Tiểu luận Phòng chống bạo lực học đường ở trường THCS Lý Tự Trọng TP.Trà Vinh – tỉnh Trà Vinh

1. Lý do chọn đề tài 1.1 Cơ sở pháp lý Sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới sẽ tạo ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với sự nghiệp phát triển giáo dục, đào tạo của nước ta. Bối cảnh mới tạo cơ hội thuận lợi để giáo dục, đào tạo nước ta tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới, những mô hình giáo dục hiện đại, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, tạo thời cơ để phát triển giáo dục, đào tạo; tạo điều kiện để đổi mới căn bản, toàn diện. Tuy nhiên, bối cảnh mới cũng đặt ra nhiều thách thức mới đối với sự nghiệp phát triển giáo dục, đào tạo, như: khoảng cách phát triển kinh tế, khoảng cách về giáo dục, đào tạo giữa nước ta và các nước ngày càng mở rộng; hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế thị trường làm nảy sinh những vấn đề mới, như nguy cơ xâm nhập của văn hóa và lối sống không lành mạnh làm xói mòn dần bản sắc văn hóa dân tộc, sự thâm nhập của các loại dịch vụ game online, trò chơi điện tử, phim ảnh đầy những pha bắn giết, phim kích động từ bên ngoài đã kích động đến tâm lý học sinh dẫn đến các em có những biểu hiện: sự hung bạo, hành xử theo kiểu xã hội đen hay có hành động sai lệch, khủng hoảng tâm lý.

doc23 trang | Chia sẻ: thanhlinh222 | Lượt xem: 8793 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Phòng chống bạo lực học đường ở trường THCS Lý Tự Trọng TP.Trà Vinh – tỉnh Trà Vinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TPHCM _____________________ TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA Lớp bồi dưỡng CBQL TRUNG HỌC TỈNH TRÀ VINH Tên tiểu luận: PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG TP.TRÀ VINH – TỈNH TRÀ VINH Học viên: TRANG VĂN PHƯỚC Đơn vị: Trường THCS Lý Tự Trọng Trà Vinh, Tháng 12/2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC TPHCM _____________________ TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA Lớp bồi dưỡng CBQL TRUNG HỌC TỈNH TRÀ VINH Tên tiểu luận: PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG Ở TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG TP.TRÀ VINH – TỈNH TRÀ VINH Học viên: TRANG VĂN PHƯỚC Trà Vinh, Tháng 12/2013 LỜI CẢM ƠN Qua quá trình tham gia học tập lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục trung học tỉnh Trà Vinh do Trường Cán bộ quản lý giáo dục TP Hồ Chí Minh giảng dạy tại Tỉnh Trà Vinh từ tháng 07 năm 2013 đến nay. Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy, cô trường CBQL giáo dục TP Hồ Chí Minh bản thân tôi đã học tập và tiếp thu rất nhiều những kiến thức bổ ích và cần thiết về nghiệp vụ quản lý trường học nói chung và Trường THCS Lý Tự Trọng nói riêng, thông qua các chuyên đề mà thầy cô đã truyền đạt đã giúp tôi nhận ra được những điểm sai sót và hạn chế trong công việc của bản thân trong thời gian làm công tác quản lý vừa qua. Trải qua quá trình học tập và nghiên cứu các chuyên đề tôi nhận thấy tất cả các chuyên đề đều rất hay và bổ ích cho người làm công tác quản lý giáo dục. Phong trào thi đua rộng lớn “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã được Bộ Giáo dục-Đào tạo triển khai trong toàn ngành trong giai đoạn 5 năm (từ 2008 đến 2013). Theo đó, các cơ sở giáo dục phổ thông phải xây dựng môi trường giáo dục an toàn, thân thiện, hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương và đáp ứng nhu cầu xã hội; và học sinh phải phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập và trong các hoạt động xã hội, góp phần vào sự phát triển của đất nước. Trong phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” có các nội dung: Xây dựng trường, lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn; Dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập; Rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh; Tổ chức các hoạt động tập thể, vui tươi, lành mạnh; Học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử,văn hóa, cách mạng ở địa phương. Để thực hiện tốt phong trào này, trong trường học phải tạo cảm giác an toàn cho học sinh khi đến trường và các em có được những kỹ năng sống thích ứng với mọi hoàn cảnh sống của thời đại.Tuy nhiên, trong nhà trường những năm gần đây có những biểu hiện học sinh thường gây gổ đánh nhau, trấn lột tiền và còn những biểu hiện khác. Từ thực tế đó của đơn vị tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài:“Phòng chống bạo lực học đường ở Trường THCS Lý Tự Trọng ”, vì theo tôi đây là đề tài mang tính thiết thực mà xã hội và các đơn vị giáo dục rất quan tâm trong thời điểm hiện nay. Thời gian nghiên cứu để thực hiện tiểu luận trên tôi gặp rất nhiều khó khăn, tuy nhiên với sự giúp đở tận tình của quý thầy cô giảng dạy, sự ủng hộ, tạo điều kiện của lãnh đạo nhà trường, của hội đồng sư phạm nhà trường THCS Lý Tự Trọng nên tôi đã hoàn thành đề tài đúng thời gian quy định. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Sở GD và Đào tạo Tỉnh Trà Vinh đã tạo điều kiện mở lớp bồi dưỡng này để tôi được tham gia khóa học; Cảm ơn Trường CBQL TP. Hồ Chí Minh; Cảm ơn các thầy cô đã trực tiếp giảng dạy rất nhiệt tình, tận tâm chia sẽ những kinh nghiệm và liên hệ thực tế rất nhiều trong giảng dạy để từ đó tôi mới nhận ra được những công việc làm quản lý trước đây của bản thân còn nhiều thiếu sót và chưa sâu sát trong công tác quản lý tại đơn vị. Qua lớp học này đã giúp bản thân mở rộng thêm nhiều kiến thức bổ ích vận dụng tốt hơn trong công tác quản lý sau này và cũng giúp tôi hoàn thành được đề tài này! MỤC LỤC Không sửa trang này. Chỉ việc bổ sung phần nội dung từ phần Lý do chọn đề tài đến hết tiểu luận. Sau khi hoàn tất, quay lại trang mục lục, bấm chuộc phải vào vùng có màu nâu và chọn “update Field” --> chọn chấm tròn ở dưới “update entire table”. Mục lục sẽ tự động cập nhật chính xác số trang. 1. Lý do chọn đề tài 1.1 Cơ sở pháp lý Sự phát triển của đất nước trong giai đoạn mới sẽ tạo ra nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra những thách thức không nhỏ đối với sự nghiệp phát triển giáo dục, đào tạo của nước ta. Bối cảnh mới tạo cơ hội thuận lợi để giáo dục, đào tạo nước ta tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới, những mô hình giáo dục hiện đại, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, tạo thời cơ để phát triển giáo dục, đào tạo; tạo điều kiện để đổi mới căn bản, toàn diện. Tuy nhiên, bối cảnh mới cũng đặt ra nhiều thách thức mới đối với sự nghiệp phát triển giáo dục, đào tạo, như: khoảng cách phát triển kinh tế, khoảng cách về giáo dục, đào tạo giữa nước ta và các nước ngày càng mở rộng; hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế thị trường làm nảy sinh những vấn đề mới, như nguy cơ xâm nhập của văn hóa và lối sống không lành mạnh làm xói mòn dần bản sắc văn hóa dân tộc, sự thâm nhập của các loại dịch vụ game online, trò chơi điện tử, phim ảnh đầy những pha bắn giết, phim kích động từ bên ngoài đã kích động đến tâm lý học sinh dẫn đến các em có những biểu hiện: sự hung bạo, hành xử theo kiểu xã hội đen hay có hành động sai lệch, khủng hoảng tâm lý. Những vấn đề đó đang đặt ra yêu cầu cấp bách cho giáo dục, đào tạo là phải quan tâm giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách cho học sinh nhằm nâng cao phẩm chất giá trị đạo đức của cá nhân, phát triển nhân cách cá nhân, thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội. Đảng ta rất quan tâm vấn đề này vì vậy trong sửa đổi bổ sung Luật giáo dục 2009 Điều 27 (Luật giáo dục bổ sung năm 2009 ) có quy định « Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân ; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ». Để đáp ứng mục tiêu trên, nhà trường có trách nhiệm chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để thực hiện . Bên cạnh đó, trách nhiệm của gia đình phải tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, làm gương cho con em, có trách nhiệm cùng nhà trường giáo dục đạo đức, phát triển nhân cách học sinh. Song song đó, xã hội cũng có trách nhiệm góp phần xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, ngăn chặn những hoạt động có ảnh hưởng xấu đến đạo đức và phát triển nhân cách học sinh ( Điều 93 ;94 ;97 Luật giáo dục sửa đổi bổ sung năm 2009 và Điều 4 Điều lệ Ban đại diện CMHS; ban hành kèm theo Thông tư số: 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ) 1.2 Cơ sở lý luận Công tác giáo dục học sinh trong giai đoạn hiện nay, không chỉ nhà trường thực hiện riêng rẽ mà phải phối kết hợp tốt với chính quyền địa phương, Ban đại diện CMHS, các tổ chức chính trị - xã hội và cá nhân có liên quan nhằm xây dựng phong trào học tập và môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn, ngăn chặn những hoạt động có ảnh hưởng xấu đến học sinh, tạo điều kiện để học sinh vui chơi, hoạt động văn hoá, thể dục thể thao lành mạnh phù hợp với lứa tuổi ( Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ; ban hành kèm theo Thông tư số :12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) có Điều 47- Quan hệ giữa nhà trường,gia đình và xã hội. Qua học tập và nghiên cứu chuyên đề Quản lý hoạt động giáo dục trong nhà trường trung học, chúng tôi càng nhận thức sâu sắc hơn tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức HS trong nhà trường; Tăng cường giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho HS, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong nhà trường là một trong bốn nội dung trọng tâm của hoạt động giáo dục trong nhà trường; Là một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lí hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ thông. Càng nhận thức rõ hơn nhiệm vụ, vị trí của người cán bộ quản lý trong việc triển khai, quản lý các hoạt động giáo dục đạo đức, hình thành nhân cách HS trong nhà trường. Và chúng tôi cũng đã xác định việc giáo dục đạo đức cho học sinh cần kết hợp nhiều biện pháp vừa có tính giáo dục vừa có tính dị tha khoan dung, nhân hậu, thuyết phục và hỗ trợ, mềm dẻo không cứng nhắc máy móc, khô khan sẽ khó đạt hiệu quả cao. 1.3 Cơ sở thực tiễn Trong thực tế hiện nay việc giáo dục đạo đức học sinh trong nhà trường có phần giảm sút, bởi nhiều nguyên nhân như: giáo viên chỉ chú trọng đến việc dạy chữ ít quan tâm đến việc dạy làm người; ở gia đình cha mẹ chỉ lo việc làm ăn buôn bán cũng ít quan tâm đến các emMặt khác, mặt trái của cơ chế mới đã ảnh hưởng tiêu cực đến giới trẻ học đường. Sự thâm nhập văn hóa đồi trụy qua các phương tiện mạng internet, xung quanh trường mở nhiều cơ sở games online, phim ảnh và trò chơi bạo lực trực tuyến, nhiều quán xung quanh trường tập trung những thanh thiếu niên thiếu quan tâm của gia đình đã nghỉ học, không nghề nghiệp sống lang thang ... đã tác động ảnh hưởng đến một số học sinh có biểu hiện chán học, học yếu kém, thiếu chăm lo của gia đình làm cho các em bị lôi kéo và có những suy nghỉ lệch lạc. Đánh giá thực trạng về giáo dục – đào tạo Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII cũng đã nhấn mạnh “Đặc biệt đáng lo ngại là một bộ phận học sinh, sinh viên có tình trạng suy thoái về đạo đức, mờ nhạt về lý tưởng, theo lối sống thực dụng, thiếu hoài bão lập thân, lập nghiệp vì tương lai của đất nước Cần tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội, văn hóa, thể thao phù hợp với lứa tuổi và với yêu cầu giáo dục toàn diện. Về phía giáo viên, có giáo viên còn coi nhẹ công tác giáo dục đạo đức cho học sinh làm cho đạo đức học đường xuống cấp.Từ đó, tạo cho mỗi chúng ta phải suy nghĩ và đây là mối quan tâm trăn trở của các bậc làm cha làm mẹ, của các thầy cô giáo và của toàn xã hội chúng ta. Tuy nhiên trước hết là trách nhiệm đó là của nhà trường nơi giáo dục và đào tạo con người từ khi mới cắp sách đi học cho đến khi bước chân vào đời. Việc giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường luôn là vấn đề cần quan tâm. Đồng thời, việc dạy văn hóa cho các em nếu có sự ngoan ngoãn, chăm chỉ thì mới có thể học tốt được, bên cạnh đó việc tiếp thu tốt kiến thức các bộ phận môn văn hóa là nền tảng xây dựng những phẩm chất tốt đẹp trong tâm hồn các em. Có thể khẳng định giáo dục đạo đức cùng công tác tư tưởng chính trị trong nhà trường là nhiệm vụ chính trị hàng đầu góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm – nhiệm vụ chuyên môn nhất là trong tình hình hiện nay, khi các giá trị truyền thống trong xã hội đang bị xói mòn, tệ nạn xã hội đang len lỏi, xâm nhập vào nhà trường. Cùng với gia đình, xã hôi, nhà trường có trách nhiệm chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh, việc giáo dục đạo đức học sinh không chỉ đơn thuần trên lý thuyết truyền thụ cho các em nguồn tri thức khoa học về tự nhiên xã hội mà còn hướng tới sự tạo dựng phát triển những phẩm chất nhân cách, giá trị nhân văn đạo đức cho học sinh góp phần hoàn thiện nhân cách phù hợp yêu cầu định hướng xã hội, đó là sự thống nhất giữa đức và tài hay là sự toàn vẹn về phẩm chất và năng lực, sự hài hòa giữa đức và tài như Bác Hồ nói: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó”. Giáo dục đạo đức HS quan trọng là vậy, vấn đề đặt ra là làm cách nào, giải pháp nào để việc giáo dục đạo đức cho học sinh có hiệu quả. Có thể nói việc giáo dục đạo đức cho học sinh cần phải kết hợp tốt ba môi trường: nhà trường, gia đình và xã hội sẽ phòng chống tình trạng bạo lực học đường. Trong nhà trường các tổ chức đoàn thể cần phối kết hợp để triển khai với nhiều giải pháp, biện pháp, nhiều hình thức sinh động để giáo dục đạo đức cho học sinh như chương trình hoạt động ngoại khoá : “ Thắp sáng ước mơ tiếp sức đến trường”, “ Đội bạn cùng tiến”, “ Văn nghệ tiếng hát học trò”, tổ chức các hoạt động thể dục thể thao và trò chơi dân gian nhân dịp chào mừng các ngày lễ lớn; có hộp thư “những điều em muốn nói” hoặc trong tiết chào cờ đầu tuần tổ chức hội thi “Kiến thức của bạn” bằng hình thức hái hoa dân chủ về những hành vi bạo lực học đường và biện pháp phòng chống bạo lực học đường. Qua đó, giúp học sinh trở thành người có ích cho xã hội, vì thế đối với nhà quản lý phải tìm kiếm nguyên nhân và kết hợp thêm nhiều biện pháp để mang lại hiệu quả giáo dục thiết thực đó cũng chính là lý do mà tôi chọn đề tài “ Phòng chống bạo lực học đường ở trường THCS Lý Tự Trọng- TP Trà Vinh” 2. Thực trạng công việc thực hiện phòng chống bạo lực học đường tại Trường THCS Lý Tự Trọng – Thành phố Trà Vinh 2.1. Giới thiệu vài khái quát về điều kiện kinh tế- xã hội của địa bàn Phường và tình hình trường THCS Lý Tự Trọng: - Điều kiện KT-XH của Phường I, Thành phố Trà Vinh – Tỉnh Trà Vinh như: Trường THCS Lý Tự Trọng đóng trên địa bàn Phường I Thành Phố Trà Vinh, phường có diện tích tự nhiên 253,27 ha, toàn phường có 1929 hộ với 10.159 nhân khẩu thuộc 4 khóm. Trong đó dân tộc Khmer 1455 nhân khẩu chiếm 17,69%dân tộc Hoa có 195 nhân khẩu chiếm 1,82%. Về điều kiện phát triển kinh tế của địa phương là thương mại- dịch vụ, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp- chăn nuôi, trồng trọt lúc đầu còn gặp nhiều khó khăn do sản xuất kinh doanh với quy mô nhỏ lẽ, năng suất trồng lúa thấp phải chuyển đổi sang trồng cây ăn trái, đất ở, đất chuyên dùng kinh doanh dịch vụ và nhà trọ để góp phần tăng thu nhập kinh tế gia đình. Về yếu tố xã hội, nhiều hộ gia đình trên địa bàn phường thuộc diện hộ nghèo và có hoàn cảnh khó khăn, sự xuất hiện nhiều dịch vụ Intrenet, trò chơi game online tạo điều kiện những luồn văn hóa độc hại, phim ảnh đồi trụy, tệ nạn.... từ bên ngoài xã hội tác động, ảnh hưởng ghê gớm đến tư tưởng nhận thức các em đang ở lứa tuổi thanh thiếu niên trên địa bàn phường. Sự du nhập các thói hư , tật xấu từ những thành phần thuê trọ ở bên ngoài địa phương đã tác động vào một số học sinh sống những nơi này làm bị ảnh hưởng phần nào đến các em và có xu hướng gia tăng; Do đời sống kinh tế người dân vẫn còn nhiều khó khăn, nhiều HS có cha, mẹ đi làm ăn xa không quản lí được con cái ở nhà, các em ăn chơi lêu lỏng, tụ tập đêm khuya, lơ là việc học, thường vi phạm nội quy nhà trường. Mặt khác, địa bàn phường rộng có những hộ gia đình đến tạm trú để làm ăn sinh sống nên con em họ cũng theo học ở trường, nên còn khó khăn trong việc tiếp xúc phụ huynh. Công tác quản lý những người dân này của địa phương đôi lúc còn hạn chế; đây cũng chính là vấn đề nhà trường rất quan tâm về những yếu tố ảnh hưởng nhất định đến công tác giáo dục trong đó có công tác giáo dục đạo đức cho các em. Trường xây dựng khoảng thời gian 1958 – 1960 ( chỉ có 04 phòng học) với tên trường là Trung học Vĩnh Bình ( tên cũ của Tỉnh Trà Vinh trước năm 1975) , sau đổi tên là Trường Nguyễn Viên Kiều. Đến năm 1975, khi đất nước hoàn toàn giải phóng trường được đổi tên là Trường Cấp II Thị xã Trà vinh Tỉnh Cửu Long. Đến năm 1980 Trường được đổi tên là Trường Cấp I –II Phường II Thị xã Trà Vinh Tỉnh Cửu Long. Đến năm 1981, trường được đổi tên là Trường phổ thông cơ sở Lý Tự Trọng và nay là Trường THCS Lý Tự Trọng, số 1 đường Nguyễn Thị Minh Khai, khóm 1, phường I Thành phố Trà Vinh, Tỉnh Trà Vinh. - Đặc điểm nổi bật của trường THCS Lý Tự Trọng như sau: Trường THCS Lý Tự Trọng có diện tích 6935,6 m2, diện tích sân chơi 4677 m2, ba mặt tiền giáp trục lộ thuận tiện cho việc giao thông, trường có 129 CBGV-NV trong đó Ban giám hiệu 03, giáo viên 120 ( biên chế thành 8 tổ chuyên môn) nhân viên 06 ( biên chế thành tổ văn phòng). Cán bộ, giáo viên đạt chuẩn (có trình độ đại học 86/129 chiếm tỷ lệ 66,6%); giáo viên có trình độ thạc sĩ 02/129 chiếm tỷ lệ 1.6% ); Chi bộ nhà trường có 45 đảng viên tỉ lệ đảng viên chiếm 34,9 % trên tổng số CB,GV,NV cấp ủy có 06 đồng chí; Công đoàn có 129 công đoàn viên (ban chấp hành Công đoàn có 11 người); Chi đoàn trường có 25 đoàn viên. Trường có 32 phòng học, 01 phòng Thư viện, 03 phòng Thiết bị, 01 phòng họp hội đồng ( có gắn máy chiếu); 03 phòng hiệu trưởng và phó hiệu trưởng (có trang bị máy vi tính). Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của Sở Giáo dục và Đào tạo Tỉnh Trà Vinh, của Đảng ủy phường, UBND Thành phố Trà Vinh và UBND phường I, sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành, đoàn thể, chính quyền các cấp và sự chăm lo của đông đảo các phụ huynh học sinh. Đội ngũ cán bộ, giáo viên tăng về số lượng, có phẩm chất chính trị và chuyên môn vững vàng, có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn; Bước vào năm học 2013-2014 toàn trường có 2651 học sinh, biên chế 64 lớp. Học sinh thuộc các phường 1,4,5, một số học sinh xã Long đức C của Thành phố Trà Vinh. Nhà trường có truyền thống trong công tác thi đua Dạy tốt –Học tốt. Số lượng HS khá giỏi, HS giỏi cấp tỉnh, học sinh xếp loại hạnh kiểm khá, tốt tăng dần theo từng năm. Trong 3 năm liền, 2010-2011, 2011-2012, 2012-2013 trường đạt danh hiệu trường tiên tiến, Chi bộ trong sạch vững mạnh, Công đoàn vững mạnh xuất sắc, Đoàn trường vững mạnh xuất sắc. Năm học 2012-2013 trường đạt được những kết quả như sau: - Về giáo viên: + Thi giáo viên dạy giỏi cấp trường đạt: 53/118 ; cấp TP: 14 GV. Thi làm đồ dùng dạy học: Đạt 01 (I); 01 (III); 01 giải Nhất tập thể cấp TP; 01 (I); 01 (KK) cấp tỉnh; + Tập thể trường THCS Lý Tự Trọng được Bộ GDĐT tặng Bằng khen về thành tích xuất sắc trong công tác giáo dục thể chất giai đoạn từ năm 2008-2012; + Giáo viên (đoàn viên) đạt giải Nhất “Bóng đá mi ni” do PGDĐT tổ chức kỷ niệm ba ngày lễ lớn: 26/3; 30/4; 01/5. - Về học sinh: + Thống kê chất lượng năm học 2012-2013: GD XL Hạnh kiểm Học lực So với năm học 2011- 2012 Tốt (Giỏi) 1741/2349 74.2% 974/2349 41,5% HK giảm 1.1% HL tăng 1,1% Khá 428/2349 18,2% 778/2349 33,1% HK giảm 0,2% HL giảm 0,6% TB 173/2349 7,36% 487/2349 20,7% HK tăng 1,56% HL giảm 1,8% Yếu 7/2349 0,24% 100/2349 4,26% HK giảm 0,26% HL tăng 1,16% Kém 10/2349 0,44% HL tăng 0,14% + Thi Văn hay chữ tốt đạt: Cấp Thành phố: 14/2349 (2 Nhất; 04 Nhì; 08 KK); Cấp tỉnh: 02/2349 (01 Ba; 01 KK) ; Cấp Khu vực: 01Nhì /2349. Thi giải toán trên máy tính cầm tay: cấp TP: 04 / 2349 (01 Nhất; 01 BA; 02 KK) ; cấp tỉnh: 02 / 2349 (01 Nhất; 01 Ba); + Thi học sinh giỏi đạt: cấp TP: 220 / 2349( 05 Nhất; 12 Nhì; 21 Ba; 182 KK) ; cấp tỉnh: 56 / 2349 (04 Nhất; 11 Nhì; 14 Ba; 27 KK). Thi IOE Tiếng Anh: cấp TP: 34 / 2349(03 Nhất; 04 Nhì; 03 Ba; 24 KK) ; cấp tỉnh: 48 / 2349 (10 Nhất; 12 Nhì; 10 Ba; 16 KK). Thi Toán trên Internet: cấp TP: 22/2349 (03 Nhất; 04 Nhì; 04 Ba; 11 KK) ; cấp tỉnh: 11/2349 (02 Nhất; 02 Nhì; 03 Ba; 04 KK); +Tổ chức Hội diễn văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam ngày 16/11/2012 tại Trung tâm văn hóa Thanh thiếu nhi – Trà Vinh. Dự Thi tiếng hát “Hoa phấn trắng” do PGD-ĐT TP tổ chức, trường đạt 01 giải I; 01 giải II. Có 01 học sinh thi vẽ tranh Chủ đề “Nước” đạt giải cấp Khu vực (17/11/2012 nhận giải tại Sóc Trăng). Tham gia hoạt động mừng Đảng mừng xuân có 05 đội viên, đạt 01 giải nhì liên hoan văn nghệ. Đây là những yếu tố quan trọng góp phần tạo điều kiện thuận lợi để nhà trường thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình. 2.2. Thực trạng việc thực hiện phòng chống bạo lực học đường ở trường THCS Lý Tự Trọng. Thực tế ở trường trong những năm gần đây tình hình đạo đức của các em học sinh đặc biệt là học sinh lứa tuổi THCS có nhiều thay đổi về tâm sinh lý, thích tỏ vẽ ta đây, thích làm người lớn, và có những biểu hiện vô lễ với người lớn tuổi: ông bà, cha mẹ, thầy cô; Việc đua đòi, ham chơi, lười học, vi phạm nội qui nhà trường, vi phạm pháp luật ở lứa tuổi thanh thiếu niên có chiều hướng gia tăng. Đối với trường THCS Lý Tự Trọng, học sinh phần lớn là ngoan, vâng lời thầy cô, thực hiện tốt nội quy của nhà trường. Tuy nhiên, vẫn còn một số học sinh rất nhạy cảm, rất dễ thích ứng với các hiện tượng tiêu cực
Luận văn liên quan