Tiểu luận Thực trạng và một số giải pháp về công tác chăm sóc, giúp đỡ người khuyết tật tại thị xã Sơn Tây

An sinh xã hội là một hệ thống các cơ chế, chính sách, các giải pháp của Nhà nước và cộng đồng nhằm trợ giúp mọi thành viên trong xã hội đối phó với các rủi ro, các cú sốc về kinh tế- xã hội làm cho họ suy giảm hoặc mất nguồn thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, già cả không còn sức lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác rơi vào cảnh nghèo khổ, bần cùng hoá và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng, thông qua các hệ thống chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ giúp xã hội và trợ giúp đặc biệt. Hệ thống An sinh xã hội bao gồm sáu hợp phần cơ bản là: - Chính sách và các chương trình thị trường lao động tích cực mà trọng tâm của nó là trợ giúp tạo việc làm cho các đối tượng yếu thế trong thị trường lao động và trợ cấp cho số lao động dôi dư do quá trình sắp xếp lại các doanh nghiệp, cổ phần hoá các doanh nghiệp (chính sách Bảo hiểm thất nghiệp). - Chính sách Bảo hiểm xã hội trong đó bao gồm các chế độ hương trí, mất sức lao động, ốm đau, thai sản, tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và tử tuất. - Chính sách Bảo hiểm y tế bao gồm cả bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm y tế tự nguyện và bảo hiểm y tế cho người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội và trẻ em dưới 6 tuổi. - Chính sách trợ giúp đặc biệt- chính sách ưu đãi đối với thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ và người có công với nước. - Trợ giúp xã hội cho các đối tượng yếu thế (đối tượng xã hội) bao gồm trợ cấp xã hội hàng tháng cho đối tượng bảo trợ xã hội; trợ giúp về y tế, giáo dục, dạy nghề và tạo việc làm, tiếp cận các công trình công cộng, hoạt động văn hoá thể thao và trợ giúp khẩn cấp mà từ trước đến nay hay gọi là cứu trợ khẩn cấp cho những người không may gặp rủi ro đột xuất bởi thiên tai.

doc18 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 8826 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Thực trạng và một số giải pháp về công tác chăm sóc, giúp đỡ người khuyết tật tại thị xã Sơn Tây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Người khuyết tật là một bộ phận không nhỏ của dân số thế giới, trong bất kỳ một xã hội nào dù phát triển hay kém phát triển, dù phải hứng chịu chiến tranh hay không phải trải qua chiến tranh cũng tồn tại một bộ phận người khuyết tật. Việt nam có tỷ lệ người khuyết tật khá cao so với tỷ lệ chung của toàn thế giới, chiếm 6,4% dân số cả nước tương đương khoảng 5,3 triệu dân. Người khuyết tật luôn được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta cùng một số tổ chức quốc tế. Nhà nước ta đã ban hành nhiều hệ thống văn bản cùng với việc thực hiện các công ước Quốc tế về người khuyết tật nhằm giúp đỡ họ có cuộc sống tốt, tạo cơ hội giúp họ hoà nhập với cộng đồng và phát triển như những người bình thường khác. Thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội là một đô thị nhỏ nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội 42km về phía tây bắc, nền kinh tế đang trên đà phát triển với dân số khoảng 128.000 người trong đó người khuyết tật là 2.104 người. Trong những năm qua thực hiện theo Pháp lệnh người tàn tật, các văn bản hướng dẫn thi hành của Chính Phủ, các bộ ngành có liên quan và UBND thành phố Hà Nội thị xã Sơn Tây đã thực hiện nhiều chính sách và hoạt động chăm sóc người khuyết tật, đồng thời thị xã cũng đề ra nhiều chính sách và hoạt động dành cho người khuyết tật để họ hoà nhập với cuộc sống như người bình thường. Từ thực trạng đó, em xin đề cập vấn đề "Thực trạng và một số giải pháp về công tác chăm sóc, giúp đỡ người khuyết tật tại thị xã Sơn Tây" làm đề tài cho tiểu luận An sinh xã hội nhằm đi vào tìm hiểu một phần nhỏ trong các chính sách, hoạt động chăm sóc người khuyết tật của thị xã - một trong những chủ trương lớn của thị xã Sơn Tây. Cho em gửi lời cảm ơn chân thành đến giảng viên, thạc sỹ Phạm Hồng Trang và phòng Lao động- Thương binh và Xã hội thị xã Sơn Tây đã giúp đỡ, hướng dẫn tận tình em trong quá trình viết bài. Dù đã cố gắng, song bài viết không tránh khỏi nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được sự cảm thông và giúp đỡ của các thầy, cô và phòng Lao động- Thương binh & Xã hội thị xã Sơn Tây. CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ AN SINH XÃ HỘI I. Một số khái nhiệm cơ bản. 1. Khái niệm An sinh xã hội: An sinh xã hội là một hệ thống các cơ chế, chính sách, các giải pháp của Nhà nước và cộng đồng nhằm trợ giúp mọi thành viên trong xã hội đối phó với các rủi ro, các cú sốc về kinh tế- xã hội làm cho họ suy giảm hoặc mất nguồn thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn, bệnh nghề nghiệp, già cả không còn sức lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác rơi vào cảnh nghèo khổ, bần cùng hoá và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng, thông qua các hệ thống chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ giúp xã hội và trợ giúp đặc biệt. Hệ thống An sinh xã hội bao gồm sáu hợp phần cơ bản là: - Chính sách và các chương trình thị trường lao động tích cực mà trọng tâm của nó là trợ giúp tạo việc làm cho các đối tượng yếu thế trong thị trường lao động và trợ cấp cho số lao động dôi dư do quá trình sắp xếp lại các doanh nghiệp, cổ phần hoá các doanh nghiệp (chính sách Bảo hiểm thất nghiệp). - Chính sách Bảo hiểm xã hội trong đó bao gồm các chế độ hương trí, mất sức lao động, ốm đau, thai sản, tại nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và tử tuất. - Chính sách Bảo hiểm y tế bao gồm cả bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm y tế tự nguyện và bảo hiểm y tế cho người nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội và trẻ em dưới 6 tuổi. - Chính sách trợ giúp đặc biệt- chính sách ưu đãi đối với thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sỹ và người có công với nước. - Trợ giúp xã hội cho các đối tượng yếu thế (đối tượng xã hội) bao gồm trợ cấp xã hội hàng tháng cho đối tượng bảo trợ xã hội; trợ giúp về y tế, giáo dục, dạy nghề và tạo việc làm, tiếp cận các công trình công cộng, hoạt động văn hoá thể thao và trợ giúp khẩn cấp mà từ trước đến nay hay gọi là cứu trợ khẩn cấp cho những người không may gặp rủi ro đột xuất bởi thiên tai. - Chính sách và các chương trình trợ giúp người nghèo. 2. Khái niệm người tàn tật: Theo Liên Hiệp Quốc: Người tàn tật có nghĩa là bất cứ những người nào mà không có khả năng tự đảm bảo cho bản thân, toàn bộ hay từng phần những sự cần thiết của một cá nhân bình thường hay của cuộc sống xã hộ do sự thiếu hụt (bẩm sinh hay không bẩm sinh) trong những khả năng về thể chất hay tâm thần của họ. (Tuyên ngôn về quyền của người tàn tật do Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 09/12/1975). Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): Người có khuyết tật là người mà triển vọng tìm giữ một việc làm thích hợp, cũng như triển vọng tiến bộ về mặt nghề nghiệp đều bị giảm sút một cách rõ rệt do một sự khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh thần được công nhận rõ ràng. (Công ước số 159 về tái thích ứng nghề nghiệp và việc làm của người khuyết tật, 1983). Ở Việt Nam, khái niệm người tàn tật được quy định tại Điều 1 Pháp lệnh về Người tàn tật ngày 30/7/1998: Người tàn tật theo quy định của Pháp lệnh này không phân biệt nguồn gốc gây ra tàn tật là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng thể hiện dưới những dạng tật khác nghau làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn. Theo quy định tại Điều 2 Luật Người khuyết tật ngày 17/06/2010 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2011 : Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận trên cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động sinh hoạt, học tập gặp khó khăn. Như vậy có rất nhiều cách hiểu, cách tiếp cận, định nghĩa khác nhau về người tàn tật ở Việt Nam: Pháp lệnh về Người tàn tật và Luật Người khuyết tật. Do vậy trong khuôn khổ bài viết này em xin phép được đồng nhất khái niệm Người tàn tật và Người khuyết tật để thuận lợi cho việc phân tích, đánh giá các vấn đề được đề cập trong các phần tiếp theo. Mặc dù có nhiều cách tiếp cận, định nghĩa khác nhau nhưng đều chỉ ra một số đặc trưng của người tàn tật: Là người có khuyết tật: đó là bị thiếu, hỏng, không bình thường về thể chất hoặc tâm thần do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khả năng hoạt động bị suy giảm: do có khuyết tật nên các bộ phận hoặc các chức năng của cơ thể không được thực hiện đầy dủ, bình thường như: khả năng vận động, ngôn ngữ, thính giác, thị giác, nhận thức bị giảm sút hoặc mất đi hoàn toàn. 3. Một số khái niệm liên quan: 3.1. Giáo dục hoà nhập là phương thức giáo dục người khuyết tật chung với người không khuyết tật trong các cơ sở giáo dục. 3.2. Giáo dục bán hoà nhập là phương thức giáo dục người khuyết tật tại các lớp dành riêng cho người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục. 3.3. Giáo dục chuyên biệt là phương thức giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục dành riêng cho người khuyết tật. 3.4. Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập là tổ chức cung cấp chương trình, nội dung, thiết bị, tài liệu dạy và học, các dịch vụ tư vấn, hỗ trợ giáo dục và tổ chức giáo dục phù hợp với đặc điểm và hoàn cảnh của người khuyết tật. 3.5. Kỳ thị người khuyết tật là thái độ khinh thường hoặc thiếu tôn trọng người khác vi lý do khuyết tật của người đó. 3.6. Phân biệt đối xử người khuyết tật là hành vi xa lánh, từ chối, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khác vì lý do khuyết tật của người đó. 3.7. Cơ sở sản xuất, kinh doanh dành riêng cho lao động là người khuyết tật bao gồm các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế theo quy định của Luật Doanh nghiệp, hợp tác xã được thành lập theo quy định của pháp luật có sử dụng từ 35% lao động là người khuyết tật trở lên. 3.8. Sống độc lập là việc người khuyết tật được tự chủ quyết định những vấn đề có liên quan đến cuộc sống của chính bản thân, thông qua sự trợ giúp của Nhà nước, hỗ trợ của gia đình và xã hội. 3.9. Tiếp cận là việc bảo đảm cho người khuyết tật sử dụng một cách bình đẳng như những người khác các công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, các dịch vụ văn hoá, thể thao, du lịch và các dịch vụ khác để có thể hoà nhập đầy đủ vào đời sống xã hội. 3.10. Tổ chức của người khuyết tật là các tổ chức xã hội tự nguyện do người khuyết tật thành lập, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của người khuyết tật. 3.11. Tổ chức vì người khuyết tật là các tổ chức xã hội do cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập thực hiện các hoạt động hỗ trợ người khuyết tật thực hiện các quyền, nghĩa vụ của họ. 4. Các dạng khuyết tật bao gồm : 4.1. Khuyết tật vận động; 4.2. Khuyết tật nghe nói; 4.3. Khuyết tật nhìn; 4.4. Khuyết tật trí tuệ; 4.5. Khuyết tật tâm thần; 4.6. Khuyết tật khác. II. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về người khuyết tât. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác chăm sóc, giúp đỡ người khuyết tật. Ngay từ tháng 7 năm 1998 Uỷ ban thường vụ quốc hội đã thông qua Pháp lệnh về người tàn tật. Pháp lệnh gồm 8 chương và 35 điều thể hiện quan điểm của Đảng, Nhà nước trong việc khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho người khuyết tật thực hiện bình đẳng các quyền về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và phát huy khả năng của mình để ổn định đời sống, hoà nhập cộng đồng, tham gia các hoạt động xã hội. Để quy định hướng dẫn chi tiết cho việc thực hiện Pháp lệnh này Chính phủ đã đã ban hành Nghị định số: 07/2000/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2000 về chính sách cứu trợ xã hội và đến ngày 20 tháng 9 năm 2004 Chính phủ đã ban hành Nghị đinh số: 168/2004/NĐ-CP để sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 07/2000/NĐ-CP; đến ngày 13 tháng 4 năm 2007 Chính phủ đã ban hàng Nghị định số: 67/2007/NĐ-CP quy định chi tiết về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 về bổ sung một số điều của Nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính Phủ. Ngoài ra còn có 02 nghị quyết và 20 luật có quy định về các vấn đề liên quan đến người khuyết tật. Để triển triển khai thực hiện nghị quyết, các luật và pháp lệnh, Chính phủ, Bộ, ngành và các địa phương đã ban hành trên 200 văn bản. Đến nay hệ thống văn bản pháp luật về người khuyết tật tương đối đầy đủ và cơ bản đã thể chế hoá được các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người khuyết tật; tạo môi trường pháp lý thuận lợi để các cơ quan, tổ chức, gia đình và cá nhân tham gia tích cực vào việc chăm lo, trợ giúp người khuyết tật và tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để người khuyết tiếp khắc phục khó khăn hoà nhập cộng đồng xã hội. So sánh với Công ước quốc tế về quyền của người khuyết tật và pháp luật của một số nước cho thấy các quy định pháp luật về người khuyết tật của Việt Nam về cơ bản đã có sự tương đồng. Đến ngày 17/06/2010 Quốc hội đã thông qua Luật Người khuyết tật, Luật này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2011 cho đến nay Chính phủ chưa ban hành Nghị định hướng dẫn thực hiện. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC CHĂM SÓC, GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHUYẾT TẬT TẠI THỊ XÃ SƠN TÂY I. Đặc điểm tình hình của thị xã Sơn Tây. Thị xã Sơn Tây là một đô thị nhỏ nằm cách Thủ đô Hà Nội khoảng 45km về phía tây- bắc bao gồm 15 đơn vị hành chính xã, phường có diện tích tự nhiên là 113,46 héc ta, dân số ( năm 2009) khoảng 128.000 người, mật độ dân số là 1.128 người/ha. Tuy nhiên thị xã có số lượng người khuyết tật khá lớn, vào khoảng 2.104 người chiếm khoảng 1,64 % dân số trong đó khuyết tật là thương binh, bệnh binh là 251 chiếm 11,9%, người khuyết tật thuộc gia đình hộ nghèo là 1.105 người chiếm 52,5 và 748 người thuộc gia đình cận nghèo, chiếm 35,6%. Phân theo dạng khuyết tật thì khuyết tật nhóm vận động là 860 người chiếm 40,87%, khuyết tật nhóm thần kinh là 841 người chiếm 39,97% còn lại 404 người là các dạng tật khác như khiếm thị, khiếm thính, dị dạng chiếm 19,16% số người khuyết tật của thị xã Sơn Tây. Cuộc sống của họ gặp rất nhiều khó khăn, họ rất khó tìm việc làm phù hợp với mình. Công tác chăm sóc, giúp đỡ người khuyết tật không phải là một việc làm đơn thuần như giúp đỡ họ về ăn, mặc, ở, đi lại, mà còn là quá trình giúp đỡ nghười khuyết tật hoà nhập với cuộc sống cộng đồng, sinh hoạt, học tập và phát triển như những người bình thường nên công việc này đòi hỏi sự giúp đỡ tận tình, trách nhiệm của cả gia đình, cộng đồng và chính quyền các cấp. Những năm qua Uỷ ban nhân dân thị xã Sơn Tây cùng với chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư và gia đình có người khuyết đã có nhiều hoạt động chăm sóc, giúp đỡ về y tế, giáo dục, phục hồi chức năng, dạy nghề và hỗ trợ việc làm cho Người khuyết tật bước đầu đạt được những kết quả nhất định. II. Thực trạng về công tác chăm sóc người khuyết tật trên địa bàn thị xã Sơn Tây 1. Chăm sóc đời sống người khuyết tật Thực hiện Pháp lệnh về người tàn tật, Chính phủ đã ban hành Nghị định số: 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 quy định chi tiết chính sách trợ giúp xã hội đối với người tàn tật nặng không có nguồn thu nhập và không nơi nương tựa, người mắc bệnh tâm thần mãn tính, hộ gia đình có từ hai người tàn tật nặng không có khả năng tự phục vụ, Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 về bổ sung một số điều của Nghị định 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính Phủ. Thực hiện chính sách này đến năm 2010, thị xã đã thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng cho 758 người khuyết tật nghèo. So với năm 1998, số người số người khuyết tật được hưởng các chính sách trợ giúp xã hội tăng gấp 8 lần. Các chế độ trợ giúp cũng đã đựơc điều chỉnh tăng từ 45.000 đồng/tháng năm 2000 lên 65.000 đồng/tháng năm 2004; 120.000đồng/tháng năm 2007 và 250.000 đồng/tháng năm 2009. Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội thị xã Sơn Tây đã phối hợp chặt chẽ với Uỷ ban nhân dân các xã, phường và cán bộ lao động thương binh và xã hội tại các xã, phường trên địa bàn tiến hành thống kê, rà soát và kiểm tra các hộ gia đình có người khuyết tật để đảm bảo tất cả các đối tượng theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP và Nghị định số 13/2010/NĐ-CP ngày 27/02/2010 của Chính Phủ đều được hưởng đúng, đủ và kịp thời trợ cấp theo quy định của Nhà nước. Trợ cấp hàng tháng của đối tượng được Phòng Lao động Thương binh Xã hội chi trả cùng kỳ với trợ cấp hàng tháng của đối tượng chính sách người có công vào từ ngày 05 đến ngày 10 hàng tháng. Chính sách trợ giúp xã hội đã đã góp phần quan trọng trong việc ổn định đời sống vật chất và tinh thần của người khuyết tật. Ngoài ra còn có 251 người khuyết tật là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, quân nhân bị tai nạn lao động, quân nhân bị bệnh nghề nghiệp, 358 người tham gia kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học và khoảng 109 người hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng. Tuy vậy, còn một bộ phận người khuyết tật nặng chưa được hưởng chính sách trợ giúp xã hội do quy định của Pháp lệnh là đối tượng thuộc diện hưởng chính sách phải là người khuyết tật nặng không có nguồn thu nhập và không nơi nương tựa; mức trợ cấp xã hội hàng tháng còn quá thấp so với mặt bằng mức sống dân cư (mới chỉ bằng 60% chuẩn nghèo của Hà Nội), chưa bảo đảm được những nhu cầu sống tối thiểu của người khuyết tật. 2. Chăm sóc sức khỏe, chỉnh hình, phục hồi chức năng Theo kết quả cấp thẻ bảo hiểm y tế thì đến nay Bảo hiểm xã hội thị xã đã cấp thẻ bảo hiểm y tế cho 851 người khuyết tật đạt 100% người khuyết tật thuộc đối tượng được cấp bảo hiểm y tế. Việc cấp thẻ bảo hiểm y tế được thực hiện nhanh chóng, kịp thời và đầy đủ cho người khuyết tật đã tạo điều kiện thuận lợi cho người khuyết tật có thể khám chữa bệnh. Nếu có sự sai lệch về họ tên hay tuổi của thẻ bảo hiểm y tế so với chứng minh thư nhân dân của người khuyết tật thì Phòng Lao động Thương binh Xã hội đều phối hợp với Bảo hiểm xã hội thị xã Sơn Tây làm xác nhận để người khuyết tật có thể khám chữa bệnh kịp thời và tiến hành đề nghị Bảo hiểm xã hội thị xã cấp lại thẻ bảo hiểm y tế cho đúng với giấy tờ tuỳ thân của người khuyết tật. Người khuyết tật là đối tượng yếu thế trong xã hội lại thường phải chịu các rủi ro trong cuộc sống nên việc đảm bảo khám chữa bệnh kịp thời cho họ là một trong những việc làm vô cùng quan trọng góp phần bảo vệ sức khoẻ và đời sống của người khuyết tật. Thực hiện chủ trương giúp người khuyết tật hoà nhập với cuộc sống cộng đồng, phòng Lao động- Thương binh và Xã hội thị xã đã phối hợp với Trung tâm kỹ thuật chỉnh hình và phục hồi chức năng - Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (Xuân Khanh- Sơn Tây- Hà Nội), Trung tâm phục hồi chức năng Việt- Hàn (Quốc Oai- Hà Nội) tiến hành chỉnh hình phục hồi chức năng và cấp dụng cụ chỉnh hình miễn phí cho 215 người khuyết tật. Việc làm này đã góp phần to lớn trong việc giúp người khuyết tật tự phục vụ trong sinh hoạt và có thể tham gia vào các hoạt động lao động sản xuất. Phối hợp với Phòng Bảo trợ xã hội- Sở Lao động- Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội, Hội Bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi thành phố Hà Nội, phòng Lao động- Thương binh và Xã hội thị xã đã cấp trên 200 phương tiện trợ giúp như xe lăn, xe đẩy cho người khuyết tật. Đến nay hầu hết những người khuyết tật có nhu cầu xe lăn, xe đẩy đều được cấp. Những hoạt động chăm sóc sức khoẻ, chỉnh hình, phục hồi chức năng cho người khuyết tật trên địa bàn thị xã không chỉ là sự giúp đỡ về vật chất mà còn là nguồn động viên tinh thần to lớn giúp họ yên tâm, tự tin trong việc hoà nhập với cuộc sống cộng đồng. 3. Học văn hoá đối với người khuyết tật Thực hiện Luật giáo dục, Pháp lệnh về người tàn tật, Chính phủ, các bộ ngành, địa phương đã có nhiều quan tâm tạo điều kiện để người khuyết tật tiếp cận dịch vụ giáo dục. Chính quyền Thị xã Sơn Tây cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ người khuyết tật đến trường như miễn giảm tiền học phí cho người khuyết tật nghèo, hỗ trợ về vay ưu đãi cho người khuyết tật đi học các trường đào tạo chuyên nghiệp, cùng với các đoàn thể nhân dân tuyên truyền vận động nhân dân nơi cư trú, gia đình tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật đến trường, tuyên truyền, lên án các hành vi phân biệt đối xử, kỳ thị đối với người khuyết tật. Kết quả đạt được là đến cuối năm 2010 toàn thị xã đã có 956 người khuyết tật hoàn thành phổ cập trung học cơ sở, 186 người đã tốt nghiệp trung học phổ thông, 25 người tốt ngiệp trung học chuyên nghiệp và 16 người tốt nghiệp cao đẳng, đại học. Hiện này hầu hết những người khuyết tật trong độ tuổi đều được đến trường và được tạo những điều kiện thuận lợi để theo học các ngành, nghề phù hợp với khả năng, sức khoẻ của họ. Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng để người khuyết tật có thể hoà nhập với cuộc sống cộng đồng. Ngoài việc giúp người khuyết tật tiếp cận với hệ thống giáo dục quốc dân- giáo dục hoà nhập, thì phòng Lao động- Thương binh và Xã hội còn phối hợp với các gia đình và 02 cơ quan là Trung tâm Kỹ thuật Chỉnh hình và phục hồi chức năng và Trung tâm phục hồi chức năng Việt- Hàn đưa một số em khuyết tật vào các lớp giáo dục đặc biệt. Đây là những trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hoà nhập được trang bị những thiết bị, có nội dung, chương trình và phương thức giáo dục phù hợp với các đặc điểm, hoàn cảnh của người khuyết tật. Các lớp học này bước đầu đã thu được những kết quả khả quan. Bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác trợ giúp người khuyết tật tiếp cận với những dịch vụ giáo dục trên địa bàn vẫn còn những hạn chế. Tính đến thời điểm hiện nay, thị xã vẫn còn gần 500 người khuyết tật mù chữ. Tuy nhiên số người này chủ yếu là đối tượng trung và cao tuổi. Điều này là một khó khăn lớn trong việc giúp họ tiếp cận với giáo dục. 4. Học nghề và tạo việc làm của người khuyết tật 4.1. Học nghề của người khuyết tật Học nghề là một nhu cầu quan trọng đối với người khuyết tật, bởi nghề nghiệp là điều kiện quan trọng để họ có thể tiếp cận với việc làm, tạo thu nhập đảm bảo cuộc sống. Nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy nghề cho người khuyết tật, chính quyền thị xã đã có nhiều chính sách hỗ trợ họ trong việc giúp họ tiếp cận với việc học nghề. Một điều kiện thuận lợi là trên địa bàn thị xã có một số các trường đào tạo và dạy nghề như trường Cao đẳng Việt- Hung, trường nghề Việt- Ba (nay là trường Đại học lao động xã hội cơ cở Sơn Tây), trường Trung cấp kỹ thuật ô tô, xe máy, Học Viện Ngân hàng cơ sở Sơn Tây, trường Trung cấp Quân y thuộc Học viện quân y... là điều kiện thuận lợi để người khuyết tật có thể tiếp cận với việc học nghề. Tuy nhiên, những trường nghề này có những đòi hỏi nhất định về học vấn
Luận văn liên quan