Tiểu luận Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng thương mại

Theo Tổng cục Hải quan, tháng 6/2010, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) ước tính đạt 13,2 tỷ USD nâng tổng kim ngạch XNK cả nước 6 tháng đầu năm lên 70,98 tỷ USD, tăng 22,8% so với cùng kì năm 2009. Điều này không những biểu hiện một bức tranh kinh tế sáng sủa cho nước ta mà còn chứng tỏ sự vươn lên mạnh mẽ của ngành XNK cả về quy mô lẫn chất lượng sau một năm chịu tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới. Bên cạnh đó, đứng trước xu thế nền kinh tế mở cửa, tiến trình hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, đòi hỏi nước ta phải thay đổi dần nền kinh tế cho phù hợp với xu thế mới, do đó công tác XNK phải không ngừng được củng cố và nâng cao. Hải quan trong hoạt động XNK cũng là vấn đề nổi bật đáng lưu tâm đối với Nhà nước lẫn các doanh nghiệp. Mục tiêu chính của bài tiểu luận nhóm chúng tôi là tìm hiểu, giới thiệu quy trình thủ tục Hải quan và quy trình thông quan hàng hóa XNK hiện đang được áp dụng ở Việt Nam, giúp người đọc có một cái nhìn tổng quan về công tác Hải quan trong hoạt động XNK hiện nay.

pdf32 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4243 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 1 - Tiểu luận THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU THEO HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI - 2 - LỜI MỞ ĐẦU Theo Tổng cục Hải quan, tháng 6/2010, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) ước tính đạt 13,2 tỷ USD nâng tổng kim ngạch XNK cả nước 6 tháng đầu năm lên 70,98 tỷ USD, tăng 22,8% so với cùng kì năm 2009. Điều này không những biểu hiện một bức tranh kinh tế sáng sủa cho nước ta mà còn chứng tỏ sự vươn lên mạnh mẽ của ngành XNK cả về quy mô lẫn chất lượng sau một năm chịu tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới. Bên cạnh đó, đứng trước xu thế nền kinh tế mở cửa, tiến trình hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, đòi hỏi nước ta phải thay đổi dần nền kinh tế cho phù hợp với xu thế mới, do đó công tác XNK phải không ngừng được củng cố và nâng cao. Hải quan trong hoạt động XNK cũng là vấn đề nổi bật đáng lưu tâm đối với Nhà nước lẫn các doanh nghiệp. Mục tiêu chính của bài tiểu luận nhóm chúng tôi là tìm hiểu, giới thiệu quy trình thủ tục Hải quan và quy trình thông quan hàng hóa XNK hiện đang được áp dụng ở Việt Nam, giúp người đọc có một cái nhìn tổng quan về công tác Hải quan trong hoạt động XNK hiện nay. Trong quá trình thực hiện, bài viết chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến quan tâm đóng góp từ giảng viên môn Hải quan - Tiến sĩ Lê Trung Đạo để hoàn thiện hơn nữa bài thu hoạch của mình. Nhóm thực hiện - 3 - Chương I: THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU THEO HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI I. Trình tự thực hiện: 1. Đối với cá nhân, tổ chức: Khi làm thủ tục hải quan người khai hải quan nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan hồ sơ hải quan tại trụ sở chi cục hải quan. 2. Đối với cơ quan hành chính nhà nước: Bước 1:Cơ quan hải quan tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra điều kiện và đăng ký tờ khai hải quan; kiểm tra hồ sơ và thông quan đối với lô hàng miễn kiểm tra thực tế hàng hoá, cụ thể như sau: a. Tiếp nhận hồ sơ hải quan từ người khai hải quan theo qui định tại Điều 11 Thông tư số 79/2009/TT-BTC. b. Nhập mã số thuế, kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai (cưỡng chế, vi phạm, chính sách mặt hàng). c. Nhập thông tin khai trên tờ khai hải quan hoặc khai qua mạng, hệ thống sẽ tự động cấp số tờ khai và phân luồng hồ sơ. d. Đăng ký tờ khai (ghi số tờ khai do hệ thống cấp lên tờ khai). e. In Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan. f. Kiểm tra hồ sơ hải quan. g. Duyệt hoặc quyết định thay đổi hình thức kiểm tra thực tế hàng hoá theo khoản 2 Điều 29 Luật Hải quan và duyệt kết quả kiểm tra hồ sơ. h. Nhập thông tin trên Lệnh vào hệ thống và xử lý kết quả kiểm tra sau khi được lãnh đạo chi cục duyệt, chỉ đạo. - 4 - i. Xác nhận đã làm thủ tục hải quan và chuyển sang Bước 3 đối với hồ sơ được miễn kiểm tra thực tế hàng hoá hoặc chuyển hồ sơ phải kiểm tra thực tế hàng hoá sang Bước 2. Bước 2: Kiểm tra thực tế hàng hóa và thông quan đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế: a. Đề xuất xử lý việc khai bổ sung khi người khai hải quan có yêu cầu trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng hoá. b. Kiểm tra thực tế hàng hóa. c. Ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá và kết luận kiểm tra. d. Xử lý kết quả kiểm tra. e. Xác nhận đã làm thủ tục hải quan. Bước 3: Thu thuế, lệ phí hải quan; đóng dấu “Đã làm thủ tục hải quan”; trả tờ khai cho người khai hải quan. Bước 4: Phúc tập hồ sơ. II. Thành phần, số lượng hồ sơ: 1. Thành phần hồ sơ: a. Tờ khai hải quan: nộp 02 bản chính; b. Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng: nộp 01 bản sao (trừ hàng hoá nêu tại khoản 5, khoản 7, khoản 8 Điều 6 Thông tư này); hợp đồng uỷ thác xuất khẩu (nếu xuất khẩu uỷ thác): nộp 01 bản sao; c. Hợp đồng mua bán hàng hoá phải là bản tiếng Việt hoặc bản tiếng Anh, nếu là ngôn ngữ khác thì người khai hải quan phải nộp kèm bản dịch ra tiếng Việt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bản dịch. - 5 - d. Tuỳ trường hợp cụ thể dưới đây, người khai hải quan nộp thêm, xuất trình các chứng từ sau: a1 Bản kê chi tiết hàng hoá đối với trường hợp hàng hoá có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất: nộp 01 bản chính; a2 Giấy phép xuất khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu theo quy định của pháp luật: nộp 01 bản chính nếu xuất khẩu một lần hoặc bản sao khi xuất khẩu nhiều lần và phải xuất trình bản chính để đối chiếu, lập phiếu theo dõi trừ lùi; a3 Các chứng từ khác có liên quan theo quy định của pháp luật: nộp 01 bản chính; a4 Trường hợp hàng hoá thuộc đối tượng được miễn thuế xuất khẩu, ngoài các giấy tờ nêu trên, phải có thêm: - Danh mục hàng hóa miễn thuế kèm phiếu theo dõi trừ lùi đã được đăng ký tại cơ quan hải quan, đối với các trường hợp phải đăng ký danh mục theo hướng dẫn ở khoản 1 Điều 101 Thông tư này: nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu và trừ lùi; - Giấy báo trúng thầu hoặc giấy chỉ định thầu kèm theo hợp đồng cung cấp hàng hoá, trong đó có quy định giá trúng thầu hoặc giá cung cấp hàng hoá không bao gồm thuế xuất khẩu (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân trúng thầu xuất khẩu); hợp đồng uỷ thác xuất khẩu hàng hoá, trong đó có quy định giá cung cấp theo hợp đồng uỷ thác không bao gồm thuế xuất khẩu (đối với trường hợp uỷ thác xuất khẩu): nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu; - Giấy tờ khác chứng minh hàng hóa xuất khẩu thuộc đối tượng miễn thuế; - Bảng kê danh mục, tài liệu của hồ sơ đề nghị miễn thuế. - 6 - 2. Số lượng hồ sơ: 01 (bộ) III. Các qui định khác: 1. Thời hạn giải quyết: 8 giờ kể từ khi tiếp nhận hồ sơ. 2. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân 3. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: a. Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan b. Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Chi cục Hải quan c. Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan 4. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận thông quan 5. Lệ phí (nếu có): 20.000 đồng 6. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục): Tờ khai hàng hóa xuất khẩu HQ/2002-XK; 7. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không có 8. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính: a. Luật Hải quan sửa đổi năm 2005. b. Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, g iám sát hải quan. c. Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 của Bộ Tài chính Hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. - 7 - d. Quyết định 1171/QĐ-TCHQ ngày 16/5/2009 của Tổng cục Hải quan về việc ban hành quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thương mại. e. Quyết định 1257/QĐ-TCHQ ngày 04/12/2001 v/v ban hành mẫu tờ khai hải quan hàng hóa XK, NK, giấy thông báo thuế và quyết định điều chỉnh thuế - 8 - Chương II: THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA NHẬP KHẨU THEO HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI I. Trình tự thực hiện: 1. Đối với cá nhân, tổ chức: Khi làm thủ tục hải quan người khai hải quan nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan hồ sơ hải quan. 2. Đối với cơ quan hành chính nhà nước: Bước 1: Cơ quan hải quan tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra điều kiện và đăng ký tờ khai hải quan; kiểm tra hồ sơ và thông quan đối với lô hàng miễn kiểm tra thực tế hàng hoá, cụ thể như sau: a. Tiếp nhận hồ sơ hải quan từ người khai hải quan theo qui định tại Điều 11 Thông tư số 79/2009/TT-BTC. b. Nhập mã số thuế, kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai (cưỡng chế, vi phạm, chính sách mặt hàng). c. Nhập thông tin khai trên tờ khai hải quan hoặc khai qua mạng, hệ thống sẽ tự động cấp số tờ khai và phân luồng hồ sơ. d. Đăng ký tờ khai (ghi số tờ khai do hệ thống cấp lên tờ khai). e. In Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan. f. Kiểm tra hồ sơ hải quan : f1. Nội dung kiểm tra: kiểm tra nội dung khai của người khai hải quan trên tờ khai hải quan, đối chiếu nội dung khai với các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan quy định tại Điều 7 Nghị định 154/2005; kiểm tra sự phù hợp giữa nội dung khai với quy định hiện hành của pháp luật. f2. Mức độ kiểm tra: - Đối với chủ hàng chấp hành tốt pháp luật về hải quan: Công chức hải quan kiểm tra việc khai các tiêu chí trên tờ khai, kiểm tra sơ bộ nội dung khai của người khai hải quan, kiểm đếm đủ số lượng, - 9 - chủng loại các chứng từ kèm theo tờ khai hải quan. Trường hợp phát hiện có sai phạm thì thực hiện kiểm tra hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản này. - Đối với chủ hàng khác: Công chức hải quan kiểm tra nội dung khai của người khai hải quan, kiểm tra số lượng, chủng loại giấy tờ thuộc hồ sơ hải quan, tính đồng bộ giữa các chứng từ trong hồ sơ hải quan; kiểm tra việc tuân thủ chính sách quản lý xuất khẩu, nhập khẩu, chính sách thuế và các quy định khác của pháp luật. g. Duyệt hoặc quyết định thay đổi hình thức kiểm tra thực tế hàng hoá theo khoản 2 Điều 29 Luật Hải quan và duyệt kết quả kiểm tra hồ sơ hải quan. h. Nhập thông tin trên Lệnh vào hệ thống và xử lý kết quả kiểm tra sau khi được lãnh đạo chi cục duyệt, chỉ đạo. i. Xác nhận đã làm thủ tục hải quan và chuyển sang Bước 3 đối với hồ sơ được miễn kiểm tra thực tế hàng hoá hoặc chuyển hồ sơ phải kiểm tra thực tế hàng hoá sang Bước 2. Bước 2: Kiểm tra thực tế hàng hóa và thông quan đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế: a. Đề xuất xử lý việc khai bổ sung khi người khai hải quan có yêu cầu trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng hoá. b. Kiểm tra thực tế hàng hóa. a1 Nội dung kiểm tra gồm: kiểm tra tên hàng, mã số, số lượng, trọng lượng, chủng loại, chất lượng, xuất xứ của hàng hoá. Kiểm tra đối chiếu sự phù hợp giữa thực tế hàng hoá với hồ sơ hải quan. a2 Mức độ kiểm tra: - Miễn kiểm tra thực tế hàng hoá đối với: Hàng hoá nhập khẩu của chủ hàng chấp hành tốt pháp luật về hải quan và hàng hoá nhập khẩu sau đây của các chủ hàng khác: - 10 - Máy móc thiết bị tạo tài sản cố định thuộc diện miễn thuế của dự án đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước; Hàng hoá từ nước ngoài đưa vào khu thương mại tự do, cảng trung chuyển, kho ngoại quan; hàng hoá quá cảnh; hàng hoá cứu trợ khẩn cấp theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 35 Luật Hải quan; hàng hoá chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho an ninh quốc phòng; hàng hoá viện trợ nhân đạo; hàng hoá tạm nhập - tái xuất có thời hạn quy định tại các Điều 30, 31, 32 và 37 Nghị định này (NĐ154/2005); Hàng hoá thuộc các trường hợp đặc biệt khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định; Hàng hoá khác không thuộc các trường hợp trên được miễn kiểm tra thực tế khi kết quả phân tích thông tin cho thấy không có khả năng vi phạm pháp luật hải quan (trừ hàng hóa nêu tại điểm b1, khoản 2 Điều này). - Kiểm tra toàn bộ hàng hóa đối với : Hàng hoá nhập khẩu của chủ hàng nhiều lần vi phạm pháp luật hải quan; Hàng hoá nhập khẩu thuộc diện miễn kiểm tra thực tế, nhưng cơ quan hải quan phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan; Hàng hoá xác định có khả năng vi phạm pháp luật hải quan qua kết quả phân tích thông tin của cơ quan hải quan. - Kiểm tra xác suất để đánh giá việc chấp hành pháp luật hải quan của chủ hàng tối đa không quá 5% tổng số tờ khai hải quan. a3 Ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá và kết luận kiểm tra. a4 Xử lý kết quả kiểm tra : - Trường hợp người khai hải quan không nhất trí với kết luận kiểm tra của cơ quan hải quan về tên, mã số, trọng lượng, chủng loại, chất - 11 - lượng của hàng hoá thì cùng cơ quan hải quan lựa chọn cơ quan, tổ chức giám định chuyên ngành để giám định. Kết luận của cơ quan, tổ chức giám định chuyên ngành có giá trị để các bên thực hiện. Cơ quan, tổ chức giám định chuyên ngành chịu trách nhiệm về kết luận giám định của mình. - Nếu người khai hải quan và cơ quan hải quan không thống nhất được trong việc lựa chọn tổ chức giám định thì cơ quan hải quan lựa chọn tổ chức giám định và căn cứ vào kết quả giám định này để kết luận. Nếu người khai hải quan không đồng ý với kết luận này thì thực hiện khiếu nại theo quy định của pháp luật. - Đối với hàng hoá nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra nhà nước về chất lượng, trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày cấp giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng, cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng có thẩm quyền phải có kết luận về chất lượng hàng hoá nhập khẩu để cơ quan hải quan hoàn thành việc thông quan hàng hoá. c. Xác nhận đã làm thủ tục hải quan. Bước 3: Thu thuế, lệ phí hải quan; đóng dấu “Đã làm thủ tục hải quan”; trả tờ khai cho người khai hải quan. Bước 4: Phúc tập hồ sơ: II. Thành phần, số lượng hồ sơ: 1. Thành phần hồ sơ: a. Tờ khai hải quan: nộp 02 bản chính; b. Hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương hợp đồng: nộp 01 bản sao (trừ hàng hoá nêu tại khoản 5, khoản 7, khoản 8 Điều 6 Thông tư này); hợp đồng uỷ thác nhập khẩu (nếu nhập khẩu uỷ thác): nộp 01 bản sao. Hợp đồng mua bán hàng hoá phải là bản tiếng Việt hoặc bản tiếng Anh, nếu là ngôn ngữ khác thì người khai hải quan phải - 12 - nộp kèm bản dịch ra tiếng Việt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bản dịch. c. Hóa đơn thương mại (trừ hàng hoá nêu tại khoản 8 Điều 6 Thông tư này): nộp 01 bản chính; d. Vận tải đơn (trừ hàng hoá nêu tại khoản 7 Điều 6 Thông tư này, hàng hoá mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa): nộp 01 bản sao chụp từ bản gốc hoặc sao chụp từ bản chính có ghi chữ copy, chữ surrendered; Đối với hàng hoá nhập khẩu qua bưu điện quốc tế nếu không có vận tải đơn thì người khai hải quan ghi mã số gói bưu kiện, bưu phẩm lên tờ khai hải quan hoặc nộp danh mục bưu kiện, bưu phẩm do Bưu điện lập. Đối với hàng hóa nhập khẩu phục vụ cho hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí được vận chuyển trên các tàu dịch vụ (không phải là tàu thương mại) thì nộp bản khai hàng hoá (cargo manifest) thay cho vận tải đơn. e. Tuỳ từng trường hợp cụ thể dưới đây, người khai hải quan nộp thêm, xuất trình các chứng từ sau: e1 Bản kê chi tiết hàng hoá đối với hàng hoá có nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất: nộp 01 bản chính hoặc bản có giá trị tương đương như điện báo, bản fax, telex, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật; e2 Giấy đăng ký kiểm tra hoặc giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra của tổ chức kỹ thuật được chỉ định kiểm tra chất lượng, của cơ quan kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, của cơ quan kiểm dịch (sau đây gọi tắt là cơ quan kiểm tra) đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục sản phẩm, hàng hoá phải kiểm tra về chất lượng, về vệ sinh an toàn thực phẩm; về kiểm dịch động vật, kiểm dịch thực vật: nộp 01 bản chính; - 13 - e3 Chứng thư giám định đối với hàng hoá được thông quan trên cơ sở kết quả giám định: nộp 01 bản chính; e4 Tờ khai trị giá hàng nhập khẩu đối với hàng hoá thuộc diện phải khai tờ khai trị g iá theo quy định tại Quyết định số 30/2008/QĐ-BTC ngày 21 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành tờ khai trị giá tính thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và hướng dẫn khai báo: nộp 02 bản chính; e5 Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu theo quy định của pháp luật: nộp 01 bản chính nếu nhập khẩu một lần hoặc bản sao khi nhập khẩu nhiều lần và phải xuất trình bản chính để đối chiếu, lập phiếu theo dõi trừ lùi; e6 Nộp 01 bản gốc giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) trong các trường hợp: - Hàng hoá có xuất xứ từ nước hoặc nhóm nước nước có thoả thuận về áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt với Việt Nam (trừ hàng hoá nhập khẩu có trị giá FOB không vượt quá 200 USD) theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, nếu người nhập khẩu muốn được hưởng các chế độ ưu đãi đó; - Hàng hoá nhập khẩu được Việt Nam và các tổ chức quốc tế thông báo đang ở trong thời điểm có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khoẻ của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát; - Hàng hoá nhập khẩu từ các nước thuộc diện Việt Nam thông báo đang ở trong thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế chống phần biệt dối xử, các biện pháp về thuế để tự vệ, biện pháp hạn ngạch thuế quan; - 14 - - Hàng hoá nhập khẩu phải tuân thủ các chế độ quản lý nhập khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc các Điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương mà Việt Nam là thành viên; - C/O đã nộp cho cơ quan hải quan thì không được sửa chữa nội dung hoặc thay thế, trừ trường hợp do chính cơ quan hay tổ chức có thẩm quyền cấp C/O sửa đổi, thay thế trong thời hạn quy định của pháp luật. e7 Trường hợp hàng hoá thuộc đối tượng được miễn thuế nhập khẩu nêu tại Điều 100 Thông tư 79 phải có: - Danh mục hàng hóa miễn thuế kèm theo phiếu theo dõi trừ lùi đã được đăng ký tại cơ quan hải quan, đối với các trường hợp phải đăng ký danh mục theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 101 Thông tư này: nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu và trừ lùi; - Giấy báo trúng thầu hoặc giấy chỉ định thầu kèm theo hợp đồng cung cấp hàng hoá, trong đó có quy định giá trúng thầu hoặc giá cung cấp hàng hoá không bao gồm thuế nhập khẩu (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân trúng thầu nhập khẩu); hợp đồng uỷ thác nhập khẩu hàng hoá, trong đó có quy định giá cung cấp theo hợp đồng uỷ thác không bao gồm thuế nhập khẩu (đối với trường hợp uỷ thác nhập khẩu): nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu; - Đối với dự án thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư có sử dụng thường xuyên năm trăm đến năm nghìn lao động phải có: Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án khi đi vào hoạt động sử dụng thường xuyên từ năm trăm đến năm nghìn lao động; Bản cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc sử dụng thường xuyên từ năm trăm đến năm nghìn lao động. - Giấy tờ khác chứng minh hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế; - 15 - - Bảng kê danh mục, tài liệu của hồ sơ đề nghị miễn thuế. - Tờ khai xác nhận viện trợ không hoàn lại của cơ quan tài chính theo quy định tại Thông tư số 82/2007/TT-BTC ngày 12 tháng 7 năm 2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý tài chính nhà nước đối với viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu ngân sách nhà nước đối với hàng hoá là hàng viện trợ không hoàn lại thuộc đối tượng không chịu thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng: nộp 01 bản chính; - Trường hợp chủ dự án ODA không hoàn lại, nhà thầu chính thực hiện dự án ODA không hoàn lại thuộc đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của pháp luật về thuế thì phải có thêm giấy báo trúng thầu hoặc giấy chỉ định thầu kèm theo hợp đồng cung cấp hàng hoá, trong đó quy định giá trúng thầu hoặc giá cung cấp hàng hoá không bao gồm thuế nhập khẩu (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân trúng thầu nhập khẩu); hợp đồng uỷ thác nhập khẩu hàng hoá, trong đó quy định giá cung cấp theo hợp đồng uỷ thác không bao gồm thuế nhập khẩu (đối với trường hợp uỷ thác nhập khẩu): nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu. - Giấy đăng ký kinh doanh giống vật nuôi, giống cây trồng do cơ quan quản lý nhà nước cấp đối với giống vật nuôi, giống cây trồng thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng: nộp 01 bản sao, xuất trình bản chính để đối chiếu; - Hàng hoá thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng là máy móc, thiết bị, vật tư thuộc loại trong nước chưa sản xuất được cần nhập khẩu để sử dụng trực tiếp cho hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; máy móc, thiết bị, phụ tùng thay thế, phương tiện vận tải chuyên dùng và vật tư thuộc loại trong nước chưa sản - 16 - xuất được cần nhập khẩu để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu, khí đốt; tàu bay, dàn khoan, tàu thuỷ thuộc loại
Luận văn liên quan