tín dụng, bắt buộc các TCTD mua 20.300 tỷ tín phiếu bắt buộc có kỳ hạn 12 tháng với lãi suất chỉ có 7,58%/năm và không được sử dụng để tái chiết khấu tại NHNN, thực hiện các phiên giao dịch thị trường mở (OM-Open market) để “hút” tiền về. Biểu đồ lãi suất cơ bản VND (%/năm)  Nguồn: NHNN Việt Nam Biến động tỷ lệ dự trữ bắt buộc tiền gửi VNĐ ngắn hạn (%)      Nguồn: NHNN Việt Nam Đồng thời Chính phủ cũng thực hiện CSTK “thắt lưng buộc bụng” nhằm hạn chế lượng tiền trong lưu thông như tạm hoãn, giãn tiến độ các dự án đầu tư xây dựng cơ bản kém hiệu quả (tiết kiệm hơn 40.000 tỷ VND). Dồn vốn cho các dự án đầu tư mang lại hiệu quả tức thời cho nền kinh tế như các dự án nhà máy lọc dầu, nhà máy điện, xi măng... Chính phủ còn giao các đơn vị hành chính sự nghiệp và doanh nghiệp nhà nước phải tiết kiệm chi thường xuyên 10%, tăng cường chống thất thu thuế và nuôi dưỡng nguồn thu, cơ cấu lại các khoản nợ và rà soát lại các khoản vay của các doanh nghiệp nhà nước, tổ chức đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư của các tập đoàn, tổng công ty thuộc sở hữa nhà nước.... Giai đoạn “nới lỏng” CSTT từ cuối năm 2008 tới đầu 2011. CSTT bao giờ cũng có độ trễ thời gian nhất định. Việc “thắt chặt” tiền tệ mạnh tay của Chính phủ đã có tác dụng làm giảm lạm phát nhanh nhưng cũng làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại vì luồng tiền dành cho nhu cầu đầu tư, tiêu dùng giảm, lãi suất vay vốn quá cao làm cho các doanh nghiệp không thể tiếp cận với nguồn vốn của ngân hàng, hàng loạt doanh nghiệp vừa và nhỏ rơi vào tình trạng khó khăn, thậm chí phá sản. Cùng với việc nền kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ do “cho vay dưới chuẩn” trong
Luận văn liên quan