Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc

Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc cũng là giải phóng giai cấp, giải phóng con người chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh . Đây cũng là vấn đề cơ bản của đường lối cách mạng Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người vừa là sự kết hợp tinh hoa văn hóa dân tộc và trí tuệ thời đại, vừa thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ sáng tạo của người trong việc vận dụng những nguyên lý phổ biến của Chủ nghĩa Mac Leenin vào hoàn cảnh Việt Nam. Chính vì vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người được coi là bước phát triển mới học thuyết Mac Leenin về cách mạng thuộc địa ở thời điểm các dân tộc bị áp bức vùng lên đấu tranh cho độc lập, tự do.

doc19 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 10141 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TPHCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ --o0o-- Đề tài : TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC GVHD: Ngô Văn Duẩn Danh sách nhóm thực hiện: TPHCM Tháng 06 Năm 2009 STT  HỌ VÀ TÊN  NHIỆM VỤ  ĐIỂM   1  Đỗ Văn Dự  Cung cấp tài liệu, đóng góp ý kiến, xây dựng đề tài    2  Trần Tiến Đạt  Soạn thảo, cung cấp tài liệu, xây dựng đề tài    3  Hoàng Khắc Đông  Soạn thảo, cung cấp tài liệu, xây dựng đề tài    4  Lê Trần Tiến  Soạn thảo, cung cấp tài liệu, xây dựng đề tài    5  Nguyễn Văn Bảo  Cung cấp tài liệu, đóng góp ý kiến    6  Phạm Thị Mai  Cung cấp tài liệu, đóng góp ý kiến    7  Lưu Ngọc Luyến  Cung cấp tài liệu, đóng góp ý kiến    8  Võ Thị Thanh Mai  Cung cấp tài liệu, đóng góp ý kiến    9  Trần Văn Phúc  Cung cấp tài liệu, đóng góp ý kiến    10  Võ Việt Phúc  Cung cấp tài liệu, đóng góp ý kiến    11  Phan Thị Thúy Vy  Cung cấp tài liệu, đóng góp ý kiến    12  Trần Văn Sự  Cung cấp tài liệu, đóng góp ý kiến    TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC Phần A. MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ: Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc cũng là giải phóng giai cấp, giải phóng con người chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh . Đây cũng là vấn đề cơ bản của đường lối cách mạng Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người vừa là sự kết hợp tinh hoa văn hóa dân tộc và trí tuệ thời đại, vừa thể hiện tinh thần độc lập, tự chủ sáng tạo của người trong việc vận dụng những nguyên lý phổ biến của Chủ nghĩa Mac Leenin vào hoàn cảnh Việt Nam. Chính vì vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người được coi là bước phát triển mới học thuyết Mac Leenin về cách mạng thuộc địa ở thời điểm các dân tộc bị áp bức vùng lên đấu tranh cho độc lập, tự do. Vì vậy chúng em xem đây là nội dung rất đáng quan tâm, cần thiết làm và hiểu rõ tư tưởng này của Hồ Chủ tịch. 1.2 MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU: Mục đích: Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, thực chất là vấn đề đấu tranh để giải phóng các dân tộc thuộc địa. Những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc. Đó là con đường cách mạng vô sản, đi từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân tiến lên cách mạng XHCN. Phân tích làm rõ những luận điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh về vấn đề này. Tiểu luận tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức, lý luận cơ bản về cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Đồng thời qua đó giúp sinh viên biết hệ thống lại vấn đề một cách logic, thu nhặt, xử lý thông tin, vận dụng các kiến thức cơ bản phục vụ việc tự học, tự làm việc của bản thân, giúp sinh viên trình bày tốt cho các môn học và định hướng việc sắp xếp làm đò án tốt nghiệp của sinh viên, quan trong hơn là việc liên hệ được với thực tiễn của đất nước, của thời đại từ đó liên hệ đến bản thân. Yêu cầu: Sinh viên phải nêu rõ tiểu luận tiến hành để giải quyết tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc từ đó giải phóng giai cấp và giải phóng con người. Yêu cầu cao hơn đó là trình bày rõ ràng mạch lạc để nguwoif khác có thể nhận thức được đây là luận điểm sáng tạo, là sự phát triển mà Hồ Chí Minh được minh chứng bằng cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam từ đó đóng góp thêm vào kho tàng lý luận của Chủ nghĩa Mac Lênin. 1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU : Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc, tiến đến giải phóng giai cấp, giải phóng con người hệ tư tưởng quan trọng, cơ bản cũng là chủ đạo trong hệ tư tưởng Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến: độc lập cho dân tộc, tự do và hạnh phúc cho nhân dân. 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Tiểu luận được dựa trên phương pháp duy vật biện chứng,phương pháp trừu tượng hóa khoa học,phương pháp thống kê, logic, lịch sử. Cơ sơ phương pháp luận: .Bảo đảm sự thống nhất, nguyên tắc tính đảng, và tính khoa học .Quan điểm thực tiễn và nguyên tắc lý luận gắn liền thực tiễn .Quan điểm lịch sử cụ thể .Quan điểm toàn diện và hệ thống .Quan điểm kế thừa và phát triển .Kết hợp nghiên cứu tác phẩm với thực tiễn chỉ đạo cách mạng của Hổ Chí Minh. Các phương pháp cụ thể: .Vận dụng các phương pháp liên ngành khoa học xã hội và nhân văn, lý luận chính trị để nghiên cứu toàn bộ hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh như mỗi tác phẩm riêng của Người. .Các phương pháp cụ thể thường áp dụng như phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu… việc vận dụng các phương pháp và kết hợp các phương pháp cụ thể phải căn cứ vào nội dung. . 1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Tiểu luận được nghiên cứu trong hơn một nửa thời gian học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, tại trường ĐH Công Nghiệp TPHCM. Nội dung nghiên cứu chủ yếu của đề tài là tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc để hiểu rõ hơn luận điểm này trong hệ tư tưởng Hồ Chí Minh, và luận điểm này đóng góp như thế nào đối với kho tàng lý luận Chủ nghĩa Mac Lênin. 1.6 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Sau khi nghiên cứu tiểu luận, chúng em rút ra được nhũng vấn đề: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, có giải phóng dân tộc mới có được giai cấp, giải phóng được con người, cũng chỉ đạt được khi các giai cấp và mỗi con người đều được giải phóng thì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc mới hoàn toàn triệt để. Đó cũng là lý luận được minh chứng bằng thực tế bằng chiến thắng của cách mạng giải phóng Việt Nam Trong thế kỷ XX, nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, đã tiên phong trong phong trào giải phóng dân tộc, từng bước thực hiện việc giải phóng giai cấp và con người. Nhân loại cũng đã tiến từng bước trên con đường giải phóng. Tuy Nhiên, giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người vẫn là mục tiêu phấn đẫu của tất cả các dân tộc trong thế kỷ XX. Và có thể nói sự nghiệp tiếp tục đổi mới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh do Đại hội IX nêu lên là sự vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện mới, thời kỳ mới. Phần B. NỘI DUNG TIỂU LUẬN 1.TRƯỚC KHI ĐI VÀO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG TA HÃY QUAN TÂM LÀM RÕ NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NẮM ĐƯỢC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN TỘC: Quan điểm của Mác-Ăngghen-Lênin về vấn đề dân tộc Khái niệm: Dân tộc là một vấn đề rộng lớn bao gồm những quan hệ về chính trị, kinh tế, lãnh thổ, pháp lý, tư tưởng và văn hoá giữa các dân tộc, các nhóm dân tộc và bộ tộc. Quan điểm của chủ nghĩa Mác:Dân tộc là sản phẩm của lịch sử. Mác-Ăngghen đã đặt nền tảng lý luận cho việc giải quyết vấn đề dân tộc một cách khoa học. Lênin đã phát triển quan điểm về vấn đề dân tộc thành hệ thống lý luận toàn diện và sâu sắc. Vấn đề dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh – là vấn đề dân tộc thuộc địa “Vấn đề dân tộc thuộc địa thực chất là vấn đề đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa nhằm thủ tiêu sự thống trị của nước ngoài, giành độc lập dân tộc, xoá bỏ áp bức, bóc lột thực dân, thực hiện quyền dân tộc tự quyết, thành lập nhà nước dân tộc độc lập”. Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc. “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Trích "Tuyên Ngôn Độc Lập" Bác Hồ đọc tại Quảng trường Ba đình ngày 02/09/1945.  VIDEO((ctrl+click) Độc lập, tự do là khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa. Độc lập hoàn toàn và thật sự trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao. Trong nền độc lập, mọi người đều được ấm no, tự do, hạnh phúc. Độc lập thật sự phải gắn với hoà bình thật sự. “Nhân dân chúng tôi thành thật mong muốn hoà bình…kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ những quyền thiêng liêng nhất: toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc và độc lập cho đất nước”. Độc lập dân tộc phải gắn liền với sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn ở các nước đang đấu tranh giành độc lập Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa dân tộc là một động lực to lớn của đất nước. Chủ nghĩa dân tộc là chủ nghĩa yêu nước và sự thức tỉnh ý thức dân tộc. “Phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc tế cộng sản…”, đó là chủ nghĩa dân tộc chân chính. Kết hợp nhuần nhuyễn giữa dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc và CNXH, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế. Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Hồ Chí Minh xác định con đường cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: làm “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Do đó, “giành được độc lập rồi phải tiến lên CNXH…”. “yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội”. Độc lập cho dân tộc mình và cho tất cả các dân tộc khác. “Phải đấu tranh cho tự do, độc lập của các dân tộc khác như là đấu tranh cho dân tộc ta vậy”. 2. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC: 2.1 Vấn đề giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người trong chủ nghĩa Mác-Lênin Chủ nghĩa Mác-Leenin có sứ mệnh lịch sử và vạch rõ con đường và phương pháp đấu tranh để giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng con người. Những vấn đề trên đây đã được các nàh kinh điển của giai cấp vô sản chỉ ra từ rất sớm. Trong tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, năm 1848, Mác, Ăngghen không chỉ luận giải vấn đề giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc mà vấn đề giải phóng con người cũng được đề cập sâu sắc: “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”. Tuy nhiên do cả hai ông đều sống ở Tây Âu nơi mà chủ nghĩa tư bản phát triển tới trình đọ cao nên trước hết các ông nhấn mạnh vấn đề giải phóng giai cấp, Mác và Ăngghen đã viết: “hãy xóa bỏ tình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác sẽ bị xóa bỏ”.Mác và Ăngghen cho rằng giải phóng giai cấp là nhiệm vụ trung tâm, là điều kiện để giải phóng dân tộc. Sau Mác và Ăngghen, Lênin đã trực tiếp giải quyết vấn đề giải phóng dân tộc. Trong thời kì chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn tột cùng của nó là chủ nghĩa đế quốc. Một trong những đặc điểm cơ bản là xâm chiếm thuộc địa, một số nước đế quốc biến 70% dân số thế giới thành thuộc địa, Lênin đã kế tục và phát triển sự nghiệp của Mác, Ăngghen khi thành lập Quốc tế I và Quốc tế II đại diện cho giai cấp công nhân, cho phù hợp với tình hình mới, Quốc tế III, Quốc tế Cộng sản do Lênin sáng lập đại diện cho giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức. Tuy nhiên, trong công cuộc giải phóng Lênin vẫn cho rằng trước hết phải giải phóng giai cấp công nhân. 2.2 Hồ Chí Minh vận dụng và phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người vào điều kiện các nước thuộc địa. VIDEO((CTRL+CLICK) Từ những năm 20 của thế kỷ XX, Hồ Chí Minh chỉ rõ: Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên cơ sở châu Âu mà châu Âu thì chưa phải là toàn nhân loại. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Dù sao thì cũng không thể cấm bổ sung “cơ sở lịch sử” của chủ nghĩa Mác, bằng cách đưa thêm vào đó những tư liệu mà Mác ở thời mình không thể có được”, cần: “ Xem xét lại chủ nghĩa Mác về cơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông, trong đó có Việt Nam, suốt hơn 50 năm đầu thế kỷ XX là vấn đề dân tộc, thuộc địa. Do đó, nếu ở phương Tây, các nhà kinh điển macsxit cho rằng sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người tuy có liên quan mật thiết với nhau nhưng ưu tiên giải phóng giai cấp công nhân thì Hồ Chí Minh đối với phương Đông, trong đó có Việt Nam giải phóng dân tộc là nhiêm vụ trên hết, trước hết. Hồ Chí Minh cho rằng trong điều kiện các nước thuộc địa thì giải phóng dân tộc là cơ sở để giải phóng giai cấp, gải phóng con người. Trong quan hệ dân tộc và giai cấp thì đòi hỏi phải giải quyết thỏa đáng giữa lợi ích dân tộc và lợi ích giai cấp, thì trước hết là lợi ích giai cấp công nhân. Đây là một vấn đề lướn về lý luận và thực tiễn trước kia, hiện nay và cả tương lai. Suốt cuộc đời mình Hồ Chí Minh đã giải quyết thành công vấn đề dân tộc và giai cấp nói chung, giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp nói riêng. Đay là một trong những nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của cách mạng Việt Nam hơn 70 năm qua. Con người và cuộc đấu tranh nhằm giải phóng con người giữ vai trò quan trọng trong tư duy lý luận và hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh. Báo Le Paria (Người cùng khổ) ngày 1-4-1922 Hồ Chí Minh viết: “Le Paria đã sẵn sàng bước vào cuộc chiến đấu, mục đích của báo chắc chắn sẽ đạt được: đó là giải phóng loài người”. Trước khi đi gặp cụ Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác, Hồ Chí Minh vẫn nghĩ đến con người và sự nghiệp giải phóng con người. Thật sâu sắc và cảm động khi thấy những điều Hồ Chí Minh căn dặn chúng ta trong Di chúc: “Đầu tiên là công việc đối với con người”. Như vậy đối với Hồ Chí Minh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người thì giải phóng dân tộc luôn được đặt lên hàng đầu. Đó là sự trung thành, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin phù hợp với phương Đông nói chung, Việt Nam nói riêng. 2.3 Mục tiêu của cách mạng giảiphóng dân tộc: 2.3.1 Tính chất và nhiệm vụ của cách mạng ở thuộc địa Hồ Chí Minh nhận thấy sự phân hóa giai cấp thuộc địa khác với các nước phương Tây. Các giai cấp ở thuộc địa có sự khác nhau ít nhiều, nhưng đều chung một số phận mất nước nên có chung số phận là người nô lệ mất nước. Mâu thuẫn co bản ở các nước phương Tây là giai cấp vô sản và giai cấp tư sản, mâu thuẫn chủ yếu ở xã hội thuộc địa phương Đông là dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa thực dân. Do vậy “cuộc dấu tranh giai cấp không diễn ra giống như các nước phương Tây”. Đối tượng cách mạng ở thuộc địa không phải là giai cấp tư sản bản xứ, càng không phải là giai cấp địa chủ nói chung, mà là chủ nghĩa thực dân và tay sai phản động. Cách mạng xã hội là lật đổ nền thống trị hiện có và thiết lập một chế độ xã hội mới. Cách mạng ở thuộc địa trước hết phải “lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc”, chứ chưa phải là cuộc cách mạng xóa bỏ sự tư hữu, sự bóc lột nói chung. Hồ Chí Minh luôn phân biệt rõ thực dân xâm lược với nhân dân các nước tư bản chủ nghĩa. Người kêu gọi nhân dân các nước đế quốc phản đối chiến tranh xâm lược, ủng hộ nhân dân các nươc thuộc địa đấu tranh giành độc lập. Yêu cầu bức thiết của nhân dân thuộc địa là độc lập dân tộc. Ở các nước thuộc địa, nông dân là nạn nhân chính bị boc lột bởi chủ nghĩa đế quốc. Nông dân có hai yêu cầu: độc lập dân tộc và ruộng đất, nhưng luôn dặt yêu cầu độc lập dân tộc cao hơn so với yêu cầu ruộng đất. Hay nói cách khác nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng thuộc địa là: “Đấu tranh chống lại thực dân xâm lược, giành lại độc lập dân tộc”. Tính chất của cách mạng thuộc địa là thực hiện cách mạng tư sản kiểu mới tiến lên chủ nghĩa xã hội. Hội nghị thứ VIII Ban chấp hành Trung ương Đảng (5-1951) do Hồ Chí Minh chủ trì, kiên quyết giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, nhấn mạnh đó là “nhiệm vụ bức thiết nhất”. Trong nhiều bài nói, bài viết Người khẳng định: “Trường kì kháng chiến nhất định thắng lợi, thống nhất, độc lập nhất định thành công”, “Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam, Bắc nhất định sẽ xum họp một nhà”. 2.3.2 Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc. Cách mạng giải phóng dân tộc nhằm đánh đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc thực dân, giành độc lập dân tộc và thiết lập chính quyền của nhân dân. Mục tiêu cấp thiết của cách mạng ở thuộc địa chưa phải là giành quyền lợi riêng biệt của mỗi giai cấp, mà là quyền lợi chung của toàn dân tộc. Đó là những mục tiêu của chiến lược đấu tranh dân tộc, phù hợp với xu thế của thời đại cachsmnangj chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc, đáp ứng nguyện vọng độc lập, tự do của quần chúng nhân dân. 5-1941 Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị lần thứ VIII Ban chấp hành trung ương Đảng, chủ trương “thay đổi chiến lược”, từ nhấn mạnh đấu tranh giai cấp sang đẫu tranh giải phóng dân tộc. Hội nghị khẳng định dứt khoát: “cuộc cách mang Đông Dương hiện tại không phải là một cuộc cách mạng tư sản dân quyền, cuộc cách mạng phải giải quyết hai vấn đề: phản đế và điền địa nữa, mà là cuộc cách mạng phải giải quyết một vấn đề cần thiết “dân tộc giải phóng”, vì vậy cuộc cách mạng Đông Dương trong giai đoạn hiện tại là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc”, đánh lại kẻ thù của dân tộc cả về chính trị và kinh tế. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám 1945 cũng như những thắng lợi trong 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975 trước hết là thắng lợi của đường lối cách mạng giải phóng dân tộc đúng đắn và tư tưởng độc lập, tự do của Hồ Chí Minh. VIDEO((CTRL+CLICK) 2.4 CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC MUỐN THẮNG LỢI PHẢI THEO CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG VÔ SẢN. Rút ra từ bài học “xương máu” của các tiền bối. Tất cả các phong trào của ông cha diễn ra vô cùng anh dũng với tinh thần “người trước ngã, người sau đứng dậy”, nhưng cuối cùng cũng bị đàn áp dã man, nhận thấy con đường cứu nước của Phan Bội Châu chẳng khác gì “đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau”. Con đường của Phan Chu Trinh cũng chẳng khác gì “xin giặc rũ lòng thương”, con đường của Hoàng Hoa Thám tuy có phần thực tế hơn nhưng vẫn mang nặng cốt cách phong kiến “thủy hử”. Chính vì thế mặc dù khâm phục tinh thần yêu nước, cứu nước của ông cha. Nhưng Hồ Chí Minh không tán thành các con đường của họ, mà quyết tâm ra đi tìm con đường cứu nước mới. Cách mạng tư sản là không triệt để: hơn 10 năm bôn ba ở nước ngoài, tìm hiểu lý luận và khảo sát thực tiễn nhất là ba nước tư bản phát triển: Anh, Pháp, Mỹ. Người nhận thấy rằng cách mạng tư sản chỉ thay đổi giai cấp tư sản thay cho giai cấp thống trị phong kiến, quyền lực xã hội vẫn chỉ tập trung ở giai cấp tư sản chứ không thuộc về đại đa số tầng lớp nhân dân. Con đường giải phóng dân tộc được Hồ Chí Minh nhận ra khi thấy được Cách mạng Tháng Mười Nga không chỉ là cuộc cách mạng vô sản, mà còn là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.Là tấm gương sáng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa. Người thấy trong lý luận của Lênin một phương hướng mới để giải phóng dân tộc: con đường cách mạng vô sản. Người viết: chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc; cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của Cộng sản và cách mạng thế giới. Hồ Chí Minh đã đến với học thuyết cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin và lựa chọn khuynh hướng chính trị vô sản. Người khẳng định: “muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”,”… chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Cộng sản mới giải phóng được dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”. 2.5 CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG THỜI ĐẠI MỚI PHAI DO ĐẢNG CỘNG SẢN LÃNH ĐẠO. Muốn làm cách mạng, “trước hết phải làm cho dân giác ngộ…phải giảng giải, lý luận và chủ nghĩ cho dân hiểu”, “cách mệnh phải hiểu phong trào thế giới, bày sách lược cho dân… Vậy nên sức cách mệnh phải tập trung, muốn tập trung thì phải có Đảng cách mệnh”. Trong tác phẩm đường cách mệnh, Người khẳng định: “trước hết phải có Đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy. Đảng Cộng sản việt năm là người lãnh đạo duy nhất: vì theo Hồ Chí Minh chỉ có cuộc cách mạng do chính đảng của giai cấp vô sản lãnh đạo mới thực hiện được sự thống nhất giữa giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là xóa bỏ chủ nghĩa tư bản xây dựng chủ nghĩa xã hội một xã hội không còn áp bức bất công, không còn giai cấp, giải phóng con người, con người được tự do hạnh phúc. 2.6 Lực lượng của cách mạng bao gồm toàn dân tộc. Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng bị áp bức (”Để có cơ hội thắng lợi,
Luận văn liên quan