Tiểu luận Quy tắc và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ - Ucp 600

Quy tắc và Thực hành thống nhất Tín dụng chứng từ (tiếng Anh: The Uniform Customs and Practice for Documentary Credits (viết tắt là UCP) là một bộ các quy định về việc ban hành và sử dụng thư tín dụng (hay L/C). UCP được các ngân hàng và các bên tham gia thương mại áp dụng ở trên 175 quốc gia. Khoảng 11-15% thương mại quốc tế sử dụng thư tín dụng với tổng giá tr ị hơn 1.000 tỷ USD mỗi năm. Về mặt lịch sử, các bên tham gia thương mại, đặc biệt là các ngân hàng, đã phát triển các kỹ thuật nghiệp vụ và các phương pháp sử dụng thư tín dụng trong tài chính-thương mại quốc tế. Các thông lệ này đã được Phòng thương mại quốc tế (ICC) tiêu chuẩn hóa thông qua việc xuất bản UCP năm 1933 và tiếp theo đó là cập nhật nó qua các năm. ICC đã phát triển và đưa vào khuôn khổ UCP bằng các bản sửa đổi thường xuyên, bản trước đây là UCP500. Kết quả là nỗ lực quốc tế thành công nhất trong việc thống nhất các quy định từ trước đến nay, khi UCP đã có hiệu lực thực tế trên toàn thế giới. Bản sửa đổi mới nhất đã được Ủy ban Ngân hàng của ICC phê chuẩn tại cuộc họp ở Paris vào ngày 25 tháng 10 năm 2006. Bản sửa đổi mới này, gọi là UCP600, đã chính thức bắt đầu hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2007. Những thay đổi mới của UCP600 nhằm giúp cho ngân hàng cũng như các khách hàng ngày càng được phân rõ trách nhiệm của mình hơn, tránh được những sự nhầm lẫn và tranh cãi với nhau. Để cụ thể những điều khác b iệt trong UCP600, nhóm chúng tôi đã tìm hiểu và đưa ra những thay đổi chính và cơ bản nhất của UCP600 so với UCP500 sẽ được trình bày dưới đây.

pdf38 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2846 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Quy tắc và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ - Ucp 600, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Tiểu luận QUY TẮC VÀ THỰC HÀNH THỐNG NHẤT TÍN DỤNG CHỨNG TỪ - UCP 600 – NHÓM 10 – NGÂN HÀNG 50D 1. Nguyễn Mai Hà Linh 2. Nguyễn Thị Thanh Tâm 3. Hồ Thu Thảo 4. Tống Đình Thông 5. Trần Thị Yến 6. Doãn Tiến Sang 2 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................. 3 I/ TỔNG QUAN VỀ SỰ RA ĐỜI VÀ VAI TRÒ CỦA UCP ........................... 4 1. Sự ra đời của UCP .............................................................................. 4 2. Khái niệm........................................................................................... 5 3. Vai trò UCP........................................................................................ 5 a) Đối với ngân hàng........................................................................... 5 b) Đối với công ty xuất nhập khẩu ......................................................... 6 4. So sánh UCP500 và UCP600 ................................................................ 6 II/ CÁC ĐIỂU KHOẢN TRONG UCP 600 ................................................... 8 Điều 1: Áp dụng UCP ............................................................................... 8 Điều 2: Định nghĩa ................................................................................... 9 Điều 3: Giải thích ................................................................................... 12 Điều 4: Tín dụng và hợp đồng ................................................................. 13 Điều 5: Các chứng từ và hàng hóa, dịch vụ hoặc thực hiện ....................... 13 Điều 6: Thanh toán, ngày hết hạn và nơi xuất trình ................................. 14 Điều 7: Cam kết của Ngân hàng phát hành .............................................. 15 Điều 8: Cam kết của Ngân hàng xác nhận................................................ 16 Điều 10: Sửa đổi tín dụng ....................................................................... 19 Điều 11: Tín dụng và sửa đổi được sơ báo và chuyển bằng điện: ............... 21 Điều 12: Sự chỉ định ............................................................................... 22 Điều 13: Thoả thuận hoàn trả tiền giữa các Ngân hàng ............................ 25 Điều 14: Tiêu chuẩn kiểm tra chứng từ ................................................... 27 Điều 15: Xuất trình phù hợp (mới) .......................................................... 32 Điều 16: Chứng từ sai biệt, bỏ qua và thông báo ...................................... 33 Điều 17 : Chứng từ gốc và bản sao .......................................................... 35 3 LỜI MỞ ĐẦU Quy tắc và Thực hành thống nhất Tín dụng chứng từ (tiếng Anh: The Uniform Customs and Practice for Documentary Credits (viết tắt là UCP) là một bộ các quy định về việc ban hành và sử dụng thư tín dụng (hay L/C). UCP được các ngân hàng và các bên tham gia thương mại áp dụng ở trên 175 quốc gia. Khoảng 11-15% thương mại quốc tế sử dụng thư tín dụng với tổng giá tr ị hơn 1.000 tỷ USD mỗi năm. Về mặt lịch sử, các bên tham gia thương mại, đặc biệt là các ngân hàng, đã phát triển các kỹ thuật nghiệp vụ và các phương pháp sử dụng thư tín dụng trong tài chính-thương mại quốc tế. Các thông lệ này đã được Phòng thương mại quốc tế (ICC) tiêu chuẩn hóa thông qua việc xuất bản UCP năm 1933 và tiếp theo đó là cập nhật nó qua các năm. ICC đã phát triển và đưa vào khuôn khổ UCP bằng các bản sửa đổi thường xuyên, bản trước đây là UCP500. Kết quả là nỗ lực quốc tế thành công nhất trong việc thống nhất các quy định từ trước đến nay, khi UCP đã có hiệu lực thực tế trên toàn thế giới. Bản sửa đổi mới nhất đã được Ủy ban Ngân hàng của ICC phê chuẩn tại cuộc họp ở Paris vào ngày 25 tháng 10 năm 2006. Bản sửa đổi mới này, gọi là UCP600, đã chính thức bắt đầu hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2007. Những thay đổi mới của UCP600 nhằm giúp cho ngân hàng cũng như các khách hàng ngày càng được phân rõ trách nhiệm của mình hơn, tránh được những sự nhầm lẫn và tranh cãi với nhau. Để cụ thể những điều khác b iệt trong UCP600, nhóm chúng tôi đã tìm hiểu và đưa ra những thay đổi chính và cơ bản nhất của UCP600 so với UCP500 sẽ được trình bày dưới đây. 4 I/ TỔNG QUAN VỀ SỰ RA ĐỜI VÀ VAI TRÒ CỦA UCP 1. Sự ra đời của UCP Thương mại quốc tế phát triển kéo theo sự phát triển đa dạng các dịch vụ ngân hàng làm trung gian cho hoạt động mua bán quốc tế, làm cho tín dụng chứng từ có cơ sở phát triển và được sử dụng rộng rãi. Do mỗi quốc gia có hệ thống pháp luật, tập quán riêng và thể chế chính trị khác nhau, nên đã cản trở hoạt động của các ngân hàng,mà cụ thể là các giao dịch thanh toán bằng phương thức Tín dụng chứng từ, từ đó dẫn tới cản trở thương mại quốc tế. Vì vậy cần có một nguyên tắc nguyên tắc chung để điều chỉnh phương thức thanh toán bẳng L/C nhằm giảm thiểu các tranh chấp, tăng tính hiệu quả của phương thức này. Bản UCP đầu tiên được ICC phát hành từ năm 1933 với mục đích là khắc phục các xung đột về luật điều chỉnh tín dụng chứng từ giữa các quốc gia bằng việc xây dựng một bộ quy tắc thống nhất cho hoạt động tín dụng chứng từ. Theo đánh giá của các chuyên gia, UCP là bộ quy tắc (thông lệ quốc tế) tư nhân thành công nhất trong lĩnh vực thương mại. Ngày nay, UCP là cơ sở pháp lý quan trọng cho các giao dịch thương mại trị giá hàng tỷ đô la hàng năm trên toàn thế giới. Về UCP, có thể xác định một số mốc thời gian như sau: + Năm 1929 ICC ấn hành quy chế điều chỉnh giao dịch L/C có từ năm 1929 có tên gọi là ICC draft the International Rules and Regulations for Commercial Letters of Credit. (Bản này không còn tồn tại). + Năm 1933 ICC thông qua quy tắc UCP đầu tiên có tên gọi Uniform Customs and Practice for Commercial Letter of Credit, Brochure No. 82. + Năm 1951: Bản sửa đổi UCP 151 + Năm 1962: Bản sửa đổi UCP 222 + Năm 1974: Bản sửa đổi UCP 290 5 + Năm 1983: Bản sửa đổi UCP 400 + Năm 1993: Bản sửa đổi UCP 500 + Năm 2007: Bản sửa đổi UCP 600 2. Khái niệm UCP là một tập hợp các nguyên tắc và tập quán quốc tế được Phòng thương mại quốc tế (ICC) soạn thảo và phát hành, quy định quyền hạn, trách nhiệm của các bên liên quan trong giao dịch tín dụng chứng từ với đ iều kiện thư tín dụng có dẫn chiếu tuân thủ UCP. Từ khái niệm cho thấy, UCP điều chỉnh không những các ngân hàng, mà là tất cả các bên liên quan đến giao dịch L/C. Cụ thể: - Các ngân hàng (NH Phát hành, NH thông báo, NH xác nhận, NH chủ khoản…) - Nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu. - Các bên liên quan khác (nhà chuyên chở, công ty bảo hiểm…) 3. Vai trò UCP a) Đối với ngân hàng Có cơ sở chung để hành động nhất quán trong phục vụ thanh toán của doanh nghiệp khi sử dụng phương thức L\C, khi đóng vai trò Ngân Hàng báo, Ngân hàng chiết khấu, Ngân Hàng xác nhận… Ngân Hàng phải làm gì ? Phải thực hiện các chức năng gì ? Tăng cường mối quan hệ và hiểu biết giữa Ngân Hàng và khách hàng vì trong UCP – DO chỉ dẫn rõ ràng các nhiệm vụ, chức năng của từng bên. Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, nhờ đó mà giảm thiểu rủi ro cho khách hàng khi tổ chức thanh toán qua phương thức L/C vì trong L/C chỉ dẫn rõ cách thức xử lý các chứng từ có liên quan đến thanh toán. 6 UCP – CD là cẩm nang hướng dẫn mà Ngân Hàng dựa vào đó để dịch vụ khách hàng tốt nhất. UCP- CD được xem như là một căn cứ pháp lý ( khi UCP được dẫn chiếu trong L/C) giúp mau chống tháo gỡ và giải quyết tranh chấp ( nấu có) có liên quan tới Ngân Hàng. b) Đối với công ty xuất nhập khẩu UCP là cẩm nang giúp các doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình có liên quan đến thanh toán L/C: xin mở L/C; lập và tham gia kiểm tra bộ chứng từ thanh toán… UCP là tài liệu hỗ trợ cho doanh nghiệp giám sát các dịch vụ của ngân hàng đối với mình. UCP là căn cứ để doanh nghiệp khiếu nại; kiện (nếu có) đối với ngân hàng nếu như các nơi này không thực hiện đúng các chỉ dẫn của UCP, gây thiệt hại cho doanh nghiệp. 4. So sánh UCP500 và UCP600 Có 4 nét thay đổi lớn của UCP600 so với UCP500:  Thứ nhất: Ngôn ngữ trình bày nội dung các điều khoản của UCP 600 rõ ràng, dễ hiểu hơn: Đưa vào nhiều điều khoản định nghĩa, giải thích về các bên; các vấn đề có liên quan đến thanh toán tín dụng chứng từ: Chẳng hạn, điều 2 “Definitions” (Định nghĩa) của UCP 600 đã nêu ra một loạt định nghĩa như: Advising bank, Applicant, Beneficiary, Complying presentation, Confirmation, Confirming bank, Credit, Honour, Negotiation, Presentation…  Thứ hai: UCP600 đã bỏ bớt một số điều khoản so với UCP500. tổng cộng UCP600 có 39 điều khoản trong đó UCP500 có 49 điều khoản. 7  Thứ ba: UCP600 đưa vào 3 điều khoản mới hoàn toàn: Điều khoản 2: các định nghĩa; Điều khoản 3: Các d iễn giải; Điều khoản 15: Xuất trình chứng từ phù hợp  Thứ tư: Thay đổi lớn thứ tư là việc chỉnh sửa các điều khoản: - Điều khoản 4: Thư tín dụng so với hợp đồng ( ứng với điều khoản 3 UCP500). UCP600 đưa nội dung mới thể hiện qua mục b: Ngân hàng phát hành nên ngăn chặn khuynh hướng của ngừơi xin mở thư tín dụng muốn quy định các bản sao của hợp đồng, hoá đơn báo giá, làm cơ sở để mở thư tín dụng hoặc tương tự như vậy, là một phần không thể thiếu của thư tín dụng. - Điều khoản 5: Chứng từ so với hàng hoá-dịch vụ-giao dịch (ứng với điều khoản 4 UCP500). Ngân hàng chỉ xem xét trên các chứng từ mà không căn cứ vào hàng hoá, dịch vụ hoặc các giao dịch khác mà các chứng từ đó có liên quan đến. - Điều khoản 7: Nghĩa vụ của ngân hàng phát hành (ứng với điều khoản 9a UCP500) Nội dung mới thể hiện ở 2 điểm: + Hoàn trả tiền cho ngân hàng được chỉ định đã thanh toán hoặc chiết khấu chứng từ + Ngân hàng phát hành bị buộc phải cam kết thanh toán vô điều kiện ngay tại thời đ iểm mà họ phát hành thư tín dụng. - Điều khoản 8: Nghĩa vụ của ngân hàng xác nhận (ứng với điều khoản 9b,c UCP500) Có 2 nội dung mới: + Hoàn trả tiền cho ngân hàng được chỉ định đã thanh toán hoặc chiết khấu chứng từ 8 + Ngân hàng xác nhận bị buộc phải cam kết thanh toán hoặc chiết khấu chứng từ vô điều kiện ngay tại thời điểm mà họ xác nhận thư tín dụng - Điều khoản 9: Thông báo thư tín dụng và tu chỉnh ( ứng với điều khoản 7 UCP500) Có 2 điểm mới: + Trước khi thông báo thư tín dụng hoặc tu chỉnh, ngân hàng thông báo phải tuyên bố rằng: họ đã kiểm tra tính chân thực bên ngoài của thư tín dụng hoặc tu chỉnh đó và rằng nội dung thông báo phản ánh chính xác các điều kiện, điều khoản của thư tín dụng hoặc tu chỉnh mà họ đã nhận được. + Trách nhiệm của ngân hàng thông báo thứ 2 cũng giống như ngân hàng thông báo thứ nhất. - Điều khoản 10: Về tu chỉnh thư tín dụng (ứng với điều khoản 9d UCP500) Ở điều khoản này có 3 nội dung mới: Điều khoản c,d,e. II/ CÁC ĐIỂU KHOẢN TRONG UCP 600 Điều 1: Áp dụng UCP 1. Đối tượng Đối tượng điều chỉnh của UCP 600 là thư tín dụng và thư tín dụng dự phòng: UCP 600 điều chỉnh Thư tín dụng chỉ khi nào Thư tín dụng được phát hành cho đến khi kết thúc giá trị hiệu lực của nó. 2. Phạm vi điều chỉnh Đối với Thư tín dụng dự phòng: UCP 600 chỉ điều chỉnh những nội dung của Thư tín dụng dự phòng nào tương thich với các quy tắc của UCP 600 còn đối với những nội dung r iêng có của thư tín dụng dự phòng mà UCP không có quy tắc tương ứng thì sẽ không điều chỉnh. 9 Đối với Thư tín dụng thương mại: các quy tắc cua UCP 600 rằng buộc tất cả các chủ thể của Thư tín dụng thương mại, trừ khi thư tín dụng thương mại loại trừ hoặc sửa đổi nó một cách rõ ràng. Điều kiện áp dụng được thể hiện thư tín dụng phải dẫn chiếu đến tập quán quốc tế này. Do đặc điểm tập quán quốc tế, việc ban hành các văn bản mới của UCP không có nghĩa là đồng thời hủy bỏ văn bản UCP cũ. Cho nên tất cả các bản được phát hành từ trước tới này đều có hiệu lực. Thư tín dụng muốn áp dụng văn bản nào thì phải dẫn chiều đến bản đó. Điều 2: Định nghĩa 2.1. Ngân hàng thông báo (Advising Bank) Ngân hàng phát hành không thể trực tiếp phát hành Thư tín dụng trực tiếp đến Người thụ hưởng, do mối quan hệ buôn bán giữa hai nước khác nhau nên người thụ hưởng không thể xác định được sự thật giả của thư tín dụng. Ngân hàng nào được ngân hàng phát hành ủy quyền để thông báo thư tín dụng cho Người thụ hưởng thì được gọi là ngân hàng thông báo. Nếu ngân hàng thông báo không có quan hệ với Người thụ hưởng thì Ngân hàng thông báo qua một Ngân hàng của Người thụ hưởng, ngân hàn này được gọi là Ngân hàng thông báo thứ hai. 2.2. Người yêu cầu (Applicant) Một người yêu cầu Ngân hàng phát hành một thư tín dụng cam kết trả tiền cho người thụ hưởng nễu như đảm bảo các điều kiện thanh toán cảu thư tín dụng. Đối với Thư tín dụng thương mại quốc tế, Người yêu cầu là người nhập khẩu hoặc người được người nhập khẩu ủy quyền, trong trường hợp Thư tín dụng quá cảnh người yêu cầu có thể là ngân hàng nước nhập khẩu (ngan hàng yêu cầu). 2.3. Ngày làm việc cuả ngân hàng (Banking Day) Tại sao phải có khái niệm này? 10 Vì hai lý do chính sau: Một là, là căn cứ để xác định thời g ian để quyết định thanh toán cho người thụ hưởng từ ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận hoặc ngân hàng chỉ định. Hai là, bên cạnh những quốc gia có thời g ian làm việc của ngân hàng theo g iờ hành chính từ 6 đến 8h một ngày, cũng có những quốc gia cho phép ngân hàng làm việc 24/24. Cho nên cần có định nghĩa rõ ràng về ngày làm việc cuả ngân hàng để so sánh và thực hiện thống nhẩt. Theo định nghĩa trong UCP 600 ngày làm việc của ngân hàng phải hội đủ các yếu tố sau: - Phải là một ngày (a day) không phải là phần của một ngày - Phải do một ngân hàng thực hiện có liên quan (revelant bank) đến công việc mà công việc đó đòi hỏi phải tính toán đến ngày làm việc cảu nó. Ngân hàng có liên quan phải thương xuyên mở cửa để thực hiện các công việc có liên quan đó. 2.4. Người thụ hưởng (beneficiary) là người được hưởng các quyền lwoij và thực hiện các nghĩa vụ trong thư tín dụng. Người thụ hưởng là một người đích danh, có người thụ hưởng thứ nhât người thụ hưởng thứ 2 không có người thụ hưởng thứ 3. 2.5 Xuất trình phù hợp (complying presentation) Theo UCP 600 xuất trình phù hợp bao gồm 3 yêu cầu: - Phù hợp với các điều kiện và điều khoản trong Thư tín dụng - Phù hợp với các điều khoản có thể áp dụng trong UCP 600 - Phù hợp với Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tê ISBP 681 2.6 Xác nhận (confirmation) 11 Người thụ hưởng không tin tưởng vào cam kết của ngân hàng phát hành của nước người nhập khẩu, do đó họ yêu cầu người nhập khẩu phải đề nghị Ngẫn hàng phát hành tìm thêm một ngân hàng khác cùng cam kết trả tiền. Xác nhận là sự cam kết chắc chắn, không thể hủy bỏ của một ngân hàng khác (Ngân hàng xác nhận) thêm vào sự cam kêt chắc chắn, không thể hủy bỏ của ngân hàng phát hành sẽ thanh toán cho người thụ hưởng, nếu Người thụ hưởng xuất trình phù hợp. Xác nhận còn là một cam kết độc lập. 2.7 Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank) Theo yêu cầu của Ngân hàng phát hành cũng đứng ra cam kết thanh toán với Ngân hàng phát hành. Ngân hàng xác nhận có thể là Ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng thứ 3. Ngân hàng xác nhận là người xuất trình đòi tiền ngân hàng phát hành, sau khi đã thanh toán hoặc thương lượng thanh toán cho Người thụ hưởng. 2.8 Thanh toán (Honour) Trả ngay khi xuất trình nếu tín dụng có g iá tr ị thanh thanh toán ngay. Trả t iền ngay trong một Thư tín dụng được ghi như sau: Available with issuing bank or confirming bank or nominated bank by payment at sight. Cam kết trả tiền sau và trả tiền khi đáo hạn nếu tín dụng có giá trị thanh toán sau và được thể hiện trong một Thư tín dụng như sau: Available with issuing bank or confirming bank or nominated bank by deferred bank. Chấp nhận hối phiếu đòi nợ do người thụ hưởng ký phát nếu TD có giá trị thanh toán chấp nhận. được thể hiện trong một the tín dụng: Available with issuing bank or confirming bank or nominated bank by acceptance. 2.9. Thương lượng thanh toán (Negotiation) Thương lượng thanh toán (Negotiation) là việc các ngân hàng chỉ định mua các hối phiếu đòi nợ (ký phát đòi tiền ngân hàng khác không phải ngân hàng chỉ đ ịnh) 12 và/ hoặc các chứng từ khi xuất trình phù hợp, bằng cách trả tiền trước hoặc ứng tiền trước cho người thụ hưởng vào hoặc trước ngày làm việc mà vào ngày đó tiền phải được hoàn trả tiền cho ngân hàng chỉ định. Sau khi người xuất khẩu giao hàng, lập các chứng từ chuyển hàng, ký phát hối phiếu đòi t iền ngân hàng phát hành và ủy thác cho ngân hàng thông báo xuất trình chứng từ đòi tiền ngân hàng phát hành. 2.10 Ngân hàng chỉ định (Nominated Bank) Ngân hàng chỉ định là một Ngân hàng do Ngân hàng phát hành ủy quyền thực hiện một việc nào đó phát sinh từ việc thực hiện một Thư tín dụng. Ngân hàng chỉ định là một ngân hàng đích danh có trụ sở tại một quốc gia không phải là quốc gia cuả Ngân hàng phát hành. Ngân hàng phát hành ủy quyền cho Ngân hàng chỉ định các vấn đề sau: thanh toán cho người thụ hưởng, thương lượng thanh toán, chấp nhận thanh toán… 2.11 Xuất trình (Presentation) Là việc chuyển giao chứng từ từ người thụ hưởng cho ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng xác nhận hoạc ngan hàng chỉ định nhằm mục đích thanh toán hoặc thương lượng thanh toán. Điều 3: Giải thích  Thư tín dụng là một cam kết không thể huỷ bỏ (credit irrevocable) ngân hàng phát hành cam kết không thể huỷ bỏ việc thực hiên nghĩa vụ thanh toán cho người thụ hưởng trong thời g ian hiệu lực của thư tín dụng. một thư tín dụng không ghi là irrecocable vẫn đươc hiểu là không thể huỷ bỏ.  Một L/C không quy đ ịnh là hủy ngang hay không hủy ngang thì luôn được coi như là không thể hủy ngang.  Một chứng từ có thể được ký bằng nhiều hình thức như: bằng tay, bằng FAX, con dấu, đục lỗ… 13  Các chi nhánh của một ngân hàng ở các nước khác nhau được coi là các ngân hàng độc lập. Điều 4: Tín dụng và hợp đồng Hợp đồng mua bán là cơ sở hình thành Thư tín dụng thể hiện qua các mặt sau: Hợp đồg hình thành trước, Thư tín dụng hình thành sau Hợp đồng có quy định thanh toán theo phương thức Thư tín dụng thì Thư tins dụng mới được hình thành Nội dung hợp đồng mua bán là cơ sở để người yêu cầu dựa vào đó để taọ lập đơn yêu cầu phát hành Thư tín dụng Ngân hàng phát hành phải dựa vào hợp đông mua bán để kiểm tra và chấp nhận đơn yêu cầu phát hành Thư tín dụng Thư tín dụng sau khi ra đời lại hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán: Chủ thể của hợp đồng là người mua và người bán còn chủ thể của Thư tín dụng là Ngân hàng phát hành và Người thụ hưởng. Khách thể của hợp đồng và thư tín dụng hoàn toàn khác nhau. Ngân hàng không liên quan đến hoặc bị ràng buộc bởi hợp đồng, thaamk chí ngay cả khi Thư tín dụng dẫn chiếu trong trường hợp này ngân hàng không kiểm tra các hợp đồng trên Việc thanh toán hoặc thương lượng thanh toán không phụ thuộc vào các khiếu nại hoặc biện hộ của người yêu cầu phát sinh từ quan hệ của người yêu cầu với ngân hàng phát hanh hoặc người thụ hưởng Điều 5: Các chứng từ và hàng hóa, dịch vụ hoặc thực hiện Đối tượng giao dịch giữa Ngân hàng và người thụ hưởng là bộ chứng từ chứ không phải là hàng hóa. 14 Chứng từ thường bao gồm 2 loại: chứng từ thương mại (nhóm chứng từ về hàng hóa) và chứng từ tài chính (hối phiêu, hóa đơn) Trong UCP 500 quy định chủ thể giao dịch là tất cả các bên hữu quan, bao gồm ngân hàng phát hành, người thụ hưởng, người yêu cầu, ngân hàng chỉ định. Còn trong UCP 600 bao gồm các ngân hàng và người thụ hưởng không có người yêu cầu. Điều 6: Thanh toán, ngày hết hạn và nơi xuất trình Một thư tín dụng phải quy định rõ có giá tr ị thanh toán tại ngân hàng nào hoặc tại bất cứ ngân hàng nào. Một thư tín dụng có giá tr ị thanh toán tại ngân hàng chỉ định thì cũng có giá trị thanh toán tại ngân hàng phát hành. Quy định rõ về loại thư tín dụng: thư tín dụng trả ngay, thư tín dụng
Luận văn liên quan