Tiểu luận Phân tích vai trò của thuế đối với nền kinh tế xã hội và liên hệ ở Việt Nam hiện nay

Cho tới nay, chưa xác định rõ ràng vùng lãnh thổ nào trên trái đất khai sinh ra thuế, song một điều không thể phủ nhận là Thuế gắn liền với sự tồn tại và phát triển của Nhà nước. Thời nguyên thủy, con người liên kết với nhau một cách tự phát để chung sống. Sản phẩm do mỗi cá nhân làm ra chỉ vừa đủ thậm chí còn thiếu so với nhu cầu tối thiểu của con người. Trong quá trình sống và lao động, con người đã tích lũy được kinh nghiệm, cải tiến công cụ lao động, một số người đã bắt đầu tạo ra nhiều của cải hơn mức cần thiết cho cuộc sống bình thường, rồi trở lên dư thừa và giàu có. Họ thoát ly dần lao động và mướn người làm thay. Họ trở lên có thế lực và được nhiều người kính nể, cử làm đại diện cho bộ lạc – thị tộc. Dần dần họ nắm quyền lực và cai trị bộ lạc. Những “gia đình” danh giá và giàu có này tập hợp nhau lại bên ngoài thị tộc của họ, thành một giai cấp riêng và đặc quyền. Thực tế, nhóm người này trở thành người đứng đầu “chính quyền” công cộng, cuối cùng cũng phát triển thành Nhà nước. Ở khía cạnh phân công lao động xã hội, Nhà nước là một tổ chức bộ máy với nhiều hệ thống cơ quan có chức năng, nhiệm vụ khác nhau để tổ chức điều hành, cai quản xã hội. Những người tham gia bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương là những người không tham gia trực tiếp sản xuất. Phải có nguồn tài chính để nuôi bộ máy quản lý công việc của Nhà nước. Phải có nguồn tài chính để chi tiêu cho những công việc thuộc chức năng Nhà nước như: quốc phòng, an ninh, chi cho xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, chi cho các vấn đề về phúc lợi công cộng, về sự nghiệp, về xã hội trước mắt và lâu dài. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu chi tiêu của Nhà nước càng lớn về quy mô và phạm vi chi tiêu. Nguồn tài chính đáp ứng nhu cầu chi tiêu trên chỉ có thể “lấy” từ việc động viên đóng góp một phần thu nhập xã hội do các tầng lớp dân cư trong xã hội trực tiếp lao động ra. Từ trước đến nay, các Nhà nước thường có ba cách để động viên một phần thu nhập xã hội cho nguồn ngân sách Nhà nước: quyên góp, vay và dùng quyền lực để buộc dân phải đóng góp. Hai hình thức đầu phụ thuộc vào tính tự nguyện và tự giác của dân chúng, riêng hình thức dùng quyền lực buộc dân phải đóng góp một phần thu nhập của mình cho Nhà nước – đó là Thuế.

doc26 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 13358 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phân tích vai trò của thuế đối với nền kinh tế xã hội và liên hệ ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUẾ Nguồn gốc của thuế Cho tới nay, chưa xác định rõ ràng vùng lãnh thổ nào trên trái đất khai sinh ra thuế, song một điều không thể phủ nhận là Thuế gắn liền với sự tồn tại và phát triển của Nhà nước. Thời nguyên thủy, con người liên kết với nhau một cách tự phát để chung sống. Sản phẩm do mỗi cá nhân làm ra chỉ vừa đủ thậm chí còn thiếu so với nhu cầu tối thiểu của con người. Trong quá trình sống và lao động, con người đã tích lũy được kinh nghiệm, cải tiến công cụ lao động, một số người đã bắt đầu tạo ra nhiều của cải hơn mức cần thiết cho cuộc sống bình thường, rồi trở lên dư thừa và giàu có. Họ thoát ly dần lao động và mướn người làm thay. Họ trở lên có thế lực và được nhiều người kính nể, cử làm đại diện cho bộ lạc – thị tộc. Dần dần họ nắm quyền lực và cai trị bộ lạc. Những “gia đình” danh giá và giàu có này tập hợp nhau lại bên ngoài thị tộc của họ, thành một giai cấp riêng và đặc quyền. Thực tế, nhóm người này trở thành người đứng đầu “chính quyền” công cộng, cuối cùng cũng phát triển thành Nhà nước. Ở khía cạnh phân công lao động xã hội, Nhà nước là một tổ chức bộ máy với nhiều hệ thống cơ quan có chức năng, nhiệm vụ khác nhau để tổ chức điều hành, cai quản xã hội. Những người tham gia bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương là những người không tham gia trực tiếp sản xuất. Phải có nguồn tài chính để nuôi bộ máy quản lý công việc của Nhà nước. Phải có nguồn tài chính để chi tiêu cho những công việc thuộc chức năng Nhà nước như: quốc phòng, an ninh, chi cho xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, chi cho các vấn đề về phúc lợi công cộng, về sự nghiệp, về xã hội trước mắt và lâu dài. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu chi tiêu của Nhà nước càng lớn về quy mô và phạm vi chi tiêu. Nguồn tài chính đáp ứng nhu cầu chi tiêu trên chỉ có thể “lấy” từ việc động viên đóng góp một phần thu nhập xã hội do các tầng lớp dân cư trong xã hội trực tiếp lao động ra. Từ trước đến nay, các Nhà nước thường có ba cách để động viên một phần thu nhập xã hội cho nguồn ngân sách Nhà nước: quyên góp, vay và dùng quyền lực để buộc dân phải đóng góp. Hai hình thức đầu phụ thuộc vào tính tự nguyện và tự giác của dân chúng, riêng hình thức dùng quyền lực buộc dân phải đóng góp một phần thu nhập của mình cho Nhà nước – đó là Thuế. Như vậy, thuế ra đời và tồn tại cùng với sự xuất hiện và tồn tại của Nhà nước. Vậy thuế là một tất yếu khách quan với chức năng chủ yếu và đầu tiên là nhằm đảm bảo nguồn thu tài chính phục vụ cho các nhu cầu chi tiêu theo chức năng của Nhà nước. Cơ sở quan trọng khác cho sự ra đời của thuế là thu nhập. Nếu của cải làm ra chỉ đủ nuôi sống bản thân người lao động thì không có gì để đóng góp cho Nhà nước. Sự hình thành thu nhập trong xã hội là cơ sở vật chất tạo khả năng cho nguồn động viên về thuế. Có thu nhập thì người dân mới có thể đóng góp cho Nhà nước và ngược lại. Vậy thuế xuất hiện trong xã hội loài người với hai điều kiện cần và đủ - đó là sự xuất hiện của Nhà nước và sự xuất hiện thu nhập xã hội. Khái niệm Hiện nay khái niệm thuế đã được bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện như sau: Thuế là một khoản thu bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp của Nhà nước đối với các tổ chức và các cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước vì lợi ích chung. 3. Các đặc trưng cơ bản của thuế Thứ nhất, thuế là khoản trích nộp bằng tiền Về nguyên tắc, thuế là một khoản trích nộp dưới hình thức tiền tệ, điều này trái ngược với các hình thức thanh toán bằng hiện vật đã tồn tại trước đây. + Trước đây: Thông thường là các hình thức nộp cho thuế đất. Nhà Vua ban đất cho giới quý tộc, nên họ phải cống nạp cho triều đình bằng sự phục vụ của chính bản thân và những sản phẩm do nông nô trong các trang trại sản xuất ra. Đây cũng là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm quan trọng và là một trong những hình thức nộp thuế TS bằng hiện vật đầu tiên. Vào thế kỷ thứ 13, các hình thức quản lý hành chính mới được hình thành. Mỗi khu vực hành chính do một lãnh chúa đứng đầu. Lãnh chúa giao đất cho nông dân và nông dân phải nộp thuế bằng nông sản + Hiện nay: Cá nhân và doanh nghiệp có thể đến cơ quan thuế nộp trực tiếp bằng tiền: Nộp tiền thuế trực tiếp vào kho bạc Nhà nước hoặc thông qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng và tổ chức dịch vụ khác theo quy định tại khoản 13 Điều 1 Nghị định số 106/2010/NĐ-CP của Chính phủ. Giao dịch điện tử để nộp thuế: Theo quy định của Thông tư 180/2010/TT-BTC có hiệu lực từ 1/1/2011, người nộp thuế có thể thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế (trừ trường hợp nộp thuế qua giao dịch trực tiếp với ngân hàng mà ngân hàng có quy định khác). Người nộp thuế sẽ có thể lựa chọn các hình thức nộp thuế điện tử như: Giao dịch trực tiếp với ngân hàng nơi người nộp thuế mở tài khoản thông qua các kênh giao dịch điện tử (Internet, Mobile, ATM) của ngân hàng để thực hiện thủ tục nộp thuế, hoặc thông qua cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế. Sự phát triển của quan hệ hàng hoá - tiền tệ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thuế, đổi lại, nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế được thực hiện bằng tiền lại góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế thị trường. Nhà nước dùng nguồn tiền thu từ thuế tác động đến mọi hoạt động kinh tế - xã hội như tiết kiệm, đầu tư, tiêu dùng, xuất nhập khẩu, giá cả, thị trường, việc làm, thất nghiệp, công bằng xã hội,… Thứ hai, thuế là khoản trích nộp bắt buộc được thực hiện thông qua con đường quyền lực: - Tính bắt buộc của thuế xuất phát từ đặc tính của hàng hóa công cộng Tính bắt buộc của thuế xuất phát từ đặc tính của hàng hóa công cộng là có thể sử dụng chung và khó có thể loại trừ: + Có thể sử dụng chung: Nghĩa là việc một cá nhân này đang sử dụng hàng hóa đó không ngăn cản những người khác sử dụng nó. Ví dụ: con đường xây dựng nên thì tất cả mọi người đều được đi trên nó, pháo hoa được bắn lên thì mọi người đều được nhìn thấy nó. + Khó có thể loại trừ  Hàng hóa công cộng một khi đã được cung cấp tại một địa phương nhất định thì không thể hoặc rất tốn kém nếu muốn loại trừ những cá nhân không trả tiền cho việc sử dụng hàng hóa của mình. Ví dụ : Quốc phòng là hàng hóa công cộng nhưng quân đội không chỉ bảo vệ những người trả tiền mà không bảo vệ những người không trả tiền đó. Mọi người đều có quyền thụ hưởng những hàng hóa công cộng như quốc phòng, môi trường pháp luật, phòng dịch bệnh, tu sửa đường xá, đê điều,… song không ai tự nguyện trả tiền cho việc thụ hưởng đó. Vì vậy để đảm bảo chi tiêu công, Nhà nước phải dùng quyền lực của mình để bắt buộc các thể nhân, pháp nhân phải nộp thuế cho Nhà nước. - Được thực hiện thông qua con đường quyền lực qua hệ thống pháp luật thuế. Bao gồm : + Luật Quản lý Thuế + Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt + Luật thuế Thu nhập cá nhân + Luật thuế Giá trị gia tăng + Luật thế thu nhập doanh nghiệp … Các doanh nghiệp phải có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Trong luật quản lý thuế có quy định các biện pháp cưỡng chế Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế là hoạt động cưỡng chế mang tính quyền lực của Nhà nước phát sinh khi có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế. Do đó, đối tượng nộp thuế không có quyền trốn thuế hoặc mong muốn tự mình ấn định hay thoả thuận mức đóng góp của mình mà chỉ có quyền chấp thuận. Những đối tượng nộp thuế vi phạm luật sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hoặc cưỡng chế thi hành theo quy định của pháp luật để buộc họ phải làm tròn nghĩa vụ nộp thuế. Đây là đặc điểm bao trùm nhất của thuế. Thứ ba, thuế là khoản thu có tính chất xác định: Thuế là khoản thu xác định của các tổ chức thụ hưởng, đó là Nhà nước, các cấp chính quyền địa phương. Nhờ các căn cứ tính thuế mà đối tượng chịu thuế cũng như cơ quan thuế tính được số tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp vào ngân sách Nhà nước. Trong đó căn cứ tính thuế như là thuế suất áp dụng trên từng đối tượng chịu thuế. Ví dụ như, đối với thuế GTGT, mức thuế suất 5% áp dụng với hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng thiết yếu; đối với thuế thu nhập, doanh nghiệp mức thuế suất khoảng 25% áp dụng với thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; thuế xuất khẩu, mức thuế suất 15% áp dụng với hàng quặng xuất khẩu,… Nhờ đó mà hàng năm có thể xác định được khoản tiền thuế thu vào ngân sách là bao nhiêu. Thứ tư, thuế là một khoản thu không có đối khoản cụ thể, không có tính hoàn trả trực tiếp - Thuế là một khoản thu không có đối khoản cụ thể Nghĩa là, số tiền thu được từ thuế sẽ được nhà nước chi dùng cho nhiều mục tiêu khác nhau, và việc định ra một loại thuế không nhằm đáp ứng một khoản chi cụ thể của nhà nước. Điều này thể hiện rõ ở chỗ nguồn thu từ mỗi loại thuế không được quy định gắn với mục đích chi tiêu cụ thể nào cả mà đều được sử dụng để đáp ứng nhu cầu chi tiêu chung của Nhà nước trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước. - Không có tính hoàn trả trực tiếp Trước khi thu thuế, Nhà nước không hề cung ứng trực tiếp một dịch vụ nào cho người nộp thuế. Sau khi thu thuế, Nhà nước cũng không có sự bồi hoàn trực tiếp nào cho người nộp thuế. Tuy nhiên một phần thuế được hoàn trả gián tiếp cho người nộp thuế thông qua các hàng hóa công cộng, bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế-xã hội, chi xây dựng cơ sở hạ tầng, và tòa án, viện kiểm soát, hệ thống quân đội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo đảm cuộc sống cho mọi người; chi cho hệ thống giáo dục, nghiên cứu khoa học công nghệ, y tế, văn hóa, nghệ thuật,thể dục thể thao; chi cho hệ thống an sinh xã hội, chi hỗ trợ đảm bảo công bằng cho mọi người . Phân loại Lợi ích của việc phân loại thuế là tạo ra một cách tiếp cận tổng hợp đối với cơ cấu thuế. Căn cứ theo đặc điểm, công dụng, chức năng và vai trò của từng loại thuế đối với quá trình phát triển kinh tế, xã hội và tuỳ theo mục tiêu, yêu cầu của quản lý mà người ta có thể đưa ra các cách phân loại thuế khác nhau, từ đó nhằm sử dụng phát huy vai trò tích cực của từng công cụ thuế trong quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Dưới đây là một số cách phân loại chủ yếu: Phân loại theo tính chất Kinh tế Theo cách này, thuế có thể được phân loại dựa theo 3 tiêu thức chủ yếu: theo các yếu tố kinh tế bị đánh thuế; theo tác nhân kinh tế chịu thuế hoặc theo lĩnh vực kinh tế bị đánh thuế Nếu dựa theo yếu tố kinh tế bị đánh thuế, thuế được chia thành: Thuế đánh vào thu nhập: + Thuế thu nhập doanh nghiệp: là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay là 25% trên thu nhập chịu thuế. + Thuế thu nhập cá nhân: là loại thuế đánh vào thu nhập cá nhân gồm: tiền lương, tiền công, lợi tức cổ phần và các khoản thu nhập khác. Thuế đánh vào tiêu dùng (sử dụng thu nhập) + Thuế giá trị gia tăng (VAT): là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất lưu thông đến tiêu dùng. Ba mức thuế VAT như sau: Mức thuế 0% áp dụng cho hàng hoá xuất khẩu phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, xuất khẩu phần mềm, các dịch vụ cho công ty hoạt động trong khu chế xuất, hàng hoá do nhà thầu phụ sản xuất và hàng của một doanh nghiệp đầu tư nước ngoài bán cho khác hàng là người nước ngoài nhưng giao nhận tại Việt Nam; và các hoạt động xây lắp cho các dự án xây dựng nước ngoài Mức thuế 5% áp dụng cho khoảng 41 nhóm hàng hoá và dịch vụ như than, máy móc, sản phẩm luyện kim, khuôn đúc, hoá chất, máy tính và linh kiện, chất nổ, săm lốp, que hàn, dịch vụ xây lắp, dịch vụ sửa chữa thiết bị , dịch vụ đăng ký phương tiện giao thông vận tải, các sản phẩm xi măng công nghiệp, nhựa thông, đường, mía, nước uống, phân bón, thuốc trừ sâu, thiết bị y tế, dược phẩm, đồ chơi, sản phẩm nông lâm nghiệp chưa qua chế biên, máy tính và đĩa vi tính Mức thuế 10% áp dụng cho 16 hạng mục hàng hoá và dịch vụ đặc biệt cùng với nhóm hàng thứ 17 bao gồm bất kỳ loại hàng hoá và dịch vụ nào không bao gồm trong hai mức thuế nói trên như kinh doanh vàng, bạc và đá quý, đại lý vận chuyển đường biển, dịch vụ môi giới, ôtô bốn chỗ, dầu mỏ, khí ga, đồ điện tử, thiết bị gia dụng, vải, quần áo, xây dựng, lắp đặt, bưu chính, viễn thông, tư vấn, kế toán, dịch vụ du lịch và vận chuyển đường biển. Thuế đánh vào tài sản. VD: Doanh nghiệp có tài sản là quyền sử dụng đất phải đóng thuế đất. Nếu dựa theo yếu tố và tác nhân kinh tế chịu thuế, có các loại: Thuế đánh vào doanh nghiệp. Doanh nghiệp hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam phải chịu các khoản thuế sau: Thuế môn bài. Thuế xuất nhập khẩu Thuế thu nhập cá nhân Thuế tài nguyên Thuế tiêu thụ đặc biệt Phí, lệ phí khác Tiền thuê đất Thuế đánh vào hộ gia đình. Thuế đánh vào sản phẩm: VD: Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm; Rượu; Bia; Xe ô tô; Tàu bay, du thuyền; Xăng các loại; Bài lá; Vàng mã, hàng mã; Kinh doanh vũ trường; Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke)…. Nếu dựa theo lĩnh vực, thuế được phân chia theo các lĩnh vực kinh tế bị đánh thuế. Ví dụ: thuế đánh vào bảo hiểm, thuế đánh vào tiết kiệm, thuế đánh vào bất động sản... Phân loại theo tính chất kỹ thuật Cách phân loại này được dựa vào các tiêu thức kỹ thuật trong việc đánh thuế, mang tính cổ điển, được sử dụng nhiều nhất và thường là trung tâm của các cuộc tranh luận. Theo cách này, thuế được phân thành các nhóm chủ yếu sau: Thuế trực thu và thuế gián thu Thuế trực thu Thuế trực thu là loại thuế thu trực tiếp vào khoản thu nhập, lợi ích thu được của các tổ chức kinh tế hoặc cá nhân. Thuế trực thu trực tiếp điều tiết vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế Ở nước ta hiện nay, thuế trực thu bao gồm: Thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế thu nhập cá nhân, Thuế chuyển quyền sử dụng đất... Thuế gián thu Là loại thuế do các nhà sản xuất, thương nhân hoặc người cung cấp dịch vụ nộp cho Nhà nước thông qua việc cộng số thuế này vào giá bán cho người tiêu dùng chịu. Ở nước ta hiện nay, thuế gián thu bao gồm: Thuế giá trị gia tăng Thuếtiêu thụ đặc biệt Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu. Thuế tỷ lệ và thuế luỹ tiến Thuế tỷ lệ: là loại thuế áp dụng một thuế suất như nhau đối với mọi đối tượng chịu thuế. Thuế luỹ tiến là loại thuế áp dụng các thuế suất tăng dần đối với các nhóm đối tượng chịu thuế hoặc toàn bộ đối tượng chịu thuế. Thông thường, đối với các sắc thuế tiêu dùng thường áp dụng thuế suất tỷ lệ; đối với các sắc thuế thu nhập, thuế tài sản có thể áp dụng thuế suất luỹ tiến. Thuế theo mức riêng biệt hoặc thuế theo giá trị Loại thuế có mức riêng biệt: (cũng có thể được dịch là thuế đặc biệt, quen được gọi là thuế tuyệt đối) Nếu trong đó, mức thuế suất được xác định bằng mức tiền riêng biệt trên một đơn vị vật chất của đối tượng bị đánh thuế (trọng lượng, khối lượng, diện tích...), độc lập với giá trị tiền tệ của chúng. Thuế tính theo giá trị: Là loại thuế được tính toán bằng cách áp dụng một tỷ lệ (hoặc tỷ lệ phần trăm) trên căn cứ tính thuế. 4.3 Phân loại theo tính chất hành chính Cách phân loại này thường được sử dụng trong kế toán quốc gia, theo đó, dựa vào cách tổ chức quản lý thu và cấp ngân sách thụ hưởng chúng: thuế được phân thành hai loại: + Thuế nhà nước (quốc gia) + Thuế địa phương. Ở Việt Nam, Nhà nước được xây dựng theo nguyên tắc tập trung - dân chủ: Trung ương thống nhất ban hành pháp luật, chính sách; các cấp chính quyền địa phương không được phép ban hành và quản lý thu các loại thuế riêng. Tất cả các nguồn thu thuế do Nhà nước thống nhất quản lý và việc phân bổ nguồn lực cho các địa phương, phân chia các nguồn thu từ thuế trên địa bàn được thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước. Vì vậy, hiện hành ở nước ta không sử dụng cách phân loại này. SƠ LƯỢC VỀ HỆ THỐNG THUẾ Ở VIỆT NAM Dưới thời phong kiến Nhà Lê đã có hai loại thuế chính là: Thuế trực thu (thuế than, thuế điền) Thuế gián thu (đánh vào hoạt động thủ công nghiệp). Đến thời Nhà Nguyễn, chế độ thuế cũng chia làm hai loại: Thuế chính phú (thực chất đây là thuế trực thu) gồm các thuế điền thổ, thuế than, thuế tạp dịch Thuế tạp phú (thực chất đây là thuế gián thu) gồm thuế cảng, thuế quan tân, thuế hầm mỏ, thuế các hộ sản xuất. Thời phong kiến nửa thuộc địa (từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945) Một mặt, về cơ bản các loại thuế thời Nguyễn vẫn được duy trì nhưng ở mức độ nặng nề hơn Mặt khác, thực dân Pháp cho kinh doanh thuốc phiện, mở sòng bạc, quán rượu, tiệm nhảy,… để thu thuế. Ngoài chế độ thuế khóa nặng nề nhân dân còn bị bọn tham quan, ô lại nhũng nhiễu. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, chính phủ đã hủy bỏ thuế thân, giảm, miễn thuế ruộng đất, thuế môn bài. Chính phủ ban hành các sắc lệnh về thuế nhằm đáp ứng một phần chi tiêu cho kháng chiến chống Pháp, phát triển để sản xuất. Trong thời gian khá dài, nền kinh tế được quản lý theo mô hình kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp. Trong cơ chế quản lý này, vai trò của thị trường và hạch toán kinh tế bị coi nhẹ. Ngân sách Nhà nước dưạ vào chế độ thu hoặc bù theo chi tiêu. Vai trò của thuế với ý nghĩa thực sự của nó không quan trọng lắm. Chuyển sang thời kỳ đổi mới, nền kinh tế chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, thuế bắt đầu có vai trò quan trọng trong nền kinh tế và là nguồn thu chính của ngân sách Nhà nước. Hệ thống thuế hiện hành ở Việt Nam bao gồm: Thuế giá trị gia tăng Thuế nhập khẩu, thuế xuất khẩu Thuế tiêu thụ đặc biệt Thuế thu nhập doanh nghiệp Thuế thu nhập cá nhân Thuế tài nguyên Thuế chuyển quyền sử dụng đất Các sắc thuế khác như thuế môn bài, … PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA THUẾ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ LIÊN HỆ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1. Thuế là công cụ chủ yếu của Nhà nước nhằm huy động tập trung một phần của cải vật chất trong xã hội vào NSNN Đây là vai trò quan trọng nhất của thuế đối với nền kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Việc các chủ thể nộp thuế - thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật thuế đã tạo ra nguồn tài chính quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn thu nội bộ của nền kinh tế quốc dân. ngân sách Nhà nước. Một nền tài chính quốc gia lành mạnh phải dựa chủ yếu vào nguồn thu nội bộ của nền kinh tế quốc dân. Thuế là nguồn thu chủ yếu của NSNN Thuế chiếm một tỷ trọng rất lớn trong thu NSNN. Nhà nước có thể thu ngân sách từ nhiều nguồn khác nhau nhưng không có nguồn thu nào ổn định và bền vững bằng thuế. Vì mang tính không hoàn trả trực tiếp nên nhà nước có thể yên tâm dùng thuế làm công cụ chủ yếu để thu ngân sách, phục vụ các chi tiêu của quốc gia mà không phải lo lắng về nghĩa vụ bồi hoàn hay trả nợ. Hàng năm, thuế luôn đóng góp khoảng trên 90% vào tổng thu ngân sách nhà nước. Đơn vị: tỷ đồng Năm  2008  2009  2010   Dự toán thu NSNN  323.000  389.900  461.500   Thu từ thuế, phí  300.100  364.472  432.536   Thuế/tổng thu NSNN  93%  93.5%  93.7%   (Nguồn: www.mof.gov.vn) Với việc đóng góp một tỷ trọng cao và ngày càng tăng lên trong tổng thu ngân sách nhà nước, thuế đang ngày càng chứng tỏ vai trò chủ đạo của mình trong việc huy động tài chính công phục vụ chi tiêu cho cả quốc gia. Chủ thể nộp thuế rất rộng. Hầu hết mọi cá nhân, tổ chức sống, hoạt động và thực hiện các giao dịch trong phạm vi quy định đều phải nộp thuế vào ngân sách nhà nước. Các cá nhân, tổ chức khi thực hiện bất kỳ giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ hay tài sản nào cũng đều phải nộp thuế trên giá trị hàng hóa đó. Loại thuế không thể tránh được là thuế giá trị gia tăng, ngoài ra còn có thể có thuế xuất nhập khẩu hay thuế tiêu thụ đặc biệt. Khi thực hiện các giao dịch khác liên quan đến tài sản của mình, tổ chức và cá nhân cũng phải nộp thuế vào ngân sách nhà nước. Cá nhân có thu nhập cao phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Mọi doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh có lãi đều phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Như vậy, hầu như không ai sống trong xã hội mà không phải nộp thuế cho nhà nước. Từ những người nội trợ, người làm việc văn
Luận văn liên quan