Tiểu luận Tang lễ Người Việt

Đời người ai cũng phải đi qua ba giai đoạn từ Âú, Tráng, đến Lão, vì vậy mọi người đều không qua khỏi vòng càng khôn Sinh, Lão, Bệnh, Tử . Người ta thường nói rằng: “sinh có hạn, tử bất kì”. Ai c ũng có thể biết được ngày mình có mạt trên đời, nhưng chắc chán một điều rằng không phải ai cũng biết được ngày mình lìa bỏ thế giới của dương trần về với miền cực lạc. Đối mặt với cái chết con người không khỏi khiếp hải, lo lắng từ những suy nghĩ đầy trực giác của người nguyên thủy đến những day dứt băn khoăn, toan tính của người hiện đại đều có điểm tương đồng, đó là cảm giác đâu đớn, bất lực trước cái chết “ hai tay buông xuoi và thế là hết, cuộc sống quá ngắn ngủi có ý nghĩa gì đâu khi thần chết với lưỡi hái tử thần đã ở kề bên” Sợ hãi và ước muốn trước cái chết đã đưa con người vào thế giới tâm linh. Quan niệm về kiếp sau và sự bất tử của linh hồn làm vơi bớt gánh nặng tinh thần và họ gắng chuẩn bị cho kiếp sau như một cuộc hành trình đến nơi ở vĩnh viễn . Dù mỗi người đi về thế giới bên kia bằng cách nâo đi nữa, họ đều giống nhau ở ước nguyện trở thành bất tử, muốn quay về mái nhà xưa để cùng đoàn tụ với gia đình. Vì vậy mà trong tang ma của người Việt mang đầy những sắc tố tâm linh.

pdf13 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2302 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tang lễ Người Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận TANG LỄ NGƯỜI VIỆT A. Quan niệm về cái chết của người Việt Đời người ai cũng phải đi qua ba giai đoạn từ Âú, Tráng, đến Lão, vì vậy mọi người đều không qua khỏi vòng càng khôn Sinh, Lão, Bệnh, Tử . Người ta thường nói rằng: “sinh có hạn, tử bất kì”. Ai cũng có thể biết được ngày mình có mạt trên đời, nhưng chắc chán một điều rằng không phải ai cũng biết được ngày mình lìa bỏ thế giới của dương trần về với miền cực lạc. Đối mặt với cái chết con người không khỏi khiếp hải, lo lắng từ những suy nghĩ đầy trực giác của người nguyên thủy đến những day dứt băn khoăn, toan tính của người hiện đại đều có điểm tương đồng, đó là cảm giác đâu đớn, bất lực trước cái chết “ hai tay buông xuoi và thế là hết, cuộc sống quá ngắn ngủi có ý nghĩa gì đâu khi thần chết với lưỡi hái tử thần đã ở kề bên” Sợ hãi và ước muốn trước cái chết đã đưa con người vào thế giới tâm linh. Quan niệm về kiếp sau và sự bất tử của linh hồn làm vơi bớt gánh nặng tinh thần và họ gắng chuẩn bị cho kiếp sau như một cuộc hành trình đến nơi ở vĩnh viễn . Dù mỗi người đi về thế giới bên kia bằng cách nâo đi nữa, họ đều giống nhau ở ước nguyện trở thành bất tử, muốn quay về mái nhà xưa để cùng đoàn tụ với gia đình. Vì vậy mà trong tang ma của người Việt mang đầy những sắc tố tâm linh. B. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH TANG MA SAU KHI NGƯỜI CHẾT 1. Lễ mộc dục Người than cần chuẩn bị một dải loại để buộc tóc, một con dao nhỏ để cắt móng tay, móng chân, hai khăn vải trắng, một lược thưa để chải tóc, hai chậu đựng nước. Lâu tắm xong, gói móng tay, móng chân bỏ vào áo quan, thay áo cũ, mặc áo mới cho người chết. Người chết có quan tước thường được mặc đủ xiêm đai, hốt, hia mũ triều phục, có nhà dùng những thứ tốt đẹp nhất vẫn mặc lúc sinh thời, không phải may mới, có nơi kiêng không mặc áo kép, chỉ mặc áo đơn cắt bỏ hết khuy, mặc vạt cái vào trong…tóm lại mặc trái hẳn với người còn sống. Những cụ già 70 tuổi trở lên chết thường mặc quần điều, áo lam, chit khăn nhiễu tím. 2. Hồn bạch Khi người bệnh chết thì người thân phải thoa son dưới bàn chân người chết, rồi lấy miếng vải trắng in dấu chân (nam tả, nữ hữu!) lưu giữ trong hộp hay trong khánh để thờ. Hay người ta còn lấy bảy thước loại đã cắt đặt trên ngực người chết, trước khi tắt thở kết như hình người, một đầu hai tay, còn hai đầu dải rời ra lam hai chân. Sau khi nhập quan đạt hồn bạch lên trên linh sàng để sớm tôi rước ra vào. Còn ngày nay người ta dung ảnh thay cho hồn bạch. 3. Chủ tang Chủ tang thường là con trai trưởng, nếu con trai trưởng đã chết thì con trai đầu long của người đó đứng lam chủ tang. Người con có tang mẹ hoặc tang vợ nếu người cha cón sống thì cha làm chủ tang, còn ông thì ông làm chủ tang. 4. Tướng lễ, hộ tang, tư thư, tư hóa - Tướng lễ: Người thong thạo cách sắp đặt mọi việc tang lễ. - Hộ tang: chọn người hiểu biết lễ nghi để giúp. - Tư thư: người ghi lễ khách đến cúng viếng - tư hóa: người ghi chép những việc tiêu dung 5. Cáo phó Người tư thư làm cáo phó viết tay cho người mang đến các nhà thân thích, họ hang, bạn bè, ở xa phải gửi cáo phó riêng sai người mang đi. Ngày nay người ta đang cáo phó trên nhật báo, hoặc đọc qua đài, qua tivi. 6. Trị quan Sửa soạn quan tài, mọi thứ cần thiết dung để liệm, để dọc theo một bên để dọc theo một bên nơi đạt thi hài.Dùng giấy bồi hay giấy bản lót đáy quan tài, hoặc trà búp khô trải khắp đáy áo quan. Trên lớp giấy đặt một miếng ván mỏng khuôn khổ vừa bằng trong long áo quan, khoét bảy lổ hổng, tượng hình sao Bắc Đẩu gọi là ván thất tinh. 7. Phạn hàm Gồm một nhúm gạo vo sạch và ba đồng tiền, láy thìa xúc gạo và một đồng tiền cho vào miệng lần đầu là sơ phạn hàm, lần thứ hai là tái phạn hàm, lần cuối là tam phạn hàm 8. Khâm liệm Khi liệm tang chủ quỳ xuống khóc, người chấp sự quỳ theo và khấn: “ Được ngày giờ, xin làm lễ liệm cẩn cáo, tang chủ sụp lạy và đứng lên” Sau đó tang chủ cởi bỏ dải buộc hàm chit đầu, phủ mặt bằng một vuông vải hay vóc nhiễu màu đen lót hang màu hồng có dải buộc ra đằng sau gáy, lồng bao tay, đi bít tất và giầy cho người chết. Phải kiêng không cho nước mắt khóc của con cháu nhỏ vào thi hài, sợ không mát sau này con cháu trong nhà sẽ khó làm ăn. Trải đồ tiểu liệm ngang dọc chỉnh tề, rồi trải vải khâm lên trên, khiêng thay đặt nằm ngay ngắn, xếp đồ bổ khuyết đâu vào đấy, gói vải khâm, buộc tiểu liệm. Đại liệm cũng gói buộc như tiểu liệm 9. Nhập quan Sau khi khâm liệm xong, thân nhân có mặt đứng theo thứ tự gần xa, trên dưới quanh quan tài để thực hiện lễ nhập quan. Con trai đứng bên trái con gái đứng bên phải. Người chấp sự quỳ hô: “Được ngày giờ xin làm lễ nhập quan” Người ta trải tạ quan sát đáy hàm, khiêng thay đã liệm từ từ đặt vào, gói lại lần chót. Nếu chết vào giờ xấu thì ngoài những bùa dán trên áo quan người ta hay bỏ cổ bài tổ tôm hay quyển lịch tàu, cuối cùng đậy nắp quan tài và sơn gắn kín Mọi người sụp lạy rồi đứng lên Đặt quan tài ở giữa nhà . Nếu trong nhà còn người thứ bậc cao hơn người chết thì đặt ở gian bên, đầu quay ra ngoài. Trên quan tài có một bát cơm in với một trứng gà luộc đặt giữa hai chiếc đũa bong cắm đứng thẳng. Con cháu trải rơm ngồi hai bên linh cữu, trai bên trái, gái bên phải 10. Lễ phát tang - Khi gia đình có người bệnh nặng có dấu hiệu sắp ra đi thì những người lớn trong gia đình đã kiểm điểm số người phải mặc tang, lo may đồ tang trước cho từng người, theo thứ tự quan trọng trước sau. - Mọi người thân quyến trong gia đình tập trung lại chung quanh quan tài. Người có quyền trong gia đình làm lễ phát tang, đồng thời phân phát khăn áo cho con cháu chịu tang và từ đây con cháu mới được cất tiếng khóc. Cũng theo tập quán dân tộc chỉ sau lễ phat tang thì mới chính thức báo tang. - Mọi người đến phúng viếng và từ lúc này mới có tiếng kèn trống và lúc này con cháu mới được mặc tang phục và chit khăn theo thứ bậc. 11. Lập bang tang lễ Sau khi có người từ trần, gia đình tang chủ cùng chính quyền đại diện, ủy ban Mặt trận, Tổ quốc, cơ quan chủ quản người quá cố, hội người cao tuổi… phối hợp lập bang tang lễ. Người đại diện chính quyền phải thông thạo về lễ tang, được thân nhân người quá cố cảm mến, tin cẩn thì làm trưởng ban để điều hành các công việc lễ tang - Ban tang lễ có nhiệm vụ điều hành từ đầu đến cuối đám tang theo nếp sống văn hóa.. 12. Thiết linh sàng, linh tọa - Thiết linh sàng là kê giường nằm cho vong hồn người chết - Linh tọa là bàn thờ, bao giờ cũng đặt trước linh cữu. Trên linh tọa về phía trong giữa đặt bài vi đề chức tước, họ, tên húy, tên thụy, tên hiệu - Linh cửu ở nhà quàn nên đặt theo chiều dọc. Đầu quan tài hướng vào trong, để cho người đến viếng mật niệm trước quan tài. Khi di chuyển quan tài ra xe tang thì xoay đầu quan tài ra phía cửa để thuận chiều đi. - Bàn thờ bao giờ cũng đặt trước linh cữu, trên linh tọa và phía trong giữa đặt bài vị và chức tước, họ, tên húy, tên hiệu, bài vị làm bằng nang tre bẻ khung phất giấy cao chừng 40 phân tay để đứng được, đặt đằng trước hồn bạch. Bát hương để trước với ba đài rượu phía ngoài, hai bên là đèn nến, ống hương, tươm tất hơn là có mâm ngũ quả và đồ tam sự hay ngũ sự. 13. Thành phục - Ngay sau khi thiết linh tọa thì làm lễ thành phục. Con trai đội mũ nùn rơm quấn bẹ chuối, mặc áo xô gai cầm gậy, cha gậy tre mẹ gậy vông, con dâu cũng mặc xô gai thắc lưng ra ngoài bằng dây bện bẹ chuối, áo xổ gấu hoặc không, cũng như con gái còn ở nhà khác con gái đã đi lấy chồng, áo có sổ gấu và không, mọi người đều xõa tóc đội mũ mấn. Con rễ và anh em mặc áo thụng trắng, chị em quấn vặn khăn trắng với tóc. Thân thuộc đều mặc đồ trắng cả. - Ở nước ta trang phục trong tang ma là màu trắng đã trở thành phong tục. Khi có tang, con trai, con gái, con dâu nên mặc tang phục màu trắng để phân biệt với khách đến viếng. Aó tang cần sạch sẽ, chỉnh tề là biểu hiện văn hóa, văn minh. Bên cạnh đó ở nước ta còn quan niệm rằng “ vạn vật hữu linh”, vì vậy mà khi chủ chết cây cối trong vườn cũng đâu buồn mà để tang, nhiều nơi còn đeo băng trắng cho cả cây cối. 14. Các quy định về áo tang - Trảm thôi : Tang 3 năm , áo may vải xô gai rất xấu, không khâu gấu - Tư thôi : Tang một năm có chống gậy, một năm không chống gậy, 5 tháng, 3 tháng, áo may vải xô có khâu gấu. - Đại công : Tang 9 tháng,áo may vải to sợi. - Tiểu công: Tang 5 tháng, áo may vải to sợi. 15. Thời hạn để tang - Cố ông, cố bà, để tang tư thôi 3 tháng - Cụ ông, cụ bà để tang tư thôi 5 tháng - Ông bà, để tang tư thôi khồg phải chống gậy thì 1 năm - Cha mẹ để tang trảm thôi 3 năm - Chú bác thím để tang 1 năm - Cô ở nhà tang 1 năm, lấy chồng tang 9 tháng - Anh hem ruột để tang 1 năm - Chị em dâu để tang 9 tháng - Anh em con chú con bác để tang 9 tháng - Chị em dâu con chú con bác để tang 3 tháng - Chị em ruột ở nhà tang một năm, lấy chồng tang 9 tháng - Chi em con chú con bác ở nhà để tang 9 tháng, lấy chồng tang 5 tháng - Con trai trưởng, con dâu trưởng để tang 1 năm - Con trai thứ để tang 1 năm - Con dâu thứ để tang 9 tháng - Cháu gọi bằng chú bác để tang một năm - Cháu dâu gọi bằng chú bác để tang 9 tháng - Cháu gái gọi bằng chú bác ở nhf tang 1 năm, lấy chồng tang 9 tháng - Cháu trai trưởng, cháu dâu trưởng, cháu trai thứ gọi bằng ông để tang 9 tháng - Cháu dâu thứ gọi bằng ông để tang 5 tháng - Ông ngoại, bà ngoại đê tang 5 tháng - Cậu, gì, để tang 5 tháng - Mợ, giượng chồng gì không để tang - Cha mẹ vợ để tang 1 năm - Chồng để tang 3 năm áo trảm thôi - Vợ để tang 1 năm Ngoài 16. Kèn giải - Đối với dân tộc ta nhạc tang trong tang lễ là một nhu cầu không thể thiếu được, nó đã trở thành phong tục tập quán lâu đời và ăn sâu vào tiềm thức và mang ý nghĩa truyền thống của dân tộc vì thế mà nhân gian đã đúc kết thành câu ca: “Sống dầu đèn, chết kèn trống”. Nhạc của lễ tang do đội nhạc tang cử hành. Kèn trống là hai nhạc cụ chính trong âm nhạc lễ tang, chủ yếu là kèn giải và trống cơm cùng với kèn trống là phường bát âm (xinh tiền, xáo, nhị, Đàn nguyệt, tam, trống cảnh, trống bộc, kèn). - Không phải đám tang nào cũng có kèn trống. Theo tập quán của dân tộc ta cũng như nhiều dân tộc khác trên thế giới là cái chết nào hợp quy luật như chết già, chết đúng lúc đó là sự vui mừng của con cháu là có kèn trống. Ngược lại cái chết nào không hợp qui luật như chết trẻ con chết trước cha mẹ, chết do tai nạn, chết “bất đắc kì tử”… thì không dung kèn trống 17. Chuyển cữu Trước khi tống táng, phải khiêng linh cữu sang nhà thờ tổ để người chết yết tổ, lễ tục là vậy nhưng thong thường vẫn là rước hồn bạch sang nhà tổ, tang chủ vào làm lễ cáo yết thay người chết, lễ 4 lạy không cầm gậy , rồi lùi xuống một bước cầm gậy lễ 4 lạy nữa. Xong lại rước hồn bạch về linh tọa. Nếu không có nhà thờ tổ riêng biệt thì người ta thường dân trầu rượu, lễ khấn gia tiên và xoay quan tài một vòng rồi đặt nguyên chỗ cũ. Khi chuyễn cữu con cháu trong nhà bắt tay vào khiêng.Ở nhiều nơi khi nâng quan tài lên người ta thường đập cái chén, bát hoặc đập một cái nồi đất bởi người ta quan niệm rằng khi đập vậy thì cái hồn giật mình và đi theo người chết đến nơi an nghĩ. 18. Cáo thần đại lộ Trước khi rước linh cữu về nơi an nghĩ cuối cùng, người ta làm lễ cáo thần đại lộ. Lễ gồm trầu rượu, hoa quả hay lễ mặn tùy tâm. Người giàu sang thường thiết lập hương án nơi đầu ngõ để tế một tuần rượu. Việc cáo thần đại lộ có thể cử người đại diện làm lễ 19. Nghi thức đưa đám Dẫn đầu là hai phương tướng, đồ mã nang tre, phất giấy bốn mắt, hình dung dữ tợn cầm khí giới chì đồng phủ việt. Có nhà mướn người vẽ mặt đeo râu, xõa tóc mặt áo phường tuồng cầm gươm giáo, tượng hình phương tướng, đi dẫn đầu. Sau đó là minh tinh, mlinh tinh bao giờ cũng viết bằng chữ trắng, không viêt mực đen, chữ viết rộng bề ngang hẹp bề dài. Nối theo sau là hương án bày giá gương, độc bình, mâm ngũ quả và đồ tam sự, tiếp đó là mâm bày lợn quay, xôi hay bánh trái. Trướng đối của con cháu thân thuộc và bạn hữu phúng đều căng lên trục và đem đi rước. Linh xa đi sau, bốn người khiêng, tựa như long đình nhưng không Sơn thép lộng lẫy , trong để hồn bạch với bát hương , bình hoa và đèn nến. Đằng trước là đồ minh khí ( đồ mã) đủ cả biển đèn làm theo kiểu bát bửu. Phường bát âm đi trước mặt. Đi liền kề hai đầu đòn linh xa là biển đang triệu phất giấy, đàn ông đề hai chữ Trung, Tín. Đàn bà đề Trinh, Thuận hoặc Trinh, Tiết. Sau cùng là đại dư để linh cữu và con cháu đi sau linh cữu, con trai đều mũ gậy, đưa đám cha thì chống gậy tre để tròn, đưa đám mẹ thì chống gậy vông đẽo vuông. Nếu đưa đám mẹ thì riêng con trai đi trước linh cữu, chống gậy, bưng miệng đi giật lùi. Con dâu, con gái và những phụ nữ thân thuộc đi dưới một cái màn vải trắng gọi là bạch mạc. Con dâu trưởng và con gái thường nằm ngang đường thỉnh thoảng lăn vài vòng, cháu chắt đi theo linh xa không đi theo linh cữu, bà con bạn hữu đi theo sau cùng. Trong khi đi đường người ta thường rắc vàng giấy, vàng thoi cho ma quỷ, để khỏi bị chúng quấy nhiễu trở ngại bước đi của người chết. 20. Nhà trạm Nhà trạm làm bằng tre luồng lợp cót, căng vải kết hoa treo đèn, hoành phi đối liên chậu cảnh, hương án, bàn độc bày trí trang trọng . Đến chỗ huyệt lại có một trạm đặt cữu dừng lại để tế hạ huyệt 21. Đưa linh cữu ra xe tang, hoặc đòn khiêng Khi khiêng linh cữu, người điều khiễn phải phân bố lực lượng cho đều. Trước khi chuyển cữu, mọi người nhấc quan tài lên để kiểm tra có thật chắc chắn không, rồi lại đặt xuống. Mọi người khiêng linh cữu phải theo hiệu lệnh của người chỉ huy (gọi là người chấp hiệu) dùng hai thanh tre phát ra những tiếng cắc, cắc đều đều tức là mọi việc đã ổn thỏa, cứ thế mà đi. Khi có hai tiếng cắc, cắc từng nhịp là nâng lên hạ xuống một chút.. “Một tiếng bỏ đi, hai tiếng rì rì mà lên” Ngươì chỉ huy làm sao mà trên nắp quan tài có chắn rượu, hoặc bát nước đầy khi nâng lên hoặc hạ xuống rượu hoặc nước không đổ ra ngoài. Người chỉ huy điều khiển mọi người nhấc quan tài lên lần thứ hai, nhẹ nhàng xoay quan tài để đầu đi trước, khi ra đến xe tang hoặc đòn khiêng thì nhẹ nhàng đặt linh cửu vào một cách cẩn trọng. 22. Hạ huyệt Trước khi hạ huyệt người ta thường tế thổ thần gồm vàng, hương trầu rượu và một lễ mặn bày trên một chiếc án theo hướng tốt để xin phép an táng người chết tại nơi đây. Huyệt đào theo hướng địa lý chỉ bảo. Được giờ hoàng đạo người ta đặt cữu xuống, gọi là hạ huyệt Minh tinh được trải lên trốc quan tài một lát rồi đem ra phương Bắc đốt . Lấp huyệt, đắp mộ xong, mọi người đứng trước mộ vái lạy từ biệt Nhà táng và thuyền bát nhã cũng như khung giá căng minh tinh và hai hình phương tướng đã được mang đốt đi ngay sau khi đại dư được đặt xuống bên cạnh huyệt. 23. Rước về Đám tang phải đi một đường về một nẻo, nhưng vẫn phải theo thứ tự theo lúc đi. Về đến nhà người ta rước thần chủ( ảnh) từ linh xa đặt vào bàn thờ, .làm lễ an vị, bốn lạy một vái. Bàn thờ được thiết lập ở những nơi trang trọng ,nhất trong nhà, nhưng không bao giờ được đặt trong nhà thờ tổ. Nếu nhà có bàn thờ gia tiên ở gian giữa thì phải đặt bàn thờ vong ở gian bên, không được thờ chung ở gian giữa, phải đợi hết tang mới có thể rước sang hợp tự 24. Tế ngu Ngu là vui. Tế ngu để làm nguôi lòng đâu thương của cha hay mẹ vừa mất, để tỏ lòng hiếu kính cho cha mẹ được yên vui. Tế ngu gôm có 3 lần, lần đầu là sơ ngu, lần thứ 2 là tái ngu, lần 3 là tam ngu. Tế ngu thì chủ tế là con trưởng hay cháu đức tôn đứng hàng đầu, mỗi cử động phải theo người tướng lễ đi bên cạnh hương dẫn, để tránh lỗi lầm dễ mắt phải trong lúc đau thương không đủ sáng suốt. Con cháu xếp hàng hai bên,nam trái nữ phải,con dâu,con gái, cháu gái ngồi dưới đất,dâu trưởng ngồi hàng đầu,khi dâng cơm thì chính tay dâu trưởng xơi cơm. Văn tế thường viết mực đen trên vải hay vóc nhiễu trắng may thành bức trướng dài rộng hai ba thước tây, căng lên khung để chết trươc mặt người đọc những câu đối và những bài thơ điếu. Sau lễ sơ ngu, người ta buôn 2 cánh màn trắng trước bàn thờ xuống và dâng cơm. Lúc này con cháu phải quay đầu sang bên ngoài , tránh không trông thẳng lên bàn thờ, vì người ta cho rằng làm như vậy để cho vong linh hưởng kẻo trông thấy con cháu sẽ xúc động bi thương. Trướng đối đọc xong người ta lại căng treo trên tường nhà thờ vong, không đốt đi như văn tế thần, và bỏ hết đi sau lễ đại tường. Sau lễ sơ ngu là tái ngu và tam ngu.Thông thường nhiều gia đình làm lễ tái ngu ba ngày kế tiêp liền nhau. 25. Viếng mộ Ba ngày sau khi chôn cất, con cháu mỗi buổi sớm phải đi viếng mộ. 26. Cúng 7 ngày Sau 7 ngày, con cháu lại phải làm lễ cúng, người xưa quan niệm con người có bảy lỗ( thất khiếu gồm hai mắt, hai lỗ tai, hai lỗ mũi, mồm). Khiếu cũng có nghĩa là 7 vía. Cúng 7 ngày là giải một vía. 27. Cúng 49 ngày Cúng 49 ngày còn gọi là chung thất hết 7 tuần. 7 tuần tương đương với 7 cửa. Cúng bảy tuần là mong người chết yên hàn đi qua các cửa này dưới cõi âm, con số 7 còn chỉ các ngôi sao như Mặt trăng, mặt trời, sao thủy, sao hỏa, sao mộc, sao kim, sao thổ. Mỗi vị thần ấy có một cung, mỗi cung gồm 7 bộ tức là 49 bộ đại diện cho lưỡng nghi, tứ tượng, bát quái của các vũ trụ và con người. 28. Cúng 100 ngày Cúng 100 ngày còn gọi là Tốt khốc. Tốt là cuối cùng, khốc là khóc. Cúng 100 ngày thì thôi không khóc và không cúng cơm nữa. Người xưa quan niệm ( chết không phải là hết mà là về cõi cực lạc. Nếu chưa về được cõi ấy thì phải đầu thai qua kiếp khác. Người chết hồn đi lang thang nhưng không tự kiếm ăn được nên phải cúng cơm 100 ngày 29. Tiểu tường Còn gọi là giỗ đầu, được tổ chức một năm sau ngày người thân mất. Sau lễ tiểu tường người thân được quyền bỏ hung phục như xô ga, gậy mấn mũ rơm, nhưng vẫn phải mặc đồ tang, áo trắng vải xấu đã mặc tù lúc lễ thành phục, con trai vẫn phải chít khăn ngang. 30. Đại tường Còn được gọi là giỗ hết được tổ chức hai năm sau ngày người thân mất. Đại tang đến đây được coi là hết. Sau lễ cúng đại tường linh hồn sẽ được siêu thoát hoặc đầu thai thành kiếp khác. Theo phong tục dân gian phải đợi sau 2 tháng nữa để chọn một ngày làm lễ trừ phục, nghĩa là bỏ hết đồ tang, thời gian từ lễ đại tường đến lễ trừ phục khoảng 3 tháng, tục gọi là 3 tháng đờm. 31. Đốt mã Ngày rằm tháng 7 đầu tiên sau tiểu tường, người ta thường làm lễ đốt mã cho vong, đồ mã làm bằng giấy, giống hệt những đồ dùng hằng ngày như áo, quần, khăn, yếm, giầy, dép, chăn, gối... thậm chí có cả mèo, chó, ngựa, trâu. 32. Làm chay Dân gian tin rằng những người chết bất đắc kì tử, chết đuối, chết do tai nạn phần nhiều là do nghiệp chướng, bởi thế cần làm chay để giải oan, cầu mong cho linh hồn được siêu thoát. Làm chay được tổ chức ở chùa hay ở nhà, thông thường phải mất bảy đem mới xong. 33. Cải táng Chôn lúc mới chết gọi là hung táng còn 3, 4, năm sau đem hài cốt táng nơi khác gọi là cải táng. Người Việt vốn coi trọng đạo hiếu, luôn tin từ tổ tiên, ông bà, cha mẹ đến mình có mối tương quan, hài cốt tiền nhân yên lành, ấm cúng con cháu mới mạnh khỏe, làm ăn phát đạt. Do đó người ta tin rằng người có đại tang gặp nhiều rủi ro làm việc gì cũng không thuận lợi bởi lúc ấy thi thể cha mẹ đang bị rửa nát, hủy hoại tức có liên hệ với con cháu cùng huyết mạch, vì vậy mà người xưa muốn tìm nơi đát tốt để mồ mã ông bà ông bà, cha mẹ, nằm ở nơi quí địa để phù hộ cho con cháu làm ăn phát đạt mạnh khỏe. Muốn cải táng phải chọn ngày thích hợp không xung khắc với tuổi người chết. Trước hôm cải táng phải làm lễ cáo vong và cáo gia tiên. Ngày cải táng làm lễ khấn thổ thần nơi mã xin đào lên và cúng thổ thần nơi sắp đêm chôn. Sau khi đào đất, cạy nắp quan tài người ta thu lượm từng cái xương rửa sạch bằng nước thơm rồi bỏ vào tiểu gọi là sang tiểu. Ngày cải táng con cháu đội khăn tang, mặc áo trắng... Sau khi cải cát mới được rước bát hương về thần chủ sang thò ch
Luận văn liên quan