Tiểu luận Tóm tắt các kì Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng cộng sản Việt Nam và bài học ý nghĩa

1. Lí do chọn đề tài: Dân tộc Việt Nam sớm hình thành trong quá trình dựng nước và giữ nước. Với truyền thống đoàn kết và bất khuất, dân tộc ta từng đánh bại nhiều kẻ thù xâm lược lớn mạnh. Sau khi xâm lược và thôn tính toàn bộ nước ta, thực dân Pháp áp đặt chế độ cai trị chuyên chế, hà khắc và tàn bạo. Chế độ phong kiến suy tàn đã công khai câu kết và làm tay sai cho thực dân Pháp. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và bè lũ tay sai ngày càng gay gắt, khát vọng đấu tranh giành độc lập dân tộc ngày càng trở nên bức thiết. Giữa lúc đó, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành (ngày 5/6/1911 đã ra đi tìm đường cứu nước theo phương hướng mới. Người đã đi qua nhiều nước ở Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ và đã rút ra kết luận là chủ nghĩa đế quốc, thực dân là cội nguồn của mọi đau khổ cho giai cấp công nhân và nhân dân ở các nước chính quốc cũng như thuộc địa. Cũng từ đấy Người đã tìm đến chủ nghĩa Mác-Lênin, tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp cuối năm 1920, và xác định con đường cứu nước, con đường giải phóng dân tộc đúng đắn: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”. Khi điều kiện thành lập Đảng đã chín muồi, ngày 3/2/1930, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, tại Hương Cảng (Trung Quốc), Hội nghị hợp nhất 3 tổ chức cộng sản (An Nam cộng sản Đảng, Đông Dương cộng sản Đảng, Đông Dương cộng sản Liên đoàn) đã nhất trí thành lập một đảng cộng sản duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Thông qua các kì đại hội chủ trương của đảng qua các giai đoạn cách mạng có sự khác nhau tùy theo hoàn cảnh thực tế của cách mạng Việt Nam nhưng đều có mục đích cuối cùng là độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (2/9/1945) mở ra kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam - độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Vận mệnh của Đảng gắn liền với vận mệnh của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của toàn dân tộc. Ngay sau ngày giành được độc lập (02/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã khẩn trương lãnh đạo nhân dân cả nước bắt tay vào thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược gắn xây dựng với bảo vệ chính quyền cách mạng; trong đó trọng tâm là xây dựng, lấy xây dựng làm điều kiện cho bảo vệ. Vai trò, chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng được vạch ra qua các kỳ đại hội đây chính là lí do nhóm em chọn đề tài nghiên cứu là: “Tóm tắt các kì đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng Sản Việt Nam và bài học ý nghĩa” 2. Mục đích nghiên cứu: Qua bài tiểu luận nghiên cứu về đề tài “Tóm tắt các kì đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng Sản Việt Nam và bài học ý nghĩa”, nhóm sẽ giúp cho người đọc có được cái nhìn tổng quan về các cuộc Đại hội đại biểu toàn quốc từ Đại hội I (3/1935) – Đại hội XI (1/2011). Bao gồm:Hoàn cảnh lịch sử, thời gian, địa điểm diễn ra kì Đại hội, số đại biểu tham dự, tổng bí thư được bầu, nội dung của Đại hội, Từ đó rút ra được bài học ý nghĩa cho chính bản thân mình, qua đó kêu gọi tinh thần tìm tòi nghiên cứu, học hỏi về sự phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam, khẳng định tinh thần yêu nước của thế hệ trẻ. Thông qua các kỳ Đại hội Đảng giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc và nắm được các phương hướng cụ thể như là : • Một là, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức; • Hai là, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; • Ba là, xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; • Bốn là, bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia; • Năm là, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; • Sáu là, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất; • Bảy là, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; • Tám là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Tóm lại, Đảng và Nhà nước ta đang từng bước đi vào đời sống nhân dân, những niềm tin và kỳ vọng của đất nước đang được giải đáp một cách thỏa mãn. Với việc tổ chức các kỳ Đại hội được tiến hành theo tinh thần đổi mới mạnh mẽ, phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực chiến đấu của các tổ chức Đảng , phát huy tính dân chủ, tăng cường đoàn kết, giữ vững kỷ cương, phát huy cao nhất trí tuệ tập thể, trách nhiệm của các cấp chính quyền, các tổ chức Đảng, các tổ chức trong hệ thống chính trị, cán bộ Đảng viên và quần chúng. Qua đó định hình về tư tưởng cho quần chúng nhân dân nói chung và đại bộ phận Sinh viên nói riêng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trước tình hình biến động về mọi mặt của Thế giới. 3. Phương pháp nghiên cứu: Tim hiểu những vấn đề có liên quan đến đề tài dựa vào sách, báo, luận văn, internet, những bài tieur luận mẫu của các khóa trước, Cụ thể:  Tìm một số bài tiểu luận, luận văn dựa vào đó để làm sườn, để biết cấu trúc và cách hành văn của một bài nghiên cứu. Trong bài này nhóm đã dựa vào bài tiểu luận của nhóm sinh viên lớp TC1.2 Trường Cao Đẳng Thương Mại.  Phương pháp lịch sử - logic  Phương pháp phân tích tổng hợp  Phương pháp tư duy biện chứng  Phương pháp đối chiếu so sánh

doc43 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5419 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tóm tắt các kì Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng cộng sản Việt Nam và bài học ý nghĩa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC A. Phần mở đầu: Lý do chọn đề tài 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4 Phương pháp nghiên cứu 5 B. Phần nội dung: CHƯƠNG I: TÓM TẮT CÁC KỲ ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Các kỳ đại hội của Đảng Cộng Sản Việt Nam 6 Các tổng bí thư qua các kỳ đại hội của Đảng Cộng Sản Việt Nam 8 CHƯƠNGII: NỘI DUNG VÀ BÀI HỌC Ý NGHĨA CỦA ĐẠI HỘI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM C. Phần kết luận 42 D. Danh mục tài liệu tham khảo: Tài liệu tham khảo tham khảo chủ yếu 41 LỜI MỞ ĐẦU Đường lối Cách Mạng Đảng Cộng Sản Việt Nam là một bộ môn không thể thiếu trong quá trình học tập rèn luyện của Sinh viên, và việc thực hành qua các bài tiểu luận là một phần rất quan trọng trong quá trình nghiên cứu môn này, giúp sinh viên có thể cũng cố và nâng cao kiến thức về lịch sử đấu tranh của Đảng và dân tộc, qua đó tăng thêm niềm tự hao tổ quốc trong mỗi chúng ta, tăng thêm động lực học tập để phục vụ đất nước. Tập tiểu luân này được hoàn thành bởi các thành viên nhóm “Theo dòng lịch sử” lớp NT3.2, có sử dụng các tài liệu liên quan trong quá trình nghiên cứu, nhóm xin cảm ơn GVHD Hồ Công Huân đã nhiệt tình hướng dẫn và cung cấp những bài tiểu luận mẫu giúp cho nhóm có được sự định hướng để hoàn thành bài tiểu luận bộ môn ĐLCM ĐCSVN trong lần nghiên cứu này. Đây là lần đầu tiên nhóm thực hiện viết tiểu luận, tài liệu tham khảo ít, còn thiếu kinh nghiệm viết tiểu luận nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của GVHD để cho những bà viết sau được tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn! Đà Nẵng, ngày 20 tháng 4 năm 2011 TM. Nhóm Trưởng nhóm Võ Văn Nam A. Phần mở đầu: 1. Lí do chọn đề tài: Dân tộc Việt Nam sớm hình thành trong quá trình dựng nước và giữ nước. Với truyền thống đoàn kết và bất khuất, dân tộc ta từng đánh bại nhiều kẻ thù xâm lược lớn mạnh. Sau khi xâm lược và thôn tính toàn bộ nước ta, thực dân Pháp áp đặt chế độ cai trị chuyên chế, hà khắc và tàn bạo. Chế độ phong kiến suy tàn đã công khai câu kết và làm tay sai cho thực dân Pháp. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và bè lũ tay sai ngày càng gay gắt, khát vọng đấu tranh giành độc lập dân tộc ngày càng trở nên bức thiết.   Giữa lúc đó, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành (ngày 5/6/1911 đã ra đi tìm đường cứu nước theo phương hướng mới. Người đã đi qua nhiều nước ở Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ và đã rút ra kết luận là chủ nghĩa đế quốc, thực dân là cội nguồn của mọi đau khổ cho giai cấp công nhân và nhân dân ở các nước chính quốc cũng như thuộc địa. Cũng từ đấy Người đã tìm đến chủ nghĩa Mác-Lênin, tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp cuối năm 1920, và xác định con đường cứu nước, con đường giải phóng dân tộc đúng đắn: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”. Khi điều kiện thành lập Đảng đã chín muồi, ngày 3/2/1930, dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, tại Hương Cảng (Trung Quốc), Hội nghị hợp nhất 3 tổ chức cộng sản (An Nam cộng sản Đảng, Đông Dương cộng sản Đảng, Đông Dương cộng sản Liên đoàn) đã nhất trí thành lập một đảng cộng sản duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Thông qua các kì đại hội chủ trương của đảng qua các giai đoạn cách mạng có sự khác nhau tùy theo hoàn cảnh thực tế của cách mạng Việt Nam nhưng đều có mục đích cuối cùng là độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời (2/9/1945) mở ra kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam - độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Vận mệnh của Đảng gắn liền với vận mệnh của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của toàn dân tộc. Ngay sau ngày giành được độc lập (02/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã khẩn trương lãnh đạo nhân dân cả nước bắt tay vào thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược gắn xây dựng với bảo vệ chính quyền cách mạng; trong đó trọng tâm là xây dựng, lấy xây dựng làm điều kiện cho bảo vệ. Vai trò, chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng được vạch ra qua các kỳ đại hội đây chính là lí do nhóm em chọn đề tài nghiên cứu là: “Tóm tắt các kì đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng Sản Việt Nam và bài học ý nghĩa” 2. Mục đích nghiên cứu: Qua bài tiểu luận nghiên cứu về đề tài “Tóm tắt các kì đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng Sản Việt Nam và bài học ý nghĩa”, nhóm sẽ giúp cho người đọc có được cái nhìn tổng quan về các cuộc Đại hội đại biểu toàn quốc từ Đại hội I (3/1935) – Đại hội XI (1/2011). Bao gồm:Hoàn cảnh lịch sử, thời gian, địa điểm diễn ra kì Đại hội, số đại biểu tham dự, tổng bí thư được bầu, nội dung của Đại hội,… Từ đó rút ra được bài học ý nghĩa cho chính bản thân mình, qua đó kêu gọi tinh thần tìm tòi nghiên cứu, học hỏi về sự phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam, khẳng định tinh thần yêu nước của thế hệ trẻ. Thông qua các kỳ Đại hội Đảng giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc và nắm được các phương hướng cụ thể như là :  Một là, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức;  Hai là, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;  Ba là, xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;  Bốn là, bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia;  Năm là, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế;  Sáu là, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất;  Bảy là, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân;  Tám là, xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Tóm lại, Đảng và Nhà nước ta đang từng bước đi vào đời sống nhân dân, những niềm tin và kỳ vọng của đất nước đang được giải đáp một cách thỏa mãn. Với việc tổ chức các kỳ Đại hội được tiến hành theo tinh thần đổi mới mạnh mẽ, phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực chiến đấu của các tổ chức Đảng , phát huy tính dân chủ, tăng cường đoàn kết, giữ vững kỷ cương, phát huy cao nhất trí tuệ tập thể, trách nhiệm của các cấp chính quyền, các tổ chức Đảng, các tổ chức trong hệ thống chính trị, cán bộ Đảng viên và quần chúng. Qua đó định hình về tư tưởng cho quần chúng nhân dân nói chung và đại bộ phận Sinh viên nói riêng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trước tình hình biến động về mọi mặt của Thế giới. 3. Phương pháp nghiên cứu: Tim hiểu những vấn đề có liên quan đến đề tài dựa vào sách, báo, luận văn, internet, những bài tieur luận mẫu của các khóa trước,… Cụ thể: Tìm một số bài tiểu luận, luận văn dựa vào đó để làm sườn, để biết cấu trúc và cách hành văn của một bài nghiên cứu. Trong bài này nhóm đã dựa vào bài tiểu luận của nhóm sinh viên lớp TC1.2 Trường Cao Đẳng Thương Mại. Phương pháp lịch sử - logic Phương pháp phân tích tổng hợp Phương pháp tư duy biện chứng Phương pháp đối chiếu so sánh B. Phần nội dung: CHƯƠNG I: TÓM TẮT CÁC KỲ ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU TOÀN QUỐC CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM I. Các kỳ đại hội của Đảng Cộng Sản Việt Nam: 1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I: Thời điểm: Từ 27-2 đến 31-3-1935. Địa điểm: Nhà số 2 Quan Công Lộ, Ma Cao, Trung Quốc. Số lượng đảng viên trong cả nước: 600 đảng viên. Số lượng tham dự Đại hội: 13 đại biểu. 2. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II: Thời điểm: Từ 11-2 đến 19-2-1951. Địa điểm: Xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang. Số lượng đảng viên trong cả nước: 766.349 đảng viên. Số lượng tham dự Đại hội: 158 đại biểu. 3. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III: Thời điểm: Từ 5-9 đến 12-9-1960. Địa điểm: Thủ đô Hà Nội. Số lượng đảng viên trong cả nước: 500.000 đảng viên. Số lượng tham dự Đại hội: 525 đại biểu. 4. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV: Thời điểm: Từ 14-12 đến 20-12-1976. Địa điểm: Thủ đô Hà Nội. Số lượng đảng viên trong cả nước: 1.550.000 đảng viên. Số lượng tham dự Đại hội: 1.008 đại biểu. 5. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V: Thời điểm: Từ 27-3 đến 31-3-1982. Địa điểm: Thủ đô Hà Nội. Số lượng đảng viên trong cả nước: 1.727.000 đảng viên. Số lượng tham dự Đại hội: 1.033 đại biểu. 6. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI: Thời điểm: Từ 15-12 đến 18-12-1986. Địa điểm: Thủ đô Hà Nội. Số lượng đảng viên trong cả nước: 2.109.613 đảng viên. Số lượng tham dự Đại hội: 1.129 đại biểu. 7. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII: Thời điểm: Từ 24-6 đến 27-6-1991. Địa điểm: Thủ đô Hà Nội. Số lượng đảng viên trong cả nước: 2.155.022 đảng viên. Số lượng tham dự Đại hội: 1.176 đại biểu. 8. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII: Thời điểm: Từ 24-6 đến 27-6-1991. Địa điểm: Thủ đô Hà Nội. Số lượng đảng viên trong cả nước: 2.155.022 đảng viên. Số lượng tham dự Đại hội: 1.176 đai biểu. 9. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX: Thời điểm: Từ 19-4 đến 22-4-2001. Địa điểm: Thủ đô Hà Nội. Số lượng đảng viên trong cả nước: 2.479.719 đảng viên. Số lượng tham dự Đại hội: 1.168 đại biểu. 10. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X: Thời điểm: Từ 18-4 đến 25-4-2006. Địa điểm: Thủ đô Hà Nội. Số lượng đảng viên trong cả nước: 3,1 triệu đảng viên. Số lượng tham dự Đại hội: 1.176 đại biểu. 11. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI: Thời điểm: Từ 12/1 đến 19/1/2011. Địa điểm: Thủ đô Hà Nội. Số lượng đảng viên trong cả nước: 3.6 triệu đảng viên. Số lượng tham dự Đại hội: 1.376/1.377 đại biểu chính thức. II. Các tổng bí thư qua các kỳ đại hội của Đảng Cộng Sản Việt Nam: 1. Tổng bí thư Trần Phú (10/1930-4/1931): 2. Tổng bí thư Lê Hồng Phong (3/1935đến 6/1936): 3. Tổng bí thư Hà Huy Tập (7/1936 đến 3/1938): 4. Tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ (3/1938 đến 1/1940): 5. Tổng bí thư Trường Chinh (5/1941 đến 9/1956 và 7/1986 đến 12/1986): 6. Tổng bí thư Hồ Chí Minh (10/1956 đến 9/1960): 7. Tổng bí thư Lê Duẩn (9/1960 đến 7/1986): 8. Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh (12/1986 đến 6/1991): 9. Tổng bí thư Đỗ Mười (6/1991 đến 12/1997): 10. Tổng bí thư Lê Khả Phiêu (12/1997 đến 4/2001): 11. Tổng bí thư Nông Đức Mạnh (4/2001 đến 1/2011): 12. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (1/2011 đến nay): CHƯƠNGII: NỘI DUNG VÀ BÀI HỌC Ý NGHĨA CỦA ĐẠI HỘI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM 1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I: Chủ đề: “Củng cố hệ thống tổ chức của đảng” 1.1. Hoàn cảnh lịch sử: Ngay sau khi thành lập, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta thực hiện cao trào cách mạng 1930 – 1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh. Từ ngày 28 đến 31/3/1935, Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng đã họp tại một địa điểm ở phố Quan Công, Ma Cao (Trung Quốc) nhằm xác định đường lối cho thời kỳ đấu tranh mới khi Đảng đã phục hồi sau các cuộc “khủng bố trắng” của thực dân Pháp. 1.2 Nội dung: Đại hội đánh giá cao những thắng lợi của Đảng trong việc khôi phục hệ thống tổ chức Đảng. Đại hội thừa nhận: Luận cương chính trị tháng 10/1930 Chương trình hoạt động Tháng 6/1932 Kiểm điểm phong trào cách mạng ,tổ chức lánh đạo cách mạng (1932-1935) Đại hội đề ra 3 nhiệm vụ cụ thể: 1. Xây dựng và phát triển Đảng: Phát triển cơ sở Đảng tại các xí nghiệp, nhà máy, hầm mỏ, tại các thành thị... Kết nạp thêm đảng viên ưu tú trong hàng ngũ giai cấp công nhân Đẩy mạnh việc phê và tự phê trong Đảng 2. Thâu phục quảng đại quần chúng: Phát triển hội phụ nữ, các dân tộc thiểu số... Thành lập mặt trận dân tộc thống nhất 3. Đẩy mạnh chống chiến tranh đế quốc: Đại hội cũng đã thông qua Nghị quyết Chính trị, Điều lệ Đảng và: Các nghị quyết về vận động công nhân, nông dân, binh lính, thanh niên, phụ nữ. Các nghị quyết về công tác trong các dân tộc thiểu số. Các nghị quyết về đội tự vệ đỏ và đội cứu tế đỏ Bầu Ban chấp hành Trung ương mới gồm 13 người. Nguyễn Ái Quốc được cử làm đại diện của Đảng Cộng Sản Đông Dương tại Quốc tế thứ 3, Lê Hồng Phong là Tổng Bí thư. 1.3 Ý nghĩa: Đại hội đánh dấu sự khôi phục và phát triển của tổ chức Đảng Là sự chuẩn bị cho thắng lợi của các phong trào tiếp theo Đại hội đại biểu lần I của Đảng được xem như là mốc đánh dấu bước phát triển quan trọng của Đảng, Đảng đã phục hồi được hệ thống tổ chức từ Trung ương đến địa phương, các tổ chức quần chúng của Đảng cũng dần được khôi phục và phát triển.  Đại hội chính là mốc đánh dấu sự sống còn của Đảng Cộng Sản Việt Nam vì trước đó tất cả các tổ chức, đảng phái khác như Việt Nam Quang phục hội, Việt Nam quốc dân đảng,… sau khi bị thực dân Pháp đàn áp đều không còn hoạt động hoặc hoạt động rất hạn chế, cơ sở trong nước bị khủng bố hoàn toàn, chỉ còn các cơ sở hoạt động tại hải ngoại. 2. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II: Chủ đề: “Đại hội kháng chiến” Quang cảnh Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II 2.1 Hoàn cảnh lịch sử: Sau chiến thắng Thu – Đông năm 1947 và chiến dịch Biên giới năm 1950, thế và lực của ta trong kháng chiến chống Pháp phát triển vượt bậc. Để tiếp tục phát triển đường lối kháng chiến kiến quốc, Trung ương Đảng đã quyết định triệu tập Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng. Đại hội họp tại xã Vinh Quang, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang từ ngày 11 đến ngày 19/2/1951. Về dự Đại hội có 158 đại biểu chính thức và 53 đại biểu dự khuyết thay mặt cho 766.349 đảng viên. 2.2 Nội dung: Đại hội đã quyết định tách Đảng Cộng Sản Đông Dương để thành lập ở mỗi nước Đông Dương Đảng Mác-Lênin riêng. Ở Việt Nam Đại hội thành lập Đảng Lao động Việt Nam và đưa Đảng ra hoạt động công khai. Đại hội thông qua Báo cáo chính trị do Hồ Chí Minh soạn thảo ” trong đó tổng kết kinh nghiệm của Đảng qua các thời kì từ khi ra ra đời và khẳng định đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng. Bản báo cáo Bàn về cách mạng Việt Nam do Trường Chinh soạn thảo. Báo cáo nêu lên nhiệm vụ cơ bản của cách mạng nước ta là đánh đuổi đế quốc xâm lược, giành độc lập và thống nhất hòan tòan cho dân tộc, xóa bỏ tàn tích phong kiến và nửa phong kiến, làm cho người cày có ruộng, phát triển chế độ dân chủ nhân dân, gây cơ sở cho chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Xuất bản báo Nhân Dân làm cơ quan ngôn luận của Trung Ương Đảng Thông qua Tuyên ngôn, Chính cương, Điều lệ mới. Bầu Ban chấp hành Trung ương mới và Bộ Chính trị. Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Đảng, Trường Chinh là Tổng Bí thư. 2.3 Ý nghĩa: Đại hội đại biểu lần II của Đảng được xem như là mốc đánh dấu bước phát triển mới trong quá trình lãnh đạo và trưởng thành của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Đại hội đã đưa Đảng Cộng Sản Việt Nam từ việc hoạt động bí mật dưới tên gọi Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác ở Đông Dương ra hoạt động công khai trở lại dưới tên gọi mới là Đảng Lao động Việt Nam. 3. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III: Chủ đề: “Xây dưng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà” Quang cảnh Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III 3.1 Hoàn cảnh lịch sử:. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng họp tại thủ đô Hà Nội từ ngày 5 đến ngày 10/9/1960. 525 đại biểu chính thức và 51 đại biểu dự khuyết thay mặt cho hơn 50 vạn đảng viên trong cả nước đã về dự Đại hội. Trong lời khai mạc, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: "Ðại hội lần này là đại hội xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà". Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Trung ương mới gồm 47 uỷ viên chính thức và 31 uỷ viên dự khuyết. Ban Chấp hành Trung ương bầu Bộ Chính trị gồm 11 uỷ viên chính thức và 2 uỷ viên dự khuyết. 3.2 Nội dung: Đại hội đã thảo luận và đánh giá cách mạng hai miền đang có những bước tiến quan trọng. Từ nhận định đó, Đại hội đề ra nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước và nhiệm vụ của từng miền; chỉ rõ vị trí, vai trò của cách mạng từng miền và mối quan hệ giữa cách mạng hai miền. Sau khi hòan thành việc khắc phục hậu quả do cuộcKháng chiến chống Pháp để lại và thực hiện những nhiệm vụ bước đầu của chính quyền dân chủ nhân dân theo kinh nghiệm của Liên Xô và Đông Âu sau Chiến tranh thế giới lần thứ 2, Đại hội quyết định sẽ đưa miền Bắc đi lên cách mạng xã hội chủ nghĩa đồng thời đưa ra nhận định công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc sẽ có vai trò quyết định nhất với sự phát triển của cách mạng hai miền. Đại hội khẳng định đứa miền Bắc tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. Do Pháp không thực hiện Tổng tuyển cử theo Hiệp định Geneva 1954 và việc vận động thực hiện hiệp định bị chính quyền Diệm đàn áp do sợ thất bại nên Việt Nam chưa thống nhất được]. Đại hội do đó đã quyết định sẽ tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và nhận định cuộc cách mạng này có vai trò quyết định trực tiếp với sự nghiệp giái phóng miền Nam. Đại hội nhận định cách mạng hai miền có quan hệ mật thiết, gắn bó và tác động lẫn nhau nhằm hòan thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hòa bình thống nhất đất nước. Nhằm thực hiện mục tiêu tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội, Đại hội đề ra Kế họach 5 năm lần thứ nhất 1960-1965, nhiệm vủ chủ yếu của Kế hoạch này là công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, lấy phát triển công nghiệp nặng làm nền tảng, đồng thời ra sức phát triển công nghiệp nhẹ và nông nghiệp. Thông qua Báo cáo chính trị, Báo cáo sửa đổi điều lệ Đảng. Bầu Ban chấp hành Trung ương mới do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Đảng, Lê Duẩn là Bí thư thứ nhất. 3.3 Ý nghĩa: Được xem như là “nguồn ánh sáng mới, lực lượng mới cho tòan Đảng và tòan dân ta xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà” Thắng lợi của Hội nghị còn được nhận xét là đưa “miền Bắc nước ta tiến những bước dài chưa từng thấy (…) đất nước xã hội con người đều đổi mới”. 4. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV: Chủ đề: “Đại hội thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước tiến lên con đường XHCN” Quang cảnh Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV 4.1 Hoàn cảnh lịch sử: Sau đại thắng mùa xuân 1975, đất nước ta bắt đầu một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên hoà bình thống nhất độc lập và cả nước đi lên CNXH. Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV tại Thủ đô Hà Nội từ ngày 14 đến ngày 20/12/1976. 1.008 đại biểu thay mặt hơn 1,55 triệu đảng viên trong cả nước dự Đại hội. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Trung ương gồm 101 uỷ viên chính thức và 32 uỷ viên dự khuyết. Bộ Chính trị gồm có 14 uỷ viên chính thức và 3 uỷ viên dự khuyết. Đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Tổng Bí thư. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng có ý nghĩa trọng đại, là đại hội toàn thắng của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước và mở đầu cho thời kỳ cả nước đi lên CNXH. Những nội dung cơ bản của Đại hội về xây dựng CNXH đã đánh dấu một bước phát triển của Đảng ta trong việc tiếp tục khẳng định con đường đi lên CNXH mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn. 4.2 Nội dung: Đại hội đã thảo luận, đánh giá quyết định chuyển cách mạng Việt Nam từ cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam sang thực hiện cách mạng xã hội trên toàn đất nước. Từ nhận định đó, Đại hội đề ra đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước, gồm: Đường lối chung cách mạng xã hội chủ nghĩa Đường lối xây dựng kinh tếtrong thời kì quá độ Những đường lối này được Đại hội đề ra dựa trên cơ sở kinh nghiệm của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc trong 21 năm (1954-1975), nhất lả xúât phát từ đặc điểm tình hình đất nước và thế giới trong giai đọan cách mạng mới. Đại hội nêu 3 đặc điểm lớn của cách mạng Việt Nam, mà đặc điểm lớn nhất là: “Nước ta vẫn đang trong quá trình từ một xã hội mà nền kinh tế còn phổ biến là sản xúât nhỏ tiến thẳng lên Chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đọan phát triển Tư bản chủ nghĩa.” Đặc điểm này quy định cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một quá trình biến đổi cách mạng tòan diện, sâu sắc và triệt để, đồng thời cũng quy định tính chất lâu dài, khó khăn và phức tạp trong quá trình đó. Miền Bắc do đã có 21 năm đi lên Chủ nghĩa xã hội từ 1954, nên trong giai đọan này phải tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và hòan thiện quan hệ sản xúât xã hội chủ nghĩa. Góp phần cùng cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. Do mới giải phóng, và trong suốt thời kì Việt N
Luận văn liên quan