Tiểu luận Phân tích và chứng minh sự khác biệt về mục tiêu, nội dung, phương pháp kỹ thuật, mô hình tổ chức kế toán quản trị trong doanh nghiệp với trong các tổ chức phi lợi nhuận

Mục tiêu của kế toán quản trị là cung cấp thông tin một cách kịp thời để nhà quản trị đưa ra các quyết định. Tuy nhiên giữa kế toán quản trị trong doanh nghiệp và kế toán quản trị trong các tổ chức phi lợi nhuận có những điểm khác nhau như mục tiêu, nội dung, phương pháp kỹ thuật, mô hình tổ chức. Do đó, nhóm 2 thực hiện đề đề tài nhằm mục tiêu xem xét sự khác biệt về mục tiêu, nội dung, phương pháp kỹ thuật, mô hình tổ chức giữa xây dựng kế toán quản trị trong doanh nghiệp với trong các tổ chức phi lợi nhuận. Vì thời gian có hạn nên bài tiểu luận sẽ không tránh khỏi những sai sót nhất định, kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!

pdf10 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1805 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Phân tích và chứng minh sự khác biệt về mục tiêu, nội dung, phương pháp kỹ thuật, mô hình tổ chức kế toán quản trị trong doanh nghiệp với trong các tổ chức phi lợi nhuận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC ---------------- TIỂU LUẬN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ Đề tài: Phân tích và chứng minh sự khác biệt về mục tiêu, nội dung, phương pháp kỹ thuật, mô hình tổ chức kế toán quản trị trong doanh nghiệp với trong các tổ chức phi lợi nhuận. GVHD: TS. Huỳnh Lợi Nhóm thực hiện: Nhóm 2 Lớp: Cao học Kế Toán – Kiểm Toán Đêm Khóa: 21 TP.Hồ Chí Minh, 09/2012 LỜI MỞ ĐẦU Mục tiêu của kế toán quản trị là cung cấp thông tin một cách kịp thời để nhà quản trị đưa ra các quyết định. Tuy nhiên giữa kế toán quản trị trong doanh nghiệp và kế toán quản trị trong các tổ chức phi lợi nhuận có những điểm khác nhau như mục tiêu, nội dung, phương pháp kỹ thuật, mô hình tổ chức. Do đó, nhóm 2 thực hiện đề đề tài nhằm mục tiêu xem xét sự khác biệt về mục tiêu, nội dung, phương pháp kỹ thuật, mô hình tổ chức giữa xây dựng kế toán quản trị trong doanh nghiệp với trong các tổ chức phi lợi nhuận. Vì thời gian có hạn nên bài tiểu luận sẽ không tránh khỏi những sai sót nhất định, kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! Nhóm 2 – Lớp Cao Học Kế Toán Kiểm Toán Đêm, Khóa 21 Sự khác biệt của kế toán quản trị trong tổ chức phi lợi nhuận so với doanh nghiệp được chủ yếu ở những nội dung sau: mục tiêu, nội dung, phương pháp kỹ thuật, mô hình tổ chức. Chúng ta sẽ đi từng nội dung để phân tích sự khác biệt này. 1. Mục tiêu - Giống: Kiểm soát việc sử dụng nguồn lực kinh tế của tổ chức nhằm đạt chiến lược và mục tiêu của tổ chức. - Khác: Kế toán quản trị trong Tổ chức phi lợi nhuận Kế toán quản trị trong Doanh nghiệp Cung cấp càng nhiều hàng hóa và dịch vụ đến cộng đồng một cách hiệu quả nhất Mang lại giá trị cho cộng đồng hoặc hoạt động vì một mục đích phi lợi nhuận. Vd: Oxfam thực hiện các chương trình cung cấp phương tiện và thức ăn, nước uống sạch cho những người bị thiệt thòi; Tổ chức Y tế Thế giới cung cấp những thông tin chính xác, những địa chỉ đáng tin cậy trên lĩnh vực sức khỏe con người, giải quyết những vấn đề cấp bách về sức khỏe cộng đồng và dịch bệnh của con người Tối đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa giá trị của doanh nghiệp Vd: Kiểm soát chi phí đầu vào, nâng cao sản lượng đầu ra. 2. Nội dung Nội dung của kế toán quản trị được tiếp cận theo chức năng quản trị gắn liền với việc xác lập, cung cấp thông tin thực hiện các chức năng quản trị như thông tin định hướng; thông tin tổ chức thực hiện; thông tin kiểm tra, đánh giá; thông tin ra quyết định. Do đó, để có thể phân tích và chứng minh sự khác biệt giữa nội dung kế toán quản trị của doanh nghiệp với tổ chức phi lợi nhuận, chúng ta sẽ tập trung làm rõ các chức năng này. 2.1. Chức năng cung cấp thông tin định hướng: Lập dự toán ngân sách sản xuất và kinh doanh: - Đối với doanh nghiệp: Việc lập dự toán sản xuất được lập ra dựa trên mục tiêu thông tin mà nhà quả trị muốn sử dụng. Họ có thể lập dự toán dựa trên hệ thống chỉ tiêu như sau: Hệ thống chỉ tiêu dự toán ngân sách sản xuất, kinh doanh được xây dựng riêng cho từng quá trình, như: Quá trình mua hàng, quá trình sản xuất, quá trình tiêu thụ sản phẩm của hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và chi tiết cho từng nội dung: Vốn bằng tiền; Hàng tồn kho; Từng loại chi phí nghiệp vụ kinh doanh: Chi phí bán hàng; Chi phí quản lý doanh nghiệp; Từng loại báo cáo tổng hợp: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,… Tất cả đều được lập ra để có thể dự đoán cho mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận mà các kế hoạch kinh doanh của công ty được đặt ra và để phục vụ cho mục tiêu ra quyết định của nhà quản trị. - Đối với các tổ chức phi lợi nhuận: Họ cũng lập các dự toán hoạt động, nhưng việc lập dự toán được lập ra để xem xét trước khả năng hoạt động của dự án, từ đó dự trù nguồn ngân sách cũng như cách thức quản lý hoạt động dự án để đảm bảo mục tiêu mà dự án mang lại. Do đó, trong tổ chức phi lợi nhuận thì việc lập dự dự toán ngân sách hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm, hàng tháng theo từng dự án, từng hoạt động và đánh giá trách nhiệm quản lý ở từng cấp bậc quản trị là hết sức cần thiết. 2.2. Chức năng cung cấp thông tin tổ chức thực hiện: Về quản trị chi phí: - Đối với DN: Doanh nghiệp căn cứ vào đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý để tổ chức tập hợp chi phí theo từng trung tâm phát sinh chi phí, như: Tổ, đội, phân xưởng hoặc cho từng công việc, từng sản phẩm, từng công đoạn sản xuất hoặc cho cả quá trình sản xuất và xác định các loại chi phí của doanh nghiệp. Từ đó phân loại, đánh giá, kiểm soát chi phí theo từng trung tâm phát sinh chi phí. - Đối với tổ chức phi lợi nhuận: Cũng giống như doanh nghiệp, quản trị chi phí là một nội dung của kế toán quản trị mà tổ chức phi lợi nhuận đặc biệt quan tâm vì mục tiêu của các tổ chức này là đảm bảo hoàn thành được mục đích đặt ra với chi phí tối thiểu. Do đó, quản trị chi phí trong tổ chức phi lợi nhuận phải gắn liền với việc phân loại, đánh giá, kiểm soát chi phí theo từng trung tâm phát sinh chi phí hoặc theo từng quá trình hoạt động, phạm vi chuyên môn, cấp bậc quản trị… Về quản trị giá thành sản phẩm: - Đối với DN: Doanh nghiệp sẽ căn cứ vào đối tượng tính giá thành và cách thức tổ chức, quản lý chi phí mà xác định phương pháp tính giá thành phù hợp với mục tiêu mà doanh nghiệp muốn hướng đến. Mục tiêu đó có thể là để phục vụ cho việc ra quyết định về giá bán, phân tích chi phí sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất tại doanh nghiệp. - Đối với tổ chức phi lợi nhuân: Thông thường, các tổ chức này không hoặt ít quan tâm đến việc quản trị về giá thành (nếu có).Bởi mục tiêu họ đặt ra là hướng đến mục đích hoạt động chính của tổ chức – hướng đến cộng đồng và xã hội. Định giá bán: - Đối với Doanh nghiệp: Doanh nghiệp sẽ dựa trên nguyên tắc: giá bán bù đắp được chi phí và đạt được lợi nhuận mong muốn. - Đối với tổ chức phi lợi nhuận: Giá bán (nếu có) thường được quy định theo chuẩn chung do nhà nước ban hành. Ví dụ như: học phí của trường học, viện phí tại các bệnh viện công,… 2.3. Chức năng cung cấp thông tin kiểm tra, đánh giá: Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận: - Đối với doanh nghiệp: Đây và việc làm rất quan trọng để doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh doanh của công ty nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Doanh nghiệp thường dựa trên các tiêu chí, chỉ tiêu phân tích bao gồm: + Lãi tính trên biến phí đơn vị (còn gọi là số dư đảm phí); + Tổng lãi tính trên biến phí; + Tỷ suất lãi tính trên biến phí; + Kết cấu chi phí; + Đòn bẩy kinh tế; + Điểm hoà vốn (sản lượng, doanh thu, công suất, thời gian hoà vốn,…); - Đối với các tổ chức phi lợi nhuận: Thông thường không phân tích mối quan hệ giữa chi phí, khối lượng và lợi nhuận, bởi mục tiêu của các tổ chức này không phải là tối đa hóa lợi nhuận như các doanh nghiệp thông thường. Nếu có quan tâm đến vấn đề này, có thể chỉ dừng lại ở việc: cân đối hoặc so sánh giữa chi phí bỏ ra với lợi ích thu được để xem xét việc hoạt động đang có hiệu quả hay không? Ví dụ: Trường học có thể sẽ xem xét giữa chi phí mở rộng căn tin để có thể cung cấp nhiều hơn các dịch vụ cho học sinh và giáo viên trong trường để hoạt động dạy và học đạt hiệu quả tốt hơn với hiệu quả mà nó mang lại: nguồn thu cho nhà trường tăng thêm và chất lượng dạy và học được cải thiện. 2.4. Chức năng cung cấp thông tin ra quyết định Lựa chọn thông tin thích hợp cho việc ra quyết định: - Đối với doanh nghiệp: Doanh nghiệp luôn phải đối mặt với việc đưa ra các quyết định ngắn hạn – dài hạn trong quá trình hoạt động. Với mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận nên doanh nghiệp luôn phải cân nhắc giữa chi phí bỏ ra với lợi nhuận thu được. Dựa trên các cách thức quản lý và thu thập thông tin, các doanh nghiệp sẽ sử dụng để đưa ra quyết định. Đó có thể là: quyết định xem xét có đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất hay không? Nên vay hay huy động vốn từ cổ đông, nên mua sắm hay thuê tài sản… - Đối với tổ chức phi lợi nhuận: Như đã nói, họ quan tâm đến mục tiêu chính là các hoạt động và xứ mệnh vì cộng đồng và xã hội. Do đó, họ có cách thức lựa chọn và cách thức thu thập thông tin để đưa ra quyết định khác với các doanh nghiệp thông thường. Họ có thể thu thập thông tin: chi phí bỏ ra có quá lớn so với lợi ích thu được hay không? Chi phí bỏ ra cho dự án đó có mang lại hiệu quả cho cộng đồng hay không?, … 3. Phương pháp kỹ thuật Định nghĩa : Phương pháp kỹ thuật của kế toán quản trị là phương tiện để thực hiện nội dung quản trị. Đó là những phương tiện để xác nhận nhu cầu thông tin, xây dựng chỉ tiêu, nhận dạng, phân tích, tổng hợp và lập báo cáo quản trị, truyền tải thông tin, truyền tải báo cáo cho các đối tượng sử dụng. Các phương pháp kỹ thuật kế toán quản trị: - Các phương pháp kỹ thuật kế toán tài chính như chứng từ, tài khoản,….. - Các công cụ đo lường, định tính, định lượng, phân tích, dự báo. - Các mô hình quản trị, mô hình tài chính. 3.1. So sánh phương pháp kỹ thuật trong kế toán quản trị trong doanh nghiệp và các tổ chức phi lợi nhuận: PP kỹ thuật Doanh nghiệp Tổ chức phi lợi nhuận PP kỹ thuật kế toán tài chính như chứng từ, tài khoản,….. Áp dụng Áp dụng Công cụ đo lường, định tính, định lượng, phân tích, dự báo Áp dụng Áp dụng có chọn lọc và điều chỉnh, chủ yếu là các công cụ đo lường liên quan đến chi phí Các mô hình quản trị, mô hình tài chính. Áp dụng Áp dụng thích hợp 3.4. Phân tích sự khác biệt Trong các tổ chức phi lợi nhuận, việc kiếm lợi nhuận có sự hạn chế ứng dụng. Trong hầu hết những hoạt động phi lợi nhuận, nhấn mạnh vào việc quản lý được đặt vào mức độ của dịch vụ cung cấp cho người bảo trợ. Nếu những chi phí không được bù đắp thì dịch vụ vẫn được cung cấp bằng bất cứ cách nào và được tài trợ từ những nguồn khác. Do đó kỹ thuật phân tích lợi nhuận có thể không được áp dụng trong các tổ chức phi lợi nhuận nếu không có sửa đổi. Trong các tổ chức phi lợi nhuận, mục tiêu không phải đàm bảo rằng doanh thu vượt qua chi phí trong bất kỳ trường hợp nào. Một hoạt động phi lợi nhuận có thể tạo ra dòng tiền đi ra luôn luôn vượt qua dòng tiền doanh thu đi vào, chằng hạn như sở thú, công viên. Mục tiêu lợi nhuận không phải là mục tiêu tối thượng trong các tổ chức phi lợi nhuận, Nhiều dịch vụ cung cấp mà không cần bù đắp lại chi phí. Do đó trong những phân tích quản trị trong các tồ chức phi lợi nhuận, doanh thu thường không có liên quan như trong các doanh nghiệp. Hơn nữa, nguồn tiền hỗ trợ cung cấp cho các tổ chức phi lợi nhuận không phải lúc nào cũng có liên quan trực tiếp đến dịch vụ được cung cấp, vì những nhà tài trợ không phải bị tính phí cho những dịch vụ này. Mối quan hệ này trái ngược với các tổ chức kinh doanh nơi mà sản phẩm bán và doanh thu nhận được gắn chung với nhau. Những phương pháp phân tích áp dụng trong các tổ chức kinh doanh liên quan đến doanh thu và chi phí tương ứng tạo ra doanh thu. Việc do lường sự thành công của một tổ chức phi lợi nhuận không phải được ghi nhận bởi việc lợi nhuận kiếm được cao nhất, mà được đo lường bởi chất lượng của dịch vụ cung cấp với chi phí kinh tế. Phương pháp đo lường sự thành công này đã chỉ ra việc ra quyết định trong các tổ chức phi lợi nhuận khác với các tổ chức kinh doanh . Ví dụ việc ra quyết định liên quan đến chi phí khấu hao, trong các tổ chức kinh doanh việc ra quyết định liên quan đến thời gian phẩn bổ chi phí khấu hao là quan trọng vì nó ảnh hưởng đến chi phí được trừ khi xác định thuế thu nhập phải nộp, tuy nhiên đối với các tổ chức phi lợi nhuận không phải trả thuế thì việc ra quyết định đối với thời gian khấu hao không quan trọng. Để hiểu rõ hơn sự khác biệt này thì việc quan trọng là xem xét việc ra quyết định phi lợi nhuận trong một cách nhìn toàn diện hơn. Một phương pháp rất hiệu quả để phát triển cho cách nhìn này là The balance sorecard (bảng điểm cân bằng) sẽ được giảng trong những chương sau của chương trình. Nhân tố chính của các tổ chức kinh doanh là lợi nhuận vượt quá chi phí càng nhiều càng có thể. Trong các tổ chức phi lợi nhuận thì việc hạn chế chi phí là quan trọng, nếu các tổ chức muốn duy trì sự tồn tại. Chi phí hiệu quả cần được đánh giá để quyết định những dịch vụ hiệu quả đang đươc cung cấp. Nếu không có sự kiểm soát chi phí thì tài nguyên nguồn vốn trong tổ chức sẽ giảm đến mức làm ngăn chặn khả năng tiếp tục hoạt động của tổ chức. Mức nguồn lực tối thiểu là cần thiết nếu tổ chức là để thực hiện chức năng và sứ mệnh của nó. Do đó, cung cấp dich vụ không tạo ra lợi nhuận là lý do chính cho việc kiểm soát chi phí trong các tổ chức phi lợi nhuận. Do đó những kỹ thuật phân tích trong các tổ chức kinh doanh phải được vận dụng và có sự điều chỉnh thích hợp trong các tổ chức phi lợi nhuận. 4. Mô hình Mô hình tổ chức KTQT có thể khái quát:: Mô hình kết hợp (mô hình kiểu Mỹ): Loại mô hình này được sử dụng ở hầu hết các nước, đặc biệt là ở Mỹ và các nước áp dụng kế toán Mỹ. Mỹ là quốc gia có bề dày phát triển kế toán quản trị chi phí cả về lý luận và thực tiễn. Các doanh nghiệp Mỹ đều áp dụng mô hình kết hợp kế toán quản trị và kế toán tài chính, hoặc mô hình phối hợp với hệ thống KTQT chi phí được tách riêng. Theo mô hình này kế toán trưởng chịu trách nhiệm chung về toàn bộ công tác kế toán trong doanh nghiệp từ việc tổ chức xây dựng bộ máy kế toán, lưu chuyển chứng từ, vận dụng tài khoản, hệ thống báo cáo…nhằm cung thông tin cho nhà quản trị. Các bộ phận kế toán có chức năng thu thập và cung cấp thông tin kế toán vừa tổng hợp, vừa chi tiết...đồng thời lập dự toán tổng hợp và chi tiết theo yêu cầu quản lý. KTQT đặt trọng tâm vào việc xây dựng, kiểm tra, xác định và hoạch định các chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi đó doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong hai phương pháp xác định chi phí và giá thành sản phẩm: phương pháp kế toán chi phí, tính giá thành sản phẩm theo công việc và phương pháp kế toán chi phí, tính giá thành theo quá trình sản xuất KTQT không sử dụng chế độ kế toán riêng, tách rời với kế toán tài chính mà sử dụng các tài khoản kế toán chi tiết, hệ thống sổ kế toán và báo cáo KTQT kết hợp chung trong một hệ thống kế toán thống nhất với kế toán tài chính. Hệ thống KTQT được tổ chức kết hợp với hệ thống kế toán tài chính. Kế toán tài chính và KTQT được tổ chức thành một bộ máy thống nhất trong cùng một bộ máy kế toán. Kế toán tài chính sử dụng các tài khoản kế toán tổng hợp còn KTQT sử dụng các tài khoản chi tiết, sổ kế toán chi tiết phù hợp, báo cáo kế toán nội bộ và còn sử dụng thêm các phương pháp khác như phương pháp thống kê, phương pháp toán...để hệ thống hóa và xử lý thông tin. Việc ghi chép, phản ánh, xử lý và truyền đạt thông tin được tính đến cả mục đích của kế toán tài chính và KTQT nhằm thỏa mãn nhu cầu thông tin kế toán cho cả đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Mỗi bộ phận kế toán có chức năng thu thập, cung cấp thong tin kế toán vừa ở dạng tổng hợp, vừa ở dạng chi tiết theo yêu cầu quản lý. Bộ phận KTQT chi phí sử dụng báo cáo bộ phận để cung cấp thong tin cho nội bộ doanh nghiệp, bộ phận kế toán tài chính sử dụng hệ thống báo cáo tài chính để cung thong tin cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp. Loại mô hình tách rời (Mô hình kiểu Pháp): Loại mô hình tổ chức KTQT này áp dụng chủ yếu ở Cộng hòa Pháp và những nước thực hiện theo kế toán Cộng hòa Pháp. Theo mô hình tách rời ở Pháp, kế toán quản trị đặt trọng tâm vào việc xác định và kiểm soát chi phí ở các doanh nghiệp sản xuất, bằng cách chia chi phí theo các trung tâm trách nhiệm quản lý, phân tích đánh giá và tìm các nguyên nhân làm sai lệch chi phí và cuối cùng điều hòa giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị. Các quy định chung về kế toán chi phí tại Pháp hướng dẫn doanh nghiệp đánh giá hoạt động bằng cách lập báo cáo thực hiện dự toán trên cơ sở các số liệu kế toán nhưng trên thực tế hầu hết các doanh nghiệp Pháp đều không vận dụng các hướng dẫn này mà họ lập các báo cáo đánh giá hoạt động hầu như chỉ dựa trên các thông tin phi tài chính, chứ không dựa trên các số liệu tài chính do kế toán cung cấp, các báo cáo này rất khác biệt so với các báo cáo bộ phận của các trung tâm trách nhiệm theo hệ thống kế toán quản trị chi phí Mỹ. KTQT sử dụng hệ thống kế toán riêng, tách rời hoàn toàn với kế toán tài chính. Hệ thống KTQT được tổ chức thành bộ máy riêng (phòng KTQT hay bộ phận KTQT) sử dụng hệ thống tài khoản kế toán, sổ kế toán và báo cáo kế toán nội bộ tách rời với kế toán tài chính. Kế toán tài chính thu thập, xử lý, lập báo cáo tài chính cung cấp cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp. Kế toán tài chính tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc, quy định của Nhà nước, trong khi đó kế toán quản trị được coi là công việc riêng của doanh nghiệp, các doanh nghiệp tự xây dựng hệ thông hoá thông tin một cách chi tiết nhằm cung cấp thông tin theo yêu cầu quản lý và tổ chức hệ thống sổ sách, báo cáo phục vụ cho mục tiêu quản trị doanh nghiệp. Cụ thể: Về chứng từ kế toán: ngoài việc sử dụng hệ thống chứng từ chung, KTQT chi phí còn sử dụng rộng rãi hệ thống chứng từ nội bộ trong doanh nghiệp Về tài khoản kế toán: các tài khoản KTQT chi phí được xây dựng thành hệ thống riêng, có ký hiệu riêng, nội dung ghi chép cũng có những đặc điểm khác với kế toán tài chính Về sổ kế toán: KTQT chi phí xây dựng hệ thống sổ kế toán riêng phục vụ cho việc ghi chép các nghiệp vụ thuộc KTQT Về báo cáo kế toán: các báo cáo KTQT được lập riêng dưới dạng báo cáo dự toán sản xuất, báo cáo lỗ lãi từng bộ phận…Ngoài các chỉ tiêu quá khứ, các chỉ tiêu thực hiện kế toán quản trị còn thiết lập các cân đối dự toán, kế hoạch. Cả doanh nghiệp và cả trong các tổ chức phi lợi nhuận cũng sử dụng 1 trong 2 mô hình tổ chức kế toán quản trị hoặc kiểu Pháp hoặc kiểu Mỹ tùy theo quy mô, chí phí kế toán. Đối với các tổ chức phi lợi nhuận thì thường linh hoạt áp dụng mô hình hỗn hợp kết hợp 2 mô hình trên. Vì các phần hành kế toán thông thường như vật tư, TSCĐ, kế toán thanh toán sẽ thực hiện cả kế toán tài chính và kế toán quản trị phần hành mình phụ trách. Đối với các phần hành kế toán quan trọng như kinh phí, thu chi ngân sách, thu phí (học phí, lệ phí, viện phí), kho dược..thì sẽ thực hiện riêng biệt KTTC & KTQT để đảm bảo tính khách quan và chất lượng thông tin phục vụ công việc quản lý.
Luận văn liên quan