Tiểu luận Thuế giá trị gia tăng

Thuế là nguồn thu ổn định của Nhà nước, là công cụ phân phối thu nhập quốc dân, thực hiện điều tiết vĩ mô nền kinh tế và là công cụ bảo vệ kinh tế trong nước, cạnh tranh với nước ngoài. Từ năm 1999 trở về trước, chúng ta đã sử dụng thành công cơ chế thuế cũ, tuy nhiên trong tình hình mới , do xu hướng toàn cầu hoá chung của thế giới, cơ chế thuế hiện hành ở Việt Nam đã lộ rõ một số mặt bất cập, dẫn đến khó khăn về quản lý, điều hành thuế và thất thu Ngân sách quốc gia. Vì vậy việc áp dụng một số luật thuế mới trong giai đoạn này là hết sức cần thiết. Trong đó thuế giá trị gia tăng (GTGT) đã có những đóng góp quan trọng cho tiến trình cải cách chính sách thuế của Nhà nước. Trên thế giới, thuế GTGT (hay còn gọi là VAT) đã có lịch sử lâu đời (bắt đầu xuất hiện năm 1917) và qua quá trình kiểm nghiệm ở nhiều nước trên thế giới, nó đã thể hiện được tính ưu việt của mình so với các loại thuế tương đương. Mặc dù vậy một số nước cũng đã áp dụng không thành công thuế GTGT do chưa chuẩn bị kỹ cơ sở hạ tầng cho một cơ chế thuế mới cũng như do chưa nắm bắt rõ bản chất loại thuế này. Chính vì vậy mục đích của bài tiểu luận này là tìm hiểu bản chất của thuế GTGT, đánh giá tình hình thực hiện ở Việt Nam trong những năm vừa qua và đề xuất những biện pháp xử lý thuế trong thời gian tới nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống thuế ở Việt Nam.

pdf23 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 8735 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thuế giá trị gia tăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận Thuế giá trị gia tăng Page 1 of 23 LỜI MỞ ĐẦU Thuế là nguồn thu ổn định của Nhà nước, là công cụ phân phối thu nhập quốc dân, thực hiện điều tiết vĩ mô nền kinh tế và là công cụ bảo vệ kinh tế trong nước, cạnh tranh với nước ngoài. Từ năm 1999 trở về trước, chúng ta đã sử dụng thành công cơ chế thuế cũ, tuy nhiên trong tình hình mới , do xu hướng toàn cầu hoá chung của thế giới, cơ chế thuế hiện hành ở Việt Nam đã lộ rõ một số mặt bất cập, dẫn đến khó khăn về quản lý, điều hành thuế và thất thu Ngân sách quốc gia. Vì vậy việc áp dụng một số luật thuế mới trong giai đoạn này là hết sức cần thiết. Trong đó thuế giá trị gia tăng (GTGT) đã có những đóng góp quan trọng cho tiến trình cải cách chính sách thuế của Nhà nước. Trên thế giới, thuế GTGT (hay còn gọi là VAT) đã có lịch sử lâu đời (bắt đầu xuất hiện năm 1917) và qua quá trình kiểm nghiệm ở nhiều nước trên thế giới, nó đã thể hiện được tính ưu việt của mình so với các loại thuế tương đương. Mặc dù vậy một số nước cũng đã áp dụng không thành công thuế GTGT do chưa chuẩn bị kỹ cơ sở hạ tầng cho một cơ chế thuế mới cũng như do chưa nắm bắt rõ bản chất loại thuế này. Chính vì vậy mục đích của bài tiểu luận này là tìm hiểu bản chất của thuế GTGT, đánh giá tình hình thực hiện ở Việt Nam trong những năm vừa qua và đề xuất những biện pháp xử lý thuế trong thời gian tới nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống thuế ở Việt Nam. Page 2 of 23 Chương 1 THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 1. Khái niệm Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. 2. Đối tượng chịu thuế Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam. 3. Người nộp thuế Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hoá, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT. 4. Căn cứ tính thuế Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất. 4.1. Giá tính thuế * Đối với hàng hóa, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa có thuế GTGT. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế GTGT. * Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng (+) với thuế nhập khẩu (nếu có), cộng (+) với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu. 4.2. Thuế suất thuế GTGT * Thuế suất 0% * Thuế suất 5% * Thuế suất 10% Page 3 of 23 5. Phương pháp tính thuế GTGT 5.1. Phương pháp khấu trừ thuế * Phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng được quy định như sau: - Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế bằng số thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ. - Số thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng. - Số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ bằng tổng số thuế giá trị gia tăng ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ, chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng của hàng hóa nhập khẩu. * Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế. 5.2. Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng * Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng được quy định như sau: - Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng. - Giá trị gia tăng được xác định bằng giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ bán ra trừ giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào tương ứng. * Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng áp dụng đối với các trường hợp sau đây: Page 4 of 23 - Cơ sở kinh doanh và tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng có thu nhập phát sinh tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ. - Hoạt động mua bán vàng, bạc, đá quý. 6. Hoàn thuế GTGT * Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng nếu trong ba tháng liên tục trở lên có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết. Trường hợp cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư có số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ hết và có số thuế còn lại từ hai trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng. * Cơ sở kinh doanh trong tháng có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ từ hai trăm triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế giá trị gia tăng theo tháng. * Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết. * Cơ sở kinh doanh có quyết định hoàn thuế giá trị gia tăng của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế giá trị gia tăng theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Page 5 of 23 7. Hóa đơn, chứng từ * Việc mua bán hàng hóa, dịch vụ phải có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật và các quy định sau đây: - Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng; hoá đơn phải được ghi đầy đủ, đúng nội dung quy định, bao gồm cả khoản phụ thu, phí thu thêm (nếu có). Trường hợp bán hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng mà trên hóa đơn giá trị gia tăng không ghi khoản thuế giá trị gia tăng thì thuế giá trị gia tăng đầu ra được xác định bằng giá thanh toán ghi trên hóa đơn nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng. - Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng sử dụng hoá đơn bán hàng. * Đối với các loại tem, vé là chứng từ thanh toán in sẵn giá thanh toán thì giá thanh toán tem, vé đó đã bao gồm thuế giá trị gia tăng. Page 6 of 23 Chương 2 NHỮNG TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ TIÊU CỰC CỦA THUẾ GTGT ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 1. Những tác động tích cực của thuế GTGT đối với nền kinh tế Việt Nam. 1.1. Vai trò cuả thuế giá trị gia tăng trong lưu thông hàng hoá. Luật thuế doanh thu quy định doanh thu phát sinh là cơ sở để thực hiện chế độ thu nộp thuế. Do đó Nhà nước đánh thuế trên toàn bộ doanh thu phát sinh của sản phẩm qua mỗi lần chuyển dịch từ khâu sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Nếu các sản phẩm, hàng hoá chịu thuế càng qua nhiều khâu thì số thuế Nhà nước thu cũng tăng thêm qua các khâu nên việc áp dụng thuế doanh thu dẫn đến tình trạng thuế thu trùng lặp đối với phần doanh thu đã chịu thuế ở công đoạn trước. Ðiều đó mang tính bất hợp lý, tác động tiêu cực đến sản xuất và lưu thông hàng hóa. Với tính ưu điểm của thuế GTGT là Nhà nước chỉ thu thuế đối với phần giá trị tăng thêm của các sản phẩm ở từng khâu sản xuất, lưu thông mà không thu thuế đối với toàn bộ doanh thu phát sinh như mô hình thuế doanh thu. Nếu như không có các sự kiện biến động về tài chính, tiền tệ, sản xuất và lưu thông giảm sút, yếu kém, kinh tế suy thoái và các nguyên nhân khác tác động thì việc áp dụng thuế giá trị gia tăng thay cho thuế doanh thu sẽ không ảnh hưởng gì đến giá cả các sản phẩm tiêu dùng, mà trái lại giá cả càng hợp lý hơn, chính xác hơn vì tránh được thuế chồng lên thuế. Theo nghiên cứu và thống kê cuả ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) thì phần lớn các nước trong đó có cả Việt Nam sau khi áp dụng thuế giá trị gia tăng, giá cả các loại hàng hoá, dịch vụ đều không thay đổi hay chỉ thay đổi một tỷ lệ không đáng kể và mức sản xuất cuả các doanh nghiệp, mức tiêu dùng của dân chúng không sút giảm, hay chỉ sút giảm một tỷ lệ nhỏ trong thời gian đầu, kể cả các trường hợp tăng thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với một số mặt hàng trong định kỳ điều chỉnh. Như vậy ta có thể kết luận rằng thuế giá trị gia tăng không phải là một nhân tố gây ra lạm phát, gây khó khăn trở ngại cho việc phát triển sản xuất, lưu thông hàng hoá mà trái lại, việc áp dụng thuế giá trị Page 7 of 23 gia tăng đã góp phần ổn định giá cả, mở rộng lưu thông hàng hoá, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và đẩy mạnh xuất khẩu. 1.2. Vai trò cuả thuế giá trị gia tăng trong quản lý nhà nước về kinh tế Thuế là công cụ rất quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế. Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý cuả nhà nước, do đó thuế giá trị gia tăng có vai trò rất quan trọng và được thể hiện như sau:  Thuế giá trị gia tăng thuộc loại thuế gián thu và được áp dụng rộng rãi đối với mọi tổ chức, cá nhân có tiêu dùng sản phẩm hàng hoá hoặc được cung ứng dịch vụ, nên tạo được nguồn thu lớn và tương đối ổn định cho ngân sách nhà nước.  Thuế tính trên giá bán hàng hoá hoặc giá dịch vụ nên không phải đi sâu xem xét, phân tích về tính hợp lý, hợp lệ của các khoản chi phí, làm cho việc tổ chức quản lý thu tương đối dễ dàng hơn các loại thuế trực thu.  Ðối với hàng xuất khẩu không những không nộp thuế giá trị gia tăng mà còn được khấu trừ hoặc được hoàn lại số thuế giá trị gia tăng đầu vào nên có tác dụng giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu, tạo điều kiện cho hàng xuất khẩu có thể cạnh tranh thuận lợi trên thị trường quốc tế.  Thuế giá trị gia tăng cùng với thuế nhập khẩu làm tăng giá vốn đối với hàng nhập khẩu, có tác dụng tích cực bảo hộ sản xuất kinh doanh hàng nội địa.  Thuế giá trị gia tăng thường có ít thuế suất, bảo đảm sự đơn giản, rõ ràng. Với ít thuế suất, loại thuế này mang tính trung lập, vì về cơ bản không can thiệp sâu vào mục tiêu khuyến khích hay hạn chế sản xuất, kinh doanh dịch vụ, tiêu dùng, theo ngành nghề cụ thể; không gây phức tạp trong việc xem xét từng mặt hàng, ngành nghề có thuế suất chênh lệch nhau nhiều.  Nâng cao được tính tự giác trong việc thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của người nộp thuế. Thông thường, trong chế độ kê khai nộp thuế giá trị gia tăng, cơ quan thuế tạo điều kiện cho cơ sở kinh doanh tự kiểm tra, tính thuế, kê khai và nộp thuế. Từ đó, tạo tâm lý và cơ sở pháp lý cho đơn vị kinh doanh không phải hiệp thương, Page 8 of 23 thỏa thuận về mức doanh thu, mức thuế với cơ quan thuế. Việc kiểm tra thuế giá trị gia tăng cũng có mặt thuận lợi vì đã buộc người mua, người bán phải nộp và lưu giữ chứng từ, hoá đơn đầy đủ nên việc thu thuế tương đối sát với hoạt động kinh doanh từ đó tập trung được nguồn thu thuế giá trị gia tăng vào ngân sách nhà nước ngay từ khâu sản xuất và thu thuế ở khâu sau còn kiểm tra được việc tính thuế, nộp thuế ở khâu trước nên hạn chế thất thu về thuế.  Tăng cường công tác hạch toán kế toán và thúc đẩy việc mua bán hàng hoá có hoá đơn chứng từ; việc tính thuế đầu ra được khấu trừ số thuế đầu vào là biện pháp kinh tế góp phần thúc đẩy cả người mua và người bán cùng thực hiện tốt hơn chế độ hoá đơn, chứng từ.  Việc khấu trừ thuế đã nộp ở đầu vào còn có tác dụng khuyến khích hiện đại hoá, chuyên môn hoá sản xuất, tăng cường đầu tư mua sắm trang thiết bị mới để hạ giá thành sản phẩm.  Thuế giá trị gia tăng được ban hành gắn liền với việc sửa đổi, bổ sung một số loại thuế khác như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu...góp phần làm cho hệ thống chính sách thuế cuả Việt Nam ngày càng hoàn thiện, phù hợp với sự vận động và phát triển cuả nền kinh tế thị trường, tương đồng với hệ thống thuế trong khu vực và trên thế giới, góp phần đẩy mạnh việc mở rộng hợp tác kinh tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.  Nhìn chung trong các loại thuế gián thu, thuế giá trị gia tăng được coi là phương pháp thu tiến bộ nhất hiện nay, được đánh giá cao do đạt được các mục tiêu lớn của chính sách thuế, như tạo được nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước, đơn giản, trung lập...Tuy nhiên, trong thời gian đầu áp dụng thuế giá trị gia tăng đã phát sinh một số khó khăn, vướng mắc và Nhà nước ta đã từng bước tháo gỡ những khó khăn đó trong quá trình thực hiện Luật thuế giá trị gia tăng. 1.3. Khuyến khích đầu tư, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh Việc thực hiện luật thuế GTGT tạo điều kiện cho giá thành các công trình đầu tư xây dựng cơ bản, giảm khoảng 10% so với trước đây, toàn bộ thuế GTGT của công trình xây dựng cơ bản được hạch toán riêng không tính vào giá thành công trình như thuế doanh Page 9 of 23 thu , vì vậy chi phí khấu hao tài sản cũng giảm thấp hơn. Các doanh nghiệp mua sắm tài sản cố định có thuế GTGT đều được khấu trừ hoặc hoàn thuế. Thực hiện thuế GTGT còn thúc đẩy sản xuất kinh doanh, lưu thông hàng hóa phát triển do thuế GTGT chỉ thu thêm giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ qua các khâu sản xuất, lưu thông đến khâu tiêu dùng cuối cùng với 2 phương pháp tính thuế: phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp; đã khắc phục được nhược điểm của thuế doanh thu là thuế chồng lên thuế, đã thúc đẩy công nghiệp hóa , hợp tác sản xuất nhất là trong lĩnh vực sản xuất cơ khí như sản xuất, lắp ráp xe đạp, xe máy, ô tô , điện tử 1.4. Khuyến khích xuất khẩu, bảo hộ sản xuất trong nước, sắp xếp lại cơ cấu nền kinh tế Để khuyến khích xuất khẩu, đại bộ phận hàng hóa xuất khẩu đều được áp dụng mức thuế suất 0%. Cùng với các biện pháp xuất khẩu như: cho phép các doanh nghiệp sản xuất trong nước được xuất khẩu trực tiếp, thành lập quỹ hỗ trợ xuất khẩu…việc thực hiện luật thuế GTGT có tác dụng rõ nét nhất , trực tiếp đến khuyến khích xuất khẩu Thuế GTGT đánh vào hàng hóa nhập khẩu đã cùng với thuế nhập khẩu góp phần bảo hộ có hiệu quả sản xuất trong nước, đây là biện pháp hết sức quan trọng. Việc thực hiện luật thuế GTGT góp phần cơ cấu lại nền kinh tế được thể hiện rõ nét trên các mặt: hợp lý hóa và giảm số thuế suất, từ đó đòi hỏi và khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, đạt và vượt mức lợi nhuận trung bình của xã hội. Không còn đánh trùng thuế như thuế doanh thu trước đây, khuyến khích việc sản xuất kinh doanh những hàng hóa mà Việt Nam có thế mạnh như: nông sản, lâm sản, hải sản, thủ công mỹ nghệ do được khấu trừ vào một tỷ lệ ấn định từ 5% khi mua những mặt hàng này. Trường hợp nông sản, lâm sản, hải sản xuất khẩu nếu có thuế GTGT đầu vào cũng được hoàn thuế. 1.5. Tổ chức tốt công tác quản lý hạch toán kinh doanh của doanh nghiệp Do yêu cầu của việc khấu trừ thuế GTGT đầu vào đã thúc đẩy các doanh nghiệp , kinh doanh chú trọng tổ chức thực hiện tốt hơn công tác mở sổ sách kế toán, ghi chép quản lý và sử dụng hóa đơn chứng từ. Page 10 of 23 1.6. Tăng thu ngân sách tăng cả về quy mô và tỷ trọng Thuế GTGT sau hơn 10 năm thực hiện, đã chứng tỏ là một sắc thuế quan trọng, nó chiếm tỷ trọng lớn - khoảng 20% tổng thu thuế và các loại phí trong tổng thu ngân sách. Cùng với các sắc thuế khác, thuế GTGT đã góp phần hoàn thành dự toán thu ngân sách Nhà nước, đảm bảo nhu cầu chi thường xuyên của đất nước. Bảng tổng hợp tỷ trọng thuế GTGT/tổng thu thuế và các loại phí (Đơn vị tính: tỷ đồng) NĂM THU THUẾ GTGT HOÀN THUẾ GTGT TỔNG THU THUẾ+PHÍ TỶ TRỌNG (%) 2004 24,175 10,915 60,890 21.78 2005 29,284 14,830 69,741 20.73 2006 34,582 18,037 80,315 20.60 2007 46,612 24,650 112,065 19.60 Dự toán 2010 65,000 36,000 177,124 16.37 (Bảng phụ lục Quyết toán thu cân đối NSNN theo lĩnh vực của Bộ Tài chính) 2. Tác động tiêu cực, những tồn tại cần khắc phục và nguyên nhân : 2.1. Tác động tiêu cực : Kể từ khi ban hành cho đến nay, thuế giá trị gia tăng luôn thu hút sự quan tâm đặc biệt của mọi giới, nhất là các nhà kinh doanh lớn và nhỏ. Tác động tích cực do thuế GTGT mang lại rất rõ: thu ngân sách Nhà nước không giảm mà còn tăng nhiều so với thuế doanh thu; hoạt động sản xuất – kinh doanh ngày càng mạnh mẽ, sản xuất nội địa được gia tăng áp lực bảo hộ. Bên cạnh đó, một hiện tượng tiêu cực khá nghiêm trọng nảy sinh trong quá trình thực thi thuế GTGT là gian lận và chiếm đoạt tiền thuế. 2.1.1. Mua bán hóa đơn Hành vi vi phạm pháp luật về thuế của các đối tượng ngày càng liều lĩnh và tinh vi. Nhưng việc đấu tranh thời gian qua gặp nhiều khó khăn, có vụ phải làm 7 - 8 năm mới hoàn thành. Bọn tội phạm thường lợi dụng những sơ hở của hệ thống pháp luật, lợi dụng Page 11 of 23 sự quản lý yếu kém, sự tha hóa của một số cán bộ để thực hiện hành vi phạm tội. Do đó, cơ quan chức năng đang triển khai nhiều biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn. Không cần in hóa đơn giả, nhiều phù thủy đã phù phép những chiếc hóa đơn thật để trục lợi. Chẳng hạn như ở Công ty cổ phần Dược liệu Trung ương 2 trước đây. Để hợp thức hóa các khoản chi bất hợp lý, Hoàng Thế Tân (Tổng giám đốc) và Lê Tất Tuận (Kế toán trưởng) đã cho phép nhân viên mua hóa đơn khống và kê thêm tiền vào hóa đơn GTGT vận chuyển của Công ty Dịch vụ vận tải Tiến Hưng và Doanh nghiệp tư nhân Khả Di. Hai doanh nghiệp (DN) này đã xuất cho Công ty cổ phần Dược liệu Trung ương 2 tất cả 440 tờ hóa đơn GTGT có giá trị thanh toán gần 3 tỷ đồng. Vị tổng giám đốc này còn chỉ đạo các nhân viên mua hóa đơn GTGT khống (chỉ xuất hóa đơn chứ không có mua bán thật) để hoàn thuế, rút khoảng 288 triệu đồng tiền của nhà nước và cho phép nhân viên kê thêm 1,9 tỷ đồng vào hóa đơn GTGT để hợp thức hóa một khoản tiền lớn đã chi ngoài sổ sách. Đó là “chiêu” thường được các DN sử dụng để trục lợi. Nhưng “cao cơ” hơn là trường hợp của ông Dương Văn Năm (Giám đốc Công ty TNHH Ngọc Sang) chuyên kinh doanh buôn bán lương thực. Ông này đã lập ra nhiều DN khác như Công ty TNHH Nguyễn Dương, Công ty TNHH Ngọc Giàu, Công ty CP XNK Giàu Sang, do những người thân trong gia đình đứng tên, nhưng mọi hoạt động đều do Dương Văn Năm quản lý, điều hành. Sau đó các DN của Năm đã cấu kết với Lê Văn Tre, Nguyễn Văn Luật, Lê Văn Cảnh, Trần Phú Ảnh và Đỗ Văn Bạch mua hóa đơn khống của nhiều DN ở TP.HCM, Đồng Nai… để hợp thức hóa lượng hàng hóa đầu vào, chiếm đoạt tiền thuế của nhà nước. Chỉ trong 6 tháng đầu năm 2007, Năm đã mua hơn 100 hóa đơn để hợp thức hóa số gạo trôi nổi nhằm trốn thuế GTGT với số tiền hơn 7,8 tỷ đồng. Sở dĩ họ mua hóa đơn ở các DN tỉnh khác là vì hoạt động quản lý thuế của cơ quan thuế chưa “với tay” kiểm tra tới các tỉnh, nhưng sự vụ đã bị cơ quan điều tra làm rõ, khởi tố hình sự. Những chiêu thức như lập nhiều công ty “ma” để mua bán hóa đơn lẫn nhau, sau đó đi tỉnh khác mua hóa đơn để hợp thức hóa đầu vào và xin hoàn thuế để trục lợi, vừa được Page 12 of 23 hưởng lợi từ số tiền thuế GTGT được hoàn từ ngân sách nhà nước, vừa tiếp tay cho các DN khác trốn thuế. Bởi vậy, lập DN “ma” là hoạt động một vốn nhiều lời. Một cách khác trong việc xuất hóa đơn nữa, là xuất liên 1 khác liên 2. Người mua và người bán cùng thông đồng để ghi giá trị trên liên 2 cao hơn giá thanh toán trên thực tế để đơn vị mua tăng số thuế GTGT đầu vào, được khấu trừ sai lệch với thực tế. Bên cạnh đó, hạ giá trị ghi ở liên 1 thấp xuống để khai báo lỗ, không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp. 2.1.2. Lập hồ sơ khống để hoàn thuế VAT Theo Luật thuế GTGT, đối với hàng hóa xuất khẩu chịu thuế suất là 0% và được khấu trừ toàn bộ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Đây là một chủ trương nhằm khuyến khích xuất khẩu, bảo hộ sản xuất t
Luận văn liên quan