Tiểu luận Quá trình phát triển ngoại thương trong giai đoạn 2006-2010 của Hàn Quốc

Là một quốc gia thuộc Đông Nam Á, nằm ở nửa phía nam bán đảo Triều Tiên – Hàn Quốc là một cái tên vẫn thường được nhắc đến cùng với Hồng Kông , Singapore và Đài Loan, lập thành bốn con rồng châu Á. Đó là những nền kinh tế nổi bật đã duy trì một tốc độ tăng trưởng cao và công nghiệp hóa nhanh giữa thập niên 1960 và thập niên 1990. Cuối thế kỷ 20, Hàn Quốc là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong lịch sử thế giới hiện đại. Bất chấp các ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á 1997, nước này đã khôi phục kinh tế rất nhanh chóng và vững chắc. Người ta thường nhắc đến sự phát triển thần kỳ về kinh tế của Hàn Quốc như là "Huyền thoại sông Hàn", đến nay huyền thoại này vẫn tiếp tục. Vậy điều gì đã làm nên một “Huyền thoại sông Hàn”? Có thể khẳng định một trong những nhân tố quan trọng không thể không nhắc đến đó là hoạt động ngoại thương. Ngoại thương đã và đang đóng vai trò tiên quyết tới nền kinh tế của Hàn Quốc nói riêng và kinh tế toàn cầu nói chung. Hoạt động ngoại thương bao gồm xuất khẩu và nhập khẩu. Nó tạo điều kiện phát huy được lợi thế của từng nước trên thị trường quốc tế. Kết quả hoạt động ngoại thương của một nước được đánh giá qua cân đối thu chi ngoại tệ dưới hình thức “Cán cân thanh toán xuất nhập khẩu”, kết quả này sẽ làm tăng hoặc giảm thu nhập của đất nước, do đó mà nó tác động đến tổng cầu của nền kinh tế.

doc33 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2043 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Quá trình phát triển ngoại thương trong giai đoạn 2006-2010 của Hàn Quốc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Nội dung Trang MỞ ĐẦU 2 NỘI DUNG 3 A – QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN NGOẠI THƯƠNG CỦA HÀN QUỐC 3 I – Hàn Quốc phụ thuộc chặt chẽ vào hoạt động ngoại thương, coi phát triển ngoại thương là mục tiêu cốt yếu để phát triển kinh tế đất nước. 3 II – Vai trò và xu hướng xuất khẩu trong nền kinh tế Hàn Quốc 4 III – Quan điểm về các chính sách thương mại và “làn sóng FTA” 5 1. Các quy định về thương mại 5 2. Tự do hóa thương mại và làn sóng FTA 5 IV – Lộ trình chính sách thương mại phải thực hiện 7 1. Chính sách về thuế quan 7 2. Hàng rào phi thuế quan 8 3. Chính sách khuyến khích xuất khẩu 8 B – THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGOẠI THƯƠNG HÀN QUỐC 2006 – 2010 9 I – Các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ đạo và tỉ trọng của từng mặt hàng 9 1. Các mặt hàng xuất khẩu và tỉ trọng từng mặt hàng 9 1.1 Thiết bị điện tử 11 1.2 Tàu thuyền 12 1.3 Ô tô 14 1.4 Máy móc chung và phụ tùng 15 2 – Các mặt hàng nhập khẩu 15 2.1 Nhập khẩu lao động nước ngoài 15 2.2 Nhập khẩu café, thuốc lá, chè 16 2.3 Nhập khẩu thủy sản 18 II – Khủng hoảng tài chính năm 2008 ảnh hướng tới hoạt động ngoại thương của Hàn Quốc 19 1. Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tới kinh tế Hàn Quốc nói chung và hoạt động ngoại thương nói riêng 19 2. Hàn Quốc đối phó với khủng hoảng, kinh tế phát triển trở lại, hoạt động ngoại thương lại tấp nập 21 III – Các đối tác ngoại thương của Hàn Quốc 23 1. Quan hệ Hàn Quốc – Trung Quốc 23 2. Quan hệ Hàn Quốc – Mỹ 24 3. Quan hệ Hàn Quốc – Nhật Bản 25 4. Quan hệ Hàn Quốc – Liên minh Châu Âu 26 5. Quan hệ Hàn Quốc – Việt Nam 26 IV – Lịch trình cắt giảm thuế quan của Hàn Quốc theo cam kết với WTO 28 KẾT LUẬN 31 TÀI LIỆU THAM KHẢO 32 PHÂN CÔNG TÌM HIỂU TÀI LIỆU, VIẾT BÀI 32 MỞ ĐẦU Là một quốc gia thuộc Đông Nam Á, nằm ở nửa phía nam bán đảo Triều Tiên – Hàn Quốc là một cái tên vẫn thường được nhắc đến cùng với Hồng Kông , Singapore và Đài Loan, lập thành bốn con rồng châu Á. Đó là những nền kinh tế nổi bật đã duy trì một tốc độ tăng trưởng cao và công nghiệp hóa nhanh giữa thập niên 1960 và thập niên 1990. Cuối thế kỷ 20, Hàn Quốc là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong lịch sử thế giới hiện đại. Bất chấp các ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á 1997, nước này đã khôi phục kinh tế rất nhanh chóng và vững chắc. Người ta thường nhắc đến sự phát triển thần kỳ về kinh tế của Hàn Quốc như là "Huyền thoại sông Hàn", đến nay huyền thoại này vẫn tiếp tục. Vậy điều gì đã làm nên một “Huyền thoại sông Hàn”? Có thể khẳng định một trong những nhân tố quan trọng không thể không nhắc đến đó là hoạt động ngoại thương. Ngoại thương đã và đang đóng vai trò tiên quyết tới nền kinh tế của Hàn Quốc nói riêng và kinh tế toàn cầu nói chung. Hoạt động ngoại thương bao gồm xuất khẩu và nhập khẩu. Nó tạo điều kiện phát huy được lợi thế của từng nước trên thị trường quốc tế. Kết quả hoạt động ngoại thương của một nước được đánh giá qua cân đối thu chi ngoại tệ dưới hình thức “Cán cân thanh toán xuất nhập khẩu”, kết quả này sẽ làm tăng hoặc giảm thu nhập của đất nước, do đó mà nó tác động đến tổng cầu của nền kinh tế. Hàn Quốc đã tự nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu của mình để đưa hoạt động ngoại thương của đất nước phát triển. Quá trình phát triển ngoại thương trong giai đoạn 2006 – 2010 của Hàn Quốc đã có những bước chuyển biến vượt bậc để phù hợp với xu thế hội nhập và phù hợp với tình hình kinh tế thế giới, đặc biệt đã xuất sắc vượt qua cuộc khủng hoảng năm 2008. Trong bài tiểu luận này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những quan điểm, chính sách thương mại của chính phủ Hàn Quốc trong việc điều tiết hoạt động ngoại thương và thực tế quá trình phát triển của nó trong giai đoạn này. Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Vũ Hoàng Việt – giáo viên bộ môn Chính sách thương mại, trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội đã giúp chúng em trong việc định hướng đề tài, tìm hiểu và khai thác thông tin để hoàn thành tốt bài tiểu luận này. NỘI DUNG A – QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN NGOẠI THƯƠNG CỦA HÀN QUỐC I – Hàn Quốc phụ thuộc chặt chẽ vào hoạt động ngoại thương, coi phát triển ngoại thương là mục tiêu cốt yếu để phát triển kinh tế đất nước. Ngoại thương là hoạt động kinh tế đã có từ lâu đời và đã sớm được coi là bí quyết thành công trong chiến lược phát triển kinh tế của nhiều nước. Quan tâm đến ngoại thương tức là ta sẽ quan tâm đến những vấn đề mua , bán hàng hóa , dịch vụ qua biên giới quốc gia – những hoạt động xuất nhập khẩu hay khả năng liên kết kinh tế , hội nhập với kinh tế khu vực và quốc tế đòi hỏi phải có khả năng xử lí thành công mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Ngày nay sản xuất đã được quốc tế hóa, không một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển kinh tế mà lại không tham gia vào phân công lao động quốc tế và trao đổi hàng hóa với bên ngoài. Ngoại thương là một lĩnh vực kinh tế đảm nhận khâu lưu thông hàng hóa giữa trong nước với nước ngoài với những chức năng cơ bản là: Tổ chức chủ yếu quá trình lưu thông hàng hóa với bên ngoài, thông qua mua bán để nối liền một cách hữu cơ theo kế hoạch giữa thị trường trong nước với thị trường nước ngoài, thỏa mãn nhu cầu của sản xuất và của nhân dân về hàng hóa theo số lượng, chất lượng, mặt hàng, địa điểm và thời gian phù hợp với chi phí ít nhất. Ngoại thương ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động kinh tế đối ngoại cũng như trong chiến lược phát triển kinh tế của mỗi nước, đặc biệt với bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay. Biết được tầm quan trọng của hoạt động ngoại thương như vậy, chính phủ Hàn Quốc đã chủ trương phát triển hoạt động ngoại thương mạnh mẽ, làm đòn bẩy đưa kinh tế đất nước phát triển. Hàn Quốc đã lựa chọn xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp, dịch vụ và nhập khẩu mặt hàng nông nghiệp, nguyên nhiên liệu là chiến lược tăng trưởng kinh tế. Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) cho biết, kinh tế Hàn Quốc phụ thuộc nhiều nhất vào xuất nhập khẩu trong số các nước G20. Theo thống kế của IMF và OECD, xuất khẩu chiếm 43,4% trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hàn Quốc, đạt mức cao nhất trong các nước G20 . Hàn Quốc tập trung vào việc bán các sản phấm sản xuất công nghiệp ra nước ngoài và chính điều này đã biến Hàn Quốc từ một trong những nước nghèo nhất thế giới bị chiến tranh tàn phá trở thành một thành viên của nhóm G20 với nền kinh tế phát triển nhanh, mạnh chỉ trong ½ thập kỷ qua. Hàn Quốc đã chuyển từ nước nhận viện trợ quốc tế thành nước đi viện trợ. Cốt lõi của nền kinh tế Hàn Quốc là dựa vào toàn bộ hoặc phần nào nguồn tài nguyên gia công nhập khẩu và xuất khẩu những thành phẩm. Với sự bùng nổ kinh tế, nhập khẩu của Hàn Quốc ngày càng tăng cao từ thức ăn đến những mặt hàng xa xỉ, cho thấy dấu hịêu phụ thuộc vào hàng hoá nhập khẩu ngày càng cao của Hàn Quốc. Chỉ số PGI mới công bố gần đây dành cho các nền kinh tế G20 là tập dữ liệu kinh tế được tập hợp bởi Ngân hàng thanh toán quốc tế, Ngân hàng trung ương châu Âu, IMF, OECD, Mỹ và Ngân hàng thế giới. Những chỉ số này được thành lập nhằm đánh giá sức mạnh kinh tế của thành viên G20 cũng như tầm quan trong của G20 tăng đáng kể trong những năm gần đây. PGI dành cho các nước G20 cho thấy Hàn Quốc đứng đầu ở mức độ phụ thuộc vào cả xuất, nhập khẩu, thể hiện ngoại thương chiếm một phần lớn trong tổng thu nhập quốc dân. Cụ thể, khủng hoảng tài chính toàn cầu gần đây và quá trình phục hồi suy giảm kinh tế đã khiến cho mức độ phụ thuộc vào ngoại thương của Hàn Quốc tăng lên mức 80%. II – Vai trò và xu hướng xuất khẩu trong nền kinh tế Hàn Quốc Với Hàn Quốc, xuất khẩu luôn luôn đóng vai trò như một van an toàn bảo vệ nền kinh tế , và là động lực chính để tăng trưởng kinh tế của đất nước này. Nhìn lại Hàn Quốc vào năm 1964 khi Chính phủ chủ trương hướng mạnh vào xuất khẩu và xuất khẩu năm đó đạt 100 triệu USD. Cơ cấu hàng xuất khẩu lúc đó chủ yếu là các sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp thô, sơ chế như thủy sản, gỗ dán, sợi cotton. Đến nay, cơ cấu hàng xuất khẩu của Hàn Quốc đã hoàn toàn được thay đổi. Các sản phẩm hóa dầu, tầu biển, điện thoại di động đã chiếm phần lớn trong kim ngạch xuất khẩu của nước này. Diện thị trường xuất khẩu cũng đã được mở rộng . Nguyên nhân chính cho tăng trưởng xuất khẩu mạnh mẽ của Hàn Quốc không thể không nhắc đến nhu cầu nhập khẩu rất lớn từ các nền kinh tế đang nổi lên trong đó có Trung Quốc. Các doanh nghiệp xuất khẩu Hàn Quốc đang đặt mục tiêu xâm nhập mạnh vào thị trường nội địa Trung Quốc. Hàn Quốc sẽ tiếp tục hạ thấp giá trị đồng tiền won để kích thích xuất khẩu và tăng cạnh tranh về giá bán với các đối thủ khác như Nhật Bản trên thị trường thế giới. Để tăng trưởng xuất khẩu đồng thời đối phó với tình hình suy thoái khó khăn của thị trường nội địa Hàn Quốc, các doanh nghiệp Hàn Quốc luôn cố gắng nâng cao hơn nữa chất lượng hàng xuất khẩu của mình. Song song với cải tiến hàng xuất khẩu, các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng luôn chú ý tăng cường công tác tiếp thị và thực hiện mạnh mẽ công tác xúc tiến thương mại vào các thị trường ít bị ảnh hưởng hơn đối với khủng hoảng kinh tế hiện nay như Trung –Đông, Trung Mỹ, Nam Mỹ và Châu Phi. Xuất khẩu quả thật luôn luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của những nhà hoạch định kinh tế Hàn Quốc. III – Quan điểm về các chính sách thương mại và “làn sóng FTA” 1. Các quy định về thương mại      Ngoại thương Hàn Quốc được điều tiết bởi nhiều đạo luật khác nhau bao gồm Luật Ngoại thương chi phối hoạt động xuất nhập khẩu, Luật Hải quan điều chỉnh việc thông quan và thu thuế, Luật Ngoại hối quy định các vấn đề về giao dịch ngoại tệ như thanh toán các khoản xuất hay nhập khẩu. Các đạo luật này cùng với những quy định về thương mại khác đều nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch thương mại với Hàn Quốc. Luật Ngoại Thương      Luật Ngoại Thương có hiệu lực từ ngày 1/7/1987 là sự tổng hợp đúc kết và hoàn chỉnh của ba đạo luật ra đời trước đó-Luật liên kết xuất khẩu năm 1961, Luật Giao dịch thương mại năm 1967 và Luật Xúc tiến xuất khẩu thiết bị năm 1978. Mục tiêu của đạo luật mới này là cung cấp một hệ thống mới áp dụng trong kinh doanh. Hệ thống như vậy sẽ cho phép chính phủ xử lý tốt hơn trong môi trường kinh doanh ngày càng năng động trong và ngoài nước. Những điều khoản chính trong bộ luật mới bao gồm: •  Công bố việc từng bước chuyển sang một nền thương mại mở và tự do. •  Xóa bỏ dần những rào cản trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. • Bảo vệ hoạt động kinh doanh công bằng. Bộ Luật Hải Quan      Luật Hải quan bao gồm những quy định về các hệ thống và thủ tục hải quan có liên quan tới phương tiện vận tải, khu ngoại quan, vận chuyển, thông quan… nhằm quản lý hàng hóa nước ngoài và đồng thời ngăn chặn tình trạng buôn lậu.   Thông qua việc mở ra các dịch vụ hỗ trợ thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu và hành khách vô cùng đa dạng, các hoạt động quản lý và giám sát, đảm bảo ngân sách nhà nước, kiểm soát hợp lý hàng hóa ngoại quan và hợp tác quốc tế, hải quan Hàn Quốc đã và đang góp phần phát triển nền kinh tế quốc gia đồng thời thúc đẩy mậu dịch quốc tế. 2. Tự do hóa thương mại và làn sóng FTA Ngoại thương của một quốc gia được coi như là một chiếc cầu nối giữa cung, cầu hàng hóa và dịch vụ của thị trường trong và ngoài nước . Như vậy , nghiên cứu về tình hình phát triển ngoại thương của một quốc gia không thể không tìm hiều về các chính sách điều chỉnh xuất nhập khẩu của quốc gia đó. Chính sách thương mại quốc tế của các nước thường theo xu hướng tự do hóa thương mại kết hợp với bảo hộ mậu dịch. Chính sách tự do hóa thương mại là việc nhà nước từng bước giảm dần và tiến tới xóa bỏ những cản trở trong quan hệ buôn bán với bên ngoài , thực hiên việc tự do hóa thương mại, đồng thời mở rộng ra thị trường nước ngoài bằng nhiều hình thức , đặc biệt là xuất khẩu. Hàn Quốc là một quốc gia có nền kinh tế đứng trong top 20 của thế giới và phụ thuộc rất lớn vào hoạt động ngoại thương. Tuy nhiên Hàn Quốc lại quá chú trọng vào xuất khẩu và bị coi là tụt hậu so với các nước thành viên trong WTO trong các đàm phán Khu vực Mậu Dịch Tự Do (FTA) vào thời điểm mà làn sóng FTA đang lan rộng ở các nước Châu Á và các nước trên thế giới. Trong điều kiện như hiện nay, bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế và nền kinh tế thị trường chiếm xu thế, một quốc gia phụ thuộc lớn vào xuất khẩu như Hàn Quốc hiểu rằng các FTA đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Chính sách đa biên sẽ giúp Hàn Quốc đẩy mạnh tự do hoá thương mại, giảm dần các rào cản đối với thương mại và bảo đảm đem lại nhiều lợi ích hơn cho nền kinh tế vốn phụ thuộc vào xuất khẩu của mình. Một chiến lược dài hạn nhằm phát triển và mở rộng thương mại là cần thiết đối với nền kinh tế Hàn Quốc vốn đang phải đối mặt với nhiều điều kiện bất lợi từ bên ngoài như giá dầu tăng cao, đồng won tăng giá so với đồng đôla Mỹ và ngày càng xuất hiện nhiều rào cản thương mại khác. Mở rộng các đàm phán FTA được xem là giải pháp duy nhất để các công ty Hàn Quốc có thể tiếp cận tốt hơn với thị trường bên ngoài. Trong khi đó, một số quan điểm khác lại cho rằng việc đẩy nhanh các đàm phán FTA có thể sẽ phản tác dụng, ảnh hưởng xấu đến một số ngành công nghiệp chủ chốt trong nước. Hiệp định tự do thương mại đầu tiên của Hàn Quốc được kí kết với Chile có hiệu lực từ tháng 4/2004 đã tạo ra một bước phát triển mới cho nền kinh tế , làm tăng niềm tin về mở cửa thị trường và xoa dịu những nỗi lo ngại đối với tự do hóa thương mại của quốc gia này. Ngay lập tức , chính phủ Hàn Quốc đưa ra “Lộ trình xúc tiến FTA” với mục tiêu trở thành nòng cốt trong khu vực thương mại tự do.Mục tiêu mà Hàn Quốc đặt ra là ký kết được FTA với ít nhất 15 quốc gia khác cho đến năm 2007 .Chính vì vậy mà Hàn Quốc đã thể hiện sự cố gắng của mình với dự định sẽ đẩy nhanh đàm phán với 50 đối tác thương mại trên thế giới kể từ năm 2006. Hàn Quốc tham vọng trở thành trung tâm của mạng lưới FTA toàn cầu kết nối Châu Á, Châu Âu và Bắc Mỹ. Song song với việc thực hiện những chính sách tự do hóa thương mại, một quốc gia còn cần phải chú ý đến việc đề ra những chính sách bảo hộ mậu dịch.Chính sách bảo hộ mậu dịch là một hình thức trong chính sách thương mại quốc tế , trong đó nhà nước áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ thị trường nội địa, bảo vệ nền sản xuất trong nước trước sự cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài. Và thực tế là không có quốc gia nào chỉ đơn thuần thực hiện bảo hộ mậu dịch hay tự do hóa thương mại. Điều này dẫn đến tất cả các bộ phận chính sách quản lý xuất khẩu, quản lý nhập khẩu và khuyến khích xuất khẩu đều xuất hiện trong hệ thống chính sách thương mại quốc tế của mỗi nước. Những chính sách thuế quan, các hàng rào phi thuế quan, chính sách khuyến khích xuất khẩu và quản lý xuất khẩu được coi là những công cụ được dùng để điều chỉnh hoạt động xuất nhập khẩu của các quốc gia. Tùy theo mức độ bảo hộ hay tự do hóa thương mại mà mỗi quốc gia đề ra mức độ và phạm vi các bộ phận khác nhau IV – Lộ trình chính sách thương mại phải thực hiện Vươn tới mục tiêu trở thành trung tâm của mạng lưới FTA toàn cầu kết nối với Châu Á, Châu Âu và Bắc Mỹ , hội nhập với nền kinh tế thế giới trong xu thế toàn cầu hóa, Hàn Quốc đã đề ra những chính sách thương mại tích cực thể hiện những nỗ lực xây dựng một khu vực mậu dịch tự do. 1. Chính sách về thuế quan Hàn Quốc tiến hành đàm phán thỏa thuận cắt giảm thuế quan một số mặt hàng nông nghiệp. Các thỏa thuận này sẽ được xúc tiến trong năm 2006 với những cuộc họp ở Campuchia và Philippines.Theo thỏa thuận này, Hàn Quốc sẽ chỉ định một danh sách 200 mặt hàng nông sản được miễn thuế vì tác động tới nông dân nước này, theo lời ông Bae Jong-ha, người đứng đầu Phòng nông nghiệp quốc tế tại Bộ nông nghiệp Hàn Quốc. Ông cho biết gạo, ớt, tỏi, thịt bò, một số sản phẩm từ heo, gà, táo, dứa và lê là những thực phẩm được giảm thuế quan. Seoul sẽ duy trì mức thuế quan hiện nay đối với một số mặt hàng như sâm, sữa bột, khoai tây cho đến năm 2015, trước khi cắt giảm thuế quan 20% từ năm 2016. Ông cũng cho biết các sản phẩm như bắp, nước cam cũng sẽ áp dụng chế độ thuế quan tương tự, nhưng mức cắt giảm sẽ tới 50% mức hiện nay. Theo KBS, hai bên cũng dự định thỏa thuận về Hiệp định thương mại hàng hóa công nghiệp, theo đó Hàn Quốc và ASEAN sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 90% hàng hóa nhập khẩu của nhau đến năm 2010; Hàn Quốc và ASEAN cũng sẽ giảm thuế quan đối với 7% hàng hóa nhập khẩu đến năm 2016. Còn 3% hàng hoá nhập khẩu sẽ được bảo vệ thông qua nhiều biện pháp đa dạng như xác định số lượng nhập khẩu tối thiểu, giảm thuế quan trong thời gian dài vì xét tới tính nhạy cảm của hàng hóa. Như vậy là dự định Hiệp định Khu vực mậu dịch tự do Asean- Hàn Quốc thành công nếu đạt được thành công trong năm 2006 sẽ có tới 8900 dòng thuế nằm trong danh mục thông thường (NT) , tương ứng với 90% dòng thuế sẽ được cắt giảm ngay từ đầu tháng 6 năm 2007.Việc thực hiện AKFTA sẽ mang lại nhiều lợi thế hơn cho Hàn Quốc, nhất là khi khu vực châu Á đã và đang hình thành “làn sóng Hàn”. 2. Hàng rào phi thuế quan Dựa trên cơ sở các hiệp định về thương mại hàng hóa đã kí kết giữa Asean và các quốc gia khác, Hàn Quốc cũng sẽ phải tiến hành cắt giảm và tiến tới xóa bỏ hàng rào phi thuế quan. Các bên sẽ phải cam kết ngay từ khi Hiệp định có hiệu lực sẽ không áp dụng hoặc duy trì bất cứ hạn chế định lượng nào như giấy phép, hạn ngạch, v.v. đối với việc nhập khẩu bất ky mặt hàng nào của các bên khác hoặc đối với việc xuất khẩu bất kỳ mặt hàng nào được xuất sang lãnh thổ của các bên khác. Riêng Việt Nam và Lào chưa phải là thành viên WTO sẽ loại bỏ các hạn chế định lượng Theo các cam kết khi gia nhập WTO.Ngoài ra, ASEAN và Hàn Quốc sẽ phải thành lập Tổ công tác về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch (SPS) và các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT) để hợp tác và xác định những biện pháp nào là hàng rào phi thuế phải loại bỏ và sẽ đàm phán lịch trình cắt giảm các hàng rào phi thuế đó ngay sau khi Hiệp định này có hiệu lực. 3. Chính sách khuyến khích xuất khẩu Nền kinh tế Hàn Quốc phụ thuộc rất lớn vào xuất khẩu và cũng chính nhờ có xuất khẩu đã đưa kinh tế Hàn Quốc lên top đầu của kinh tế thế giới. Những nhà hoạch đinh chính sách Hàn Quốc đã có được những chiến lược thúc đẩy xuất khẩu phát triển vô cùng hiệu quả.Lịch sử cho thấy Hàn Quốc đã từng hoàn thành xuất sắc mục tiêu tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu kế hoạch phát triển 5 năm đầu tiên 1961-1969. Cụ thể, chính phủ Hàn Quốc đã cố gắng cố gắng ổn định tỷ giá hối đoái theo hướng có lợi cho xuất khẩu và giải quyết vấn đề thiếu vốn bằng cách phá giá đồng Won, sử dụng hệ thống hối đoái tự do, cải cách lại cơ cấu thuế và hệ thống ngân sách, sửa đổi luật khuyến khích tư bản nước ngoài , khuyến khích tiết kiệm và quản lý làm phát…Bên cạnh đó là những chính sách khuyến khích xuất khẩu trực tiếp và gián tiếp như những ưu đãi về thuế xuất khẩu , hỗ trợ tài chính mở rộng theo dạng hỗ trợ trực tiếp, các hãng được nới lỏng thuế suất thậm chí bằng 0 đối với những mặt hàng nhập khẩu trực tiếp và nguyên vật liệu thô cần thiết cho sản xuất xuất khẩu..Không những vậy , Chính phủ Hàn Quốc còn có những biện pháp hỗ trợ hành chính giúp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu…Nhờ có những chính sách thông minh như vậy mà thu nhập bình quân đầu người giai đoạn này đã tăng từ 82USD lên 210 USD, tỉ lệ xuất khẩu tính trên GNP tăng từ 6,3% năm 1961 lên 16,1% năm 1971. Như vậy là bài học kinh nghiệm đẩy mạnh xuất khẩu từ quá khứ sẽ làm cơ sở cho Hàn Quốc trong thời gian sắp tới .Tuy nhiên, Chính phủ Hàn Quốc cũng nhận thấy rằng vẫn cần phải có biện pháp đối phó thích hợp, phát triển thị trường nội địa để tránh được tác động từ những cú sốc đột ngột bên ngoài , tránh sự chi phối của thị trường toàn cầu hóa. Và động lực để tăng trưởng thị trường nội địa đó chính là khuyến khích phát triển ngành dịch vụ. B – THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGOẠI THƯƠNG HÀN QUỐC 2006 – 2010 I – Các mặt hàng xuất nhập khẩu chủ đạo và tỉ trọng của từng mặt hàng 1. Các mặt hàng xuất khẩu và tỉ trọng từng mặt hàng Ngoại thương đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế Hàn Quốc, và kinh tế Hàn Quốc phụ thuộc chặt chẽ vào ngoại thương. Bởi vậy, các mặt hàn
Luận văn liên quan