Tiểu luận Thị trường tài chính phái sinh Việt Nam

a. Khái niệm : Công cụ tài chính phái sinh là một công cụ mà giá trị của nó bắt nguồn từ giá trị của các tài sản cơ sở. Chẳng hạn, phái sinh hàng hóa thì cà phê, đường, cao su, hay sắt thép, vàng bạc, kim loại quý là tài sản cơ sở tạo lập nên các phái s inh này; hoặc phái s inh chứng khoán thì cổ phiếu, tín phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ. là những tài sản cơ sở cho các phái sinh, còn phái sinh tiền tệ thì tỷ giá, lãi suất, ngoại hối là tài sản cơ sở. b. Đặc điểm của công cụ tài chính phái sinh : Thứ nhất, các công cụ tài chính phái sinh có giá trị thay đổi theo sự thay đổi giá trị của các tài sản cơ sở (lãi s uất, giá công cụ tài chính, giá hàng hóa, tỷ giá hối đoái, chỉ số giá, xếp hạng tín dụng hoặc chỉ số tín dụng). Sự thay đổi của các tài sản cơ sở chính là điều kiện hình thành các công cụ tài chính phái sinh. Do đặc điểm này mà việc định giá các công cụ phái s inh rất khác biệt so với các công cụ tài chính khác. Chẳng hạn như để định giá một cổ phiếu phổ thông của một doanh nghiệp, ta cần ước tính được các dòng tiền kỳ vọng trong tương lai, cổ tức dự kiến hàng năm, giá bán cổ phiếu dự kiến hay tốc độ tăng trưởng của công ty Nhưng để định giá một công cụ phái s inh, giả sử như định giá một quyền chọn bán 1.000 tấn gạo tại thời điểm 02/06/2010, ngày đáo hạn là 19/01/2012, ta cần xét đến những biến động về giá trị thị trường của tài sản, giá thực hiện của quyền chọn bán, lãi s uất phi rủi ro, mức độ biến động tỷ suất lợi nhuận của tài sản, Như vậy, giá trị các công cụ tài chính phái sinh phụ thuộc rất nhiều vào sự thay đổi giá trị của tài sản cơ sở.

pdf51 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4441 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thị trường tài chính phái sinh Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHÓM 10 – LỚP ĐÊM 2 NGÂN HÀNG 2 1 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH VIỆT NAM Tiểu luận THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH VIỆT NAM NHÓM 10 – LỚP ĐÊM 2 NGÂN HÀNG 2 2 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH VIỆT NAM A. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH VÀ THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH VIỆT NAM I. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ CÔNG CỤ PHÁI SINH VÀ THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH : 1. Công cụ tài chính phái sinh : a. Khái niệm : Công cụ tài chính phái sinh là một công cụ mà giá trị của nó bắt nguồn từ giá trị của các tài sản cơ sở. Chẳng hạn, phái sinh hàng hóa thì cà phê, đường, cao su, hay sắt thép, vàng bạc, kim loại quý… là tài sản cơ sở tạo lập nên các phái s inh này; hoặc phái s inh chứng khoán thì cổ phiếu, tín phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ... là những tài sản cơ sở cho các phái sinh, còn phái sinh tiền tệ thì tỷ giá, lãi suất, ngoại hối… là tài sản cơ sở. b. Đặc điểm của công cụ tài chính phái sinh : Thứ nhất, các công cụ tài chính phái sinh có giá trị thay đổi theo sự thay đổi giá trị của các tài sản cơ sở (lãi suất, giá công cụ tài chính, giá hàng hóa, tỷ giá hối đoái, chỉ số giá, xếp hạng tín dụng hoặc chỉ số tín dụng). Sự thay đổi của các tài sản cơ sở chính là điều kiện hình thành các công cụ tài chính phái sinh. Do đặc điểm này mà việc định giá các công cụ phái s inh rất khác biệt so với các công cụ tài chính khác. Chẳng hạn như để định giá một cổ phiếu phổ thông của một doanh nghiệp, ta cần ước tính được các dòng tiền kỳ vọng trong tương lai, cổ tức dự kiến hàng năm, giá bán cổ phiếu dự kiến hay tốc độ tăng trưởng của công ty Nhưng để định giá một công cụ phái s inh, giả sử như định giá một quyền chọn bán 1.000 tấn gạo tại thời điểm 02/06/2010, ngày đáo hạn là 19/01/2012, ta cần xét đến những biến động về giá trị thị trường của tài sản, giá thực hiện của quyền chọn bán, lãi suất phi rủi ro, mức độ biến động tỷ suất lợi nhuận của tài sản, Như vậy, giá trị các công cụ tài chính phái sinh phụ thuộc rất nhiều vào sự thay đổi giá trị của tài sản cơ sở. Thứ hai, công cụ tài chính phái sinh không yêu cầu bất cứ một khoản đầu tư thuần ban đầu nào hoặc chỉ yêu cầu một khoản đầu tư thuần ban đầu thấp hơn so với các loại NHÓM 10 – LỚP ĐÊM 2 NGÂN HÀNG 2 3 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH VIỆT NAM hợp đồng khác có các phản ứng tương tự đối với sự thay đổi của các yếu tố thị trường. Điều này có nghĩa là một nhà đầu tư có thể không cần bỏ ra bất kỳ một khoản tiền nào (chẳng hạn như trong giao dịch kỳ hạn, hoán đổi,) hoặc chỉ bỏ ra một khoản tương đối nhỏ (ví dụ: phí quyền chọn trong giao dịch quyền chọn, tài khoản đặt cọc và duy trì trong giao dịch tương lai,) so với giá trị của những hợp đồng tương tự (hợp đồng mua bán giao ngay,), nhưng vẫn có thể tham gia vào thị trường phái s inh và thu lợi nhuận hoặc phòng ngừa rủi ro. Thứ ba , khác với mua bán giao ngay, các nhà đầu tư khi tham gia thị trường phái sinh có quyền thanh toán (đôi khi là từ chối thanh toán trong các hợp đồng quyền chọn) tại hoặc trước một thời điểm nhất định theo thỏa thuận (đối với thị trường phi tập trung) hoặc theo quy định (đối với thị trường tập trung). Đây cũng được coi là một đặc điểm nổi bật của các công cụ tài chính phái sinh. c. Các loại công cụ tài chính phái sinh : Các công cụ trên thị trường tài chính phái sinh rất đa dạng, nhưng nhìn chung có các công cụ chính như sau : Hợp đồng kỳ hạn (Forward): Hợp đồng kỳ hạn (Forward) là một thỏa thuận trong đó một người mua và một người bán chấp nhận thực hiện một giao dịch hàng hóa với khối lượng xác định tại một thời điểm xác định trong tương lai với mức giá giao dịch được ấn định vào ngày hôm nay. Tiền thu được từ hợp đồng kỳ hạn (Payoffs) được tính như sau :  Payoff trên mỗi đơn vị tài sản từ vị thế mua = ST– K  Payoff trên mỗi đơn vị tài sản từ vị thế bán = K – ST Trong đó : K : giá thực hiện ST : giá giao ngay tài sản tại thời điểm đáo hạn hợp đồng. Trong hợp đồng kỳ hạn, giá hàng hóa vào thời điểm đáo hạn hợp đồng có thể thay đổi tăng hay giảm xuống so với mức giá đã ký kết trong hợp đồng. Khi đó, một trong hai bên mua hoặc bán sẽ bị thiệt hại do đã cam kết một mức giá thấp hơn(đối với bên bán) hoặc cao hơn (đối với bên mua) so với giá thị trường.  Đặc điểm của hợp đồng kỳ hạn: NHÓM 10 – LỚP ĐÊM 2 NGÂN HÀNG 2 4 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH VIỆT NAM - Trong suốt thời hạn của hợp đồng giá trị của hợp đồng không được tiến hành định giá lại, do đó, không đặt ra yêu cầu phải bổ sung khoản ký quỹ. Chính vì vậy, rủi ro không có khả năng chi trả của hợp đồng có hai chiều. - Giá trị của hợp đồng kỳ hạn chỉ được giao nhận vào ngày đáo hạn của hợp đồng, không có khoản chi trả nào được thực hiện vào ngày ký kết hợp đồng hoặc trong thời hạn của hợp đồng.  Ví dụ về hợp đồng kỳ hạn : X muốn mua 1 ngôi nhà vào năm tới, Y có 1 căn nhà và muốn bán cũng thời gian đó. Y thỏa thuận bán nhà của Y cho X sau 1 năm nữa với gía 104,000$ (K), hợp đồng này là hợp đồng kì hạn.Vì X mua nên X mong giá sẽ tăng trong tương lai và ngược lại Y muốn giá giảm. Cuối năm, giả sử giá thị trường ngôi nhà là 110,000$ (ST) trong khi Y có nghĩa vụ phải bán với giá 104,000$ (K) => Y lỗ 6000$ và X lãi 6000$. Hợp đồng tương lai (Future): Hợp đồng tương lai (Future) là một thỏa ước giữa một bên là người mua (hoặc người bán) và một bên là sở giao dịch hoặc trung tâm thanh toán về việc giao và nhận một khối lượng tài sản xác định tại một thời điểm nhất định trong tương lai với một mức giá đã được ấn định sẵn.Khác với hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai thường được giao dịch trên các sở giao dịch. Tiền thu được từ hợp đồng tương lai (Payoffs) được tương tự như ở hợp đồng kỳ hạn.  Đặc điểm của hợp đồng tương lai : - Luôn có 2 vị thế : vị thế mua và vị thế bán. Nếu nhà đầu tư dự đoán giá thị trường của hàng hóa cơ sở tăng lên trong tương lai sẽ đứng ở vị thế mua. Ngược lại, sẽ chọn vị thế bán nếu dự đoán giá thị trường giảm đi. - Ngày thực hiện hợp đồng là một ngày chỉ định trước trong tương lai. Tại ngày này, cả 2 bên đều phải thực hiện hợp đồng - Để bảo đảm nghĩa vụ này, cả 2 bên đều phải ký quỹ một khoản tiền tại một trung tâm thanh toán hoặc sở giao dịch, khoản ký quỹ này sẽ được điều chỉnh theo giá trị thị trường hàng ngày. - Người ở vị thế bán phải giao hàng tại thời kỳ xác định trước, trong khi đó người ở vị thế mua phải trả tiền khi hàng hóa được chuyển giao. Hầu hết những người giao dịch NHÓM 10 – LỚP ĐÊM 2 NGÂN HÀNG 2 5 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH VIỆT NAM trên thị trường tương lai chọn cách thanh toán khoản chênh lệch thay vì tiến hành giao nhận. - Người ở vị thế mua có thể kết thúc quyền và nghĩa vụ của họ vào bất cứ lúc nào trước ngày đáo hạn bằng 1 hợp đồng bán đối ứng tương tự với hợp đồng mua. Những người ở vị thế bán có thể hủy bỏ quyền và nghĩ vụ của họ bằng hợp đồng mua đối ứng.  Ví dụ về hợp đồng tương lai : Công ty A bán cho công ty B 100,000 thùng dầu giao tháng 12/2013 theo một hợp đồng tương lai với giá 65$/ thùng. Đến tháng 12/2013, giá dầu lên 85$/thùng thì hoặc là A sẽ phải giao cho B 100,000 thùng dầu với giá 65$ hoặc A sẽ không phải giao dầu mà thanh toán cho B số tiền là 20$*100,000= 2.000.000 USD. Hợp đồng tương lai thực chất là hợp đồng kì hạn được tiêu chuẩn hóa. Có thể thấy rõ điều này qua bảng so sánh nhữn đặc điểm quan trọng như sau : Các tiêu chuẩn Hợp đồng kỳ hạn Hợp đồng tương lai Quy mô thị trường Nhỏ bé, cá nhân, người tham gia biết nhau. Rộng lớn, đại chúng, người mua và bán có thể không biết nhau Giao dịch trên thị trường Phi tập trung Tập trung Các điều khoản hợp đồng Không tiêu chuẩn hóa hợp đồng Tiêu chuẩn hóa hợp đồng theo quy định của sàn giao dịch (về khối lượng giao dịch, ngày giá trị, loại hàng hóa, đơn vị hàng hóa …) Thời điểm giao hàng Thường quy định một hoặc một khoảng thời gian nhất định Thường có thời điểm cụ thể Giá trị hợp đồng điều chỉnh theo thị trường Thanh toán vào thời điểm chấm dứt hợp đồng Định giá hằng ngày NHÓM 10 – LỚP ĐÊM 2 NGÂN HÀNG 2 6 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH VIỆT NAM Việc giao hàng Phải giao hàng Thường không phải giao hàng (thanh toán theo kết quả chênh lệc lỗ, lãi) Việc thế chấp (Ký quỹ ) Thường không yêu cầu kí quỹ Cả 2 bên đều phải ký quỹ, có điều chỉnh theo thị trường hàng ngày. Rủi ro giao hàng Có Không Rủi ro thanh toán Có Không Hợp đồng quyền chọn (Option) : Hợp đồng quyền chọn (Option) là hợp đồng cho phép người mua nó có quyền, nhưng không bắt buộc, được mua hoặc được bán một số lượng xác định các đơn vị tài sản cơ sở trong một khoảng thời gian hoặc tại một thời điểm xác đ ịnh trong tương lai với mức giá xác định ngay tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng.  Đặc điểm của hợp đồng quyền chọn: - Vị thế mua là người mua quyền có quyền thực hiện hay không thực hiện quyền, còn vị thế người bán phải có nghĩa vụ thực hiện quyền khi bên mua yêu cầu. - Ngày thực hiện quyền trong một khoảng thời gian do người mua quyết định (quyền chọn kiểu Mỹ) hoặc tại một thời điểm xác định trong tương lai (quyền chọn kiểu châu Âu). - Người mua quyền phải trả cho người bán quyền một khoản tiền cược được xem như giá của quyền chọn.  Các loại hợp đồng quyền chọn : Quyền chọn mua (Call option): Hợp đồng này cho người mua hợp đồng được quyền mua một số lượng hàng hóa cơ sở ấn định theo giá cố định trước thời điểm ấn định trong tương lai. Để có được quyền này, người mua phải trả cho người bán hợp đồng Call option một khoản lệ phí (phí Option). Quyền chọn bán (Put Option): Quyền chọn này này ngược lại với Call Option. Quyền chọn bán cho người mua hợp đồng quyền được bán một số lượng hàng hóa nhất định với giá ấn định trong 1 thời hạn nhất định. NHÓM 10 – LỚP ĐÊM 2 NGÂN HÀNG 2 7 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH VIỆT NAM Quyền chọn hai chiều:Trong trường hợp giá hàng hóa cơ sở trên thị trường phức tạp, nhà đầu tư không thể dự đoán trước chiều hướng tăng hay giảm của nên sẽ chọn hợp đồng 2 chiều. Hợp đồng này cho phép thực hiện cà 2 quyền mua và bán.Nếu giá thị trường giảm đi, nhà đầu tư thực hiện quyền chọn bán và ngược lại. 2. Thị trường tài chính phái sinh : a. Khái niệm : Thị trường tài chính phái sinh là nơi diễn ra các hoạt động mua đi bán lại các loại sản phẩm tài chính phái sinh, với các sản phẩm thông dụng của thị trường tài chính phái sinh như: Quyền mua cổ phần, Chứng quyền, Hợp đồng kỳ hạn, Hợp đồng tương lai, Hợp đồng hoán đổi...Thị trường này chỉ được hình thành khi thị trường chứng khóan phát triển đến một mức độ nhất định về qui mô, tổ chức, cơ chế họat động, trình độ hiểu biết của nhà đầu tư, …… b. Các chủ thể giao dịch trên thị trường tài chính phái sinh : Nhà bảo hộ (hedger) tham gia vào thị trường để giữ giá tại thời điểm mà họ có thể thực hiện giao dịch trong tương lai, bởi vì họ cố tránh những rủi ro về giá. Nhà đầu cơ (speculator) tham gia mua bán nhằm tìm kiếm lợi nhuận trên chênh lệch giá cả hợp đồng.Họ không hứng thú sở hữu bản thân sản phẩm mà chỉ chú ý tới biến động giá cả của nó. Nhàkinh doanh chênh lệch giá (Arbitrageur) sẽ quan sát thị trường giao ngay và giao sau khi thấy sự chênh lệch giá giữa 2 thị trường trên thì họ sẽ tham gia vào thị trường để hưởng những khoản lợi nhuận không rủi ro. c. Vai trò của thị trường tài chính phái sinh : Thị trường phái sinh, với các công cụ phái sinh như Forward, Future, Option, Swap…tùy theo đặc điểm của từng công cụ và việc sử dụng mỗi công cụ vào các hoạt động nghiệp vụ cụ thể khác nhau như : sử dụng trong hoạt động tín dụng, kinh doanh ngoại tệ, kinh doanh chứng khoán…đến cả trong lĩnh vực mua bán hàng hóa trên thị trường hàng hóa, sẽ có vai trò và tác dụng khác nhau. Tuy nhiên, chúng đều mang lại một lợi ích cơ bản và quan trọng là phòng chống rủi ro tài chính, nhờ hạn chế được sự biến động của giá cả hàng hóa, tỷ giá, lãi suất… Cũng chính lợi ích này của các công cụ phái NHÓM 10 – LỚP ĐÊM 2 NGÂN HÀNG 2 8 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH VIỆT NAM sinh đã phản ánh vai trò to lớn của thị trường này đối với nền kinh tế, các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng.  Đối với các Doanh nghiệp: Với tư cách là người sử dụng các dịch vụ của thị trường phái s inh, thị trường phái sinh đem lại các lợi ích sau: - Khi sử dụng các dịch vụ phái s inh sẽ giúp doanh nghiệp phòng ngừa và hạn chế các loại rủi ro có liên quan do những biến động của các yếu tố thị trường: do biến động giá cả, tỷ giá, lãi suất…Qua đó, doanh nghiệp không phải chịu các khoản lỗ do biến động bất lợi từ các yếu tố trên. Đảm bảo lợi nhuận và duy trì kết quả kinh doanh theo đúng kế hoạch. - Sử dụng các dịch vụ phái sinh giúp cho doanh nghiệp nâng cao khả năng sử dụng vốn hiệu quả nhờ cân đối được luồng tiền, giúp cơ cấu lại tài sản nợ-tài sản có và giảm bớt chi phí vốn cho doanh nghiệp - Tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao khả năng thu thập, phân tích, xử lý thông tin hiệu quả, quađó nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp của các nhà quản trị.  Đối với các tổ chức tín dụng (TCTD) : - Tạo điều kiện cho các TCTD mở rộng và phát triển các hoạt động dịch vụ, phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. - Tạo điều kiện cho các TCTD nâng cao hiệu quả kinh doanh: phát triển dịch vụ phái sinh và cung cấp các công cụ này cho doanh nghiệp nhằm phòng ngừa rủi ro cho doanh nghiệp. - Phát triển và cung ứng các dịch vụ phái sinh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng không chỉ giúp các ngân hàng nâng cao khả năng phân tích, đánh giá và dự báo diễn biến thị trường, rất có lợi cho hoạt động kinh doanh ngân hàng mà còn nâng cao uy tín cho các ngân hàng nhờ cung cấp sản phẩm dịch vụ hiện đại, góp phần hình thành thương hiệu ngân hàng mạnh.  Đối với nền kinh tế: - Sự phát triển của thị trường phái s inh, tạo ra sự phát triển hoàn thiện các loại thị trường tại Việt Nam. Đồng thời, với bản chất là công cụ phái s inh, thị trường này sẽ hỗ NHÓM 10 – LỚP ĐÊM 2 NGÂN HÀNG 2 9 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH VIỆT NAM trợ cho thị trường hàng hóa, thị trường tài chính phát triển ổn định, hiệu quả góp phần thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng và phát triển bền vững. - Tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư nước ngoài, thu hút các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Quá trình này gắn liền với sự tin tưởng, niềm tin của nhà đầu tư về mức độ phòng ngừa rủi ro khi nền kinh tế có đủ biện pháp phòng ngừa, có thị trường phái sinh phát triển, để các nhà đầu tư bảo toàn và tạo lợi nhuận, cũng như chủ động trong kế hoạch đầu tư kinh doanh. II. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH VIỆT NAM : 1. Thị trường tài chính phái sinh thế giới : Trong những năm gần đây, thị trường các sản phẩm phái sinh ngày càng trở nên quan trọng và rất cần thiết cho các nhà kinh doanh và đầu tư. Trên thực tế, các công cụ tài chính phái sinh đã phát triển không ngừng cả về quy mô và sự đa dạng.Đây là những cải tiến tài chính rất thành công, cung cấp những công cụ quản lý rủi ro hữu hiệu cũng đồng thời là các công cụ để tìm kiếm lợi nhuận cho các nhà đầu tư tài chính và kinh doanh trên thị trường.Trong điều kiện nền kinh tế tài chính thếgiới có nhiều biến động, các số liệu thống kê cho thấy hoạt động trên các thị trường tài chính phái sinh cả thị trường tập trung và phi tập trung đều tăng trưởng rất mạnh. Đến cuối tháng 6 năm 2011, giá trị thị trường đã đạt mức 707.569 tỷ USD, tăng 17,7% so với thời điểm cuối năm 2010 và tăng 69,2% so với năm 2006. Thực tế này cho thấy, càng ngày các công cụ tài chính phái sinh càng trở thành những công cụ quan trọng trong việc phòng chống rủi ro của các trung gian tài chính, đặc biệt là đối với các ngân hàng thương mại. Mặc dù tác dụng phòng ngừa rủi ro của việc sử dụng các công cụ tài chính phái s inh đã được biết đến từ vài chục năm nay, nhưng phải đợi đến cuối thập kỷ, khi có được sự phát triển của công nghệ thông tin và viễn thông, người ta mới có khả năng tạo ra được những sản phẩm với những đặc điểm kỹ thuật phức tạp có thể sử dụng một cách có hiệu quả trong điều kiện thị trường luôn có nhiều biến động. Khả năng sáng tạo và sử dụng các công cụ tài chính phức tạp cũng khuyến khích giới khoa học nghiên cứu phát triển những mô hình quản lý rủi ro ngày một hoàn thiện và có ích hơn ứng dụng vào thực tế. NHÓM 10 – LỚP ĐÊM 2 NGÂN HÀNG 2 10 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH VIỆT NAM Đối với các giao dịch phái sinh tại thị trường có tổ chức có giá trị nhỏ hơn nhiều, thường chỉ bằng khoảng trên 10% so với thị trường phi tập trung.Tuy nhiên, thị trường này cũng đã tăng trưởng trong những năm qua. Đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm 2011, sau giai đoạn suy giảm do khủng hoảng tài chính thế giới, tổng giá trị thị trường phái sinh có tổ chức đã có mức tăng 15,5% so với năm 2010. Khác với thị trường phi tập trung, tại các thị trường phái sinh có tổ chức, giá trị các hợp đồng phái sinh ngoại hối lại có mức tăng mạnh nhất, vượt xa tốc độ tăng trưởng của cả thị trường. Cụ thể, đến tháng 6 năm 2011, các giao dịch phái s inh ngoại hối có mức NHÓM 10 – LỚP ĐÊM 2 NGÂN HÀNG 2 11 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH VIỆT NAM tăng 23,6% so với năm 2010 và 61,6% so với năm 2006. Đứng thứ hai trên thị trường có tổ chức là các hợp đồng phái sinh lãi suất với mức tăng giá trị khoảng 20%. Xét về cơ cấu thị trường phái sinh phi tập trung cho thấy, các hợp đồng phái sinh về lãi suất chiếm tổng giá trị lớn nhất trên thị trường với tỷ trọng trên 80%,tiếp sau đó là các hợp đồng phái s inh về ngoại hối chiếm tỷ trọng khoảng 10% tổng giá trị thị trường. Các hợp đồng phái s inh về tín dụng, cổ phiếu và hàng hóa chỉ chiếm những tỷ trọng rất nhỏ, ở mức 5%, mức 2% và 1% cho mỗi loại. Tại thị trường có tổ chức, giá trị các hợp đồng phái sinh lãi suất cũng có vị trí dẫn đầu, thậm chí còn chiếm một tỷ trọng cao hơn so với tại thị trường phi tập trung là trên 90%.Trong khi đó, tỷ trọng của các hợp đồng cổ phiếu và hợp đồng ngoại hối lại có những sự khác biệt đáng kể. Nếu như ở thị trường phi tập trung các hợp đồng phái sinh cổ phiếu chỉ chiếm tỷ trọng có 2% thì tại thị trường có tổ chức, các hợp đồng này lại có vị trí đứng thứ hai với tỷ trọng 8% tổng giá trị thị trường. Điều này cũng là phù hợp vì các giao dịch liên quan đến cổ phiếu chủ yếu được thực hiện tại thị trường có tổ chức, nơi có đầy đủ thông tin hơn về các chứng khoán niêm yết giao dịch. Ngược lại, với các giao dịch phái sinh cổ phiếu, tại thị trường có tổ chức, các giao dịch phái sinh ngoại hối chỉ có một vị trí rất khiêm tốn với tỷ trọng nhỏ hơn 1% tổng giá trị thị trường. NHÓM 10 – LỚP ĐÊM 2 NGÂN HÀNG 2 12 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH PHÁI SINH VIỆT NAM Đồ thị 2 : Cơ cấu hợp đồng phái sinh trên thị trường có tổ chức Mức độ tăng trưởng mạnh cũng như tỷ trọng lớn nhất của các hợp đồng phái sinh lãi suất trên thị trường phái sinh toàn cầu cho thấy tầm quan trọng của những công cụ này trong thực tế phòng ngừa rủi ro lãi suất của các chủ thể kinh tế, đặc biệt là các ngân hàng thương mại. Sự gia tăng mạnh giá trị các giao dịch phái sinh về lãi suất trên thị trường trong thời gian gần đây có thể được giải thích bởi hai lý do chính. Một là, do phản ứng của các nhà đầu tư trước sự biến động của lãi suất thị trường, được thể hiện ở độ dốc lớn của đường cong lãi suất. Lãi suất thị trường tăng lên dẫn đến sự gia tăng nhu cầu phòng ngừa rủi ro cho các tài sản tài chính dài hạn (trái phiếu dài hạn có bảo đảm, chứng khoán hóa từ các khoản cho vay thế chấp,...) tại các trung gian tài chính. Các tổ chức này rút ngắn thời hạn trung bình các tài sản có của mình bằng việc sử dụng các công cụ phái sinh về lãi suất, trong đó các hợp đồng swap lãi suất với thời hạn 5 năm là công cụ được các ngân hàng ưa thích nhất.Bằng việc mua hợp đồng swap lãi suất, các ngân hàng này sẽ thanh toán các khoản lãi suất cố định cho bên đối tác từ khoản lãi thu được từ các khoản đ
Luận văn liên quan