Tiểu luận Sinh địa tầng các thành tạo trầm tích Mioxen muộn- Oligoxen sớm – Lô 15-2(giếng khoan 4TK,5TK)thuộc bồn trũng Cửu Long

Hiện nay các mỏ dầu khí lớn nhất được phát hiện ở thềm lục địa Việt Nam đều tập trung ở bể trầm tích Cửu Long. Và hầu hết các tên mỏ không chỉ quen thuộc với những người làm công tác dầu khí mà còn được biết bởi hàng triệu người dân Việt Nam : ví dụ mỏ Bạch Hổ, nơi cung cấp những tấn dầu đầu tiên cho đất nước ta và nhiều mỏ khác với trữ lượng dầu khá lớn trong tầng chứa vụn tuổi đệ tam và trong móng phong hoá bị nứt nẻ.Vì vậy, bể Cửu Long đã và đang trở thành nguồn hydrocacbon hấp dẫn đối với các công ty dầu khí tìm kiếm thăm dò dầu khí nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam . Chúng ta phải thừa nhận rằng tiềm năng dầu khí ở bể trầm tích Cửu Long là cực kỳ to lớn và vô cùng quan trọng đối với kinh tế Việt Nam, nhưng để đánh giá đúng mức về triển vọng dầu khí của bể Cửu Long chúng ta cần phải phối hợp chặt chẽ các nghiên cứu về địa hoá, nghiên cứu về địa tầng và nghiên cứu về hệ thống dầu khí về các tầng sinh-chắn-chứa.Vì vậy, công việc đầu tiên trước khi nghiên cứu một khu vực nào đó ở bồn trũng Cửu Long chúng ta cần phải nắm rõ về cấu trúc địa chất và các đặc điểm địa tầng ở nơi đó, do đó phải kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau: phương pháp thạch địa tầng, phương pháp sinh địa tầng, phương pháp địa vật lý giếng khoan, phương pháp địa chấn để có thể phân tích và đánh giá được thành phần thạch học, môi trường trầm tích và điều kiện lắng đọng của vật liệu trầm tích. Đặc biệt là các tầng có dấu hiệu (sinh vật, hoá thạch, thạch học ) đặc trưng cho địa tầng và biểu hiện cho sự tồn tại dầu khí. Đối với các thành tạo trầm tích của bồn trũng Cửu Long, theo các nghiên cứu của các nhà địa chất dầu khí đi trước cho rằng hầu như các tầng đá mẹ sinh dầu đều tập trung vào các tầng sét thuộc Oligoxen muộn và Mioxen sớm. Do đó việc nghiên cứu các thành tạo trầm tích Oligoxen và Mioxen dưới nhằm khôi phục lại lịch sử phát triển địa chất ở giai đoạn này cũng rất quan trọng, đòi hỏi phải có sự hiểu biết về cổ sinh địa tầng của khu vực nghiên cứu. Vì vậy, em đã chọn đề tài: “Sinh điạ tầng trong các thành tạo trầm tích Oligoxen trên và Mioxen dưới lô 15-2 thuộc bồn trũng Cửu Long” (trên cơ sở tài liệu nghiên cứu cổ sinh địa tầng giếng khoan 15-2-RD-4TK và 15-2-RD- 5TK). Nhằm làm rõ các vấn đề về địa tầng, xây dựng thang sinh địa tầng làm cơ sở cho việc đối sánh địa tầng giữa các giếng khoan thuộc lô 15-2 ở bồn trũng Cửu Long, góp phần khôi phục lại lịch sử phát triển địa chất khu vực của vùng, xác lập lại môi trường trầm tích cổ, điều kiện lắng đọng của vật liệu vô cơ cũng như hữu cơ. Từ đó càng hiểu rõ thêm cấu trúc địa chất vùng góp phần trong việc tìm kiếm các tích tụ dầu khí mang tính công nghiệp và thương mại . Với kiến thức còn hạn hẹp, do đó trong bài tiểu luận này không tránh khỏi những sai sót cả nội dung và hình thức. Mong các quý thầy cô tham khảo, và chỉ bảo những thiếu sót và hạn chế trong bài, cùng với sự góp ý của các bạn đọc. Rất mong sự giúp đỡ của các quý thầy cô để bài tiểu luận có thể tốt hơn.

doc65 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 1918 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Sinh địa tầng các thành tạo trầm tích Mioxen muộn- Oligoxen sớm – Lô 15-2(giếng khoan 4TK,5TK)thuộc bồn trũng Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBAI_LAM_IN.DOC
  • docBIA_VA_LOI_CAM_ON.DOC
Luận văn liên quan