Tiểu luận Thị trường chứng khoán quốc tế và những tác động đối với thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán ban đầu phát triển một cách tự phát và rất s ơ khai, xuất phát từ một sự cần thiết đơn lẻ của buổi ban đầu. Vào giữa thế kỷ 15 ở tại những thành phố trung tâm buôn bán ở phương Tây, các thương gia thường tụ tập tại các quán cà phê để trao đổi việc mua bán trao đổi các vật phẩm hàng hoá. Lúc đầu chỉ một nhóm nhỏ, dần dần sau đó tăng dần và hình thành một khu chợ riêng. Cuối thế kỷ 15, để thuận tiện hơn cho việc làm ăn, khu chợ trở thành “thị trường” với việc họ thống nhất các quy ước và dần dần các quy ước được sửa đổi hoàn chỉnh thành những quy tắc có giá trị bắt buộc chung cho mọi thành viên tham gia ” thị trường”. Phiên chợ riêng đầu tiên được diễn ra vào năm 1453 tại một lữ điếm của gia đình Vanber ở Bruges Bỉ, tại đó có một bảng hiệu hình ba túi da với một tiếng Pháp là “Bours e” tức là “mậu dịch thị trường” hay còn gọi là “Sở giao dịch”. Vào năm 1547, thành phố ở Bruges Bỉ mất đi sự phồn thịnh do eo biển Even bị cát lấp nên mậu dịch thị trường ở đây bị sụp đổ và được chuyển qua thị trấn Auvers Bỉ, ở đây thị trường phát triển rất nhanh và giữa thế kỷ 16 một quan chức đại thần của Anh quốc đã đến quan sát và về thiết lập một mậu dịch thị trường tại London Anh, nơi mà sau này được gọi là Sở giao dịch chứng khoán London. Các mậu dịch thị trường khác cũng lần lượt được thành lập tại Pháp, Đức và Bắc Âu

pdf26 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2286 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thị trường chứng khoán quốc tế và những tác động đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TTCK quốc tế và những tác động đến TTCK Việt Nam Trường Đại học kinh tế TP.Hồ Chí Minh Khoa Đào tạo sau đại học ***** Bài thuyết trình môn Tài Chính Quốc Tế Tiểu luận THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUỐC TẾ VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Nhóm 12 lớp ngân hàng đêm 2 k16: Trần Minh Thắm Nguyễn Phú Tặng Nguyễn Thị Thanh Uyên Trần Hà Minh Thắng Bùi Thị Bích Tuyền Nhóm 12 lớp ngân hàng đêm 2 K16 1 TTCK quốc tế và những tác động đến TTCK Việt Nam A. TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN QUỐC TẾ 1. Lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán ban đầu phát triển một cách tự phát và rất sơ khai, xuất phát từ một sự cần thiết đơn lẻ của buổi ban đầu. Vào giữa thế kỷ 15 ở tại những thành phố trung tâm buôn bán ở phương Tây, các thương gia thường tụ tập tại các quán cà phê để trao đổi việc mua bán trao đổi các vật phẩm hàng hoá. Lúc đầu chỉ một nhóm nhỏ, dần dần sau đó tăng dần và hình thành một khu chợ riêng. Cuối thế kỷ 15, để thuận tiện hơn cho việc làm ăn, khu chợ trở thành “thị trường” với việc họ thống nhất các quy ước và dần dần các quy ước được sửa đổi hoàn chỉnh thành những quy tắc có giá trị bắt buộc chung cho mọi thành viên tham gia ” thị trường”. Phiên chợ riêng đầu tiên được diễn ra vào năm 1453 tại một lữ điếm của gia đình Vanber ở Bruges Bỉ, tại đó có một bảng hiệu hình ba túi da với một tiếng Pháp là “Bourse” tức là “mậu dịch thị trường” hay còn gọi là “Sở giao dịch”. Vào năm 1547, thành phố ở Bruges Bỉ mất đi sự phồn thịnh do eo biển Even bị cát lấp nên mậu dịch thị trường ở đây bị sụp đổ và được chuyển qua thị trấn Auvers Bỉ, ở đây thị trường phát triển rất nhanh và giữa thế kỷ 16 một quan chức đại thần của Anh quốc đã đến quan sát và về thiết lập một mậu dịch thị trường tại London Anh, nơi mà sau này được gọi là Sở giao dịch chứng khoán London. Các mậu dịch thị trường khác cũng lần lượt được thành lập tại Pháp, Đức và Bắc Âu. Sự phát triển của thị trường ngày càng phát triển cả về lượng và chất với số thành viên tham gia đông đảo và nhiều nội dung khác nhau. Vì vậy theo tính chất tự nhiên nó lại được phân ra thành nhiều thị trường khác nhau như: Thị trường giao dịch hàng hoá, thị trường hối đoái, thị trường giao dịch các hợp đồng tương lai và thị Nhóm 12 lớp ngân hàng đêm 2 K16 2 TTCK quốc tế và những tác động đến TTCK Việt Nam trường chứng khoán… với đặc tính riêng của từng thị trường thuận lợi cho giao dịch của người tham gia trong đó. Quá trình các giao dịch chứng khoán diễn ra và hình thành như vậy một cách tự phát cũng tương tự ở Pháp, Hà Lan, các nước Bắc Âu, các nước Tây Âu và Bắc Mỹ. Các phương thức giao dịch ban đầu được diễn ra sơ khai ngay cả khi ở ngoài trời với những ký hiệu giao dịch bằng tay và có thư ký nhận lệnh của khách hàng. Ở Mỹ cho đến năm 1921, khu chợ này được chuyển từ ngoài trời vào trong nhà, Sở giao dịch chứng khoán chính thức được thành lập. Ngày nay, theo sự phát triển của công nghệ khoa học kỹ thuật, các phương thức giao dịch ở các Sở giao dịch chứng khoán cũng được cải tiến dần theo tốc độ và khối lượng yêu cầu nhằm đem lại hiệu quả và chất lượng cho giao dịch, các Sở giao dịch đã dần dần sử dụng máy vi tính để truyền các lệnh đặt hàng và chuyền dần từ giao dịch thủ công kết hợp \/ói máy vi tính sang sử dụng hoàn toàn hệ thống giao dịch điện tử thay cho thủ công trước kia. Lịch sử phát triển các thị trường chứng khoán Thế giới trải qua một sự phát triển thăng trầm lúc lên, lúc xuống, vào những năm 1875-1913, thị trường chứng khoán Thế giới phát triển huy hoàng cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế Thế giới lúc đó, nhưng rồi đến “ngày thứ năm đen tối ” tức ngày 29/10/1929 đã làm cho thị trường chứng khoán Tây, Bắc Âu và Nhật bản khủng hoảng mất lòng tin. Cho mãi tới chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc, các thị trường chứng khoán cũng hồi phục dần và phát triển mạnh và rồi cho đến năm 1987 một lần nữa đã làm cho các thị trường chứng khoán Thế giới điên đảo với “ngày thứ hai đen tối” do hệ thống thanh toán kém cỏi không đảm đương được yêu cầu của giao dịch, sụt giá chứng khoán ghê gớm, mất lòng tin và phản ứng dây chuyền mà hậu quả của nó còn nặng hơn cuộc khủng hoảng năm 1929. Theo quy luật tự nhiên, sau gần hai năm mất lòng tin, thị trường chứng khoán Thế giới lại đi vào giai đoạn ổn định và phát triển đến ngày nay. Cứ mỗi lần khủng hoảng như vậy, giá chứng khoán của tất cả các thị trường chứng Nhóm 12 lớp ngân hàng đêm 2 K16 3 TTCK quốc tế và những tác động đến TTCK Việt Nam khoán trên Thế giới sụt kinh khủng tuy ở mỗi khu vực và mỗi nước ở những mức độ khác nhau gây ra sự ngừng trệ cho thị trường chứng khoán toàn cầu và cũng ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế mỗi nước. Cho đến nay, phần lớn các nước trên Thế giới đã có khoảng trên 160 Sở giao dịch chứng khoán phân tán khắp các châu lục bao gồm cả các nước trong khu vực Đông nam Á phát triển vào những năm 1960 -1970 vào ở các nước ở Đông Âu như Balan, Hunggari, Séc, Nga, và Châu Á như Trung quốc vào những năm 1980 - đầu năm 1990. Lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán trên Thế giới cho thấy thời gian đầu, thị trường hình thành một cách tự phát, đối tượng tham gia chủ yếu là các nhà đầu cơ, dần dần về sau mới có sự tham gia ngày càng đông đảo của công chúng. Khi thị trường bắt đầu xuất hiện sự trục trặc và bất ổn, chính phủ buộc phải can thiệp bằng cách thành lập các cơ quan quản lý nhằm bảo vệ quyền lợi của công chúng đầu tư và sau đó dần dần hệ thống pháp lý cũng bắt đầu được ban hành. Kinh nghiệm đối với những thị trường mới hình thành về sau này cho thấy thị trường sau khi thiết lập chỉ có thể hoạt động có hiệu quả, ổn định và nhanh chóng nếu có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt về hàng hoá, luật pháp, con người, bộ máy quản lý và đặc biệt sự giám sát và quản lý nghiêm ngặt của Nhà nước. Song cũng có một số thị trường chứng khoán có sự trục trặc ngay từ ban đầu như thị trường chứng khoán Thái Lan, Inđônêsia, hoạt động trì trệ một thời gian dài do thiếu hàng hoá và do không được quan tâm đúng mức, thị trường chứng khoán Philippine kém hiệu quả do thiếu sự chỉ đạo và quản lý thống nhất hoạt động của 2 Sở giao dịch chứng khoán Makita và Manila, thị trường chứng khoán Balan, Hungari gặp trục trặc do việc chỉ đạo giá cả quá cao hoặc quá thấp, … Có thể nói, Thị trường chứng khoán là một định chế tài chính không thể thiếu được trong đời sống kinh tế của những nước theo cơ chế thị trường và nhất là những nước đang phát triển đang cần thu hút luồng vốn lớn dài hạn cho nền kinh tế quốc dân. Nhóm 12 lớp ngân hàng đêm 2 K16 4 TTCK quốc tế và những tác động đến TTCK Việt Nam Trong giới hạn của đề tài, nhóm tác giả sẽ trình bày qua những biến động chính của các thị trường chứng khoán lớn trên thế giới như Mỹ, Anh, Nhật, Singapore, Trung Quốc, Hongkong trong khoản thời gian là năm 2007 và những tháng đầu năm 2008. 2. Một số chỉ số chứng khoán cơ bản trên các thị trường:  Thị trường chứng khoán Mỹ: Chỉ số bình quân công nghiệp Dow Jones, Chỉ số dành cho các công ty công nghệ cao Nasdaq, Chỉ số Standard & Poor’s 500  Thị trường chứng khoán Nhật: chỉ số Nikkei  Thị trường chứng khoán Anh:  Thị trường chứng khoán Trung Quốc: Chỉ số Shanghai Composite và Shenzhen 300  Thị trường chứng khoán Hongkong: chỉ số Hang Seng, HIS  Thị trường chứng khoán Singapore: chỉ số Straits Times 3. Những biến động trên thị trường chứng khoán thế giới: Theo nhận định của TBKT Việt Nam: “chứng khoán thế giới – một năm sóng gió” Chứng khoán Trung Quốc: Sau 4 năm liên tục sụt giảm, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã tăng trưởng trở lại từ đầu 2005. Đầu năm 2006, thị trường chứng khoán Trung Quốc đạt trên 1.100 điểm và tới cuối năm 2006 đạt 2.500 điểm, tăng gấp hơn 2 lần. Hầu hết nhà kinh tế đều dự đoán, chứng khoán Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cao, có thể đạt 2.800 điểm, thậm chí 3.000 điểm Khi 4 ngân hàng thương mại lớn của Trung Quốc là Ngân hàng Giao thông, Ngân hàng Trung Quốc, Công thương, Kiến thiết lần lượt lên sàn và đều thu được lợi nhuận đáng kể, các nhà đầu tư càng có nhiều hy vọng vào thị trường này Đến nửa đầu tháng 1/2007, số nhà đầu tư mới đăng ký thêm kinh doanh chứng khoán lên đến trên 154.000 hộ. Và tính riêng trong tháng 1/2007, có đến Nhóm 12 lớp ngân hàng đêm 2 K16 5 TTCK quốc tế và những tác động đến TTCK Việt Nam 341.000 nhà đầu tư, bao gồm các thành phần hưu trí, nội trợ, công chức, sinh viên... mở tài khoản mới. Ngày 27/2/2007, sau khi chính phủ Trung Quốc thông báo sẽ quyết tâm truy quét các hoạt động đầu tư bất hợp pháp từng giúp đẩy các chỉ số chứng khoán lên cao kỷ lục thì chỉ số giá chứng khoán bất thình lình sụt giảm nghiêm trọng, đây là đợt "rơi thẳng đứng" mạnh nhất trên TTCK Trung Quốc kể từ tháng 2/1997. Sự sụt giảm giá chứng khoán nhanh chóng lan sang Mỹ, châu Âu và nhiều nước châu Á, trong nỗi lo về tốc độ phát triển kinh tế trì trệ trên toàn cầu, đặc biệt là Mỹ. Cho đến nay, chưa có lý do chính xác về vụ chao đảo thị trường chứng khoán lần này, song có một số ý kiến cho rằng các nguyên nhân chủ yếu là tình trạng chứng khoán “bong bóng” ở Trung Quốc; chính phủ Trung Quốc nỗ lực hạ nhiệt nền kinh tế; khả năng kinh tế Mỹ suy thoái; nợ khó đòi gia tăng tới mức báo động ở Mỹ… Tuy nhiên yếu tố quan trọng “Khởi nguồn sóng gió cho thị trường chứng khoán thế giới là thị trường Mỹ:  Bắt đầu từ tình hình nhà đất đang trở nên tồi tệ hơn mức dự báo tại Mỹ. Nguồn gốc là từ thời “hồ hởi, phấn khởi” của giới tài chính về cuộc cách mạng thần kỳ công nghệ thông tin. Đầu tư vào công nghệ thông tin ồ ạt, nhiều người làm giàu nhanh chóng, chứng khoán của các công ty liên quan đến công nghệ tăng từ 1.000 điểm ngày 17-7-1975 lên cao điểm 5.132 vào ngày 10-3-2000 và sau đó tụt xuống điểm thấp nhất là 1.108 ngày 10-10-2002. Đây là thời điểm khủng hoảng toàn diện của thị trường chứng khoán khi các công ty công nghệ thông tin thất bại hàng loạt.  Để đối phó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) giảm lãi suất, từ trên 6,5% năm 2000 xuống còn dưới 1,75% năm 2001, chạm 1% suốt những năm 2002, 2003 cho đến giữa cuối năm 2004, nhằm vực dậy nền kinh tế đang suy thoái sau sự sụp đổ của các ngành công nghiệp. Năm 2005 lãi suất vẫn còn ở mức khá thấp nhưng bắt đầu tăng dần để đối phó với lạm phát.  Giai đoạn 2001-2005, lãi suất thấp đã khuyến khích người dân mua nhà từ nguồn vay cầm cố, đẩy giá nhà liên tục leo thang, tăng 10% năm 2002 và tăng bình quân trên 25%/năm giai đoạn 2003-2005. Sự bùng nổ giá nhà giai đoạn này là một yếu tố quan trọng đóng góp vào sự phục kinh tế của Mỹ do lãi suất giảm làm giảm Nhóm 12 lớp ngân hàng đêm 2 K16 6 TTCK quốc tế và những tác động đến TTCK Việt Nam giá trị các khoản thanh toán cầm cố hàng tháng của người dân trong khi giá nhà tăng giúp họ có được những khoản vay mới lớn hơn để chi tiêu tiêu dùng, thực hiện khẩu hiệu “đi mua sắm theo yêu cầu của Tổng thống và vì lòng yêu nước”, từ đó kích thích tăng trưởng.  Tuy nhiên, sự phục hồi kinh tế của Mỹ cùng với nguy cơ lạm phát gia tăng bởi cả những yếu tố từ cung, cầu thúc đẩy Cục Dự trữ liên bang Mỹ tăng lãi suất trở lại, đến tháng 8/2005 lãi suất liên ngân hàng định hướng của Mỹ (Fed Fund Rate) đạt mức 3,75%/năm, và dự kiến còn tiếp tục tăng nên không còn là mức lãi suất hấp dẫn đối với người mua nhà, thị trường nhà đất bắt đầu sụt giảm. từ tháng 8/2006 thị trường sụt giảm mạnh, lãi suất tăng đưa đến việc người có lương thấp mất khả năng chi trả tiền vay mua nhà, đồng thời hãm phanh việc giá nhà tăng, giá nhà giảm và tiếp tục giảm.  Tình hình này làm người đi vay mua nhà mất khả năng chi trả, mà lại không bán được nhà vì giá nhà xuống. Người có chứng khoán bán tháo đẩy giá xuống theo. Các công ty môi giới đi vay để cho vay không còn khả năng chi trả. Những người bỏ tiền vốn vào các quỹ đầu tư rủi ro cao (nhằm mua chứng khoán nhà cửa) đòi tiền lại, dẫn đến tình trạng nhiều quỹ lớn mất khả năng chi trả.  Tác động của cuộc khủng hoảng lan cả ra ngoài lĩnh vực nhà đất và làm gián đoạn thị trường tài chính toàn cầu do các nhà đầu tư, chủ yếu là các quỹ bảo hiểm trong nước và nước ngoài, đã buộc phải đánh giá lại rủi ro mà họ đang nắm giữ và những người tiêu dùng mất khả năng tài trợ hơn nữa cho chi tiêu tiêu dùng của mình, gây ra sự biến động mạnh trên các thị trường trái phiếu, cổ phiếu và phái sinh.  Thực tế ngày 15/82007, chỉ số Dow Jones giảm xuống dưới mức 13.000 từ mức 14.000 đạt được hồi tháng 7, chỉ số S&P 500 sụt giảm ở mức chưa từng có. Tình trạng tương tự cũng xảy ra ở hầu khắp các thị trường trên toàn thế giới, trong đó thị trường Brazil và Hàn Quốc bị tác động mạnh nhất. Hiện tượng chỉ số chứng khoán có mức giảm lớn trong ngày trở thành phổ biến, chẳng hạn KOSPI giảm khoảng 7% chỉ trong 1 ngày.  Lo sợ sẽ xuất hiện chính thức một cuộc khủng hoảng tài chính, giới đầu tư đã tìm cách tháo chạy, bán đổ bán tháo cổ phiếu, tạo tâm lý đầy bi quan ở hầu khắp các thị trường khu vực châu Á. Vào lúc 16h00 chiều 28/8, chỉ số châu Á - Thái Bình Nhóm 12 lớp ngân hàng đêm 2 K16 7 TTCK quốc tế và những tác động đến TTCK Việt Nam Dương của Morgan Stanley Capital International giảm 0,2%, xuống còn 149,69 điểm. Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật giảm 0,1%, xuống còn 16.292,07 điểm.  Những thông tin “xấu” của các công ty lớn có thể kể ra ở thời điểm này: Công ty Đầu tư cầm cố nhà Mỹ (American Housing Mortgage Investment Corporation, Melville, New York) đệ đơn xin phá sản vào 6/8/2007, sau khi sa thải hàng hoạt công nhân trong tuần trước đó. Báo cáo ngày 10/8 của Accredited Home Lenders cho biết công ty dự kiến có thể thua lỗ tới 60 triệu USD trong quý I /2007. Ngày 8/8/2007, MGIC (Mortgage Guaranty Insurance Corporation, Milwaukee, Wisconsin) thông báo không thể tiếp tục khoản mua lại Radian Group (Philadenphia, Pennsylvania) sau khi thu lỗ 1 tỷ USD trong vụ đầu tư vào C-BASS (Credit-Based Asset Servicing and Securitization, New York City). C-BASS đang tìm kiếm đối tác để tái cơ cấu các khoản tài trợ. Thương vụ MGIC-Radian có thể đạt tới 4,9 tỷ USD. Sau đó, ngày 9/8, ngân hàng BNP Paribas của Pháp chấm dứt hoạt động của 3 quỹ và đình chỉ việc rút tiền của các nhà đầu tư sau khi tai họa về cho vay cầm cố dưới tiêu chuẩn của Mỹ gây ra “sự bay hơi hoàn toàn về thanh khoản”. Quỹ bảo hiểm lớn nhất trị giá 8 tỷ USD của Goldman Sach - Global Alpha – thông báo lỗ 26% trong năm 2007. Đồng thời, Citigroup cũng báo cáo thua lỗ 700 triệu USD trong hoạt động tín dụng tháng 7 và tháng 8/2007.  Ngày 15/8, cổ phiếu của Countrywide Financial, công ty cho vay cầm cố lớn nhất ở Mỹ, giảm khoảng 13% trên sàn chứng khoán New York, mức giảm trong ngày lớn nhất kể từ khủng hoảng thị trường chứng khoán năm 1987  Sự sụt giảm của thị trường chứng khoán toàn cầu đã buộc ngân hàng trung ương các nước đồng loạt phải can thiệp. Lần đầu tiên kể sau cuộc tấn công khủng bố 11/9/2001, các NHTW Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản đồng loạt can thiệp, tổng số tiền bỏ ra gần 350 tỷ USD để mua chứng khoán của các tập đoàn tài chính môi giới Nhóm 12 lớp ngân hàng đêm 2 K16 8 TTCK quốc tế và những tác động đến TTCK Việt Nam chứng khoán địa ốc nhằm ngăn chặn tâm lý “tháo chạy” khỏi thị trường, tuy nhiên kết quả vẫn không mấy khả quan  Thị trường chỉ bắt đầu khôi phục trở lại sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) quyết định giảm lãi suất chiết khấu 0,5 điểm phần trăm xuống 5,75%/năm ngày 16/8 nhằm phát tín hiệu sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng.  Ngày 18/09/2007 Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) cắt giảm lãi suất đồng USD từ 5,25% xuống 4,75% , chỉ số công nghiệp Dow Jones đã tăng điểm mạnh, và tiếp theo đó ngày 19/9/2007 thị trường chứng khoán châu Á và châu Âu đồng loạt lên điểm.  Tại châu Á, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng vọt thêm 579,74 điểm, tương đương 3,7%, đóng cửa ở mức 16.381,54 điểm points. Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông còn tăng mạnh hơn - 977,79 điểm (3,98%) lên 25.554,64 điểm.  Sự thất thoát vì nợ xấu cho lĩnh vực cho vay cầm cố tăng nhanh và chưa có dấu hiệu kết thúc. Trong 3 tháng cuối năm 2007, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã cắt giảm lãi suất cơ bản đối với đồng USD thêm 2 lần nửa (31/10: 4,75% -> 4,5%, giảm 0,25 điểm; 11/12: giảm 0.25 điểm từ 4,5% -> 4,25%) còn 4,25%. Đến nay FED tiếp tục chính sách này thêm 2 lần nửa (22/01/2008: giảm 0.75 điểm từ 4,25% -> 3,5% và 31/01/2008: giảm từ 3,5% -> 3%) và bơm thêm tiền vào nền kinh tế, dự kiến cuộc họp vào 18/03 tới FED có thể cắt giảm lãi suất thêm 0.5 điểm nửa. Đây thực sự là cố gắng của FED để vực dậy nền kinh tế của Mỹ.  Ứng với mỗi lần điều chỉnh lãi suất của FED, thị trường chứng khoán châu Á, Âu đều có những phản ứng khởi sắc, tuy nhiên thị trường chứng khoán Mỹ đã không phản ứng tích cực sau lần cắt giảm lãi suất mạnh ngày 22/01, chỉ số chứng khoán tiếp tục giảm và lan sang các thị trường châu Á, Âu. Theo thống kê, sự “lao dốc” của thị trường chứng khoán thế giới đã làm giảm của các thị trường tổng số tiền 7.300 tỷ USD (tính đến ngày 23/01/2008). Tóm lại với tình hình hiện nay, theo nhận định của các chuyên gia, hoạt động kinh tế Mỹ khó có thể khởi sắc dù FED tiếp tục tung tiền cứu các quỹ đầu tư rủi ro và giảm lãi suất để bảo vệ thị trường địa ốc, tuy nhiên giảm lãi suất sẽ ảnh hưởng đến chính sách chống lạm phát và khả năng thu hút tiền từ nước ngoài để bù đắp cán cân Nhóm 12 lớp ngân hàng đêm 2 K16 9 TTCK quốc tế và những tác động đến TTCK Việt Nam thanh toán. Đồng tiền Mỹ tiếp tục mất giá so với các đ6òng tiền mạnh khác.. Điều này là một câu hỏi khó cho xu hướng TTCK thế giới năm 2008. B. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN THẾ GIỚI Từ những năm 90, nhằm tạo ra một kênh huy động vốn mới cho nền kinh tế, phục vụ đầu tư phát triển, Nhà nước đã định hướng xây dựng và phát triển TTCK Việt Nam. Bắt đầu từ việc Chính phủ thành lập Ban soạn thảo Pháp lệnh về chứng khoán và TTCK (1994), Ban Chuẩn bị tổ chức TTCK (1995) và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (1996); kế đến, 2 Trung tâm Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, đã lần lượt được khai trương và chính thức đi vào hoạt động từ năm 2000 và 2005. Đến nay, sau hơn 7 năm hoạt động, hoạt động của TTCK Việt Nam đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên đề tài chỉ xin điểm qua tình hình của TTCK VN năm 2007 và những ngày đầu năm 2008. I. Thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2007 Trải qua nhiều thăng trầm TTCK VN năm 2007 vẫn đạt mức tăng trưởng vượt bậc. Giá trị vốn hóa thị trường đạt 43.7% GDP-một con số không nhỏ so với thị trường còn non trẻ như VN. 1. Chủ thể tham gia thị trường: Năm 2007, TTCK VN đạt những thành công đáng kể, quy mô hoạt động của thị trườn không ngừng mở rộng, nhiều loại cổ phiêu và trái phiếu mới được niêm yết trên thị trường, các tổ chức niêm yết, các cty CK, các nhà đầu tư đã thực sự thích nghị với môi trường hoạt động của một thể chế tài chính bậc cao. 1.1 Cơ quan quản lý Trung tâm giao dịch CK TP.HCM đã chuyển thành Sở giao dịch CK TP.HCM vào giữa năm 2007 và thực hiện giao dịch khớp lệnh liên tục từ 30/07/2007 và từng Nhóm 12 lớp ngân hàng đêm 2 K16 10 TTCK quốc tế và những tác động đến TTCK Việt Nam bước triển khai giao dịch nhập lệnh từ xa để đáp ứng tình hình phát triển của thị trường. Luật chứng khoán hiệu lực từ 01/7/2007 đã làm lành mạnh hóa và minh bạch hóa hơn cho môi trường đầu tư chứng khoán tại VN. Công tác kiểm soát việc công bố thong tin trên TTCK, thanh tra giám sát thị trường đã có những bước tiến so với năm 2006. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế của các cơ quan quản lý: đó là sự thiếu đồng bộ về điều tiết cung cầu giữa Bộ Tài chính và NHNN. Trong khi lượng cung tăng mạnh do việc phát hành cổ
Luận văn liên quan