Tiểu luận Thuế tối ưu

-Thuế tối ưu là cơ cấu thuế làm tối đa hóa phúc lợi xã hội, trong đó có tính đến sự cân đối nguồn thu ngân sách nhà nước - Thuế hiệu quả là cơ cấu thuế mà tính hiệu quả của nó thể hiện gánh nặng phụ trội do thuế tạo ra phải ở mức thấp nhất. Gánh nặng phụ trội là phần tổn thất phúc lợi xã hội vượt quá số thuế mà chính phủ thu được. Gánh nặng phụ trội còn gọi là chi phí phúc lợi xã hội hoặc phần mất trắng. - Thuế tối ưu quan trọng phần phúc lợi đạt được lớn nhất sau khi đánh thuế và có cân đối đủ thu ngân sách. Thuế hiệu quả lại quan trọng phần tổn thất phúc lợi xã hội, sao cho phần tổn thất vượt quá phần thuế chính phủ thu được là nhỏ nhất. Nếu phần này nhỏ nhất cũng có nghĩa là phúc lợi xã hội đạt được là lớn nhất. Như vậy, tính hiệu quả chỉ là một tiêu chí để đánh giá thuế tối ưu. Thực tế chính phủ khó lựa chọn giữa tổn thất xã hội và việc thu thuế. Nếu thực hiện thuế hiệu quả, chính phủ phải giảm thu thuế để gánh nặng phụ trội nhỏ nhất. Chính phủ sẽ không thu được nhiều thuế, thậm chí không thu được thuế. Vì vậy thuế tối ưu với 2 yếu tố “tối đa phúc lợi xã hội” và “ có tính đến nguồn thu ngân sách” được sử dụng nhiều hơn.

pdf25 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3738 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thuế tối ưu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đ TÀI THUYT TRÌNH: THU TI U Nhóm thực hiện: Nhóm 2 Trang 1 Tiểu luận THUẾ TỐI ƯU Đ TÀI THUYT TRÌNH: THU TI U Nhóm thực hiện: Nhóm 2 Trang 2 CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ THUẾ TỐI ƯU 1. Thuế Tối ưu là gì? Thuế hiệu quả và thuế tối ưu khác nhau thế nào? -Thuế tối ưu là cơ cấu thuế làm tối đa hóa phúc lợi xã hội, trong đó có tính đến sự cân đối nguồn thu ngân sách nhà nước - Thuế hiệu quả là cơ cấu thuế mà tính hiệu quả của nó thể hiện gánh nặng phụ trội do thuế tạo ra phải ở mức thấp nhất. Gánh nặng phụ trội là phần tổn thất phúc lợi xã hội vượt quá số thuế mà chính phủ thu được. Gánh nặng phụ trội còn gọi là chi phí phúc lợi xã hội hoặc phần mất trắng. - Thuế tối ưu quan trọng phần phúc lợi đạt được lớn nhất sau khi đánh thuế và có cân đối đủ thu ngân sách. Thuế hiệu quả lại quan trọng phần tổn thất phúc lợi xã hội, sao cho phần tổn thất vượt quá phần thuế chính phủ thu được là nhỏ nhất. Nếu phần này nhỏ nhất cũng có nghĩa là phúc lợi xã hội đạt được là lớn nhất. Như vậy, tính hiệu quả chỉ là một tiêu chí để đánh giá thuế tối ưu. Thực tế chính phủ khó lựa chọn giữa tổn thất xã hội và việc thu thuế. Nếu thực hiện thuế hiệu quả, chính phủ phải giảm thu thuế để gánh nặng phụ trội nhỏ nhất. Chính phủ sẽ không thu được nhiều thuế, thậm chí không thu được thuế. Vì vậy thuế tối ưu với 2 yếu tố “tối đa phúc lợi xã hội” và “ có tính đến nguồn thu ngân sách” được sử dụng nhiều hơn. Thuế tối ưu (PLXH max) Thuế hiệu quả ( GNPT min) Giá Sn lng t P1 P2 Q2 PLXH max Q1 Gánh nng ph tri P2 P1 Q2 Q1 Giá Sn lng t Đ TÀI THUYT TRÌNH: THU TI U Nhóm thực hiện: Nhóm 2 Trang 3 - Thuế tối ưu đạt được khi phúc lợi xã hội lớn nhất (có tính đến nguồn thu ngân sách). Vậy phúc lợi xã hội là yếu tố quan trọng để đạt được thuế tối ưu. Sau đây, chúng ta cùng xem xét thuế ảnh hưởng đến phúc lợi xã hội thế nào trong các điều kiện thị trường sau đây. 2. Thuế ảnh hưởng đến phúc lợi xã hội: 2.1. Trong thị trường tự do cạnh tranh và Thị trường độc quyền 2.1.1. Thị trường tự do cạnh tranh: Giả sử thị trường sản phẩm Quần Áo cân bằng ở mức sản lượng Q0, P0. Chính phủ đánh thuế t đồng cho mỗi đơn vị hàng hóa. Phúc lợi xã hội sẽ thay đổi như thế nào? Nhìn vào đồ thị trên ta thấy: Pb là mức giá (bao gồm cả thuế) do người mua trả. Ps là mức giá mà người bán thu được sau khi nộp thuế. Ở đây gánh nặng của thuế chia đều cho cả người mua và người bán. Người mua mất A+B, người bán mất D+C và chính phủ thu được A+D. Phần mất không của xã hội là B+C. Như vậy trong thị trường cạnh tranh, chính phủ đánh thuế càng cao thì phần mất không của xã hội càng lớn. Thuế suất càng cao thì phúc lợi xã hội càng giảm. Tuy nhiên, để cân đối nguồn thu ngân sách cho các mục tiêu xã hội, chính phủ có thể chọn một mức thuế suất đáp ứng được cho nguồn thu ngân sách cũng như không làm giảm phúc lợi xã hội quá nhiều. Vì vậy, trong thị trường cạnh tranh chính phủ vẫn có thể thực hiện thuế tối ưu. C t C B Pb PO Ps QA QO A D Sản lượng Giá Đ TÀI THUYT TRÌNH: THU TI U Nhóm thực hiện: Nhóm 2 Trang 4 2.1.2. Thị trường độc quyền. Một thị trường độc quyền được đặc trưng bởi: 1. Một người bán duy nhất 2. Không có hàng hoá thay thế gần giống 3. Có những rào cản hiệu quả ngăn cản việc gia nhập thị trường Đường cầu sản phẩm của doanh nghiệp cũng chính là đường cầu thị trường, đường cầu có độ dốc xuống dưới. Trước khi có thuế điều kiện sản xuất của xí nghiệp được thể hiện bằng đường AC1 và MC1. Công ty độc quyền tối đa hóa lợi nhuận của nó bằng cách sản xuất tại mức sản lượng mà tại đó doanh thu biên bằng với chi phí biên MR = MC, công ty sản xuất tại mức sản lượng Q1, giá công ty tính là P1(doanh nghiệp dùng đường cầu để tính giá độc quyền, chiếu lên đường cầu D, ta có điểm A). Do giá P1 vượt quá tổng chi phí trung bình (AC1) tại mức sản lượng này, công ty sẽ thu được lợi nhuận. Tổng lợi nhuận là diện tích P1C1BA. - Chi phí xã hội của độc quyền B Q1 Q P P1 C1 0 D MR AC1 MC1 A Đ TÀI THUYT TRÌNH: THU TI U Nhóm thực hiện: Nhóm 2 Trang 5 Với thị trường độc quyền ta có hai cách đánh thuế là đánh thuế theo sản lượng và đánh thuế không theo sản lượng. a. Đánh thuế theo sản lượng: Thuế theo sản lượng là một loại chi phí biến đổi. Nếu thuế tính trên mỗi sản phẩm là t đồng thì chi phí trung bình và chi phí biên ở tất cả các mức sản lượng tăng thêm t. Đường AC1 và đường MC1 dịch chuyển lên trên một đoạn t thành các đường AC2 và MC2 : AC2 = AC1 + t MC2 = MC1 + t Để tối đa hóa lợi nhuận, xí nghiệp sẽ sản xuất ở mức sản lượng Q2, tại đó MC2 = MR ấn định giá bán là P2 ( từ điểm cắt nhau của MC2 và MR chiếu lên đường cầu cắt tại E, chiếu xuống AC2 cắt tại D), tổng lợi nhuận là diện tích P2C2DE. Đ TÀI THUYT TRÌNH: THU TI U Nhóm thực hiện: Nhóm 2 Trang 6 Sau khi có thuế, sản lượng giảm, giá tăng, người tiêu dùng bị thiệt. Lợi nhuận trước thuế là diện tích P1C1BA, lợi nhuận sau thuế là diện tích P2C2DE. Lợi nhuận của công ty giảm. Như vậy bằng cách đánh thuế theo sản lượng trong thị trường độc quyền, thì đánh thuế càng cao phúc lợi xã hội càng giảm. b. Đánh thuế không theo sản lượng: Thuế không theo sản lượng còn được gọi là thuế khoán hay thuế cố định, nó là một chi phí cố định. Chính phủ áp một mức thuế T cố định trong một đơn vị thời gian cho công ty dù công ty có mức sản lượng là bao nhiêu. Trước khi có thuế, tổng chi phí trung bình của xí nghiệp là đường AC1 và chi phí biên là đường MC1, xí nghiệp sẽ sản xuất ở sản lượng Q1, ấn định giá bán P1, tổng lợi nhuận tối đa đạt được là diện tích P1C1BA. Sau khi chính phủ khoán một mức thuế là T trong một đơn vị thời gian, thì chi phí biên không đổi vẫn là MC1, còn chi phí trung bình tăng lên AC2 ( đường AC1 di chuyển lên trên -> AC2) với AC2 = AC1+T/Q Xí nghiệp vẫn sản xuất ở sản lượng Q1, giá bán là P1 (từ điểm giao nhau của MC1 và MR, chiếu lên AC2 ta có điểm C) tổng lợi nhuận là P1C2CA. P P2 P1 C2 C1 0 D B Q2 Q1 Q D MR AC1 AC2 MC2 MC1 A E Đ TÀI THUYT TRÌNH: THU TI U Nhóm thực hiện: Nhóm 2 Trang 7 Sau khi có thuế khoán, sản lượng và giá không đổi, lợi nhuận trước thuế bằng diện tích P1C1BA, lợi nhuận sau thuế bằng diện tích P1C2CA => lợi nhuận giảm đúng bằng T Nhận xét: Trong thị trường độc quyền, khi chính phủ không thực hiện thuế khoán thì đánh thuếu càng cao phúc lợi xã hội càng giảm. Khi chính phủ thực hiện thuế khoán người tiêu dùng không chịu ảnh hưởng của thuế. Do vậy, dù chính phủ đánh thuế theo sản lượng hay không theo sản lượng thì chính phủ vẫn có thể điều chỉnh chính sách thuế để đạt thuế tối ưu. 2.2. Xét độ co giãn cung, cầu : Tác động của thuế phụ thuộc vào độ co giãn cung cầu. P P1 C2 C1 0 Q1 Q D MR AC1 MC1 A AC2 C B Đ TÀI THUYT TRÌNH: THU TI U Nhóm thực hiện: Nhóm 2 Trang 8 Nếu cung co giãn nhiều, cầu ít co giãn hơn cung thì người tiêu dùng chịu thuế nhiều hơn. Trong đó, cầu càng ít co giãn thì tổn thất xã hội càng ít. Nếu cầu co giãn nhiều, cung ít co giãn hơn cầu thì người sản xuất chịu thuế nhiều hơn. Trong đó, cung càng ít co giãn thì tổn thất xã hội càng ít. Vì vậy, tùy tính chất cung cầu từng loại hàng hóa mà chính phủ lựa chọn chính sách thuế để đạt thuế tối ưu . Trên đây chúng ta đã tìm hiểu thuế ảnh hưởng đến phúc lợi xã hội của một hàng hóa. Vậy nếu xét trên tổng thể nền kinh tế thì để đạt được thuế tối ưu thì chính phủ phải đánh Giá t t Giá PD P0 PS PD P0 PS Q1 Q0 Số lượng S D Q1 Q0 Số lượng D S t t Giá PD P0 PS Q1 Q0 Số lượng S D Giá PD P0 PS Q1 Q0 Số lượng S D Đ TÀI THUYT TRÌNH: THU TI U Nhóm thực hiện: Nhóm 2 Trang 9 thuế như thế nào? Sau đây nhóm nghiên cứu xin trình bày hai mô hình: Thuế hàng hóa tối ưu (Quy tắc Ramsey ) và Thuế thu nhập tối ưu (Mô hình của Edgeworth) 2.3. Để đạt được thuế tối ưu thì phải chính phủ phải đánh thuế như thế nào? 2.3.1. Thuế hàng hóa tối ưu (thuế gián thu) : Chính sách đánh thuế hàng hóa tối ưu là lựa chọn các mức thuế suất đánh vào hai loại hàng hóa X và Y sao cho gánh nặng phụ trội từ việc gia tăng số thu thuế là ít nhất có thể được. Nếu đánh thuế vào hàng hóa Y cao hơn hàng hóa X thì tổng gánh nặng phụ trội sẽ cao. Để giải quyết vấn đề này biện pháp đơn giản nhất là đánh thuế vào hai hàng hóa X, Y với mức thuế giống nhau- còn gọi là thuế trung lập. Quy tắc đánh thuế tối ưu hay còn gọi là quy tắc Ramsey: Giả sử chính phủ đánh t thuế vào hàng hóa X, làm cho nhu cầu giảm từ Xo xuống X1(ΔX). Gánh nặng phụ trội của thuế là diện tích tam giác abc, số thuế chính phủ thu được là diện tích tứ giác hbaj. Giả sử chính phủ tăng thuế lên 1 đơn vị, vì vậy mức thuế bây giờ là (t +1). Khi đó tổng giá cả là Po + (t +1), nhu cầu giảm Δx (ở mức X2) gánh nặng phụ trội là diện tích tam giác fec, số thuế chính phủ thu được bằng diện tích gfih. So sánh hai tứ giác này, chúng ta thấy khi thuế tăng lên, chính phủ thu được số thuế bằng diện tích gfih nhưng lại mất đi ibae. Px P0 +( t + 1) P0+ t P0 0 Dx MDWL f X X0 X1 X2 b c a e j h g ∆x ∆X i Đ TÀI THUYT TRÌNH: THU TI U Nhóm thực hiện: Nhóm 2 Trang 10 Về nguyên lý, muốn tối thiểu hóa gánh nặng phụ trội tổng thể, thì : - Gánh nặng phụ trội biên của mỗi hàng hóa phải như nhau nghĩa là thuế suất nên được thiết kế sao cho tỷ lệ phần trăm giảm đi lượng cầu của mọi hàng hóa là như nhau. - Mặt khác cũng có thể giảm gánh nặng phụ trội bằng cách tăng thuế suất đánh vào hàng hóa có gánh nặng phụ trội biên thấp hơn và ngược lại. Nhìn đồ thị bên dưới ta thấy với cùng mức thuế t, hàng hóa nào có đường cầu càng co giãn thì tổn thất biên MDWL càng cao. Vì vậy để tối thiểu hóa gánh nặng phụ trội tổng thể thì cần tăng thuế đánh vào hàng hóa có cầu ít co giãn (MDWL nhỏ), và giảm thuế đánh vào hàng hóa có cầu co giãn nhiều (MDWL lớn). Làm theo nguyên lý này thì ta có được tỷ lệ tổn thất biên (MDWL) so với nguồn thu thuế biên huy động được đối với tất cả các loại hàng hóa là bằng nhau. Quy tắc Ramsey : Chính phủ nên đánh thuế vào tất cả hàng hóa sao cho tỷ lệ tổn thất biên (MDWL) so với nguồn thu thuế biên huy động được đối với tất cả các loại hàng hóa là bằng nhau. Thuế tối ưu hàng hóa = = ג MDWL : tổn thất biên do tăng đánh thuế vào hàng hóa. MR : thu nhập biên huy động được từ việc tăng thuế. MDWL MR i a g Px P0 +( t + 1) P0+ t P0 0 D MDWL f X XX1 X2 b c a e j h g ∆x ∆X Px P0 +( t + 1) P0+ t P0 0 D MDWL f XXX1 X2 b c e j h ∆x ∆X i Đ TÀI THUYT TRÌNH: THU TI U Nhóm thực hiện: Nhóm 2 Trang 11 Quy tắc Ramsey cho rằng, nếu chính phủ đánh thuế vào hàng hóa A có MDWL/MR cao hơn MDWL/MR từ đánh thuế vào hàng hóa B thì đánh thuế hàng hóa A không hiệu quả bằng đánh thuế hàng hoá B. Như thế để giảm thiểu tổn thất thị trường, chính phủ nên giảm thuế đánh vào hàng hóa A (giảm tổn thất biên của nó) và tăng thuế đánh vào hàng hóa B (tăng tổn thất biên của nó) đến khi các hàng hóa này có ג như nhau (tỷ lệ tổn thất biên/ doanh thu biên như nhau -> tính chất tối ưu ở đây) - Nếu chọn ג lớn -> MDWL: tổn thất xã hội lớn. Như phân tích ở trên, khi đánh thuế cao thì tổn thất xã hội càng lớn nhưng nguồn thu của chính phủ lại tăng. - Nếu chọn ג nhỏ -> MDWL: tổn thất xã hội nhỏ, thuế suất nhỏ, nguồn thu thuế của chính phủ có giá trị nhỏ hơn. Vì vậy, với cách đánh thuế này thuế tối ưu đã đạt được khi các hàng hóa này có ג như nhau. Vấn đề ở đây là chính phủ muốn thu thuế bao nhiêu? Chính phủ sẽ chọn ג tương ứng với nhu cầu. Khi có nhu cầu ngân sách lớn, chính phủ sẽ sẵn lòng chấp nhận một lượng tổn thất xã hội do việc đánh thuế gây ra. Tóm lại, quy tắc Ramsey cho thấy hai yếu tố phải được cân bằng khi thiết lập - Quy luật co giãn: Khi đường cầu hàng hóa co giãn cao, nên đánh thuế với thuế suất thấp, ngược lại, khi đường cầu ít co giãn thì đánh thuế với thuế suất cao. Tổn thất được tạo ra từ bất kỳ thuế suất nào sẽ gia tăng theo co giãn của cầu, vì thế hiệu quả được cải thiện bằng việc đánh thuế vào hàng hóa không co giãn với thuế suất cao hơn hàng hóa không co giãn. - Quy luật đánh thuế trên diện rộng: Tốt hơn nên đánh thuế rộng khắp các loại hàng hóa với mức thuế suất vừa phải hơn là đánh vào một nhóm hàng hóa với thuế suất cao. Bởi vì tổn thất từ đánh thuế gia tăng theo bình phương thuế suất, chính phủ nên trải dài đánh thuế trên diện rộng, không nên đánh thuế vào một nhóm hàng hóa với thuế suất cao. Tuy nhiên, nếu tuân theo quy tắc Ramsey thì tính công bằng trong phân phối thu nhập có đạt được không? Lúc này câu hỏi về tính công bằng được đặt ra khi xác định thuế tối ưu. Những xem xét về tính công bằng trong mô hình của Ramsey: Một hệ thống thuế nên có tính công bằng theo chiều dọc nghĩa là gánh nặng phân phối phải thật công bằng giữa những người có khả năng nộp thuế khác nhau. Quy Luật Ramsey đã được bổ sung để giải thích các kết quả phân phối của thuế. Giả sử người nghèo chi tiêu tỷ phần thu nhập của họ vào bánh mì lớn hơn so với người giàu, và ngược lại đối với trứng cá hồi. Dù bánh mì có cầu không co giãn bằng cầu của trứng cá hồi, thuế Đ TÀI THUYT TRÌNH: THU TI U Nhóm thực hiện: Nhóm 2 Trang 12 tối ưu có lẽ đòi mức thuế đánh vào trứng cá hồi cao hơn bánh mì. Thực ra thuế đánh vào trừng cá hồi tạo ra gánh nặng phụ trội tương đối lớn, nên nó cũng có xu hướng tái phân phối thu nhập đối với người ngèo. Xã hội cũng sẵn lòng trả giá cho một gánh nặng phụ trội lớn hơn để đổi lại sự phân phối thu nhập công bằng hơn. Quy luật Ramsey không hướng đến sự phân phối thu nhập. Quy luật này chỉ nhằm giảm tổn thất xã hội đến mức thấp nhất có thể. Nói tóm lại, vấn đề đặt ra là làm thế nào thu được thuế mà gánh nặng phụ trội do thuế gây ra ở mức thấp nhất thấp nhất có thể. Việc tối thiểu hóa gánh nặng phụ trội yêu cầu thuế phải được thiết lập sao cho cầu của tất cả hàng hóa đều được giảm cùng tỷ lệ. Đối với các hàng hóa không liên quan với nhau, các mức thuế suất nên được thiết lập theo tỷ lệ nghịch đảo so với độ co giãn của cầu. Cầu càng co giãn thì thuế thấp hơn so với cầu ít co giãn. Tuy nhiên, nếu xã hội hướng đến mục tiêu phân phối thì có lẽ thích hợp nhất là nên chấp nhận quy luật đánh thuế hiệu quả. 2.3.2. Thuế thu nhập tối ưu ( thuế trực thu) : Đánh thuế thu nhập tối ưu là chọn lựa thuế suất giữa các nhóm thu nhập để tối đa hóa phúc lợi xã hội tùy thuộc nguồn thu yêu cầu của chính phủ Mô hình của Edgeworth Theo Edgeworth, vấn đề đánh thuế thu nhập tối ưu có thể dựa vào mô hình với ba giả thiết: (1) Dựa vào số thu thuế được yêu cầu, mục tiêu đặt ra là phải làm cho tổng mức thỏa dụng của các cá nhân tăng lên càng cao càng tốt. Nếu gọi Ui là mức thỏa dụng của người thứ i và W là phúc lợi xã hội thì hệ thống thuế cần phải tối đa hóa: W = ∑Ui ( i chạy từ 1 đến n); Trong đó, n là số lượng người trong xã hội (2) Mọi cá nhân đều có hàm thỏa dụng giống nhau và chỉ phụ thuộc vào mức thu nhập của họ. Các hàm thỏa dụng thể hiện mức thỏa dụng biên của thu nhập giảm dần. Khi thu nhập tăng thì mức thỏa dụng của các cá nhân sẽ trở nên tốt hơn, nhưng với tỷ lệ giảm dần (3) Tổng thu nhập khả dụng là cố định. Để tối đa hóa phúc lợi xã hội thì mức thỏa dụng biên thu nhập của mỗi người là như nhau. Thuế nên thiết kế sao cho sự phân phối thu nhập sau thuế thật công bằng. Cụ thể, nên lấy bớt đi thu nhập từ người giàu bởi vì mức thỏa dụng biên bị mất đi của họ nhỏ hơn độ thỏa dụng biên của người nghèo. Vd: Người giàu thu nhập 100tr/tháng, đóng thuế Đ TÀI THUYT TRÌNH: THU TI U Nhóm thực hiện: Nhóm 2 Trang 13 25% là 25tr, mức thỏa dụng này mất đi nhỏ hơn người nghèo thu nhập 4tr/tháng, đóng thuế 25% là 1tr. Nếu chính phủ cần thu nhiều thuế hơn thì gánh nặng phụ trội tăng thêm cũng nên được phân phối công bằng. Mô hình thuế của Edgeworth gợi lên một cấu trúc thuế lũy tiến, bằng phẳng hóa thu nhập từ những người có thu nhập cao cho đến khi đạt được sự công bằng. Tuy nhiên, nó chỉ đúng trong mô hình Edgeworth vì mô hình này giả định: tổng thu nhập xã hội là cố định, không có chi phí hiệu quả thu thuế, nghĩa là dù thu bao nhiêu thì người lao động vẫn làm việc với số giờ không đổi và thu nhập không đổi. Lúc này thuế tối ưu chỉ tập trung vào tính công bằng. Thực tế, khi xã hội phân phối thu nhập như vậy thì lại làm thu hẹp chiết bánh kinh tế. Vd: khi gia tăng thuế thuế thu nhập lao động thì sẽ tạo nên hai tác đông : Thứ nhất, tiền thu thuế sẽ tăng đối với một mức lao động nhất định. Thứ hai, người lao động bị đánh thuế cao sẽ làm việc ít đi, thu nhập giảm, thuế thu được giảm và cơ sở thuế sẽ bị thu hẹp. Hai tác động này khái quát đường cong Laffer. Khi thuế suất ở mức 0% và 100% thì thu thuế bằng 0. Khi thuế suất di chuyển từ 0 đi lên, thu thuế tăng đến tối đa tại t* và sau đó giảm xuống đến mức 0 khi thuế suất ở mức 100% % Đ TÀI THUYT TRÌNH: THU TI U Nhóm thực hiện: Nhóm 2 Trang 14 Mục tiêu của thuế thu nhập tối ưu là xác định biểu thuế giữa các nhóm thu nhập nhằm tối đa hóa phúc lợi. Bên cạnh đó vẫn thừa nhân gia tăng thuế suất có tác động mâu thuẫn đến thu nhập. Như vậy hai khía cạnh cần phải được cân bằng để đạt được thuế thu nhập tối ưu: - Công bằng theo chiều dọc : Phúc lợi xã hội được tối đa hóa khi có những người có mức tiêu dùng cao (thỏa dụng biên thấp) bị đánh thuế cao; và những người có mức tiêu dùng thấp (thỏa dụng biên cao) bị đánh thuế thấp. - Phản ánh hành vi: Khi đánh thuế cao vào bất kỳ một nhóm nào đó, họ phản ứng bằng cách giảm làm việc, thu nhập giảm thấp. Điều này nghĩa là một sự gia tăng thêm thuế suất thì nguồn huy động sẽ giảm do cơ sở đánh thuế nhỏ hơn. Như vậy, khi xem xét liệu có nên tiến tới áp dụng hệ thống thuế lũy tiến hay không, chính phủ cần phải cân bằng khía cạnh: điều chỉnh thỏa dụng biên của người giàu và người nghèo sao cho công bằng (bằng việc giảm tiêu dùng người giàu) so với việc đánh thuế vào người giàu cao hơn. Điều này làm cho người giàu nãn lòng làm việc, cơ sở thuế bị thu hẹp. Đánh giá hệ thống thuế tối ưu cũng không thể phụ thuộc nhiều vào sự tính toán hay ước lượng mà ở chừng mực nhất định còn phụ thuộc sự đánh giá giá trị đạo đức của xã hội. Đ TÀI THUYT TRÌNH: THU TI U Nhóm thực hiện: Nhóm 2 Trang 15 CHƯƠNG II: CẢI CÁCH CHÍNH SÁCH THUẾ Ở VIỆT NAM : THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP I. ĐÁNH GIÁ VIỆC CẢI CÁCH CHÍNH SÁCH THUẾ Ở VIỆT NAM 1. Thuận lợi: - Hệ thống chính trị ổn định, Đảng và Nhà nước quyết tâm đổi mới chính sách và kiện toàn hệ thống tài chính – tiền tệ nhằm thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng bền vững: “Tích cực đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia, động viên hợp lý và phân phối có hiệu quả mọi nguồn lực nhằm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Thực hiện nguyên tắc công bằng, hiệu quả trong phân phối và phân phối lại nguồn thu nhập trong xã hội. Tạo lập môi trường tài chính lành mạnh, thông thoáng nhằm giải phóng và phát triển các nguồn tài chính và tiềm năng sản xuất của các doanh nghiệp, các tầng lớp dân cư; bồi dưỡng nguồn thu ngân sách, thu hút các nguồn bên ngoài. - VN đã đạt được thành tựu quan trọng trong điều hành kinh tế vĩ mô trong thời gian qua là kiểm soát lạm phát, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng ổn định trên cơ sở phối hợp đồng bộ các chính sách tài chính – tiền tệ. Từ chỗ chặn đứng lạm phát phi mã trong những năm cuối của thập niên 80 bằng những giải pháp thắt chặt tiền tệ đến quá trình vượt qua giai đoạn thiểu phát ở những năm cuối thập niên 90 bằng những chủ trương kích cầu kịp thời đã là minh chứng cho thành công của Chính phủ trong điều hành kinh tế. Điều này không chỉ góp phần tạo môi trường kinh tế ổn định mà còn cũng cố lòng tin của người dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trong
Luận văn liên quan