Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh

Trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại lời di huấn dặn dò về Đảng và vấn đề đạo đức cách mạng: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền, mỗi Đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là những người đầy tớ trung thành của nhân dân”. Trong suốt cuộc đời của người, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng vấn đề đạo đức cách mạng, coi đạo đức là cái gốc, cái nền tảng của người cách mạng. Người thường nói: “Cán bộ là cái gốc của mọi việc, công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ có đạo đức tốt hay kém, người cách mạng phải có đạo đức cách mạng, không có đạo đức cách mạng thì có tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Đảng là nền tảng, là gốc của người cán bộ Đảng viên. Có đạo đức cách mạng, có lối sống giản dị, trong sạch, lành mạnh cán bộ Đảng viên sẽ có uy tín, có điều kiện hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình”. Trong giai đoạn hiện nay, đa số cán bộ, Đảng viên và nhân dân đã luôn ghi nhớ lời dạy của Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới Việt Nam XHCN mà yếu tố hàng đầu là nâng cao đạo đức cách mạng và cán bộ, Đảng viên phát huy vai trò tiên phong năng động, sáng tạo, giữ gìn phẩm chất đạo đức. Tuy nhiên, báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã chỉ chi ta thấy tình trạng sauy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống trong một số bộ phận không nhỏ của cán, bộ Đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu,những tình trạng tiêu cực và tệ nan xã hội chưa được ngăn chặn, đầy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp. Cùng với sự phân hóa giàu nghèo và sự yếu kém trong công tác quản lý, điều hành của nhiều cấp làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và nhà nước, đe dọa sự ổn định và phát triển của đất nước.

pdf25 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4058 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh Trường ĐH Quảng Nam 1 Nguyễn Hoài Thương – CT12SNV01 A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại lời di huấn dặn dò về Đảng và vấn đề đạo đức cách mạng: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền, mỗi Đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, phải cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là những người đầy tớ trung thành của nhân dân”. Trong suốt cuộc đời của người, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng vấn đề đạo đức cách mạng, coi đạo đức là cái gốc, cái nền tảng của người cách mạng. Người thường nói: “Cán bộ là cái gốc của mọi việc, công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ có đạo đức tốt hay kém, người cách mạng phải có đạo đức cách mạng, không có đạo đức cách mạng thì có tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân. Đảng là nền tảng, là gốc của người cán bộ Đảng viên. Có đạo đức cách mạng, có lối sống giản dị, trong sạch, lành mạnh cán bộ Đảng viên sẽ có uy tín, có điều kiện hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình”. Trong giai đoạn hiện nay, đa số cán bộ, Đảng viên và nhân dân đã luôn ghi nhớ lời dạy của Hồ Chí Minh về xây dựng con người mới Việt Nam XHCN mà yếu tố hàng đầu là nâng cao đạo đức cách mạng và cán bộ, Đảng viên phát huy vai trò tiên phong năng động, sáng tạo, giữ gìn phẩm chất đạo đức. Tuy nhiên, báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã chỉ chi ta thấy tình trạng sauy thoái về chính trị, đạo đức, lối sống trong một số bộ phận không nhỏ của cán, bộ Đảng viên và tình trạng tham nhũng, lãng phí, quan liêu,những tình trạng tiêu cực và tệ nan xã hội chưa được ngăn chặn, đầy lùi mà còn tiếp tục diễn biến phức tạp. Cùng với sự phân hóa giàu nghèo và sự yếu kém trong công tác quản lý, điều hành của nhiều cấp làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và nhà nước, đe dọa sự ổn định và phát triển của đất nước. Với tinh thần tiếp tục nâng cao chất lượng lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đấy mạnh toàn diện công cuộc đỏi mới, Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh Trường ĐH Quảng Nam 2 Nguyễn Hoài Thương – CT12SNV01 tạo nền tảng nước ta đến năm 2020 nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trên nền tảng kiến thức đã được học tập, nghiên cứu trong học phần tư tưởng Hồ Chí Minh. Là một trong những chủ nhân tương lai của đất nước, tôi nhận thức được toàn diện những vấn đề cấp bách nói trên và mong muốn góp phần vào công cuộc xây dựng Đảng vững mạnh và phát triển. Đó là lý do thúc đẩy tôi chọn đề tài này, đó là: “ tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng và công cuộc chống suy thoái đạo đức ở cán bộ, Đảng viên ở nước ta hiện nay”. 2. Mục đích yêu cầu Đề tài nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng và công cuộc chống suy thoái đọa đức ở cán bộ, Đảng viên ở nước ta hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng của cán bộ, Đảng viên. 4. Đóng góp của đề tài Nắm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng. Làm sáng tỏ việc suy thoái đọa đức ở cán bộ, Đảng viên hiện nay. Đưa ra biện pháp góp phần vào công cuộc đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong chế độ XHCN. 5. Phương pháp nghiên cứu. Đề tài dựa trên phương pháp luận của chũ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đọc, phân tích, so sánh, đánh giá, khái quát và tổng hợp. Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh Trường ĐH Quảng Nam 3 Nguyễn Hoài Thương – CT12SNV01 B. PHẦN NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận và thực tiễn 1. Cơ sở lý luận 1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng Trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, từ bài giảng đầu tiên trong tác phẩm Đường Kách mệnh[1] đến bảng di chúc cuối cùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề đạo đức và tu dưỡng đạo đức, coi đạo đức là cái gốc của người cách mạng. Vấn đề đạo đức cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh luôn có sự nhất quán và tính lôgic cao về tinh thần cách mạng cũng như phương pháp tư duy khoa học, tư duy biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin, trên cơ sở truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, chắc lọc tinh hoa đạo đức của nhân loại, Người còn phát triển và sáng tạo những giá trị tư tưởng đạo đức mới phù hợp với điều kiện Việt Nam Tầm quang trọng của đạo đức bao giờ cũng được Người đặt ở vị trí hàng đầu. Ngay từ khi Đảng chưa ra đời, không phải ngẫu nhiên những bài giảng đầu tiên của người cho thế hệ thanh niên yêu nước đầu tiên của nước ta theo con đường cách mạng vô sản là những bài giảng về tư cách của người cách mạng. Trong trang đầu của cuốn Đường Kách mệnh Người đã ghi 23 nét tư cách của một người cách mạng trong ứng xử với mình, với người, với đời, với việc. Đó là những chuẩn mực: “ Tự mình phải: Cần kiệm Hòa mà không tư Cả quyết sửa lỗi mình Cẩn thận mà không nhút nhát Hay hỏi Nhẫn nại (chịu khó) Hay nghiêng cứu, xem xét Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh Trường ĐH Quảng Nam 4 Nguyễn Hoài Thương – CT12SNV01 Vị công vong tư Không hiếu danh, không kiêu ngạo Nói thì phải làm. Giữ chủ nghĩa cho vững Hy sinh Ít lòng ham muốn về vật chất Bí mật Đối với người phải: Với từng người thì khoang thứ Với đoàn thể thì nghiêm Có lòng bày vẽ cho người Làm việc phải: Xem xét hoàn cảnh kĩ càng Quyết đoán Dũng cảm Phục tùng đoàn thể” [2,Trang 22,23] Tên cơ sở nhận thức về nền tảng của việc hình thành đạo đức mới, vấn đề đạo đức cách mạng được Người nhắc lại nội dung tương tự khi nói chung với cán bộ tỉnh Thanh Hóa năm 1947, nhưng cụ thể hơn,[3,trang 54,55] gồm 5 điểm: Một, mình đối với mình; hai đối với đồng chí mình phải thế nào?; ba, đối với công việc phải thế nào?; bốn, đối với nhân dân; năm, đối với đoàn thể. Với những lời căn dặn này cho thấy, Người đã đặc vấn đề đạo đức cách mạng một cách lôgic và cơ sở khoa học về các quan hệ lợi ích. Hầu như các nguyên tắc đạo đức Người đã đề ra trước hết cho mình thực hiện, sau đó mới để giáo dục người khác, có thể nêu ra một số chuẩn mực cơ bản về đạo đức cách mạng theo tư tưởng của Người như sau: Nếu bài học về đạo đức cách mạng đầu tiên trong cuốn Đường Kách mệnh Người chỉ đề ra những nguyên lý chung thể hiện mối quan hệ giữa ba khía cạnh, phản ánh mối quan hệ đạo đức mới, đạo đức cách mạng mà người cách mạng Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh Trường ĐH Quảng Nam 5 Nguyễn Hoài Thương – CT12SNV01 cần quán triệt trước tiên, đồng thời nêu cao việc tu dưỡng đạo đức cách mạng, thì ngay trong phiên họp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Người đã đề ra những nguyên tắc về hành vi đạo đức cách mạng đối với người có chức, có quyền trong chính phủ từ toàn quốc đến các làng, Người đề nghị: “Mở một chiến dịch giáo dục lại tinh thần nhân dân bằng cách thực hiện: Cần, kiệm, liêm chính để làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động”. Người xem cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư là phẩm chất đạo đức cơ bản nhất của con người mới, đồng thời là chuẩn mực cơ bản của nền đạo đức mới của dân tộc ta. Đây là phẩm chất được Người đề cập đến nhiều nhất, thường xuyên nhất với một nội dung đạo đức mới rất cách mạng mà vẫn giữ được nền tảng của các khái niệm đạo đức cũ rất quen thuộc với mọi người. Phẩm chất này gắn liền với hoạt động hằng ngày của mỗi con người và có quan hệ mật thiết với tư tưởng trung với nước hiếu với dân. Chí công vô tư về thực chất là nối tiếp cần, kiệm, liêm chính. Người cho rằng những cán bộ, đảng viên có đầy đủ đức tính trên sẽ đững vững trước mọi thử thách hơn nữa phải yêu cầu họ phải thể hiện trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đối với người, đối với việc và đối với chính mình. Từ nội dung hẹp của các phạm trù đạo đức cũ. Người mở rộng, đưa vào đây một nội dung rất mới, tiến bộ, cách mạng, vượt qua những hạn chế của tư tưởng đạo đức truyền thống và nâng lên thành đạo đức mới, mà tiêu biểu nhất là các khái niệm: Trung, hiếu, nhân, nghĩa. “Từ trung với vua thành trung với nước; từ hiếu với cha mẹ mình thành hiếu với dân, từ nhân chỉ là nhân thành nhân dân, từ cần cho riêng mình thành cần cho xã hội, từ kiệm cho riêng mình thành tiết kiệm chung phục vụ cho đất nước: từ liêm nghĩa và liêm khiết, không tham nhũng, giữ cho bản thân mình trong sạch, Người mở rộng thành vấn đề liêm khiết mang tính xã hội; từ chính nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đúng đắn, Người chuyển sang vấn đề thiện; làm việc tà là người ác” [4,trang 35]. Người nhấn mạnh: “Người cán bộ phải có đạo đức cách mạng. Phải giữ đạo đạo đức cách Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh Trường ĐH Quảng Nam 6 Nguyễn Hoài Thương – CT12SNV01 mạng mới là người cán bộ chân chính. Đạo đức cách mạng có thể nói tóm tắt là: Nhận rõ phải trái, giữ vững lập trường. Trung với nước. Tận hiếu với dân Trung với nước hiếu với dân được xem là nội dung cơ bản nhất, bao trùm nhất trong tư tưởng đạo đức cách mạng của Người, thể hiện mối quan hệ giữa con người với tổ quốc và nhân dân. “Trung với nước”là trung thành với đạo đức dựng nước và giữ nước của dân tộc, nước ở đây là nước của dân, dân là chủ nhân của đất nước. Người cho rằng bao nhiêu quyền hạn đều là của dân, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân. Xuất phát từ quan niệm như vậy nên “hiếu” trong tư tưởng của người chính là “hiếu với dân”. Hiếu với dân không chỉ là xem dân như đối tượng dạy dỗ, ban ơn mà là đối tương phải phục vụ hết lòng. Ở Người, lý luận luôn gắn chặc với thực tiễn, lời nói luôn đi đôi với việc làm. Nếu nhưa trung với nước, hiếu với dân là phẩm chất của mỗi con người – công dân đối với tổ quốc, đối với nhân dân, thì yêu thương con người là trách nhiệm của mỗi con người đối với con người. Người cho đây là phẩm chất cao đẹp nhất của con người. Yêu thương con người trước hết là tình cảm dành cho những người bị áp bức, bóc lột, những người cùng khổ. Yêu thương con người còn được thể hiện trong mối quan hệ hằng ngày với những người đồng chí xung quanh, trong cuộc sống bình thường. Phải luôn nghiêm khắc với bản thân, nhưng rộng rãi, độ lượng với người khác. Điều đặc biệt ở Người, yêu thương con người luôn luôn gắn với niềm tin vào con người, tin vào lương tri, tin vào lòng dũng cảm, tin vào sức sáng tạo của họ trong hành trình con người tự giải phóng lấy mình, để con người làm chủ xã hội, làm chủ bản thân mình. Người đã có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa cá nhân và giai cấp, giữa dân tộc và quốc tế, giữa truyền thống và hiện đại đã tạo ra trong quan niệm về đạo đức cách mạng sự hài hòa về các mối quan hệ lợi ích. Theo người, tinh thần quốc tế trong sang thực chất là chủ nghĩa yêu nước gắn liền với chủ nghĩa quốc tế vô sản. Người cho rằng nếu tinh thần yêu nước không chân chính, tinh thần quốc tế không trong sang có thể dẫn tới tư tưởng dân tộc chủ nghĩa hẹp hoài, xô Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh Trường ĐH Quảng Nam 7 Nguyễn Hoài Thương – CT12SNV01 vanh, biệt lập, kỳ thị chủng tộc. Từ rất sớm Người đã chủ trương quan hệ với các quốc gia dân tộc và các tổ chức trên thế giới để thêm bạn bớt thù. Quan điểm dân tộc đã được thổi vào thời đại, đã vượt qua biêm giới quốc gia, hướng tới mục tiêu độc lập, dân chủ, hòa bình, hữu nghị và hợp tác. Từ các khái niệm, phạm trù của các tư tưởng đạo đức như: Nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm đến cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, từ trung, hiếu đến thiện, ác bao giờ Người cũng có cách giải thích riêng về những chuẩn mực đạo đức phù hợp, dễ hiểu, dể chấp nhận với từng đối tượng, với mọi tầng lớp nhân dân. Đề cao đạo đức mới, Người đã thể hiện một tầm nhìn xa trông rộng về nhân cách con người. Những phẩm chất Người nêu ra nhằm hướng con người tới cái thiện, cái tốt, cái cao cả, đồng thời ngăn chặn, khắc phục những biểu hiện thái hóa, biến chất có thể xảy ra, đặc biệt là chống khuynh hướng lạm dụng quyền lực để tham dũng, lảng phí. Ngay cả trước khi qua đời, việc đầu tiên đề cập đến trong di chúc để lại cho toàn Đảng, việc đầu tiên khi đề cập đến Đảng là đạo đức, Người viết: “Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi Đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thực sự cần, kiệm, liêm, chính,chí công vô tư, phải gìn gữ Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người là người đầy tó thật trung thành của nhân dân” [6,trang 510]. Dù ở những thời điểm lịch sử khác nhau nhưng tư tưởng của Người về đạo đức cách mạng đều có sức thuyết phục rất cao, có sức sống mạnh mẽ và có giá trị lâu bền. Bởi đó là sự thống nhất lời nói, tư tưởng và hành động. Người đặt vấn đề đạo đức cách mạng từ lĩnh vực lý luận sang lĩnh vực thực tiễn, đưa đạo đức cách mạng vào chính sự nghiệp cách mạng, coi đó là một trong những nguyên tắc hoạt động cách mạng, phản ánh các quan hệ mới về lợi ích tạo nên nền tảng vững chắc của chính quyền cách mạng nói chung và người cách mạng nói riêng. 1.2. Đường lối của Đảng Nghị quyết hội nghị lần 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) “một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” được ban hành ngày 16 – 1 – Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh Trường ĐH Quảng Nam 8 Nguyễn Hoài Thương – CT12SNV01 2012 do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ban hành. Nghị quyết Trung ương 4 với tiêu đề “một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” chỉ tập trung vào ba vấn đề thực sự cấp bách, cần làm ngay đó là: Ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng say thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một số bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lí các cấp; Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lí nhất là ở cấp Trung ương, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; Xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm cá nhân người đứng đầu cấp ủy, chính quyền và mối quan hệ với tập thể cấp ủy, cơ quan, đơn vị. 1.3. Văn bản pháp luật của nhà nước về phòng chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm Căn cứ vào hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10. 1.3.1. Luật Phòng chống tham nhũng. Điều 4. Nguyên tắc xử lý tham nhũng. 1. Mọi hành vi tham nhũng đều phải được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh. 2. Người có hành vi tham nhũng ở bất kỳ cương vị chức, vụ nào phải bị xử lý theo quy định của pháp luật. 3. Tài sản tham nhũng phải được thu hồi, tịch thu; người có hành vi tham nhũng gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật. 4. Người có hành vi tham nhũng đã chủ động khai báo trước khi bị phát hiện, tích cực hạn chế cho hành vi trái pháp luật của mình gây ra, tự giác nộp lại tài sản tham nhũng thì có thể xem xét giảm nhẹ hình thức kỷ luật, giảm nhẹ hình phạt hoặc giảm truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. 5. Việc xử lý tham nhũng phải được thục hiện công khai theo quy định của pháp luật. Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh Trường ĐH Quảng Nam 9 Nguyễn Hoài Thương – CT12SNV01 6. Người có hành vi tham nhũng đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác vẫn phải bị xử lý về hành vi tham nhũng do mình đã thực hiện. 1.3.2. Luật thực hành tiết kiệm. Điều 4. Nguyên tắc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. 1. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải được quán triệt từ chủ trương, đường lối, cơ chế, chính sách và dược thể chế hóa bằng pháp luật. 2. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải căn cứ vào định mức, tiêu chuẩn, chế độ và quy định của pháp luật. 3. Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, cơ quan, tổ chúc trên cơ sở phân cấp, quản lý với việc đồng thời nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan, tổ chức. 4. Đảm bảo dân chủ, công khai, minh bạch, đề cao vai trò giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên của mặt trận, đoàn thể quần chúng và nhân dân trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. 5. Có chế độ khen thưởng, xử lý vi phạm rõ ràng, nghiêm chỉnh, kịp thời, công khai. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực tiễn cuộc sống và hoạt động của Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh – anh hùng giải phóng dân tộc – Danh nhân văn hóa thế giới.Suốt cả cuộc đời mình, Người luôn một lòng vì nước, vì dân, đấu tranh không mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng con người. Tuy đã đi xa, nhưng Người đã để lại cho nhân dân ta di sản tinh thần to lớn, những tư tưởng vô giá, những giá trị nhân văn cao cả, trong đó, đặc biệt là tư tưởng và tấm gương đạo đức cách mạng của Người. Tấm gương đạo đức, phong cách của Người được thể hiện trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Đó là đời tư trong sáng, cuộc sống riêng tư giản dị và đức khiêm tốn hết mực. Người coi khinh sự xa hoa để sống một cuộc đời trong sạch, suốt đời thực hành cần, kiệm, liêm, chính một cách cần mẫn. Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh Trường ĐH Quảng Nam 10 Nguyễn Hoài Thương – CT12SNV01 Hồ Chí Minh luôn nói đi đôi với làm.Trong hành trình tìm đường cứu nước, dù ở đâu làm gì, Hồ Chí Minh chấp nhận mọi công việc, miễn là việc đó có lợi cho tổ chức, cho cách mạng. Người là tấm gương sáng về lãnh đạo, người đứng đầu ở vị trí cao nhấtnhưng luôn trung thành, tận tụy vì lợi ích của Tổ quốc và nhân dân, không mưu cầu lợi ích riêng cho cá nhân và gia đình. Người tâm sự khi phải giữ trọng trách chủ tịch nước: “Tôi tuyệt nhiên không muốn công danh phú quý chút nào. Bây giờ phải gánh chức chủ tịch là vì đồng bào uy thác thì tôi phải gắng sức làm, cũng như người lính vâng mệnh lệnh của quốc dân ra trước mặt trận. Bao giờ đồng bào cho tôi lui, thì tôi rất vui lòng lui. Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh nước biếc để câu cá, trồng hoa, sớm ngày làm bạn với các cụ già hái củi, em trẻ chăn trâu, không dính líu gì đến vòng danh lợi.” Chủ tịch Hồ Chí Minh là một biểu tượng của phong cách đạo đức con người Việt Nam. Cả cuộc đời hi sinh vì nước, vì dân, vì nước Bác đã hi sinh những gì thuộc về mình.Mỗi chúng ta và cả những người nước ngoài đều biết tới đôi dép cao su, những chiếc áo, chiếc quạt, viên gạch sưởi lưng,… vô cùng giản dị của Bác. Ở cương vị chủ tịch nước, người khước từ ở những ngôi nhà sang trọng thuộc thời toàn quyền Đông Dương mà chỉ ở ngôi nhà nhỏ của người thợ điện phục vụ cho toàn quyền thời đó để làm việc. Với phong cách sống giản dị, tiết kiệm hòa mình với thiên nhiên, gần gũi với nhân dân. Trong ngôi nhà sàn Bác đã sống và làm việc những năm cuối đời, chỉ có những vật dụng rất đơn sơ: một chiếc bàn, giá sách, tủ quần áo, giường gỗ cá nhân, tấm chăn đơn, chiếc chiếu cói,… đã biểu trung sinh động cho phong cách sống của một con người vĩ đại: thanh tao, khiêm tốn, yêu lao động, không ham danh lợi, đạt đến độ cảm hóa được tình cảm của con người Viêt Nam. Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh Trường ĐH Quảng Nam 11 Nguyễn Hoài Thương – CT12SNV01 Những ngày đầu sau cách mạng thành công, đất nước phải đối phó với muôn vàn khó khan thử thách: giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Đối với giặc đói, Người kêu gọi toàn dân thực hành tiết kiệm, phát động phong trào “hũ gạo kháng chiến” để nuôi quân. Bằng những lời lẽ thiết tha, xúc động, người viết thư động viên đồng bào cả nước nêu cao tinh thần “xẻ cơm nhường áo” để cứu dân nghèo: Lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng. Vậy tôi xin đề nghị với đồng bào cả nước và tôi xin thực hành trước: cứ mười ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ăn ba bữa. Đem gạo đó để cứu dân nghèo”… Tại buổi khai mạc lạc quyên tổ chức ở nhà hát lớn H
Luận văn liên quan