Tiểu luận Thương mại Việt Nam với nâng cao chất lượng cạnh tranh

a) Cạnh tranh là sự “ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm dành giật được những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được nhiều lợi nhuận siêu nghạch” (theo K.Marx). b) Năng lực cạnh tranh: Ở cấp độ quốc gia, khái niệm “năng lực cạnh tranh” (Competitiveness) có ý nghĩa là năng suất sản xuất quốc gia. Năng lực cạnh tranh phụ thuộc vào năng suất sử dụng nguồn lực con người, tài nguyên và vốn của một quốc gia, bởi chính năng suất xác định mức sống bền vững thể hiện qua mức lương, tỉ suất lợi nhuận từ vốn bỏ ra, tỉ suất lợi nhuận thu được tài nguyên thiên nhiên Năng lực cạnh tranh không phải là việc một quốc gia cạnh tranh trong lĩnh vực gì để thịnh vượng mà là quốc gia đó cạnh tranh hiệu quả như thế nào trong các lĩnh vực.

docx29 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1629 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Thương mại Việt Nam với nâng cao chất lượng cạnh tranh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HỌC VIỆN NGÂN HÀNG ---o0o--- BÀI TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI: Thương mại Việt Nam với nâng cao chất lượng cạnh tranh. Nhóm sinh viên nghiên cứu: Nhóm 7 Giáo viên hướng dẫn: Đặng Thị Thúy Duyên Hà Nội, tháng 11 năm 2012Mục lục: I. Lý luận chung: 1, Cạnh tranh và sức cạnh tranh: a) Cạnh tranh. b) Sức cạnh tranh. 2, Thương mại. II. Thực trạng: Phần 1: Tổng quan tình hình xuất nhập khẩu từ năm 2000 đến nay: 1, Những thành tựu chủ yếu. 2, Cơ cấu xuất khẩu. 3, Xuất khẩu dịch vụ. 4, Nhập khẩu hàng hóa. 5, Tác động của Hội nhập kinh tế đến xuất nhập khẩu. 6, Những hạn chế, yếu kém Phần 2: Đầu tư, viện trợ từ nước ngoài vào Việt Nam: 1, Đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam. 1.1. Đầu tư trực tiếp. 1.2 Đầu tư gián tiếp. 2, Tình hình viện trợ ODA vào Việt Nam. III. Giải pháp: 1, Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu. 2, Giải pháp giảm nhập siêu. 3. Giải pháp thu hút vốn đầu tư.I. Lý luận: 1, Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh: a) Cạnh tranh là sự “ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm dành giật được những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được nhiều lợi nhuận siêu nghạch” (theo K.Marx). b) Năng lực cạnh tranh: Ở cấp độ quốc gia, khái niệm “năng lực cạnh tranh” (Competitiveness) có ý nghĩa là năng suất sản xuất quốc gia. Năng lực cạnh tranh phụ thuộc vào năng suất sử dụng nguồn lực con người, tài nguyên và vốn của một quốc gia, bởi chính năng suất xác định mức sống bền vững thể hiện qua mức lương, tỉ suất lợi nhuận từ vốn bỏ ra, tỉ suất lợi nhuận thu được tài nguyên thiên nhiên… Năng lực cạnh tranh không phải là việc một quốc gia cạnh tranh trong lĩnh vực gì để thịnh vượng mà là quốc gia đó cạnh tranh hiệu quả như thế nào trong các lĩnh vực. Thứ hạng và điểm số về năng lực cạnh tranh của Việt Nam từ 2008 đến nay. Nguồn: WEF Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 2012 – 2013 do WEF thực hiện dựa trên khảo sát tại 144 quốc gia, vùng lãnh thổ. Theo kết quả xếp hạng này, Việt Nam đạt tổng điểm 4.1 trên mức điểm tuyệt đối là 7, đứng ở vị trí thứ 75 (thuộc nửa cuối bảng xếp hạng)             Bảng 1: Xếp hạng và điểm số GCI Việt Nam giai đoạn 2008 - 2012 Nội dung 2008 2009 2010 2011 2012 Điểm số Việt Nam (/tổng 7 điểm) 4,1 4,0 4,3 4,2 4,1 Thứ hạng (/tổng số QG xếp hạng) 70/134 75/133 59/139 65/142 75/144 Tăng/giảm (+/-) -2 -5 +16 -6 -10 KC so với "đáy" (vị trí cuối BXH) 64 58 80 77 69                   Nguồn: The Global Competitiveness Report 2012–2013 của WEF             Như vậy, xét trong 5 năm gần đây (từ 2008 - 2012), vị trí xếp hạng của Việt Nam có một năm tăng, bốn năm giảm, ít có cải thiện. Năm 2012 điểm số chỉ bằng năm 2008 và thứ hạng thì bằng năm 2009. Kể từ năm 2010, điểm số đánh giá và thứ hạng năng lực cạnh của Việt Nam liên tục giảm. 2) Thương mại: là hoạt động trao đổi của cải, hàng hóa, dịch vụ, kiến thức, tiền tệ v.v giữa hai hay nhiều đối tác, và có thể nhận lại một giá trị nào đó (bằng tiền thông qua giá cả) hay bằng hàng hóa, dịch vụ khác như trong hình thức thương mại hàng đổi hàng (barter). Trong quá trình này, người bán là người cung cấp của cải, hàng hóa, dịch vụ... cho người mua, đổi lại người mua sẽ phải trả cho người bán một giá trị tương đương nào đó. hóa Thương mại gồm hai bộ phận chính, đó là nội thương và ngoại thương. Nội thương là hoạt động kinh tế trao đổi mua bán hàng hóa trong nước. Nội thương có đủ các thành phần kinh tế tham gia, quan trọng nhất là kinh tế tư nhân, cá thể. Ngoại thương hay còn gọi là thương mại quốc tế là hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa qua biên giới lãnh thổ. Ngoại thương là hoạt động quan trọng nhất của thương mại. II. Thực trạng: Phần 1. Tổng quan tình hình xuất nhập khẩu từ năm 2000 đến nay của Việt Nam 1. Những thành tựu chủ yếu: - Xuất khẩu hàng hoá đã đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh hơn 2,4 lần tốc độ tăng trưởng GDP, góp phần quan trọng vào tăng trưởng chung của nền kinh tế, tạo việc làm và nâng cao thu nhập của hàng triệu lao động. - Thời kỳ chiến lược 2001 – 2010, tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá bình quân 17,3% /năm, nhanh hơn tốc độ tăng trưởng GDP trên 2,4 lần (GDP tăng bình quân 7,21 % / năm) vượt mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 2010 (tăng trưởng xuất khẩu nhanh gấp 2 lần nhịp độ tăng trưởng GDP) và vượt chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá đã đề ra trong chiến lược phát triển Xuất Nhập Khẩu thời kỳ 2001 – 2010 (tăng trưởng bình quân 15% / năm). - Việt Nam có vị thế ngày càng lớn trong xuất khẩu hàng hoá toàn cầu. Tỉ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá thế giới đã tăng từ 0,24% trong năm 2001 lên 0,46% trong năm 2010. Đến nay, nhóm hàng chế biến xuất khẩu của Việt Nam đã chiếm trên 0,28 % thị phần toàn cầu, nhóm hàng thô và sơ chế chiếm trên 0,72 % (riêng điều nhân chiếm khoảng 50 %, hồ tiêu chiếm khoảng 45 %, cà phê chiếm 16 -18 %, cao su thiên nhiên 8 – 10 %, chè uống chiếm 5 – 6 %, thuỷ sản chiếm 5 – 6 %, đồ gỗ chiếm 2 – 3 %, gạo chiếm 12 – 18 %). - Xuất khẩu hàng hoá góp phần chính yếu vào tăng trưởng GDP, trở thành động lực chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong 10 năm qua. Trong phần tổng cầu đóng góp cho tăng trưởng GDP, trước năm 2005, mức đóng góp của xuất khẩu hàng hoá là một số âm (năm 2005 là – 58,1%), trong giai đoạn 2006 – 2008 đóng góp của xuất khẩu hàng hoá luôn là một số dương (năm 2006 là + 99,9 %, năm 2007 là + 68,7 %, năm 2008 là + 50,2 %). - Xuất khẩu là một động lực tăng trưởng của khu vực kinh tế nông nghiệp nông thôn, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế của khu vực này theo hướng Công Nghiệp Hóa, Hiện Đại Hóa và hướng về xuất khẩu. Năm 2005, kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản đạt 8,5 tỷ USD, gấp 2,1 lần năm 2001 (4,0 tỷ USD), đến năm 2010, ước đạt trên 16 tỷ USD (mục tiêu chiến lược là 9 – 10 tỷ USD). - Xuất khẩu cũng là động lực của khu vực công nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cấu các ngành công nghiệp hướng về xuất khẩu. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp thời kỳ 2001 – 2010 bình quân đạt 15 % / năm, giá trị gia tăng công nghiệp luôn tăng nhanh hơn tốc độ tăng GDP khoảng 1,4 lần, đạt nhịp độ tăng trưởng 11% / năm (mục tiêu chiến lược là 10 – 10,5 % /năm). Tỷ trọng hàng công nghiệp trong tổng kim ngạch xuất khẩu đã tăng từ 71% trong năm 2000 lên 76,3 % trong năm 2007 và chiếm gần 80 % trong năm 2010 (mục tiêu chiến lược 70 – 75%). - Trong điều kiện mô hình tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào tăng trưởng đầu tư, xuất khẩu hàng hoá trở thành kênh dẫn quan trọng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế. Khoảng 55% tổng số dự án và trên 50 % tổng số vốn FDI đã được thu hút vào các ngành công nghiệp chế biến chế tạo xuất khẩu. Số doanh nghiệp FDI trực tiếp tham gia xuất khẩu tăng nhanh tới 1.854 doanh nghiệp trong năm 2010, chiếm gần 20% tổng số doanh nghiệp cả nước. Tỷ trọng của khu vực FDI trong tổng kim ngạch xuất khẩu đã tăng từ 45,2% trong năm 2001 lên 57,5% trong năm 2007 và khoảng 45,2% trong năm 2010. - Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá bình quân đầu người đã tăng từ mức 175 USD trong năm 2000 lên 750USD trong năm 2010, rút ngắn dần khoảng cách chênh lệch so với một số nước trong khu vực. Tăng trưởng xuất khẩu đã góp phần tạo việc làm và thu nhập cho hàng triệu lao động, nâng cao đời sống của nhân dân. Trong điều kiện xuất khẩu dịch vụ chưa phát triển nhiều, xuất khẩu hàng hoá là thành phần đóng góp chính tạo lập và hạn chế thâm hụt cán cân thanh toán vãng lai của nền kinh tế. 2. Cơ cấu xuất khẩu đã có xu hướng chuyển dịch tích cực, gắn chuyển dịch cơ cấu mặt hàng với cơ cấu thị trường xuất khẩu, xây dựng được nhóm hàng xuất khẩu chủ lực và gặt hái được thành công ở một số khâu đột phá tăng trưởng xuất khẩu. Hàng dệt may vẫn đứng đầu danh sách các mặt hàng xuất khẩu vào Mỹ - Tỷ trọng của nhóm hàng chế biến, chế tạo đã tăng được 8,3% trong 10 năm qua, từ 46,7% trong năm 2001 lên 55% trong năm 2010, tỷ trọng của nhóm hàng thô và sơ chế đã giảm từ 58,3% xuống còn 45% trong thời gian tương ứng; riêng tỷ trọng của nhóm hàng nông, lâm, thuỷ sản đã giảm từ 29,5% xuống 22,5%. Năm 2001, có 4 mặt hàng xuất khẩu chủ lực đạt kim ngạch trên 1tỷ USD (gồm dầu thô, dệt may, giầy dép, thuỷ sản), với tổng giá trị 8,4 tỷ USD, chiếm 56% kim ngạch xuất khẩu. Đến năm 2010, đã có 17 mặt hàng và nhóm mặt hàng xuất khẩu chủ lực (thuỷ sản, gạo, cà phê, cao su, sản phẩm gỗ, than đá, dầu thô, xăng dầu, sắt thép và sản phẩm thép, dệt may, giầy dép, đá quý và kim loại quý, máy vi tính và linh kiện, máy móc thiết bị, dây điện và cáp điện, phương tiện vận tải), với tổng giá trị khoảng 45 tỷ USD, chiếm 63% kim ngạch xuất khẩu. - Về cơ bản, Việt Nam đã thực hiện được thành công một số khâu đột phá chiến lược tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu. Trong 5 năm đầu (2001 – 2005), các ngành sản phẩm kết hợp giữa lao động giản đơn và công nghệ trung bình đã được coi trọng phát triển như: Thủ công mĩ nghệ, thực phẩm chế biến, sản phẩm nhựa, hoá phẩm tiêu dùng, sản phẩm gỗ và sản phẩm cơ khí, điện. Trong đó, xuất khẩu nhóm hàng thủ công mĩ nghệ (mây, tre, cói, thảm, gốm sứ, đá và kim loại quý) đã tăng trưởng bình quân 23% / năm, kim ngạch tăng từ 377 triệu USD trong năm 2000 lên 3.177 triệu USD trong năm 2009 và khoảng gần 4,0 tỷ USD trong năm 2010 xuất khẩu gỗ tăng trưởng bình quân 26% / năm; xuất khẩu sản phẩm nhựa tăng bình quân 25%/ năm, kim ngạch tăng từ 122 triệu USD trong năm 2000 lên xấp xỉ 1 tỷ USD trong năm 2009 và vượt 1,1 tỷ USD vào năm 2010. - Cơ cấu thị trường đã có sự chuyển dịch đáng kể, về cơ bản phù hợp với định hướng điều chỉnh chiến lược thị trường, hình thành cơ cấu hợp lý. Tỷ trọng của thị trường châu Á trong tổng kim ngạch xuất khẩu đã giảm từ 60,6% trong năm 2001 xuống 50 % trong năm 2005 và duy trì ở mức 45,5% - 48% trong giai đoạn 2006 – 2010, cơ bản phù hợp với mục tiêu đề ra là 45%. Riêng tỷ trọng của Nhật Bản đã giảm dần từ 16,7% trong năm 2001 xuống 13,3% trong năm 2005 và khoảng 10% trong năm 2010 (chiến lược là 17 – 18%); tỷ trọng của thị trường Trung Quốc, Đài Loan và Hồng Kông giảm từ 15,8% xuống 13,9% và còn khoảng 12% trong thời gian tương ứng (chiến lược là 14 – 16%); tỷ trọng của thị trường ASEAN tương đối ổn định ở mức 17 – 18% (chiến lược là 15 – 16%); tỷ trọng của thị trường châu Mỹ trong tổng kim ngạch xuất khẩu đã tăng nhanh trong giai đoạn 2001 – 2005 từ 9,3% năm 2001 lên 22 % trong năm 2005 và tương đối ổn định ở mức 22,5% - 23% trong giai đoạn 2006 – 2010.  - Thực hiện thành công khâu đột phá về thị trường xuất khẩu là tăng nhanh tỷ trọng của thị trường Hoa Kỳ từ 7,1% trong năm 2001 lên 18,2% trong năm 2005 và duy trì ở mức 19 -20% trong gian đoạn 2006 – 2010 (chiến lược là 15 – 20%).   3. Xuất khẩu hàng hoá đã từng bước gắn kết với xuất khẩu dịch vụ. Xuất khẩu tại chỗ bước đầu đã thu được ngoại tệ đáng kể, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại. - Xuất khẩu dịch vụ thời kỳ 2001 – 2010 tăng trưởng bình quân 10% / năm. Trong cơ cấu xuất khẩu dịch vụ năm 2008, dịch vụ du lịch và xuất khẩu lao động chiếm 56%, dịch vụ hàng không chiếm 19%, dịch vụ hàng hải chiếm 15%. Trong 10 năm qua, xuất khẩu dịch vụ theo phương thức tiêu dùng ở nước ngoài là chủ yếu, chiếm khoảng 56% kim ngạch xuất khẩu dịch vụ, xuất khẩu theo phương thức cung cấp qua biên giới chiếm khoảng 39%, xuất khẩu theo phương thức hiện diện thương mại và di chuyển thể nhân chiếm khoảng 5%. Sự phát triển dịch vụ đã tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy xuất khẩu tại chỗ hàng hoá Việt Nam thông qua du lịch. Giá trị xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ tăng liên tục từ 215 triệu USD năm 2001 lên 500 triệu USD vào năm 2010. 4. Nhập khẩu hàng hoá đã coi trọng nhiều đến nguyên nhiên vật liệu, máy móc thiết bị và công nghệ phục vụ sản xuất trong nước, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng dựa vào đầu tư và xuất khẩu, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. - Phần chủ yếu trong tổng giá trị nhập khẩu hàng năm là các nhóm hàng nguyên, nhiên vật liệu, máy móc thiết bị và công nghệ cho các dự án đầu tư phát triển sản xuất, tạo nguồn hàng cho xuất khẩu, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế. Trong giai đoạn 2001 – 2005 tỷ trọng của nhóm hàng này chiếm khoảng 50% tổng kim ngạch nhập khẩu và bằng khoảng 40 % GDP; trong giai đoạn 2006 – 2010 chiếm khoảng 70% tổng kim ngạch nhập khẩu và bằng khoảng 60% GDP (riêng năm 2008, các chỉ số tương ứng là 74,7% và 65,1%). Tỷ trọng của nhóm hàng tiêu dùng cần kiểm soát và hạn chế nhập khẩu tuy tăng mạnh từ 22,8% trong năm 2005 lên 26,7% trong năm 2008 nhưng sau đó đã giảm dần còn khoảng 18 – 19% trong 2 năm 2009 – 2010. Năm 2008 – 2010, tỷ trọng của nhóm hàng thô và sơ chế chiếm khoảng 25 – 26%, tỷ trọng nhóm hàng chế biến và tinh chế chiếm khoảng 74 – 75% trong tổng kim ngạch nhập khẩu. - Nhập siêu tuy tăng cao trong các năm 2006 – 2008, nhưng sau đó đã được kiềm chế, tỷ lệ giá trị nhập siêu so với kim ngạch xuất khẩu đã giảm từ 29,1% trong năm 2008 xuống còn 22,5% trong năm 2009 và 15% trong năm 2010. Phần chủ yếu trong cơ cấu nhập siêu mang tính tích cực, tạo nền tảng cho phát triển sản xuất, tăng nguồn hàng xuất khẩu giúp giảm bớt giá trị nhập siêu trong thời gian tới. - Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa sáu tháng đầu 2012 đạt 53,8 tỷ USD, tăng 6,9%, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 25,8 tỷ USD giảm 8,2%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 28 tỷ USD, tăng 26,1% so với cùng kỳ năm trước. Nếu loại trừ yếu tố giá, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu sáu tháng năm nay chỉ tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước; đó là mức tăng thấp nhất kể từ 2009 là những năm suy thoái kinh tế. Nhập siêu của cả nước là 658 triệu USD, bằng 1,3% kim ngạch xuất khẩu; giảm rõ rệt so với 6,7 tỷ USD, chiếm 15,7% cùng kỳ năm trước. Đáng lưu ý là trong khi nhập siêu của khu vực kinh tế trong nước là 5,3 tỷ USD bằng 25,8% kim ngạch xuất khẩu; thì khu vực có vốn đầu tư nước ngoài lại xuất siêu 4,6 tỷ USD, bằng 14,1% kim ngạch xuất khẩu. 5. Hội nhập quốc tế đã tác động tích cực, nhiều mặt đến XNK. - Đến nay Việt Nam đã tham gia ký kết gần 12 nghìn điều ước quốc tế, thiết lập quan hệ ngoại giao với 178 nước, có quan hệ thương mại với trên 220 nước và vùng lãnh thổ, đã ký kết 88 Hiệp định thương mại song phương, 7 Hiệp định thiết lập khu vực thương mại tự do (FTA) với 15 nước, 54 Hiệp định tránh đánh thuế  2 lần và 61 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư song phương. Trong giai đoạn 2001 – 2010, cùng với việc ký Hiệp định thương mại song phương với Hoa kỳ (BTA), gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Việt Nam đã tiếp tục hội nhập thương mại khu vực sâu rộng hơn trong khung khổ 6 FTA khu vực. Tỷ trọng thương mại 2 chiều giữa Việt Nam với 15 nước đối tác đã có FTA chiếm gần 60% tổng giá trị thương mại quốc tế của Việt Nam, trong đó, chiếm gần 50% kim ngạch xuất khẩu và gần 70% kim ngạch nhập khẩu. Hàng hoá của Việt Nam đã mở rộng được thị phần sang các thị trường lớn. Từ sau 2007 khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam được cải thiện, dòng chẩy FDI và FII vào Việt Nam tăng mạnh, góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP. - Hội nhập quốc tế sâu rộng đã tạo điều kiện quan trọng để hạn chế những tác động bất lợi của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Thị trường xuất khẩu trở nên đa dạng hơn, thúc đẩy đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu, hàng hoá Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào các thị trường trọng điểm, xuất khẩu tăng trên hầu hết các thị trường và ít có biểu hiện chuyển hướng thương mại dưới tác động của các FTA đã tham gia. Một số mặt hàng được hưởng lợi từ các thoả thuận FTA đã có bước tăng trưởng xuất khẩu đột biến như xuất khẩu dệt may sang Hàn Quốc tăng 84% trong năm 2009 và tăng 70% trong năm 2010. Những thành tựu đã đạt được chủ yếu là do những nguyên nhân sau:  -Nhờ chiến lược phát triển XNK và hội nhập quốc tế đúng đắn, kịp thời, sự chỉ đạo năng động của Chính phủ cũng như sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, của các cấp, các ngành và của toàn dân. - Bộ Công thương đã có những biện pháp chỉ đạo, điều hành quyết liệt lĩnh vực hoạt động XNK nhằm thúc đẩy xuất khẩu và hạn chế nhập siêu. - Nhờ những điều kiện thuận lợi của tình hình kinh tế trong nước và thế giới. Kinh tế thế giới sau kỳ suy giảm giai đoạn 1996 – 2001 đã bước vào thời kỳ tăng trưởng cao trong giai đoạn 2002 – 2008 (tăng trưởng bình quân 9,7% / năm tính theo giá thực tế). Kinh tế Việt Nam sau kỳ suy giảm giai đoạn 1996 – 2000 (tăng trưởng bình quân 6,9% / năm so với giai đoạn 1991 – 1995 là 8,2% / năm). - Kinh tế vĩ mô tương đối ổn định, đầu tư tăng cao cùng các điều kiện thuận lợi của môi trường kinh doanh quốc tế, nhất là khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và các FTA, hàng rào bảo hộ tại các nước nhập khẩu hàng Việt Nam giảm mạnh đã có tác động tích cực đến mở rộng xuất khẩu. 6, Những hạn chế, yếu kém: - Quy mô xuất khẩu còn nhỏ, phát triển xuất khẩu vẫn chủ yếu theo chiều rộng, chất lượng tăng trưởng thấp, chi phí xuất khẩu cao, hoạt động xuất khẩu phản ứng chậm so với các biến động của thị trường thế giới, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chậm chuyển dịch theo hướng hiệu quả, hiện đại. - Nhập khẩu hàng hoá và nhập siêu tăng cao tác động bất lợi đến các cân đối kinh tế vĩ mô, chưa hướng mạnh vào phần cốt lõi của CNH, HĐH, chưa cải thiện được nhiều tình trạng lạc hậu về công nghệ ở một số ngành, ít tiếp cận được với công nghệ nguồn. - Sự phát triển thị trường ngoài nước chủ yếu theo chiều rộng, chưa hướng mạnh vào phát triển theo chiều sâu, chất lượng thông tin dự báo chiến lược thị trường quốc tế còn yếu kém, chưa thực hiện thành công một số bước điều chỉnh chiến lược thị trường XNK. - Hội nhập các FTA chưa có một chiến lược tổng thể và lộ trình thống nhất, đồng bộ với chiến lược phát triển XNK, chưa tận dụng hiệu quả cơ hội và điều kiện thuận lợi của hội nhập quốc tế để đẩy mạnh xuất khẩu. - Công tác quản lý Nhà nước đối với XNK hàng hoá tuy đã có nhiều cải tiến nhưng còn một số hạn chế, thụ động, tính đồng bộ chưa cao. - Tỷ lệ nhập siêu/GDP đã tăng từ mức 3,6% năm 2001 lên 12,9% vào năm 2003 trước khi giảm xuống còn 8,3% vào năm 2006. Từ năm 2007, nhập siêu so với GDP đã có những thay đổi lớn. Tỷ lệ này lên tới 20% vào các năm 2007-2008 và sau đó giảm mạnh xuống chỉ còn 12% vào năm 2010. Như vậy, nhập siêu còn tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng GDP. Nói cách khác, những đánh đổi từ việc chấp nhận chênh lệch giữa đầu tư và tiết kiệm trong nước dường như chưa mang lại hiệu quả rõ rệt về tăng trưởng kinh tế. - Tiếp đến là chưa xây dựng đầy đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và sự bất cập trong công tác kiểm tra theo các tiêu chuẩn này đối với hàng nhập khẩu để góp phần bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng phù hợp; công tác tổ chức xuất khẩu, nhất là xuất khẩu những mặt hàng có khối lượng và giá trị lớn còn nhiều hạn chế, chưa tạo điều kiện tốt cho việc xác lập mối liên kết giữa người sản xuất nguyên liệu, doanh nghiệp chế biến, thương nhân xuất khẩu nhằm ổn định nguồn nguyên liệu, bảo đảm chất lượng sản phẩm và khả năng điều tiết lượng hàng xuất khẩu, đạt đến giá xuất khẩu cao. Việc vận dụng các biện pháp phòng vệ thương mại chưa thực sự hiệu quả. Phần 2: Đầu tư, viện trợ từ nước ngoài vào Việt Nam 1. Đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam 1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Đầu tư trực tiếp nước ngoài hiện nay đang diễn ra trên quy mô toàn cầu với khối lượng và nhịp độ chu chuyển ngày càng lớn. Bên cạnh việc phát huy nguồn lực trong nước, tận dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được coi là một sự thông minh để rút ngắn thời gian tích lũy vốn ban đầu, tạo tiền đề vững chắc cho phát triển kinh tế, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển. Chính vì lẽ đó mà FDI được coi là “chìa khóa vàng” để mở ra cánh cửa thịnh vượng cho các quốc gia. Trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước, Đảng ta đã nhận thấy vai trò hết sức to lớn của đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần vào đưa sự nghiệp CNH-HĐH đi đến thắng lợi, xây d