Tiểu luận Thực trạng và xu hướng phát triển kinh tế tư nhân những năm qua ở TP HCM

Kể từ mốc son lịch sử là ngày 30/04/1975 chúng ta đã giành lại độc lập cho đất nước. Đất nước ta đã được hợp nhất không còn phải chịu cảnh chia cắt nữa. Và từ đó đến nay nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là làm sao để xây dựng được một đất nước Xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, nhân dân được ấm no hạnh phúc, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Để làm được điều đó chúng ta phải bắt đầu xây dựng được các điều kiện tiến lên Xã hội chủ nghĩa. Sau khi giành được độc lập, đất nước ta còn chưa phát triển, còn đang là một nước nông nghiệp lạc hậu. Vì thế chúng ta phải đổi mới đất nước và tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá nền kinh tế nông nghiệp ở nước ta. Muốn làm được điều đó ta phải phát huy toàn bộ sức mạnh của nền kinh tế trong nước và huy động được các nguồn lực ở bên ngoài. Trong nền kinh tế của chúng ta không thể không kể đến vai trò quan trọng của kinh tế nhà nước, là bộ phận đầu tàu cho nền kinh tế. Nhưng ta cũng không thể phủ nhận rằng một thành phần kinh tế khác cũng không kém quan trọng mà nhà nước ta cũng đang chú trọng phát triển, đó là thành phần kinh tế kinh tế tư nhân. Đây là một thành phần kinh tế có nhiều tác động đến nền kinh tế của nước ta vì nếu nhà nước ta muốn nâng cao mức sống của người dân thì phát triển nền kinh tế tư nhân để làm được điều đó là điều hiển nhiên. Và như chúng ta đã biết thì, Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm lớn của cả nước. Nơi đây thu hút được rất nhiều lao động từ nhiều nơi khác đổ về và là nơi thu hút được nhiều nguồn vốn của nước ngoài. Vì thế đây chính là một ngọn cờ tiêu biểu cho nền kinh tế của cả nước.

doc40 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1830 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thực trạng và xu hướng phát triển kinh tế tư nhân những năm qua ở TP HCM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC: LỜI NÓI ĐẦU CHƯƠNG I: SỰ TỒN TẠI KHÁCH QUAN CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NỀN KINH TẾ NƯỚC TA HIỆN NAY………………………………5 1.1 TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA CƠ CẤU KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN …………………………………………………………………5 1.2 KINH TẾ TƯ NHÂN ……………………………………………………….6 1.3 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH………………………………………………8 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KTTN NHỮNG NĂM QUA Ở TPHCM………………………………………………………………………….9 2.1 THỰC TRẠNG CHUNG Ở VIỆT NAM……………………………………9 2.2 THỰC TRẠNG TẠI TPHCM……………………………………………...12 CHƯƠNG III: XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN KTTN Ở TPHCM……………….19 3.1 XU HƯỚNG CƠ CẤU …………………………………………………….19 3.2 TĂNG CAO SỨC CẠNH TRANH TRONG THỜI KÌ HỘI NHẬP………20 3.3 MỘT SỐ CÔNG VIỆC NHÀ NƯỚC CẦN LÀM ĐỂ HỔ TRỢ DN………22 KẾT LUẬN PHỤ LỤC: …………………………………………………………………….25 LỜI MỞ ĐẦU Kể từ mốc son lịch sử là ngày 30/04/1975 chúng ta đã giành lại độc lập cho đất nước. Đất nước ta đã được hợp nhất không còn phải chịu cảnh chia cắt nữa. Và từ đó đến nay nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là làm sao để xây dựng được một đất nước Xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, nhân dân được ấm no hạnh phúc, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Để làm được điều đó chúng ta phải bắt đầu xây dựng được các điều kiện tiến lên Xã hội chủ nghĩa. Sau khi giành được độc lập, đất nước ta còn chưa phát triển, còn đang là một nước nông nghiệp lạc hậu. Vì thế chúng ta phải đổi mới đất nước và tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá nền kinh tế nông nghiệp ở nước ta. Muốn làm được điều đó ta phải phát huy toàn bộ sức mạnh của nền kinh tế trong nước và huy động được các nguồn lực ở bên ngoài. Trong nền kinh tế của chúng ta không thể không kể đến vai trò quan trọng của kinh tế nhà nước, là bộ phận đầu tàu cho nền kinh tế. Nhưng ta cũng không thể phủ nhận rằng một thành phần kinh tế khác cũng không kém quan trọng mà nhà nước ta cũng đang chú trọng phát triển, đó là thành phần kinh tế kinh tế tư nhân. Đây là một thành phần kinh tế có nhiều tác động đến nền kinh tế của nước ta vì nếu nhà nước ta muốn nâng cao mức sống của người dân thì phát triển nền kinh tế tư nhân để làm được điều đó là điều hiển nhiên. Và như chúng ta đã biết thì, Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm lớn của cả nước. Nơi đây thu hút được rất nhiều lao động từ nhiều nơi khác đổ về và là nơi thu hút được nhiều nguồn vốn của nước ngoài. Vì thế đây chính là một ngọn cờ tiêu biểu cho nền kinh tế của cả nước. Ta sẽ xem xét thành phần kinh tế kinh tế tư nhân ở Thành phố Hồ Chí Minh phát triển như thế nào, xu hướng vận động của thành phần kinh tế này ra sao và những tác động của thành phần kinh tế này đến nền kinh tế. Thành phần kinh tế này sẽ có ích như thế nào cho chúng ta đi lên con đường Cộng sản chủ nghĩa? Trong quá trình làm bài tiều luận này, do những hạn chế nhất định nên chắc chắn mắc phải những sai sót, rất mong thầy nhận xét và góp ý để bài tiều luận hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG I: SỰ TỒN TẠI KHÁCH QUAN CỦA KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG NỀN KINH TẾ NƯỚC TA HIỆN NAY 1.1 TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA CƠ CẤU KINH TẾ NHIỀU THÀNH PHẦN Trước tiên ta sẽ tìm hiểu thành phần kinh tế là gì? Thành phần kinh tế là khu vực kinh tế, kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất. Trong thời kì quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (CNXH) sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế là một yếu tố khách quan, vì: Lực lượng sản xuất phát triển chưa cao để có thể thủ tiêu hoàn toàn chế độ tư hữu để thiết lập hoàn toàn chế độ công hữu nên còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu là một tất yếu khách quan. Những thành phần kinh tế do lịch sử để lại đặc trưng cho phương thức sản xuất cũ tuy không còn giữ vị trí thống trị nhưng vẫn còn có những tác dụng nhất định có lợi cho sự phát triển của nền kinh tế. Những thành phần kinh tế mới đặc trưng cho quan hệ sản xuât mới từng bước được tạo ra và ngày một lớn mạnh do quá trình quốc hữu hoá và xây dựng mới, đây là thành phần kinh tế đặc trưng của nhà nước Xã hội chủ nghĩa. Mỗi thành phần kinh tế đều có ưu thế riêng của mình nên việc tồn tại nhiều thành phần kinh tế sẽ giúp khai thác tối đa tiềm năng của nền kinh tế. 1.2 KINH TẾ TƯ NHÂN Kinh tế tư nhân (KTTN) bao gồm kinh tế cá thể tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân 1.2.1 KINH TẾ CÁ THỂ, TIỂU CHỦ Kinh tế cá thể, tiểu chủ là thành phần kinh tế dựa trên hình thức tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất thu nhập chủ yếu dựa vào lao động và vốn của bản thân và gia đình. (1.chương XI, trang41) Có sự khác biệt tương đối giữa kinh tế cá thể và tiểu chủ. Nếu kinh tế cá thể thu nhập hoàn toàn dựa vào lao động và vốn của bản thân và gia đình thì kinh tế tiểu chủ có thuê mướn lao động nhưng không đáng kể. Thành phần kinh tế này chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế cua nước ta. Nhằm phát huy nhanh và hiệu quả tiềm năng về vốn, sức lao động, tay nghề của từng gia đình và từng người lao động cần khuyến khích mở rộng không giới hạn đối với kinh tế cá thể tiểu chủ. Ở nước ta trong thời kì quá độ kinh tế cá thể tiểu chủ phần lớn hoạt động dưới hình thức hộ gia đình đang là một bộ phận đông đảo có tiềm năng to lớn góp phần tạo nhiều của cải vật chất cho xã hội, đồng thời vừa giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, thành phần kinh tế này cũng có những mặt hạn chế nhất định như: tính tự phát, sự phân hoá, manh mún, hạn chế tiến bộ khoa học kĩ thuật…Vì thế cần có sự hướng dẫn của nhà nước để hạn chế những khuyết điểm còn tồn tại này. 1.2.2 KINH TẾ TƯ BẢN TƯ NHÂN Kinh tế tư bản tư nhân là thành phần kinh tế dựa trên cơ sở chiếm hữu tư nhân Tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất tiến hành sản xuất kinh doanh thông qua thuê mướn lao động. (1. chương XI, trang42) Trong thời kì quá độ việc tồn tại thành phần kinh tế này là một tất yếu khách quan xuất phát từ thực tiển của đất nước. Thành phần kinh tế này cũng có những vai trò đáng kể xét về phương diện phát triển lực lượng sản xuất cũng như tham gia giải quyết những vấn đề xã hội. Không nên vội vàng xoá bỏ thành phần kinh tế này vì nếu chủ quan xoá bỏ sẽ đi trái lại quy luật khách quan và thực tiển kinh tế của đất nước. Nhà nước và Đảng chủ trương là “khuyến khích phát triển KTTN rộng rãi trong những ngành nghề sản xuất, kinh doanh mà phát luật không cấm. tạo môi trường kinh doanh thuận lợi về chính sách, pháp lý để kinh tế tư bản tư nhân phát triển trên những định hướng ưu tiên của Nhà nước”. Để khuyến khích sự phát triển của thành phần kinh tế này cần có sự tham gia quản lý chặt chẽ của nhà nước để tránh cho sự phát triển của thành phần kinh tế này không đi ngược với xu hướng phát triển chung của nền kinh tế của nước ta. Thuộc về khu vực KTTN Việt Nam là các loại hình doanh nghiệp (DN) mà các nhà thống kê xếp vào nhóm các DN ngoài quốc doanh, bao gồm: tập thể, tư nhân, công ty trách nhiêm hữu hạn, công ty cổ phần có vốn của Nhà nước, công ty cổ phần không có vốn của Nhà nước. 1.3 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) có diện tích 2.095,239 km2 dân số 6.239.938 người (năm 2005). Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Và với vị trí địa lý thuận lợi cho giao thông đường biển, đường không TPHCM đang là vùng kinh tế trọng điểm của phía Nam và cũng là một vùng trọng điểm của cả nước. Hình ảnh đầu tiên tạo nên địa thế Sài Gòn chính là vùng Bến Nghé – Sài Gòn. Vùng này xưa kia là rừng rậm đầm lầy, hoang vắng, "mênh mông rừng tràm, bạt ngàn rừng dừa", song cũng nổi tiếng là vùng đất màu mỡ phì nhiêu có đường giao thông thuận tiện. Năm 1698 Chúa Nguyễn sai Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý miền biên cảnh phía Nam, lập phủ Gia Định và thời điểm này được ghi vào lịch sử như cột mốc thời gian để tính tuổi cho thành phố Năm 1896, thành phố đổi tên từ "Gia Định Tỉnh" thành Sài Gòn và từ đây tên tuổi này ngày càng rực sáng trên trường quốc tế qua những hình ảnh và trang sử rất gợi nhớ: "Là trung tâm thương mại sầm uất, có thương cảng thuận tiện cho giao lưu kinh tế với nước ngoài"; "Sài Gòn hòn ngọc của Viễn Đông", "Sài Gòn có cảng Nhà Rồng, nơi Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước"; Sài Gòn còn là điểm khởi đầu của Nam Bộ kháng chiến oanh liệt. Trong kháng chiến chống Mỹ, Sài Gòn luôn đi đầu trên mọi trận tuyến, lịch sử Sài Gòn gắn liền với những trang sử đấu tranh hào hùng của công nhân, lao động, trí thức, học sinh, sinh viên và đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã tô thắm thêm cho bản anh hùng ca dựng nước và giữ nước của người Sài Gòn, của dân tộc Việt Nam kiên cường. Từ đây lịch sử đã sang trang mới, "Sài Gòn" được Quốc Hội đổi tên thành "Thành phố Hồ Chí Minh" (tháng 07/1976), và một thời kỳ mới đã bắt đầu - Thời kỳ xây dựng xã hội mới vì mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. (nguồn: ) CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KTTN NHỮNG NĂM QUA Ở TPHCM 2.1 THỰC TRẠNG CHUNG Ở VIỆT NAM KTTN Việt Nam đến nay đã thể hiện sự lớn mạnh về số lượng và đa dạng về loại hình doanh nghiệp. Khu vực KTTN tăng mạnh về số lượng với những loại hình sở hữu đa dạng và phong phú đã khẳng định sức sống mãnh liệt của nó, đồng thời chỉ rõ quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam phải gắn liền với sự lớn mạnh không ngừng của khu vực KTTN. Số liệu thống kê cho thấy, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh tăng mạnh cả về số lượng lẫn tỉ trọng của nó so với tổng số DN trong cả nước. Số DN nhà nước giảm dần từ 5759 năm 2001 xuống 5364 năm 2003, tức là tăng tỉ trọng từ 13,62 năm 2001 xuống 8,52 năm 2003. Trong khi đó, số DN ngoài quốc doanh tăng từ 35.004 năm 2001 lên 55.236 năm 2003, tức là tăng tỉ trọng từ 82,77% năm 2001 lên 87,81% năm 2003. Nếu tính vào khu vực KTTN gồm cả bộ phận DN có vốn đầu tư nước ngoài thì xu hướng này còn rõ nét hơn. (2.trang98) (NIÊN GIÁM THỐNG KÊ 2003 TR.383) Qua thực trạng trên ta cũng phần nào thấy được sự lớn mạnh của khu vực KTTN ở nước ta. Đặc biệt là ở DN tư nhân và công ty TNHH. Ta sẽ tiếp tục xem xét những ưu, khuyết điểm chung của KTTN ở nước ta 2.1.2 NHỮNG ĐÓNG GÓP Ở nước ta KTTN chiếm tỉ lệ rất lớn nên nhất định nó phải có một vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế. Nó có những đóng góp quan trọng như: - Huy động ngày càng nhiều nguồn vốn trong xã hội cho đầu tư vào sản xuất kinh doanh và ngày càng sử dụng nguồn vốn hiệu quả hơn. - Tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động. Đây là lĩnh vực mà sự đóng góp của khu vực KTTN là không thể phủ nhận được. Bên cạnh đó, thành phần kinh tế này còn góp phần đào tạo lại nguồn lao động . - Đóng góp vào GDP của KTTN ngày càng lớn. - Tạo nguồn bổ sung vào ngân sách Nhà nước. - Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. 2.1.3 NHỮNG HẠN CHẾ Tuy KTTN có những đóng góp to lớn cho nền kinh tế nước ta, nhưng nó cũng có những mặt hạn chế nhất định: Trước hết là vấn dề thiếu vốn. Chất lượng lao động thấp. Hạn chế của các chủ DN như: ý thức chấp hành luật kém; trình độ và khả năng đổi mới kỷ thuật, công nghệ thấp Thiếu vắng các DN tư nhân trong các lĩnh vực kinh tế quan trọng và sự phân bổ không đồng đều giữa các vùng trong nền kinh tế. Khả năng tiếp cận thị trường yếu. Hiệu quả kinh doanh nhìn chung còn thấp. 2.2 THỰC TRẠNG TẠI TPHCM 2.2.1 THƯC TRẠNG CHUNG Theo số liệu thống kê ghi nhận được thì TPHCM dẫn đầu cả nước về số DN ngoài quốc doanh (xem phu lục). Và đây cũng là điều hiển nhiên vì TPHCM là nơi thu hút nhiều dân cư và có cơ hội để làm giàu tốt. Số DN trên địa bàn ngày càng tăng mạnh đã chứng tỏ TPHCM ngày càng thu hút được nhiều lao động lành nghề, những doanh nhân có nhiều kinh nghiệm, là trung tâm thương mại quan trọng của cả nước. Kể từ khi Luật Doanh nghiệp ra đời và có hiệu lực ngày 1/1/2000 đã mở ra nhiều cơ hội cho moi thành phần kinh tế trong và ngoài nước. tốc độ tăng của các DN tư nhân ở TPHCM tăng nhanh, số DN đăng kí mới là 12.445, tổng vốn huy động là 15.158 tỷ đồng và hơn 68.000 chi nhánh văn phòng đại diện trong giai đoạn 2000-2002. Để nhìn rõ hơn thực trạng của nền kinh tế ở TPHCM ta hãy xem: TÌNH HÌNH KINH TẾ TP.HCM 06 THÁNG ĐẦU NĂM 2006 -         Tình hình tăng trưởng GDP là bình thường, không có đột biến. Trong 6 tháng đầu năm 2006 tăng 10,5%, cùng kỳ năm 2005 tăng 10,5%. -         Đáng chú ý là dịch vụ tăng trưởng cao hơn cùng kỳ 10,5% trong 6 tháng đầu năm 2006 so với 9,9% cùng kỳ 2005, là mức tăng cao nhất trong 6 năm qua. Đây là dấu hiệu rất tích cực về phát triển các ngành dịch vụ, xu hướng các ngành dịch vụ Thành phố ngày càng phát triển mạnh mẽ, phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu. -         Trong công nghiệp, đáng chú ý là một số ngành được nhận định là khó khăn khi giảm thuế AFTA như điện-điện tử tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ (21,9% so với 3,6% cùng kỳ 2005). Một số ngành công nghiệp thâm dụng nhiên liệu đã vượt qua được thách thức về giá xăng dầu tăng cao, để giữ vững tốc độ tăng trưởng. -         Xuất khẩu không kể dầu thô trong 6 tháng đầu năm 2006 tăng 11% so với 16% cùng kỳ 2005, là mức tăng trưởng thấp. -         Giá cả một số mặt hàng có sự tăng đột biến như giá vàng, xăng dầu. Tuy nhiên mặ bằng giá cả chung không tăng nhiều. Lạm phát 6 tháng đầu năm 2006 không cao hơn 2005. Đây là một tín hiệu tốt về ổn định kinh tế vĩ mô. -         Vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tăng trưởng tốt, 17,2% so với 18,1% cùng kỳ. Đáng chú ý là các nhà đầu tư nước ngoài lớn (như Intel) đã quyết định đầu tư vào Thành phố, có thể tạo ra hiệu ứng dây chuyền kích thích các nhà đầu tư khác. Đây là cơ hội lớn để Thành phố tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư. -         Nguồn vốn huy động qua ngân hàng tăng 36,1% (cùng kỳ tăng 28,3%), trong khi tổng dư nợ tín dụng tăng 24,7% (cùng kỳ tăng 32,4%). Như vậy, so với năm 2005, các ngân hàng bắt đầu có hiện tượng thừa vốn (huy động tăng nhanh hơn cho vay). Điều này gây lãng phí nguồn lực vốn và cũng không có lợi cho ngân hàng về mặt dài hạn. -         Thị trường chứng khoán sau thời gian trầm lắng đã tăng mạnh vào những tháng qúy II/2006. Chỉ số VN-Index đã tăng từ 300 điểm vào đầu qúy I/2006 lên 632 điểm vào ngày 25/4/2006, và hiện còn 505 điểm (21/06/2006). Nhìn chung yếu tố tâm lý chi phối rất lớn đến diễn biến của thị trường chứng khoán. Các yếu tố cơ bản của nền kinh tế (fundamentals) không thay đổi nhiều trong thời gian thị trường chứng khoán biến động mạnh. Thị trường chứng khoán sôi động là cơ hội để các doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu, huy động vốn đầu tư. Nhà nước cũng có thể bán bớt cổ phần của mình trong các công ty cổ phần hóa để thu một lượng vốn lớn. Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh 9 tháng năm 2007 9 tháng đầu năm 2007, kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2007. Các số liệu thống kê được công bố chính thức cho biết: mức tăng trưởng kinh tế chung trong 9 tháng đạt mức 11,7%. Tổng vốn đầu tư xã hội tăng 22,5% (cùng kỳ tăng 17,3%); thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài với kỷ lục 1,32 tỷ USD tương đương mức thu hút 9 tháng đầu năm 2006. Ngành vận tải, tốc độ luân chuyển hàng hoá và hành khách đều có mức tăng khá hơn mức tăng của năm truớc, doanh thu vận tải và dịch vụ vận tải tăng 29,5%. Xuất khẩu tăng 11,7% (trừ giá trị dầu thô) (cùng kỳ tăng 12,6%). Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng 27,1%, nếu loại trừ yếu tố biến động giá vẫn còn tăng 16,9% (cùng kỳ năm 2006 tăng 12,3%). Khách du lịch quốc tế đến thành phố ước 9 tháng đạt hơn 1,9 triệu lượt người, tăng 13,7% so cùng kỳ năm trước. Thu ngân sách Nhà nước tăng 32% (cùng kỳ tăng 11,9%), chi ngân sách địa phương tăng 9,5% (cùng kỳ chỉ tăng 1,8%)..... Về giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn, 9 tháng đạt 155.655 tỷ đồng (theo giá thực tế), tăng 11,7% so với cùng kỳ và là mức tăng cao nhất trong 9 tháng của các năm qua (9 tháng đầu năm 2004 tăng 10,4%, năm 2005 tăng 11,4% và năm 2006 tăng 11,5%); trong đó khu vực ngoài nhà nước có mức tăng cao nhất (16,1%), và tiếp theo là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (10,5%). Trong 11,7% tăng trưởng chung, khu vực thương mại dịch vụ đóng góp 6,7%; khu vực công nghiệp và xây dựng, đóng góp 5%. Đây là lần đầu tiên suốt nhiều năm qua khu vực thương mại - dịch vụ có mức đóng góp cao nhất (57%) trong mức tăng GDP của thành phố. Giá trị tăng thêm khu vực nông lâm thủy sản đạt 1.479 tỷ đồng, chỉ chiếm 1% GDP, tăng 2,1%.Giá trị tăng thêm của khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 74.006 tỷ đồng chiếm 47,5% GDP, tăng 10,3%. Trong đó, công nghiệp tăng 9,8%, mức tăng chậm hơn so với cùng kỳ năm 2006 (11,3%) do sản xuất công nghiệp gặp nhiều khó khăn cả về đầu vào lẫn đầu ra; ngành xây dựng có mức tăng cao 15,0% so với cùng kỳ năm 2006 (11,0%). Như vậy, năm 2007 sản xuất ngành xây dựng có xu hướng tăng cao hơn ngành công nghiệp. Giá trị tăng thêm khu vực dịch vụ đạt 80.171 tỷ đồng, chiếm 51,5% GDP tăng 13,4%... Dự ước GDP cả năm đạt 228.106 tỷ đồng, tăng 12,3% so năm trước, chủ yếu do khu vực dịch vụ tăng trưởng nhanh (+14,1%). Đáng chú ý là các ngành thương mại - dịch vụ đã đạt mức tăng trưởng cao, đặc biệt là tài chính- ngân hàng, du lịch, bưu chính viễn thông và vận tải hàng hóa. Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn 9 tháng đầu năm đạt 4,465 tỷ USD, tăng 11,7% (cùng kỳ tăng 12,6%). Nếu tính dầu thô, kim ngạch xuất khẩu đạt 10,227 tỷ USD, giảm 2,7% so với cùng kỳ. Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ đạt 117.852 tỷ đồng, tăng 27,1% so cùng kỳ. Nếu loại trừ yếu tố biến động giá, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tăng 16,9%, trong đó hai ngành tăng trưởng mạnh là thương nghiệp (29,6%) và khách sạn - nhà hàng (38,2%). Tổng doanh thu du lịch đạt 15.452 tỷ đồng, tăng 40% so với cùng kỳ, đạt 79% kế hoạch, trong đó khối khách sạn nhà hàng đạt 13.500 tỷ đồng, tăng 35%, khối lữ hành đạt 1.952 tỷ đồng, tăng 57%. Thu ngân sách trên địa bàn thành phố ước đạt 61.779 tỷ đồng, đạt 79,2% dự toán năm và tăng 32% so với cùng kỳ. Chín tháng năm 2007 vốn đầu tư trên địa bàn ước thực hiện 53.120 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng khá cao (22,5%) và đạt 71,3% kế hoạch năm, trong đó có nhiều dự án đầu tư nước ngoài có vốn lớn đã khởi công xây dựng. ( Qua những báo cáo trên ta thấy rõ ràng rằng nền KTTN ở TPHCM đang tăng nhanh qua các năm. Thành phố thu hút được nhiều vốn đầu tư của nước ngoài và tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh. Đặc biệt, trong giai đoạn nước ta gia nhập WTO đã mở ra nhiều thách thức và cơ hội cho các DN ở TPHCM, vì đây là nơi đầu tiên tiếp nhận những ảnh hưởng từ việc gia nhập mang lại. Ta hãy xem xét kỹ lưỡng hơn nền kinh tế ở TPHCM. 2.2.2 VỐN ĐẦU TƯ Nhìn chung, thì ở TPHCM tình hình vốn đầu tư của các khu vực khác và vốn ban đầu của các DN là cao nhất nước. VỐN KINH DOANH BÌNH QUÂN CỦA CÁC DN PHẦN THEO ĐỊA PHƯƠNG    Tỷ đồng       2000  2001  2002  2003  2004  2005       Hà Nội  237102  254980  273982  214499  267976  362780       Hải Phòng  21222  24283  28802  36147  44029  52528       Đà Nẵng  10711  13441  16288  18336  22765  26354       TP. Hồ Chí Minh  183255  216825  262355  314953  425935  540205    Đầu tư trực tiếp của nước ngoài năm 1988 - 2006 phân theo địa phương      Số dự án  Vốn đăng ký (Triệu đô la Mỹ)(*)       Tổng số  Trong đó: Vốn pháp định        Tổng số  Chia ra         Nước ngoài góp  Việt Nam góp      Hà Nội  949  12561,6  5914,9  4599,9  1315,0      Hải Phòng  266  2648,2  1132,5  889,7  242,8      Đà Nẵng  126  1538,1  621,2  508,0  113,2      TP. HỒ CHÍ MINH  2504  17895,6  7942,6  6592,2  1350,4   (*) Bao gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã được cấp giấy phép từ các năm trước. ( Qua các số liệu trên ta thấy rõ rằng TPHCM là nơi thu hút được nhiều nguồn vốn cả trong nước lẫn nước ngoài. Các DN trên địa bàn cũng phát triễn nhiều hơn các địa phương khác ở trong nước. Điều này cũng dễ hiều vì TPHCM được xem như là một trung tâm thương mại lớn nhất nước và có tốc độ phát triễn cao nhât nước. nên các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào trung tâm này nhiều cũng
Luận văn liên quan