Tiểu luận So sánh, phân tích, đánh giá Luật các tổ chức tín dụng 1997 và 2010 về hợp đồng tín dụng cho vay

Toàn cầu hóa là một xu hướng trong tất cả mọi lĩnh vực của thế giới ngày nay văn hóa, ngôn ngữ mà đặc biệt là kinh tế. Giống như một xu hướng khách quan khi mà một nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu lưu thông vốn càng vươn lên một mức cao hơn, chính vì nguyên nhân đó dẫn đến một hệ quả là càng ngày sẽ càng có nhiều tổ chức tín dụng ra đời. Hệ quả này có mặt tốt là nó sẽ giúp đáp ứng được những nhu cầu về tài chính mà đặc biệt là vốn của các thành phần trong nền kinh tế, thế nhưng mặt xấu sẽ xảy ra một khi chúng ta không thể quản lý được những hoạt động tài chính ngày càng phức tạp hơn đang diễn ra như hiện nay. Tài chính có thể được xem như “mạch máu” của một nền kinh tế, khi “mạch máu” vỡ chắc hẳn các bạn cũng biết nó sẽ để lại những hậu quả cũng như những di chứng gì, một bài học mới nhất cho chúng ta vẫn còn được nhắc đến cho đến ngày hôm nay – Khủng hoảng tài chính Mỹ 2007-2008. Hoạt động tài chính ngày nay, mà đặc biệt là hoạt động tín dụng vô cùng đa dạng và phức tạp, cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều những tổ chức tín dụng thì việc quản lý là vô cũng khó khăn và nhiều thách thức. Đa số các quốc gia đều cố gắng tạo ra những khung pháp lý hoàn chỉnh nhất để tạo điều kiện cho sự phát triển của hoạt động tín dụng nhưng đồng thời cũng có thể quản lý, kiểm soát nó. Vậy thì Việt Nam ta đã có những biện pháp, những hành động gì để đưa hoạt động tín dụng phát triển một cách lành mạnh và hoạt động có hiệu quả? Ngày 01/01/2011, sẽ là ngày mà Luật các tổ chức tín dụng 2010 chính thức có hiệu lực. Vậy với những quy định mới, những điều được sửa đổi, bổ sung so với Luật các tổ chức tín dụng 1997 (sửa đổi, bổ sung 2004) thì nó sẽ có tác động như thế nào đến hoạt động tín dụng trong thực tế? Và nó đã thật sự khắc phục được những bất cập của Luật các tổ chức tún dụng 1997 hay chưa? Đó là những câu hỏi mà nhóm chúng tôi sẽ trả lời trong bài tiểu luận “ So sánh, phân tích, đánh giá Luật các tổ chức tín dụng 1997 và 2010 về hợp đồng tín dụng cho vay”. Bài tiểu luận sẽ cho các bạn những cái nhìn tổng quan về một vấn đề rất thời sự khi mà cái mốc ngày 01/01/2011 đang đến rất gần, đồng thời nó sẽ giúp các bạn hiểu và nhận biết được những điểm mới, những tiến bộ cũng như những bất cập còn tồn tại trong Luật các tổ chức tín dụng 2010. Với những ý kiến chủ quan, kiến thức cũng như tài liệu tham khảo còn có nhiều hạn chế, rất mong các thầy, cô cũng như các bạn quan tâm đóng góp ý kiến để bài tiểu luận này được hoàn chỉnh hơn, và nó sẽ trở thành một tài liệu thật sự có giá trị về mặt nghiên cứu cũng như thực tế cho tất cả những ai quan tâm đến vấn đề này.

doc52 trang | Chia sẻ: ducpro | Lượt xem: 4168 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận So sánh, phân tích, đánh giá Luật các tổ chức tín dụng 1997 và 2010 về hợp đồng tín dụng cho vay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Toàn cầu hóa là một xu hướng trong tất cả mọi lĩnh vực của thế giới ngày nay văn hóa, ngôn ngữ mà đặc biệt là kinh tế. Giống như một xu hướng khách quan khi mà một nền kinh tế càng phát triển thì nhu cầu lưu thông vốn càng vươn lên một mức cao hơn, chính vì nguyên nhân đó dẫn đến một hệ quả là càng ngày sẽ càng có nhiều tổ chức tín dụng ra đời. Hệ quả này có mặt tốt là nó sẽ giúp đáp ứng được những nhu cầu về tài chính mà đặc biệt là vốn của các thành phần trong nền kinh tế, thế nhưng mặt xấu sẽ xảy ra một khi chúng ta không thể quản lý được những hoạt động tài chính ngày càng phức tạp hơn đang diễn ra như hiện nay. Tài chính có thể được xem như “mạch máu” của một nền kinh tế, khi “mạch máu” vỡ chắc hẳn các bạn cũng biết nó sẽ để lại những hậu quả cũng như những di chứng gì, một bài học mới nhất cho chúng ta vẫn còn được nhắc đến cho đến ngày hôm nay – Khủng hoảng tài chính Mỹ 2007-2008. Hoạt động tài chính ngày nay, mà đặc biệt là hoạt động tín dụng vô cùng đa dạng và phức tạp, cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều những tổ chức tín dụng thì việc quản lý là vô cũng khó khăn và nhiều thách thức. Đa số các quốc gia đều cố gắng tạo ra những khung pháp lý hoàn chỉnh nhất để tạo điều kiện cho sự phát triển của hoạt động tín dụng nhưng đồng thời cũng có thể quản lý, kiểm soát nó. Vậy thì Việt Nam ta đã có những biện pháp, những hành động gì để đưa hoạt động tín dụng phát triển một cách lành mạnh và hoạt động có hiệu quả? Ngày 01/01/2011, sẽ là ngày mà Luật các tổ chức tín dụng 2010 chính thức có hiệu lực. Vậy với những quy định mới, những điều được sửa đổi, bổ sung so với Luật các tổ chức tín dụng 1997 (sửa đổi, bổ sung 2004) thì nó sẽ có tác động như thế nào đến hoạt động tín dụng trong thực tế? Và nó đã thật sự khắc phục được những bất cập của Luật các tổ chức tún dụng 1997 hay chưa? Đó là những câu hỏi mà nhóm chúng tôi sẽ trả lời trong bài tiểu luận “ So sánh, phân tích, đánh giá Luật các tổ chức tín dụng 1997 và 2010 về hợp đồng tín dụng cho vay”. Bài tiểu luận sẽ cho các bạn những cái nhìn tổng quan về một vấn đề rất thời sự khi mà cái mốc ngày 01/01/2011 đang đến rất gần, đồng thời nó sẽ giúp các bạn hiểu và nhận biết được những điểm mới, những tiến bộ cũng như những bất cập còn tồn tại trong Luật các tổ chức tín dụng 2010. Với những ý kiến chủ quan, kiến thức cũng như tài liệu tham khảo còn có nhiều hạn chế, rất mong các thầy, cô cũng như các bạn quan tâm đóng góp ý kiến để bài tiểu luận này được hoàn chỉnh hơn, và nó sẽ trở thành một tài liệu thật sự có giá trị về mặt nghiên cứu cũng như thực tế cho tất cả những ai quan tâm đến vấn đề này. Xin chân thành cảm ơn. Nhận xét của giảng viên Phụ lục viết tắt TCTD Tổ chức tín dụng BLDS Bộ Luật dân sự 2005 BLTTDS Bộ Luật tố tụng dân sự NHNN Ngân hàng nhà nước LDN Luật doanh nghiệp HĐTD Hợp đồng tín dụng DN Doanh nghiệp NHTM Ngân hàng thương mại HĐDS Hợp đồng dân sự TNHH Trách nhiệm hữu hạn HĐBĐ Hợp đồng bảo đảm Mục lục CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG 7 1.1 Khái niệm 7 1.2 Những nguyên tắc đối với hợp đồng tín dụng 7 1.2.1 Tự do giao kết hợp đồng nhưng không trái pháp luật 7 1.2.2 Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng 7 1.3 Hình thức của hợp đồng tín dụng 8 1.4 Phân loại hợp đồng tín dụng 9 1.4.1 Căn cứ vào tính chất có đảm bảo của khoản vay 9 1.4.2 Căn cứ vào bản chất pháp lý 9 1.4.3 Căn cứ theo chủ thể ký kết 9 1.4.4 Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay 10 1.4.5 Căn cứ theo thời hạn cho vay 10 CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ NHỮNG BỔ SUNG, SỬA ĐỔI CỦA LUẬT CÁC TCTD 2010 VỀ NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG SO VỚI LUẬT CÁC TCTD 1997 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG 2004 11 2.1 Các chủ thể tham gia hợp đồng tín dụng 11 2.1.1 Các chủ thể tham gia hợp đồng tín dụng 11 2.1.1.1 Tín dụng ngân hàng 11 2.1.1.2 Tín dụng nhà nước 11 2.1.1.3 Tín dụng tiêu dùng 11 2.1.1.4 Tín dụng thuê mua 11 2.1.1.5 Tín dụng quốc tế 11 2.1.2 Những hạn chế đối với đối tượng đi vay 11 2.1.2.1 Những trường hợp không được cho vay 12 2.1.2.2 Những đối tượng hạn chế cho vay 14 2.1.2.3 Giới hạn cấp tín dụng 15 2.2 Nội dung hợp đồng tín dụng 18 2.2.1 Điều kiện vay vốn 18 2.2.2 Cấp tín dụng, phương thức cho vay 19 2.2.2.1 Cấp tín dụng 19 2.2.2.2 Phương thức cho vay 19 2.2.3 Mục đích sử dụng vốn vay 20 2.2.4 Thời hạn cho vay 25 2.2.5 Lãi suất 26 2.2.6 Giải ngân khoản vay 29 2.2.7 Phương thức trả nợ gốc và nợ lãi 31 2.2.7.1 Kỳ hạn trả nợ gốc và nợ lãi: 31 2.2.7.2 Phương thức trả nợ gốc và nợ lãi 32 2.2.8 Bảo đảm tiền vay 33 2.2.8.1 Về phạm vi điều chỉnh và biện pháp bảo đảm 33 2.2.8.2 Bảo đảm tiền vay bằng tài sản bảo đảm 34 a. Điều kiện và giá trị của tài sản bảo đảm 34 b. Cho vay bảo đảm bằng tài sản cầm cố 34 c. Cho vay đảm bảo bằng tài sản thế chấp 35 d. Cho vay bảo đảm bằng bảo lãnh của bên thứ ba 35 e. Về xử lý tài sản bảo đảm trong cầm cố, thế chấp 36 2.2.8.3 Bảo đảm tiền vay không có bảo đảm bằng tài sản 36 a. Cho vay tín chấp 36 b. CIC và sự ảnh hưởng đến cho vay tín chấp 37 2.2.9 Quyền và nghĩa vụ của bên cho vay 38 2.2.10 Quyền và nghĩa vụ của bên đi vay 39 2.2.11 Cam đoan của bên vay 41 2.2.11.1 Tư cách pháp nhân 41 a. Các pháp nhân và cá nhân Việt Nam gồm 41 b. Các pháp nhân và cá nhân nước ngoài 42 2.2.11.2 Hợp pháp và ràng buộc 42 2.2.11.3 Thông tin chuẩn xác và đầy đủ 42 2.2.11.4 Báo cáo tài chính 43 2.2.12 Cam kết chung, xử lí vi phạm 43 2.2.12.1 Cam kết chung 43 2.2.12.2 Xử lý vi phạm 43 a. Căn cứ xác định vi phạm hợp đồng tín dụng 43 b. Xử lý vi phạm 44 2.2.13 Điều khoản thi hành 45 CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 47 3.1 Kiến nghị đối với những quy định về hạn chế đối với các đối tượng đi vay 47 3.2 Kiến nghị đối với những quy định về mục đích sử dụng vốn vay 47 3.3 Kiến nghị đối với những quy định về lãi suất 48 3.4 Kiến nghị đối với những quy định về bảo đảm tiền vay 49 CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG Khái niệm Quan hệ tín dụng vay mượn giữa TCTD (bên cho vay) và các chủ thể khác trong nền kinh tế (bên đi vay) là quan hệ kinh tế nhằm chuyển giao và sử dụng tạm thời các nguồn vốn tiền tệ nhất định giữa TCTD và bên đi vay theo nguyên tắc có hoàn trả cả vốn và lãi vay. Để tham gia quan hệ này, các bên phải kí với nhau một văn bản nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ giữa các bên. Việc xác lập các quyền và nghĩa vụ này phải tuân theo quy định của pháp luật, phải được pháp luật thừa nhận. Văn bản này được gọi là HĐTD. Vậy, HĐTD là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa một bên là TCTD (bên cho vay) với một bên là các tổ chức và cá nhân (bên đi vay) nhằm xác lập các quyền và nghĩa vụ nhất định của các bên trong quá trình vay tiền, sử dụng và thanh toán tiền vay. Những nguyên tắc đối với hợp đồng tín dụng Khi thực hiện giao kết HĐTD cần đảm bảo những nguyên tắc sau đây: Tự do giao kết hợp đồng nhưng không trái pháp luật Nhằm tạo điều kiện cho các chủ thể tham gia giao kết HĐTD có thể thoả mãn nhu cầu vật chất cũng như tinh thần, các chủ thể được tự do giao kết hợp đồng. Dựa trên nguyên tắc này, mọi cá nhân, tổ chức khi có đủ các điều kiện tư cách chủ thể đều có thể tham gia giao kết bất kỳ HĐTD nào, nếu muốn. Tuy nhiên, hợp đồng chỉ có hiệu lực pháp luật, được pháp luật công nhận và bảo vệ khi ý chí của các bên giao kết hợp đồng phù hợp với ý chí của nhà nước. Hay nói cách khác, sự tự do ý chí giao kết hợp đồng của các chủ thể phải nằm trong khuôn khổ, giới hạn nhất định – giới hạn lợi ích của các cá nhân khác, lợi ích chung của xã hội và trật tự công cộng. Nếu để các bên tự do vô hạn, thì HĐTD sẽ trở thành phương tiện để đầu cơ trục lợi và sẽ là nguy cơ đối với lợi ích chung của xã hội. Chính vì vậy, trong xã hội Việt Nam – xã hội xã hội chủ nghĩa, lợi ích chung của toàn xã hội (lợi ích cộng đồng) và đạo đức xã hội không cho phép bất cứ cá nhân, tổ chức nào được lợi dụng ý chí tự do để biến những hợp đồng thành công cụ trục lợi. Như vậy, cả hai bên cho vay và đi vay đều có quyền lựa chọn đối tác, tự do thỏa thuận hợp đồng, tự do về việc áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng… nhưng những thỏa thuận đó không được trái với pháp luật. Nếu trái với pháp luật thì những thỏa thuận đó vô hiệu. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng Nguyên tắc này được quy định nhằm bảo đảm trong việc giao kết hợp đồng không ai bị cưỡng ép hoặc bị những cản trở trái với ý chí của mình, đồng thời thể hiện bản chất của quan hệ pháp luật dân sự. Quy luật giá trị đòi hỏi các bên chủ thể khi tham gia các quan hệ tín dụng phải bình đẳng với nhau, không ai được viện lý do khác biệt về hoàn cảnh kinh tế, thành phần xã hội, dân tộc, giới tính hay tôn giáo… để tạo ra sự bất bình đẳng trong quan hệ tín dụng. Hơn nữa, ý chí tự nguyện của các bên chủ thể tham gia hợp đồng chỉ được bảo đảm khi các bên bình đẳng với nhau trên mọi phương diện. Chính vì vậy, pháp luật không thừa nhận những HĐTD được giao kết thiếu sự bình đẳng và ý chí tự nguyện của một trong các bên đi vay hoặc bên cho vay. Tuy nhiên, trên thực tế thì việc đánh giá một hợp đồng có được giao kết bảo đảm ý chí tự nguyện của các bên hay chưa, trong một số trường hợp lại là một công việc hoàn toàn không đơn giản và khá phức tạp bởi nhiều nguyên do chủ quan và khách quan khác nhau, đòi hỏi sự dung hòa lợi ích giữa các bên. Ý chí tự nguyện là sự thống nhất giữa ý chí chủ quan bên trong và sự bày tỏ ý chí ra bên ngoài của chủ thể. Chính vì vậy, sự thống nhất ý chí của chủ thể giao kết hợp đồng với sự bày tỏ ý chí đó trong nội dung hợp đồng mà chủ thể này đã giao kết chính là cơ sở quan trọng để xác định một hợp đồng đã đảm bảo nguyên tắc tự nguyện hay chưa. Hay nói cách khác, việc giao kết hợp đồng chỉ được coi là tự nguyện khi hình thức của hợp đồng phản ánh một cách khách quan, trung thực mong muốn, nguyện vọng của các bên chủ thể tham gia hợp đồng. Do đó, theo quy định của pháp luật thì tất cả những hợp đồng được giao kết do bị nhầm lẫn, lừa dối hay bị đe doạ đều không đáp ứng được nguyên tắc tự nguyện khi giao kết và do đó bị vô hiệu. Hình thức của hợp đồng tín dụng Có thể nói hoạt động cho vay là hoạt động cơ bản nhất của các TCTD vì nó mang lại nguồn lợi nhuận chủ yếu cho các tổ chức này. Thế nhưng việc cho vay luôn luôn tồn tại rủi ro dù thấp hay cao, chính vì vậy các TCTD luôn đặt ra một mục tiêu hàng đầu đó là bảo toàn nguồn vốn tín dụng của mình. Để thực hiện được điều này thì quyền và nghĩa vụ của các bên (TCTD và bên đi vay) phải cụ thể. HĐTD bản chất là một hợp đồng kinh tế được ký kết giữa các pháp nhân hay cá nhân để thỏa mãn nhu cầu về vốn. Do đó, pháp luật quy định các chủ thể khi tham gia vào quan hệ tín dụng phải thỏa thuận bằng văn bản gồm cả văn bản viết và văn bản điện tử dưới dạng thông điệp dữ liệu và dù HĐTD ký kết đưới hình thức nào trên đây đều có giá trị pháp lý ngang nhau và đều là chứng cứ trong quá trình giao dịch1. Việc pháp luật quy định HĐTD phải được ký kết dưới hình thức văn bản cùng với sự chấp nhận cả hai hình thức nói trên có thể xem là nổ lực rất đáng kể của các nhà lập pháp vừa nhằm đảm bảo sự tiện ích vừa đảm bảo an toàn pháp lý cho các chủ thể tham gia ký kết HĐTD. Như vậy, mọi thỏa thuận dưới mọi hình thức không phải bằng văn bản về việc cho vay giữa TCTD với bên đi vay đều không có giá trị pháp lý. Hiện nay không có một mẫu HĐTD chính thức nào do pháp luật quy định mà HĐTD là hợp đồng mẫu do các TCTD soạn thảo dựa trên quy định của pháp luật và phù hợp với quy chế cho vay của TCTD. Đây cũng là điều dễ hiểu vì mỗi TCTD có những quy định riêng về hoạt động cho vay, ngoài ra cũng có rất nhiều các phương thức cho vay và ngày càng được mở rộng, do đó việc quy định một mẫu HĐTD chung là điều khó có thể làm được. Thế nhưng, điều mà mọi HĐTD đều phải đảm bảo đó là các điều khoản thiết kế trong HĐTD phải đảm bảo xác định cụ thể quyền và nghĩa vụ của bên cho vay và bên đi vay. Khi các bên đã thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ của mình trong hợp đồng thì các bên phải có nghĩa vụ thực hiện đúng những điều đã cam kết. Nếu một trong hai bên vi phạm cam kết gây thiệt hại cho bên kia, họ phải có trách nhiệm bồi thường cho bên bị vi phạm. Như vậy khi giải quyết tranh chấp, HĐTD là bằng chứng để quy trách nhiệm cho các bên. So với hợp đồng thương mại, HĐTD thường có điểm khác là thường rất nhiều văn bản có các yếu tố như một hợp đồng, như đơn đề nghị vay vốn, HĐTD, khế ước nhận nợ (giấy nhận nợ),... Chẳng hạn trong đơn đề nghị vay vốn có nhiều nội dung cơ bản của HĐTD như số tiền vay, mục đích vay, thời hạn vay, lãi suất vay và cam kết của bên vay. Trường hợp ngân hàng ký chấp thuận những nội dung đó, thì hoàn toàn có thể thay thế cho một bản HĐTD. Tương tự, khế ước nhận nợ cũng thường liệt kê lại một cách đầy đủ những điểm chủ yếu của HĐTD, nên trong nhiều trường hợp cũng đồng nghĩa với một HĐTD. Do HĐTD được làm kỹ như vậy, nên rất ít khi xảy ra tranh chấp về chính HĐTD, mà thường là tranh chấp liên quan đến việc xử lý tài sản bảo đảm để trả nợ. Đi cùng với các HĐTD thường có các hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản. Hiện nay theo quy định thì các HĐBĐ tiền vay là các hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản phải được lập thành văn bản; có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng chính. Phân loại hợp đồng tín dụng Căn cứ vào tính chất có đảm bảo của khoản vay HĐTD có đảm bảo bằng tài sản: là hợp đồng có sự thoả thuận để cho khách hàng vay được sử dụng một số tiền của mình trong một thời hạn nhất định với điều kiện có hoàn trả trên cơ sở đảm bảo bằng tài sản cầm cố, thế chấp của bên vay hoặc có sự bảo lãnh của người thứ ba. HĐTD không có đảm bảo bằng tài sản: là sự thỏa thuận cho khách hàng vay vốn không kèm theo điều kiện bên vay phải có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc được bảo lãnh bằng tài sản mà chỉ dựa vào uy tín của khách hàng. Theo Điều 52 luật các TCTD quy định “các TCTD nhà nước được cho vay không có bảo đảm theo chỉ thị của chính phủ”; bên cạnh đó theo nghị định 178/1999/NĐ-CP quy định tại Điều 20 và 21 rằng “TCTD được lựa chọn khách hàng để cho vay không có bảo đảm bằng tài sản khi cho vay vốn ngắn hạn, dài hạn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển hoặc phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đời sống đối với khách hàng vay”. Như vậy sự khác biệt giữa HĐTD không có đảm bảo và HĐTD có đảm bảo bằng tài sản đó là điều kiện bắt buộc về tài sản đảm bảo tiền vay.Trong thực tiễn kí kết và thực hiện HĐTD, ta có thể linh hoạt chuyển hóa từ quan hệ HĐTD không có đảm bảo bằng tài sản thành quan hệ HĐTD có bảo đảm bằng tài sản. Căn cứ vào bản chất pháp lý HĐTD có bản chất pháp lý là hợp đồng kinh tế (chỉ có giá trị phân biệt đối với những hợp đồng được ký kết trước ngày 01-01-2006) khi được ký kết bằng văn bản giữa TCTD với pháp nhân (các tổ chức kinh tế) hoặc cá nhân nhằm thỏa mãn nhu cầu vốn kinh doanh. HĐTD là hợp đồng dân sự khi được ký kết bằng văn bản giữa TCTD và khách hàng không thỏa mãn các điều kiện mà pháp luật quy định đối với hợp đồng kinh tế. Căn cứ theo chủ thể ký kết Dựa theo dấu hiệu chủ thể ký kết hợp đồng có thể phân chia HĐTD thành : HĐTD được ký kết giữa TCTD với tổ chức kinh tế là pháp nhân ( các DN nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, DN có vốn đầu tư nước ngoài…có điều lệ,chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình). HĐTD được ký kết giữa TCTD với cá nhân, hộ gia đình. Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay Cho vay để kinh doanh, sản xuất Cho vay tiêu dùng ( dịch vụ, đời sống…) Căn cứ theo thời hạn cho vay Cho vay ngắn hạn dưới 12 tháng. Hình thức này chủ yếu đáp ứng nhu cầu về vốn lưu động của khách hàng trong hoạt động kinh doanh hoặc thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng trong ngắn hạn. Cho vay trung hạn từ 12 tháng đến 60 tháng. Cho vay dài hạn từ trên 60 tháng trở lên. Hình thức cho vay trung hạn và dài hạn được sử dụng để thỏa mãn nhu cầu mua sắm tài sản cố định của khách hàng trong kinh doanh hoặc thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng như mua sắm nhà ở, phương tiện đi lại. Việc phân loại các HĐTD như trên có ý nghĩa thực tiễn như sau: Xác định đúng bản chất quan hệ tranh chấp là tranh chấp từ quan hệ vay vốn hay quan hệ bảo đảm tiền vay, quan hệ hợp đồng kinh tế hay quan hệ hợp đồng dân sự. Xác định đúng thẩm quyền của tòa án và luật áp dụng để giải quyết tranh chấp. CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ NHỮNG BỔ SUNG, SỬA ĐỔI CỦA LUẬT CÁC TCTD 2010 VỀ NỘI DUNG CỦA HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG SO VỚI LUẬT CÁC TCTD 1997 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG 2004 Các chủ thể tham gia hợp đồng tín dụng Các chủ thể tham gia hợp đồng tín dụng Các chủ thể tham gia vào HĐTD thông thường là chính phủ, cơ quan nhà nước, ngân hàng, tổ chức quốc tế, DN, cá nhân,… tùy thuộc vào các quan hệ tín dụng, cụ thể như sau: Tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng phát sinh giữa các ngân hàng, các TCTD với các đối tác kinh tế - tài chính của toàn xã hội, bao gồm DN, cá nhân, tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước. Tín dụng nhà nước Tín dụng nhà nước là quan hệ tín dụng giữa nhà nước với DN, các tổ chức kinh tế - xã hội và các cá nhân. Tín dụng nhà nước xuất hiện nhằm thỏa mãn những nhu cầu chi tiêu của ngân sách nhà nước trong điều kiện nguồn thu không đủ để đáp ứng; nó còn là công cụ để nhà nước hỗ trợ cho các ngành kinh tế yếu kém, ngành mũi nhọn và khu vực kinh tế kém phát triển, và là công cụ quan trọng để nhà nước quản lý, điều hành vĩ mô. Tín dụng tiêu dùng Tín dụng tiêu dùng là quan hệ tín dụng giữa dân cư với DN, ngân hàng và các công ty cho thuê tài chính. Trong đó dân cư là người đi vay; ngân hàng, công ty cho thuê tài chính, DN là người cho vay. Tín dụng thuê mua Tín dụng thuê mua là quan hệ phát sinh giữa các công ty cho thuê tài chính với DN, tổ chức kinh tế và cá nhân dưới hình thức cho thuê tài chính. Chủ thể là công ty cho thuê tài chính (người cho thuê), và DN, tổ chức kinh tế và cá nhân (người đi thuê). Tín dụng quốc tế Tín dụng quốc tế là mối quan hệ giữa các nhà nước, giữa các cơ quan nhà nước với nhau, hoặc với ngân hàng quốc tế và các tổ chức quốc tế, các cá nhân người nước ngoài và giữa các DN của các nước với nhau. Những hạn chế đối với đối tượng đi vay TCTD là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tiền tệ. Nó là một loại tổ chức trung gian tài chính trong nền kinh tế, có chức năng chu chuyển vốn từ những chủ thể thừa vốn nhưng thiếu cơ hội đầu tư, đến những chủ thể thiếu và cần vốn. Với những đặc điểm như vậy, TCTD có ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ sự tồn tại và phát triển của một nền kinh tế. Nhưng hoạt động của các TCTD luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, liên quan đến nhiều đối tượng trong nền kinh tế, vì vậy việc đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD là điều rất quan trọng. Trong khi đó, hoạt động cho vay là hoạt động kinh doanh chủ yếu của các TCTD, cho nên muốn đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD trước hết phải có những biện pháp đảm bảo an toàn trong hoạt động cho vay. Những trường hợp không được cho vay Trên tinh thần, đảm bảo an toàn hoạt động của các TCTD là đảm bảo sự ổn định và phát triển của nền kinh tế, Luật các TCTD 1997 cấm các TCTD (trừ các TCTD là hợp tác) cho các đối tượng sau vay Thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát của các TCTD Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó Giám đốc) của TCTD Bố, mẹ, vợ, chồng, con của các đối tượng trên Người thẩm định, xét duyệt cho vay Thông thường, để cho một đối tượng vay, các TCTD phải thực hiện thẩm tra những người đi vay theo nhiều tiêu chí nhất định như về tài sản đảm bảo, về khả năng trả nợ trong tương lai,… Các đối tượng như thành viên hội đồng quản trị, tổng giám đốc (giám đốc), phó tổng giám đốc (phó giám đốc), ban kiểm soát của các TCTD có thể là chủ sở hữu của TCTD hoặc là những người trực tiếp quản lý, điều hành, kiểm tra giám sát hoạt động của TCTD. Như thế, nếu cho các đối tượng này hoặc những người thân của họ vay có thể dẫn đến tình trạng những người thẩm định, xét duyệt cho vay không thực hiện đúng quy trình thẩm tra người đi vay, và đồng ý cho vay mặc dù không đảm bảo những điều kiện cần thiết, từ đó có thể tạo ra nh
Luận văn liên quan