Tiểu luận Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam

Trong xu thế hội nhập kinh tế hiện nay, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là xu hướng tất yếu của các nước trên thế giới. Đó không chỉ là đặc quyền của các nước có nền kinh tế phát triển, có tiềm lực tài chính mạnh, có khoa học công nghệ hiện đại, có trình độ quản lý tiên tiến mà ngay cả đối với các nước có nền kinh tế đang và kém phát triển thì dòng đầu tư ra cũng đã phát triển một cách mạnh mẽ. Sự tham gia của các nước đang phát triển làm phong phú, đa dang thêm môi trường hoạt động đầu tư quốc tế. Vịêt Nam không nằm ngoài xu thế chung đó, trong những năm gần đây, hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Vịêt Nam ngày càng phát triển, không chỉ đầu tư sang các nước đang và kém phát triển mà còn đầu tư sang các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh, Pháp Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp doanh nghiệp khai thác được những lợi thế cạnh tranh cũng như có thể vượt qua các rào cản thương mại của nước nhận đầu tư để có thể mở rộng thị trường sản xuất, tạo điều kiện thu được nhiều hiệu quả hơn từ hoạt động sản xuất kinh doạnh. Vì đây là một lĩnh vực rất mới đối với Vịêt Nam nên trong phạm vi đề án môn học này em xin được tìm hiểu một cách có hệ thống hơn khái quát tình hình hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Vịêt Nam trong thời gian qua và những quy định pháp lý về đầu tư ra nước ngoài.

docx23 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5102 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam Mục lục LỜI NÓI ĐẦU Trong xu thế hội nhập kinh tế hiện nay, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là xu hướng tất yếu của các nước trên thế giới. Đó không chỉ là đặc quyền của các nước có nền kinh tế phát triển, có tiềm lực tài chính mạnh, có khoa học công nghệ hiện đại, có trình độ quản lý tiên tiến mà ngay cả đối với các nước có nền kinh tế đang và kém phát triển thì dòng đầu tư ra cũng đã phát triển một cách mạnh mẽ. Sự tham gia của các nước đang phát triển làm phong phú, đa dang thêm môi trường hoạt động đầu tư quốc tế. Vịêt Nam không nằm ngoài xu thế chung đó, trong những năm gần đây, hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Vịêt Nam ngày càng phát triển, không chỉ đầu tư sang các nước đang và kém phát triển mà còn đầu tư sang các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh, Pháp… Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp doanh nghiệp khai thác được những lợi thế cạnh tranh cũng như có thể vượt qua các rào cản thương mại của nước nhận đầu tư để có thể mở rộng thị trường sản xuất, tạo điều kiện thu được nhiều hiệu quả hơn từ hoạt động sản xuất kinh doạnh.. Vì đây là một lĩnh vực rất mới đối với Vịêt Nam nên trong phạm vi đề án môn học này em xin được tìm hiểu một cách có hệ thống hơn khái quát tình hình hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp Vịêt Nam trong thời gian qua và những quy định pháp lý về đầu tư ra nước ngoài. 1.Khái quát về đầu tư ra nước ngoài 1.1Khái niệm và đặc điểm của đầu tư ra nước ngoài. Đầu tư quốc tế là quá trình dịch chuyển vốn, tài sản từ quốc gia này sang quốc gia khác để các nhà đầu tư tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh – dịch vụ với mục đích tìm kiếm lợi nhuận và những mục tiêu kinh tế xã hội nhất định. Thực tiễn pháp lý phân loại đầu tư quốc tế thành hai loại là đầu tư từ nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài. Khoản 14 Điều 3 Luật Đầu tư 2005 quy định “Đầu tư ra nước ngoài là việc nhà đầu tư đưa vốn bằng tiền mặt và các tài sản hợp pháp khác từ Việt Nam ra nước ngoài để tiến hành đầu tư”. Nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài gồm nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài tư nhân và nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài của chính phủ và các tổ chức quốc tế dưới dạng hỗ trợ phát triển chính thức ( ODA) và tín dụng thương mại: Đối với nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài của tư nhân được thực hiện chủ yếu dưới dạng đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. -Đầu tư trực tiếp là hình thức đâu ftuw ra nước ngoài củ yếu, theo đó nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vốn, tài sản vào nước tiếp nhận đầu tư và thiết lập các dự án đầu tư tại đó đồng thời họ trực tiếp tham gia điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư. Hình thức đầu tư này có có các đặc điểm sau: Đây là hình thức đầu tư bằng nguồn vố tư nhân, nhà đầu tư có toàn quyền quyết định đầu tự và gánh chịu kết quả đầu tư. Cho nên, hình thức đầu tư này ít chịu ảnh hưởng và những ràng buộc về chính trị. Nhà đầu tư tự mình điều hành toàn bộ dự án đầu tư hoặc tham gia điều hành dự án đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư. Thông qua hoạt động đầu tư trực tiếp, nước tiếp nhận có cơ hội tiếp thu công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm trình độ quản lý.. của nhà đầu tư Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư ra nước ngoài mà các nhà đầu tư nước ngoài thông qua thị trường tài chính mua cổ phần hoặc chứng khoán của các công ty của nước tiếp nhận đầu tư thu lwoij nhuận dưới hình thức cổ tức hoặc thu nhập chứng khoán mà không tham gia điều hành trực tiếp đối với đối tượng mà họ bỏ vốn ra đầu tư Hình thức đầu tư này có đặc điểm sau: Phương thức đầu tư chủ yếu là nhà đầu tư mua một số lượng cổ phần nhất định của công ty nước ngoài đang làm ăn có hiệu quả để hưởng cổ tức Nhà đầu tư không được tham gia điều hành trực tiếp đối với công ty mà họ đầu tư vốn, tài sản. Nước tiếp nhận đầu tư không có cơ hội tiếp thu công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm và trình độ quản lý của nhà đầu tư nhưng họ lại tận dụng được nguồn vốn nhàn rỗi và biết cách chia sẽ rủi ro kinh doanh cho những nhà đầu tư ra nước ngoài. 1.2 Khái quát về tình hình đầu tư ra nước ngoài của các nhà đầu tư Việt Nam. Tính đến hết tháng 2/2011, Việt Nam đã có 575 dự án đầu tư vào 55 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới với tổng số vốn đăng ký đạt trên 23,7 tỷ USD. Trong đó phần vốn của các doanh nghiệp Việt Nam đã vượt 10 tỷ USD. Điều này khẳng định năng lực cạnh tranh và sự lớn mạnh của các doanh nghiệp Việt Nam, thể hiện bước chuyển mới về quy mô và phương thức sản xuất từ manh mún và lạc hậu sang có tính chiến lược và hiện đại sau hơn 2 thập kỷ phát triển, góp phần đưa sản phẩm và thương hiệu Việt đến gần hơn với thị trường thế giới. Nhìn lại hành trình đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam, có thể chia ra làm 3 giai đoạn chủ yếu sau: Giai đoạn 1 từ 1989-1998: nhỏ lẻ và manh mún. Trước khi có Nghị định số 22/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999 của Chính phủ quy định về đầu tư ra nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư 18 dự án ra nước ngoài với tổng vốn đăng ký đạt trên 13,6 triệu USD, quy mô bình quân mỗi dự án đạt 0,76 triệu USD. Việc đầu tư vốn ra nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn này chủ yếu xuất phát từ nhu cầu nội tại của doanh nghiệp. Nguyên nhân là do đầu những năm 1990, lượng vốn FDI vào Việt Nam liên tục gia tăng, nhất là trong lĩnh vực dệt - may, nên lượng quota xuất khẩu hàng năm không đáp ứng đủ năng lực sản xuất. Bên cạnh đó, chính sách "đóng cửa rừng", cấm khai thác đánh bắt gần bờ để bảo vệ tài nguyên, môi trường cũng tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến và  sản xuất hàng tiêu dùng. Vì vậy, nhằm bù đắp các "thiếu hụt trên" nên một số doanh nghiệp Việt Nam đã chuyển địa bàn hoạt động và cơ hội kiếm tìm lợi nhuận sang một số nước láng giềng. Các doanh nghiệp đi tiên phong trong hoạt động này chính là một số doanh nghiệp tư nhân của những địa phương có chung đường biên với 2 nước bạn Lào và Campuchia, trên cơ sở các thỏa thuận hợp tác song phương giữa chính quyền địa phương hai nước. Giai đoạn 2 từ 1999 - 2005: sự thay đổi lớn cả về chất và lượng. Việt Nam có thêm 131 dự án đầu tư ra nước ngoài với tổng vốn đăng ký đạt trên 559,89 triệu USD, tăng gấp 7 lần về số dự án và gấp 40 lần về vốn đăng ký so với giai đoạn 1989 - 1998; quy mô bình quân vốn/dự án cũng cao hơn hẳn, đạt 4,27 triệu USD/dự án. Có được bước tiến lớn này là nhờ vào việc Chính phủ đã kịp thời ban hành Nghị định số 22/1999/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn khác, đánh dấu mốc quan trọng trong việc hình thành cơ sở pháp lý cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam, tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam đạt được những hiệu quả nhất định.      Đồng thời, vào năm 2005 Chính phủ đã trình Quốc hội luật hóa hoạt động đầu tư ra nước ngoài và có hiệu lực vào tháng 7/2006, bao gồm cả hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam. Tiếp đó, là Nghị định 78/2006/NĐ-CP của Chính phủ, ban hành ngày 09/9/2006 nhằm hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư năm 2005 với 4 mục tiêu chính sau: i) phù hợp với thực tiễn hoạt động; ii) quy định rõ ràng, cụ thể hơn; iii) tăng cường hiệu quả của quản lý nhà nước; và iv) đơn giản hóa thủ tục hành chính. Nghị định 78/2006/NĐ-CP còn quy định các nhà đầu tư và doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế (bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài), có quyền đầu tư ra nước ngoài, có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh, được lựa chọn hay thay đổi hình thức tổ chức quản lý nội bộ, hình thức đầu tư thích ứng với yêu cầu kinh doanh và được pháp luật Việt Nam bảo hộ; giảm thiểu các quy định mang tính "xin - cho" hoặc "phê duyệt" bất hợp lý, không cần thiết, trái với nguyên tắc tự do kinh doanh, gây phiền hà cho hoạt động đầu tư, đồng thời, có tính đến với lộ trình cam kết trong các thoả thuận đa phương và song phương trong hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là các nguyên tắc đối xử quốc gia và tối huệ quốc. Bên cạnh đó, Nghị định 78/2006/NĐ-CP còn quy định rõ về trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước đối với nhà đầu tư và doanh nghiệp, hướng dẫn về việc thực hiện mối quan hệ đó, cũng như chế tài khi có những vi phạm từ hai phía (nhà đầu tư và cơ quan, công chức nhà nước) nếu không thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Như vậy, nhờ việc ban hành Luật Đầu tư năm 2005, khuôn khổ pháp lý của hoạt động đầu tư ra nước ngoài đã dần dần được hoàn thiện hơn, đồng thời, Nghị định số 78/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 quy định về đầu tư ra nước ngoài đã thay thế Nghị định số 22/1999/NĐ-CP; trong khi thủ tục đầu tư ra nước ngoài đã được hướng dẫn cụ thể, rõ ràng và  đơn giản tại Quyết định số 1175/2007/QĐ-BKH ngày 10/10/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Giai đoạn 3 từ 2006 đến nay: giai đoạn bùng nổ. Tính từ ngày 9/9/2006 (tức là một ngày sau khi Nghị định số 78/2006/NĐ-CP ra đời) đến hết năm 2007 các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư 100 dự án ra nước ngoài với tổng vốn đăng ký đạt trên 816,49 triệu USD; tuy chỉ bằng 76% về số dự án, nhưng lại tăng gần gấp rưỡi về vốn đăng ký, còn vốn bình quân/dự án cũng cao gần gấp đôi so với giai đoạn 1999 - 2005, đạt 8,16 triệu USD/dự án. Xu hướng này tiếp tục gia tăng mạnh trong năm 2008 với số vốn đăng ký đạt hơn 3 tỷ USD cho 113 dự án cấp mới và 10 dự án tăng vốn. Năm 2009, do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, nên kế hoạch đầu tư ban đầu có sự điều chỉnh giảm với số vốn dự kiến vào khoảng 2,8 tỷ USD. Nhưng thực tế đã không diễn ra theo đúng kịch bản của cơ quan dự báo khi các doanh nghiệp Việt Nam lại coi đây là cơ hội để mở rộng thị trường và tìm kiếm địa bàn đầu tư mới. Kết quả là năm 2009, vốn đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam đạt 7,2 tỷ USD cho 457 dự án bao gồm cả cấp mới và tăng vốn tại hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, bằng 143% kế hoạch và bằng 214% so với toàn bộ quá trình từ 1989 - 2008 xét về vốn. Đây là kết quả khả quan trong bối cảnh luồng FDI toàn cầu có sự suy giảm mạnh dưới tác động của khủng hoảng kinh tế kéo theo sự đổ vỡ của hàng loạt công ty. Điều này được lý giải là do hiệu ứng trễ của kinh tế Việt Nam trước những tác động  của kinh tế thế giới và khu vực, dù nền kinh tế của chúng ta có độ mở khá lớn nếu xét theo tỷ trọng thương mại. Năm 2010, số dự án đầu tư được cấp phép tuy giảm mạnh so với năm 2009 với chỉ 107 dự án và số vốn đăng ký cũng chỉ đạt 2,926 tỷ USD, gần bằng mức của năm 2008, trong đó vốn thực hiện đạt khoảng 900 triệu USD. Nhưng đây được xem là một cố gắng lớn của các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu đã thực sự đặt chúng ta trước những thách thức lớn về phát triển do phải đối mặt với tình trạng lạm phát cao và yêu cầu tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng bền vững và hiệu quả hơn chứ không chỉ dựa trên sự gia tăng về vốn, hay nhân công giá rẻ. Bảng 1: ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM THEO TỪNG GIAI ĐOẠN 1989 - 1998 1999 - 2005 2006 - 2/2011 Số lượng vốn (triệu USD) 13,6 559,89 23.126.510.000 Số lượng dự án 18 131 426 Quy mô vốn/dự án (triệu USD) 0,76 4,27 5,429 Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Tuy nhiên, do thị trường trong nước đang ngày càng trở nên chật hẹp bởi sự tham gia của nhiều công ty có uy tín trên thế giới, sự khan hiếm của một loạt các nguyên liệu sản xuất đầu vào, cộng thêm chí phí vận chuyển đắt đỏ do giá xăng dầu biến động khó lường và những hàng rào quan thuế (cả kỹ thuật và phi kỹ thuật) liên tục được dựng lên; nên để tiếp cận thị trường một cách nhanh chóng và hiệu quả, thì biện pháp FDI vẫn là lựa chọn hàng đầu của giới doanh nghiệp. Chính vì vậy, hai tháng đầu năm 2011, dù kinh tế trong nước còn gặp nhiều khó khăn, nhưng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đầu tư ra nước ngoài hơn 1,26 tỷ USD vào 16 dự án, tuy thấp hơn 300 triệu USD so với lượng FDI Việt Nam tiếp nhận được trong cùng thời kỳ, nhưng lại gấp 93 lần nếu so với giai đoạn 10 năm đầu khi chúng ta bắt đầu đầu tư ra nước ngoài. Còn nếu tính từ 1999 đến 2005, tổng vốn đầu tư ra nước ngoài giai đoạn đó cũng mới bằng khoảng 58% lượng vốn đăng ký của 2 tháng đầu năm 2011. Đáng chú ý là quy mô bình quân mỗi dự án ở thời điểm này cũng đã được nâng lên cao gấp nhiều lần so với toàn bộ thời gian trước, đạt trung bình 79 triệu USD/dự án, trong khi mỗi dự án FDI mà Việt Nam tiếp nhận được trong cùng thời kỳ chỉ đạt bình quân 14,6 triệu USD/dự án. Sự bùng nổ này có được, theo chúng tôi, bên cạnh tiềm lực tài chính, năng lực triển khai dự án và kinh nghiệm quản lý ngày càng dày của các doanh nghiệp Việt Nam sau một quá trình dài tích luỹ, thì cần phải kể vai trò xúc tác quan trọng của Đề án "Thúc đẩy đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài" do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào 2/2009; trong đó xác định cả những lĩnh vực ưu tiên đầu tư, cùng những giải pháp hỗ trợ tức thời nhằm giúp hoạt động đầu tư ra nước ngoài đạt được hiệu quả. Đây được xem như "bệ phóng" giúp các doanh nghiệp Việt Nam mạnh dạn tham gia vào thị trường đầu tư quốc tế với quy mô và tầm nhìn mang tính chiến lược. Trong đó, khác so với thời kỳ đầu phần nào mang tính tự phát với sự tham gia của đa phần các doanh nghiệp vừa và nhỏ hay những bước thăm dò mang tính khai phá của một số doanh nghiệp tư nhân như Sacombank hay Hoàng Anh Gia Lai, trong vòng vài ba năm trở lại đây, các tập đoàn kinh tế lớn thuộc sở hữu Nhà nước đã trở thành những người dẫn đầu trong việc khai mở những thị trường mới ngoài biên giới Việt Nam. Tính riêng vốn đầu tư của 5 tập đoàn là Dầu khí, Công nghiệp Than - Khoáng sản, Công nghiệp Cao su, Viettel, Tổng công ty Sông Đà đã chiếm đến 67% lượng vốn chuyển ra bên ngoài để đầu tư của các thành phần kinh tế. Vai trò của hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Xuất phát từ tình hình đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam trong những năm qua, có thể khẳng định rằng hoạt động đầu tư ra nước ngoài đang là một xu hướng tất yếu của các nhà đầu tư. Bỡi lẽ các hoạt động đầu tư tại thị trường Việt Nam ngày càng bão hòa và cũng vấp phải sự cạnh tranh không kém phần quyết liệt. Nếu chuyển hướng hoặc mở rộng đầu tư ra nước ngoài sẽ giúp nhà đầu tư khai thác được lợi thế so sánh của các nước tiếp nhận đầu tư. Việc tiến hành các hoạt động đầu tư ra nước ngoài có vai trò sau đây: Giúp các nhà đầu tư ở Việt Nam khai thác được những lợi thế co sánh của nước tiếp nhận đầu tư, qua đó tận dụng được chi phí sản xuất thấp của nước tiếp nhận đầu tư để sản xuất những sản phẩm có giá thành hạ hơn so với sản phẩm sản xuất trong nước, giảm được chi phí vận chuyển đối với việc sản xuất hàng thay thế nhập khẩu của nước tiếp nhận đầu tư, nhờ đó nâng cao hiệu quả đầu tư. Đầu tư ra nước ngoài giúp các nhà đầu tư Việt Nam mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đầu tư ra nước ngoài giúp các nhà đầu tư kéo dài chu kì sống của sản phẩm mới tạo ra trong nước. Đầu tư ra nước ngoài giúp các nhà đầu tư tạo dựng được thị trường cung cấp nguyên liệu dồi dào, ổn định và giá rẻ. Đầu tư ra nước ngoài giúp các nhà đầu tư tránh được hàng rào thuế quan của nước tiếp nhận đầu tư. Đầu tư ra nước ngoài mang về cho đất nước một lượng ngoại lệ đáng kể góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa hiện đai hóa . 2.Pháp luật về đầu tư ra nước ngoài. 2.1 Những quy định chung về hoạt động đầu tư ra nước ngoài 2.1.1Chủ thể của hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Pháp luật ghi nhận quyền ĐTRNN cho hầu hết các nhà đầu tư tại Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế, không phân biệt nhà đầu tư có nguồn gốc vốn đầu tư trong nước hay nước ngoài, nhà đầu tư là doanh nghiệp hay không phải doanh nghiệp. Cụ thể, Điều 2 Nghị định 78/2006/NĐ-CP quy định chủ thể đầu tư trực tiếp ra nước ngoài gồm: 1. Công ty trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp. 2. Doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước chưa đăng ký lại theo Luật Doanh nghiệp. 3. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo Luật Đầu tư nước ngoài chưa đăng ký lại theo Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư. 4. Doanh nghiệp thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội chưa đăng ký lại theo Luật Doanh nghiệp. 5. Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo Luật Hợp tác xã. 6. Cơ sở dịch vụ y tế, giáo dục, khoa học, văn hóa, thể thao và các cơ sở dịch vụ khác có hoạt động đầu tư sinh lợi. 7. Hộ kinh doanh, cá nhân Việt Nam. 2.1.2 Điều kiện đầu tư ra nước ngoài. Điều kiện đầu tư ra nước ngoài chính là thước đo cho chính sách khuyến khích đầu tư ra nước ngoài. Hiện nay, Luật đầu tư đã có những quy định thong thoáng và tọa điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư đầu tư ra nước ngoài. Các điều kiện về “tính khả thi” của dự án đầu tư ra nước ngoài và “ năng lực tài chính” của nhà đầu tư đã được gỡ bỏ, các nhà đầu tư chỉ còn phải đáp ứng một số điều kiện mang tính chất nghiệp vụ dưới góc đô quản lý nhà nước và đảm bảo cho hoạt động đầu tư được hiệu quả. Theo đó điều kiện đầu tư ra nước ngoài được quy định tương ứng với hình thức đầu tư mà nhà đầu tư lựa chọn. Căn cứ theo điều 76, Luật đầu tư năm 2006 1. Để được đầu tư ra nước ngoài theo hình thức đầu tư trực tiếp, nhà đầu tư phải có các điều kiện sau đây: a) Có dự án đầu tư ra nước ngoài; b) Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam; c) Được cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư. 2. Việc đầu tư ra nước ngoài theo hình thức đầu tư gián tiếp phải tuân thủ các quy định của pháp luật về ngân hàng, chứng khoán và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 3. Việc sử dụng vốn nhà nước để đầu tư ra nước ngoài phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước. 2.1.3 Ưu đãi, cấm, hạn chế đầu tư ra nước ngoài. Nhà nước Việt Nam khuyến khích các tổ chức kinh tế tại Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đối với những lĩnh vực xuất khẩu nhiều lao động; phát huy có hiệu quả các ngành, nghề truyền thống của Việt Nam; mở rộng thị trường, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên tại nước đầu tư; tăng khả năng xuất khẩu, thu ngoại tệ. Nhà nước Việt Nam không cấp phép đầu tư ra nước ngoài đối với những dự án gây phương hại đến bí mật, an ninh quốc gia, quốc phòng, lịch sử, văn hoá, thuần phong mỹ tục của Việt Nam. Căn cứ các quy định tại Điều 75 của Luật Đầu tư và tình hình kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục các lĩnh vực khuyến khích, cấm, hạn chế đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. 2.1.4 Quyền và nghĩa vụ nhà đầu tư ra nước ngoài Nhà đầu tư ra nước ngoài có các quyền sau: - Chuyển vốn đầu tư bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác ra nước ngoài để thực hiện đầu tư theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối sau khi dự án đầu tư được cơ quan có thẩm quyền của nước, vùng lãnh thổ đầu tư chấp thuận. -Được hưởng các ưu đãi về đầu tư theo quy định của pháp luật. -Tuyển dụng lao động Việt Nam sang làm việc tại cơ sở sản xuất, kinh doanh do nhà đầu tư thành lập ở nước ngoài. Nghĩa vụ của nhà đầu tư ra nước ngoài - Tuân thủ pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư. - Chuyển lợi nhuận và các khoản thu nhập từ việc đầu tư ra nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật. -Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về tài chính và hoạt động đầu tư ở nước ngoài. - Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam. - Khi kết thúc đầu tư ở nước ngoài, chuyển toàn bộ vốn, tài sản hợp pháp về nước theo quy định của pháp luật. - Trường hợp nhà đầu tư chưa chuyển về nước vốn, tài sản, lợi nhuận và các khoản thu nhập từ việc đầu tư ở nước ngoài quy định tại khoản 2 và khoản 5 Điều này thì phải được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 2.2 Thẩm quyền, thủ tục cấp và điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài. 2.2.1 Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài. - Thẩm quyền chấp thuận đầu tư ( Điều 9, NĐ 78/2006/NĐ_CP) Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đầu tư đối với các dự án đầu tư sau: 1. Dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực ngân hàng, kinh doanh bảo hiểm, tài chính, tín dụng, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn t
Luận văn liên quan