Tiểu luận Quy hoạch môi trường xanh tại Hải Phòng

Quy hoạch môi trường là một khái niệm tương đối mới ở Việt Nam. Trong thời gian gần đây nhiều tài liệu quy hoạch môi trường cũng đã được nghiên cứu và thực hiện ở các quy mô và cấp độ khác nhau tại các địa phương. Quy hoạch môi trường là một công cụ quan trọng và có quan hệ khăng khít với các công cụ khác trong hệ thống quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường. Mục tiêu của quy hoạch môi trường phải phù hợp với mục tiêu chung của quốc gia, của địa phương về phát triển bền vững. Phương pháp và các hoạt động triển khai quy hoạch môi trường phải dựa vào luật pháp, quy định về bảo vệ môi trường. Quy hoạch môi trường luôn thể hiện tính đa ngành khi giải quyết tổng hợp các vấn đề môi trường trong tương tác phức tạp với các hệ thống kinh tế, chính trị, và xã hội. bên cạnh đó có thể nói quy hoạch môi trường là công cụ giúp cho tiến trình ra quyết định (xá định các định hướng và quy mô phát triển đô thị một cách bền vững nhất) và bản thân cũng là một tiến trình ra quyết định( lựa chọn và xác định các vấn đề ưu tiên có các quy hoạch, chương trình, kế hoạch môi trường phù hợp.) Quy hoạch môi trường được thực hiện bằng nhiều phương pháp phối hợp với nhau như phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp bản đồ và GIS,phương pháp phân vùng chức năng môi trường, phương pháp đánh giá tác động môi trường tích hợp. Tuy nhiên các phương pháp trên đều dựa trên 6 bước cơ sở.

doc40 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3793 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Quy hoạch môi trường xanh tại Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.KHÁI NIỆM ,MỤC TIÊU VÀ QUY TRÌNH QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG CỦA MỘT TỈNH 1.Khái niệm quy hoạch môi trường Quy hoạch môi trường là một khái niệm tương đối mới ở Việt Nam. Trong thời gian gần đây nhiều tài liệu quy hoạch môi trường cũng đã được nghiên cứu và thực hiện ở các quy mô và cấp độ khác nhau tại các địa phương. Quy hoạch môi trường là một công cụ quan trọng và có quan hệ khăng khít với các công cụ khác trong hệ thống quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường. Mục tiêu của quy hoạch môi trường phải phù hợp với mục tiêu chung của quốc gia, của địa phương về phát triển bền vững. Phương pháp và các hoạt động triển khai quy hoạch môi trường phải dựa vào luật pháp, quy định về bảo vệ môi trường. Quy hoạch môi trường luôn thể hiện tính đa ngành khi giải quyết tổng hợp các vấn đề môi trường trong tương tác phức tạp với các hệ thống kinh tế, chính trị, và xã hội. bên cạnh đó có thể nói quy hoạch môi trường là công cụ giúp cho tiến trình ra quyết định (xá định các định hướng và quy mô phát triển đô thị một cách bền vững nhất) và bản thân cũng là một tiến trình ra quyết định( lựa chọn và xác định các vấn đề ưu tiên có các quy hoạch, chương trình, kế hoạch môi trường phù hợp..) Quy hoạch môi trường được thực hiện bằng nhiều phương pháp phối hợp với nhau như phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp bản đồ và GIS,phương pháp phân vùng chức năng môi trường, phương pháp đánh giá tác động môi trường tích hợp. Tuy nhiên các phương pháp trên đều dựa trên 6 bước cơ sở. 2.Mục đích của quy hoạch môi trường. Mục đích của quy hoạch môi trường là điều hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế xã hỗi và môi trường tài nguyên. Loại điều hòa này có 2 mặt: đảm bảo cho việc phát triển kinh tế xã hỗi không vượt quá khả năng chịu đựng của môi trường tài nguyên, làm cho sự phát triển của tài nguyên môi trường có thể thích ứng với sự phát triển của kinh tế xã hội. Mục tiêu môi trường Bảo vệ nguồn tài nguyên nước Giảm thiểu ô nhiễm và cải thiện môi trường không khí,bụi Giảm tiếng ồn Bảo vệ tài nguyên đất Bảo vệ hệ sinh thái Ngăn chặn rủi ro bão lũ,hạn hán Kiểm soát và quản lý chất thải rắn và nguy hại Phòng tránh nguy cơ chất phóng xạ phát tán Mục tiêu cụ thể cho việc quy hoạch quy hoạch khu du lịch, nghỉ mát , danh lam thắng cảnh của mỗi địa phương. Quy hoạch khu dân cư, đô thị:các đô thị ở Việt Nam bao gồm các thành phố trực thuộc trung ương, các thành phố thị xã trực thuộc tĩnh. Quy hoạch sử dụng đất. Quy hoạch khu công nghiệp… Bên cạnh loại quy hoạch ngành như nêu trên, còn có quy hoạch chuyên ngành. Dự án loại này hoàn toàn hướng về môi trường nhưng chỉ giải quyết một hay hai yếu tố môi trường có tính ưu tiên, nổi cộm theo cách xác định của địa phương. Ví dụ ở Việt Nam đã thực hiện các tính chuyên ngành như sau: +Quy hoạch các bải chôn lấp vệ sinh chất thải rắn. +Quy hoạch hệ thống thoát nước mưa, nước thải và hệ thống xử lý nước thải. +Quy hoạch các vùng đệm chống ô nhiễm không khí, tiếng ồn, rung, nhiệt.. +Quy hoạch vùng các rừng phòng hộ. +Quy hoach các công viên, hồ nước phục vụ nghĩ ngơi. 3. Đặc điểm quy hoạch môi trường của một tỉnh Trong quy hoạch một tỉnh thường được đặt ra là cần phát triển một số nghành nghề mũi nhọn,những tiềm năng có thể đạt được trong tương lai,ví dụ: có thể xây dựng con đường cao tốc đi qua tỉnh tạo tiềm năng kinh tế cho tỉnh trong tương lai,hay xây dựng các khu sinh thái ,nghỉ dưỡng cao cấp,quy hoạch một khu công nghiệp sản xuất than,xi măng … Thêm nữa,các trung tâm hội nghị quốc gia,các khu dành riêng cho cán bộ cao cấp và khách quốc tế tới Việt Nam. Ngoài ra ,cũng có thể thấy các khu đô thị dân cư ở chật hẹp thường có những khu đô thị chức năng nhằm tăng kinh tế mà cũng nâng cao đời sống con người,đảm bảo tăng tuổi thọ con người và tránh sự quá tải của môi trường không khí. Các khu vành đai xanh của đô thị,bổ sung cây xanh,quy hoạch ao ,hồ,công viên cây xanh,nhằm giảm năng lượng mặt trời vào mùa nóng,và mang nhiệt đi lên khi nước bốc hơi đối với ao,hồ, các con sông … Hạn chế sử dụng quỹ đất còn lại,nên thường xây dựng khu dân cư tập trung:đặc điểm là các nhà cao tầng,các khu đô thị loại nhỏ đảm bảo phát triển môi trường bền vững . 4. Quy trình quy hoạch Việc quy hoạch cho một tĩnh hay một khu vực nào đó trong , và trong một lĩnh vực nào đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Hơn bất cứ lĩnh vực nào vấn đề môi trường không chỉ bó hẹp trong trong một khu vực nhỏ hay trong một ngành. Các biện pháp bảo vệ môi trường cần được triển khai đồng bộ ,liên kết với nhau trong các các vùng lãnh thổ rộng. Tại cấp tỉnh và thành phố, lĩnh vực môi trường nằm ngoài phạm vi quyền hạn của Sở Khoa học Công Nghệ và Môi trường. cơ quan này báo cáo gửi lên bộ Khoa học Công nghệ môi trường thông qua Cục môi trường. Về mặt hành chính sở khoa học công nghệ môi trường báo cáo lên ủy ban nhân dân tĩnh hoặc thành phố. Mỗi địa phương đều có quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế xã hỗi, quy hoạch đô thị… Ngoài ra còn có các loại quy hoạch mang tính ngành ở địa phương như: quy hoạch lâm nghiệp, quy hoạch thủy lợi, quy hoạch nuôi trồng thủy sản… Những hoạt động tiêu biểu ở địa phương mang tính quy hoạch tiêu biểu đang được thực hiện ở địa phương là: +Hiện trạng môi trường tỉnh: mặc dù chất lượng báo cáo môi trường còn hạn chế nhưng báo cáo cũng đã đóng góp vào việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hỗi của tĩnh. +Đánh giá tác động môi trường các dự án phát triển( dự án mới đầu tư và các cơ sở đang hoạt động): cho đến nay DTM đối với các dự án đã được áp dụng như một công cụ nhằm liên kết các khía cạnh môi trường với phát triển.Tuy nhiên vấn đề môi trường vẫn chưa được quan tâm một cách đúng mức. 4.1. Xây dựng nhóm thực hiện quy hoạch môi trường. Với việc xác định mục tiêu của quá trình quy hoạch chúng ta cần xây dựng một nhóm thực hiện công việc này. Cần có những người có liên quan đến lĩnh vực, có những hiểu biết nhất định về ngành đo và những người nắm giư các chức vụ trong các lĩnh vực liên quan. Để quy hoạch môi trường cho một tỉnh chúng ta cần có các thành phần liên quan sau: Thành phần lãnh đạo của tỉnh như: chủ tịch tỉnh, những người đứng đầu các cơ quan:sở tài nguyên môi trường,sở lao động ,sở xây dựng,sở công thương,sở nông nghiệp và phát triển nông thôn,trưởng ban giải phóng mặt bằng… Các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường của nhà nước và những người trực tiếp quản lý môi trường cấp tỉnh. Công ty tư vấn và thiết kế hệ thống xử lý nước thải. Sở y tế,đại diện các bộ phận chuyên trách sơ cấp cứu kịp thời cho công nhân,kĩ sư và những người có mặt tại công trường xây dựng nếu có sự cố xảy ra. Đại diện bộ phận cứu hỏa khi xảy ra các vụ hỏa hoạn. Doanh nghiệp và nhà đầu tư. Đại diện người dân khu vực có liên quan đến các dự án của tỉnh để bày tỏ nguyện vọng và yêu cầu. 4.2. Phát triển những nét tổng thể cho tương lai. Đối với một mục tiêu cụ thể cho quy hoạch thì chúng ta cần xác định nhu cầu của chúng trong những năm tiếp theo để có thể đưa ra các quyết định. Các hướng phát triển cho tương lai đối với một mục tiêu rõ ràng. Dựa trên cơ sở thực tế và lý thuyết để có những lựa chọn đúng đăn giưa việc bảo vệ môi trường và phát triển của tĩnh. Xác định vấn đề gì là quan trọng hơn. Chúng ta không thể vì lợi ích của việc phát triển mà có thể lờ đi việc ảnh hưởng tới môi trường, hiện tại ở Việt Nam việc chỉ chú trọng đến phát triển kinh tế mà quên đi vấn đề môi trường vẫn còn tồn tại. ví dụ như tại một số tĩnh thành việc cho phép các doanh nghiệp tư nhân xây dựng các nông trường phát triên cây cao su, hay các dự án trồng cây keo họ đã chặt phá rừng một cách bừa bãi làm ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường. Định hướng nhu cầu phát triển cho những năm tiếp theo. Phân tích hướng phát triển của tĩnh trong những năm tiếp theo, phát triển theo hướng chú trọng công nghiệp, nông nghiệp hay phát triển du lịch dịch vụ. Phân tích thế mạnh của tĩnh về các ngành nghề có thể phát triển từ đó xây dựng các phương án phát triển ngành nghề. 4.3.Định nghĩa làm rõ các nhu cầu. Cần làm rõ ranh giới của khu vực cần quy hoạch. Trong quy hoạch môi trường của tỉnh chúng ta cần làm rõ khu ranh giới của tỉnh,làm rõ ranh giới của các dự án cần quy hoạch. Các khu vực có vấn đề môi trường bị ảnh hưởng: xung quanh các dự án được đề xuất ví dụ như các khu công nghiệp, các công trình thủy điện đặt trên địa bàn của tỉnh, các làng nghề thủ công… Các nguồn tài nguyên cần được bảo vệ.ví dụ như các nguồn nước, hệ thống rừng phòng hộ. Xác định được nhu cầu của tỉnh về mặt kinh tế cũng như về mặt môi trường để từ đó định hướng cho việc phát triển bền vững. Xác định rõ mức độ cần thiết của dự án: ví dụ như các dự án xây dựng các sân golf, các dự án này chiếm một diện tích lớn đất nông nghiệp mà chỉ phục vụ một lượng nhỏ nhu cầu của tầng lớp thượng lưu bên cạnh đó là các ảnh hưởng của nó tới môi trường khi ta tiến hành trồng các loại cỏ trên mặt sân. 4.4. Tìm kiếm các giải pháp khả thi. Với mỗi một lĩnh vực chúng ta có rất nhiều phương án để lựa chọn. chúng ta cần lựa chọn các phương án tối ưu nhất: vừa phù hợp với điều kiện cho phép của tĩnh về mặt tài chính , về mặt xã hội hay điều kiện tự nhiên vừa phải đảm bảo được tính hiệu quả cao nhất cho dự án. Trong điều kiện nước ta hiện nay, điều kiện ở các tĩnh là kinh tế còn nghèo, mặt bằng chung về đời sống của người dân chỉ đạt mức trung bình một số nơi còn ở mức nghèo do vậy khi phát triển các tĩnh thường chú trọng việc phát triển kinh tế còn về mặt môi trường chưa được quan tâm đúng mức và sau này khi dự án đi vào hoạt động thì các người ta mới bắt đầu quan tâm đến các ảnh hưởng của nó tới môi trường. Do vậy trước khi tiến hành thực hiện một dự án chúng ta cần lựa chọn các phương án phù hợp với hoàn cảnh của từng vùng về mặt kinh tế cũng như về mặt môi trường. 4.5. Lựa chọn các ưu tiên. Lựa chọn giữa lợi ích kinh tế và môi trường. Lựa chọn công việc quan trọng nhất. Xác định rõ hậu quả hay là những ảnh hưởng của dự án đến môi trường của khu vực liên quan từ đó ưu tiên bảo vệ các nguồn tài nguyên bị ảnh hưởng. 4.6. Thực hiện chương trình. Song song với viêc phát triển về mặt kinh tế, xây dựng các dự án cần quan tâm đến môi trường xung quanh và những yêu cầu cấp thiếp của người dân quanh khu vực và người dân thuộc diện giải tỏa. Trong quá trình xây dựng cần tiến hành kiểm tra thường xuyên các tác động của dự án đến môi trường xung quanh. B.NỘI DUNG QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG CỦA MỘT TỈNH Đánh giá các điều kiện và tác động môi trường Tương tự như đánh giá hiện trạng môi trường Hiện trạng môi trường ở thời điểm hiện tại cần được làm rõ nét cần phương pháp nghiên cứu chuẩn, cần làm gì chính xác để có dữ liệu so sánh đối chiếu Ví dụ nội dung quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc: 1. Giới thiệu tỉnh Vĩnh Phúc Tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích tự nhiên là 1.371,48 km2, nằm tại đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng thuộc đồng bằng Bắc Bộ và tiếp giáp với 5 tỉnh: Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Tây, Phú Thọ và Hà Nội. Tổng dân số toàn tỉnh năm 2004 là 1.154.792 người. Kể từ khi tái lập tỉnh đến nay (1997), Vĩnh Phúc có những bước tiến thần kỳ từ một tỉnh thuần nông vươn lên đứng thứ nhất miền Bắc, thứ ba cả nước về giá trị sản xuất công nghiệp. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2002- 2004 là 15,5%. Hiện nay, Vĩnh Phúc đã xây dựng được 10 khu và cụm công nghiệp. Trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 thì phát triển công nghiệp là nền tảng; du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; phấn đấu đưa Vĩnh Phúc trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020. Một số chỉ tiêu phát triển của tỉnh được tổng kết trong Bảng 1. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được, tỉnh Vĩnh Phúc đã, đang và sẽ phải đối mặt với nguy cơ suy thoái môi trường. Bảng 1. Chỉ tiêu phát triển kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 STT Ngành nghề Đơn vị Giai đoạn 2006 – 2010 2011 – 2020 1 GDP % 14,4 10 2 Công nghiệp-xây dựng % 18 – 20 10 3 Nông-lâm nghiệp-thuỷ sản % > 5 4,5 4 Dịch vụ % 13 – 14 15,5 5 Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 40 – 45 60 – 65 6 Lao động trong lĩnh vực CN-DV % 45 – 50 70 -75 Nguồn:Quy hoạch phát triển KT-XH tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 20010 và định hướng đến 2020. 2. Hiện trạng môi trường tỉnh Vĩnh Phúc 2.1. Môi trường không khí Môi trường không khí tại hai khu đô thị lớn nhất của tỉnh Vĩnh Phúc là thị xã Vĩnh Yên và Phúc Yên đang bị ô nhiễm nặng và mức độ ô nhiễm ngày càng tăng theo thời gian. Tại Phúc Yên, hàm lượng bụi vượt 4,0 ÷ 4,8 lần so với TCVN 5937 - 1995, tiếng ồn luôn vượt 1,02 ÷ 1,09 lần so với TCVN 5949 - 1998. Tại khu công nghiệp Hương Canh và thị trấn Hương Canh nồng độ bụi vượt từ 7,1 đến 8,1 lần so với TCVN 5937-1995. Các khu vực nông thôn (tại thị trấn) và làng nghề cũng đang bị ô nhiễm bụi ở mức độ trung bình (vượt 1,15 ÷ 1,7 lần TCVN 5937 - 1995); tiếng ồn vượt 1,03 lần TCVN 5949 - 1998 và có xu hướng ngày càng tăng theo thời gian. Môi trường không khí bị ô nhiễm là do một số nguyên nhân sau: (i) Hầu hết các cơ sở sản xuất không lắp đặt hệ thống xử lý khí thải, xả trực tiếp ra môi trường xung quanh; (ii) Sự xuống cấp của cơ sở hạ tầng giao thông trong khi số lượng các phương tiện tham gia giao thông gia tăng và (iii) Cả tỉnh Vĩnh Phúc như là một đại công trường xây dựng do quá trình đô thị hoá nhanh. 2.2. Môi trường nước Phần lớn các hồ thuộc tỉnh Vĩnh Phúc trong đó có Đầm Vạc và hồ Đại Lải phải tiếp nhận nhiều nguồn thải: sinh hoạt, công nghiệp và y tế. Các nguồn thải này đã gây nên sự quá tải đối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị (hệ thống cấp nước, thoát nước, hệ thống giao thông, hệ thống thu gom, xử lý rác và chất thải sinh hoạt). Cho đến nay, hệ thống cấp nước và thoát nước còn đơn giản, chưa được xây dựng quy mô, đồng bộ. Nước thải tại khu dân cư, các cơ quan, nhà máy, bệnh viện trên địa bàn thị xã, thị trấn được đổ trực tiếp vào các mương thoát nước mưa ven các đường giao thông nội thị, sau đó thải ra các ao, hồ, đầm. Kết quả phân tích cho thấy: Hồ Đại Lải và Đầm Vạc đang ô nhiễm nặng và xu hướng ngày càng nghiêm trọng, đặc biệt tại Đầm Vạc, nhiều chỉ tiêu vượt tiêu chuẩn loại B của TCVN 5942-1995, cụ thể: COD vượt 1,4 lần; BOD vượt 1,5 lần; NH4+ vượt khoảng 5,9 lần; và Cu vượt từ 2,3 ÷ 2,7 lần. Chất lượng nước sông Phan và sông Cà Lồ trên địa bàn tỉnh hiện cũng đang ô nhiễm ở mức độ tương đối nặng và có xu thế tăng dần theo thời gian. Các chất hữu cơ, dinh dưỡng và coliform trong nước sông đều vượt tiêu chuẩn loại B của TCVN 5942-1995 (COD vượt 1,2 lần, coliform vượt 1,2 ÷ 2 lần, NH3 vượt 1,6 ÷4,3 lần); các kim loại nặng đạt tiêu chuẩn loại B nhưng vượt tiêu chuẩn loại A của TCVN 5942-1995.Nước dưới đất tại hai đô thị lớn của tỉnh Vĩnh Phúc đang bị ô nhiễm Mn và Fe ở mức độ trung bình, cụ thể: hàm lượng Mn vượt từ 1,2 ÷ 3,6 lần so với TCVN 5944-1995 và TCBYT-02. Nước dưới đất tại Công ty phanh NISSIN (xã Quất Lưu, huyện Hương Canh) và nhà máy bia HENIGER đang bị ô nhiễm Cu, Mn và Fe, cụ thể: hàm lượng Cu vượt TCVN 5944-1995 là 1,16 lần; hàm lượng Fe vượt 7,4 lần so với TCBYT-02; hàm lượng Mn vượt từ 1,5 ÷ 5,8 lần so với TCVN 5944-1995 và TCBYT-02. 2.3. Môi trường đất Kết quả phân tích cho thấy: Dư lượng thuốc BVTV trong đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nói chung đều vượt quá mức cho phép từ 10 – 15%; trong đó huyện Mê Linh vượt trên 18%, Yên Lạc, Vĩnh Tường vượt trên 20%. TBVTV họ Clo là loại thuốc khó phân hủy, tồn tại rất lâu trong môi trường đất nhưng đã phát hiện có trong 10 mẫu, chiếm 23,03%. Tình trạng ô nhiễm môi trường đất do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đang gia tăng nhanh chóng, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân và môi trường trước mắt cũng như lâu dài. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ô nhiễm môi trường đất là do thuốc BVTV và phân bón hoá học sử dụng không đúng quy cách, bao bì, vỏ chai vứt bừa bãi trên đồng ruộng; trong khi đó phân chuồng từ chăn nuôi lại xả trực tiếp ra môi trường (điển hình là xã Đồng Cương, huyện Yên Lạc), nhiều nơi còn sử dụng nước thải không qua xử lý để tưới. 2.4. Đa dạng sinh học Vĩnh Phúc là tỉnh có hệ động, thực vật rất phong phú và đa dạng, có giá trị kinh tế, khoa học cao, nhưng tập trung chủ yếu ở vùng Tam Đảo. Vườn quốc gia Tam Đảo với sự đa dạng về đất đai và khí hậu nên hệ động thực vật rừng ở đây rất phong phú (khoảng 2000 loài thực vật, 840 loài động vật), nhiều loài đặc hữu và quí hiếm. Trong số động vật ở Tam Đảo hiện có: 8 loài đang nguy cấp, 17 loài sẽ nguy cấp, 13 loài hiếm có và 18 loài đang bị đe dọa. Việc khai thác lâm sản mà đặc biệt là côn trùng, cây cảnh là một tác nhân làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đa dạng sinh học ở khu vực Tam Đảo. Nhiều loại động, thực vật, đặc biệt là những loài có giá trị kinh tế, đã bị khai thác cạn kiệt, thậm chí có loài đã bị tuyệt chủng ở khu vực này. 2.5. Tình hình xả thải Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay, tình hình xả thải diễn ra rất bừa bãi, vượt ra ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan quản lý. Nhận xét chung về mức độ bức xúc của việc xả thải trên các hoạt động của kinh tế xã hội theo thứ tự giảm dần sau đây: 1. Các KCN, CCN chưa thu gom và xử lý tập trung rác thải rắn, nước thải sản xuất và sinh hoạt. Chỉ có một số ít cơ sở sản xuất có lắp đặt hệ thống xử lý nước thải và khí thải đạt TCVN, còn lại hầu hết xử lý sơ bộ hoặc xả trực tiếp ra môi trường. 2. Hầu hết các TTYT và BV từ trung ương đến địa phương không lắp đặt hệ thống xử lý nước thải và rác thải nguy hại (chỉ có BV quân y 109 và BVĐK thị xã Vĩnh Yên có hệ thống xử lý rác thải nguy hại đạt TCVN). 3. Tại các trung tâm du lịch, rác thải và nước thải sinh hoạt không được thu gom, xử lý mà thải bừa bãi ra môi trường. 4. Một số khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, các chất thải liên quan đến sản xuất nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt, làng nghề truyền thống, hoạt động thương mại) hiện nay không được thu gom xử lý. 5. Nguồn tiếp nhận nước thải trực tiếp hoặc gián tiếp là sông Phan, Cà Lồ, Đầm Vạc,đối với chất thải rắn ở nông thôn là dọc các con đường hoặc sông, hồ. 3. Dự báo diễn biến môi trường 3.1. Cơ sở khoa học Trên cơ sở điều tra, đánh giá hiện trạng và xu thế diễn biến môi trường tỉnh Vĩnh Phúc trong những năm vừa qua, phân tích quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2010 và định hướng đến 2020, các quy hoạch phát triển của từng ngành, lĩnh vực như: công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, y tế…từ đó tính toán lượng khí thải, nước thải, rác thải . Lượng khí thải, nước thải, rác thải được tính toán dựa trên các hướng dẫn trong “Phương pháp đánh giá nhanh ô nhiễm” của WHO, các tài liệu trong và ngoài nước khác, các mô hình toán… Dự báo nguy cơ ô nhiễm được thực hiện đối với từng khu vực theo từng thành phần môi trường. 3.2. Dự báo diễn biến môi trường tỉnh Vĩnh Phúc 3.2.1. Môi trường không khí Sự suy giảm chất lượng không khí tiếp tục gia tăng, nhất là bụi tại các nút giao thông đi qua các KCN và đô thị Khai Quang, Bình Xuyên, Quang Minh, thị xã Phúc Yên, thị trấn Xuân Hoà. Theo tính toán của các chuyên gia, nếu đến năm 2010 tỷ lệ lấp đầy các KCN đạt 45% - 50% thì tổng lượng chất thải gây ô nhiễm MTKK sẽ tăng khoảng 2 lần và đến 2020 tỷ lệ lấp đầy là 85% - 90% tải lượng các chất gây ô nhiễm MTKK tăng khoảng 4 lần so với hiện nay. Tại các vùng nông thôn có hoạt động làng nghề như xã Thổ Tang (chế biến nông sản thực phẩm lạc và chè), thị trấn Yên Lạc, Thanh Lãng (chế biến lâm sản như mộc và mây tre đan) hàm lượng bụi, bụi sơn, bụi diêm sinh trong không khí sẽ gia tăng ở mức đáng báo động. 3.2.2. Môi trường nước Chất lượng nước mặt sẽ suy giảm nhanh tại Đầm Vạc, Đại Lải, sông Phan và các chỉ tiêu ô nhiễm (độ đục, COD, BOD, Coliform, NH4+, kim loại nặng nhưHg, Cu, Mn, Fe, TBVTV… có thể sẽ vượt tiêu chuẩn loại B của TCVN 5942-1995 nhiều lần. Tại các đô thị lớn như thị xã Vĩnh Yên và Phúc Yên, một số KCN như Công ty phanh NISSIN, Bia HANIGER, hàm lượng các kim loại nặng như Cu,Zn,Mn, Fe sẽ tiếp tục tăng do ảnh hưởng của chất thải sinh hoạt và công nghiệp trong khu vực nêu không có biện pháp kiểm soát phù hợp và có hiệu quả. 3.2.3. Môi trường đất Môi trường đất tiếp tục bị ô nhiễm TBVTV và có xu hướng thoái hoánhanh,chủ yếu tại các huyện đang chuyển
Luận văn liên quan