Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về đào tạo huấn luyện đội ngũ cán bộ, sự vận dụng trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ ở trung tâm sản xuất phim truyền hình Việt Nam

Ngay từ khi mới ra đời, Đảng và Bác Hồ luôn quan tâm đến công tác cán bộ và khẳng định: Cán bộ là tiền vốn của đoàn thể, cán bộ là gốc của mọi công việc và cán bộ quyết định tất cả. Vấn đề cán bộ giữ một vị trí cực kỳ trọng yếu và là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng cũng như trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động nói chung. Cán bộ là lực lượng nòng cốt trong bộ máy tổ chức của Đảng và Nhà nước, là nhân tố quyết định thành bại của cách mạng. Sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của Đảng cao hay thấp, việc tổ chức mọi đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đạt hiệu quả nhiều hay ít, điều đó tuỳ thuộc rất lớn ở số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ, ở trình độ tư tưởng, chính trị và năng lực công tác của họ. Cán bộ là cái dây truyền của bộ máy. Nếu dây truyền không tốt, không chạy thì động cơ dù chất lượng cao, hoạt động tốt thì toàn bộ bộ máy vẫn bị tê liệt. Cán bộ là những người đem chính sách của chính phủ, của đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thực hiện được. Với vai trò quan trọng như vậy của cán bộ, đòi hỏi công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải được quan tâm hơn nữa, nhất là thời kỳ hiện nay. Đại hội VIII của Đảng đã chỉ rõ: "Tình hình và nhiệm vụ mới đặt ra nhiều yêu cầu cho công tác cán bộ". Do đó đòi hỏi phải: "Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ toàn diện cả về lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn và năng lực thực tiễn. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cả cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, các nhà doanh nghiệp và các chuyên gia, trước hết là đội ngũ cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị". Đại hội lần thứ IX của Đảng được diễn ra vào thời điểm mà cả loài người kết thúc thế kỷ XX và bước sang thế kỷ XXI. Thế kỷ và khoa học công nghệ sẽ có những bước nhảy vọt chưa từng thấy, kinh tế tri thức chiếm vị trí ngày càng lớn trong quá trình phát triển. Xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hoá ngày càng được nhiều người tham gia. Đại hội IX cũng là mốc son lịch sử đánh dấu thời kỳ phát triển mới của cách mạng Việt Nam, thời kỳ phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hóa vì một nước Việt Nam giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước tiến lên xã hội chủ nghĩa. Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn, song cũng đối mặt với những thách thức lớn. Điều này cũng có nghĩa là trình độ của đội ngũ cán bộ phải được nâng lên, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đủ đức, đủ tài là điều kiện quyết định để chuẩn bị cho Đảng và dân tộc ta vững bước tiến vào thế kỷ XXI, giành những thắng lợi to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Là một đơn vị sản xuất thuộc đài Truyền hình Việt Nam, trung tâm sản xuất phim truyền hình có nhiệm vụ chính là sản xuất phim truyền hình và các chương trình, chuyên mục phục vụ nhiệm vụ chính sách của Đảng. Có được thành tích này là nhờ sự đóng góp tích cực của đoàn thể cán bộ viên chức trung tâm.

doc29 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3515 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về đào tạo huấn luyện đội ngũ cán bộ, sự vận dụng trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ ở trung tâm sản xuất phim truyền hình Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Ngay từ khi mới ra đời, Đảng và Bác Hồ luôn quan tâm đến công tác cán bộ và khẳng định: Cán bộ là tiền vốn của đoàn thể, cán bộ là gốc của mọi công việc và cán bộ quyết định tất cả. Vấn đề cán bộ giữ một vị trí cực kỳ trọng yếu và là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng cũng như trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động nói chung. Cán bộ là lực lượng nòng cốt trong bộ máy tổ chức của Đảng và Nhà nước, là nhân tố quyết định thành bại của cách mạng. Sức chiến đấu và năng lực lãnh đạo của Đảng cao hay thấp, việc tổ chức mọi đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đạt hiệu quả nhiều hay ít, điều đó tuỳ thuộc rất lớn ở số lượng và chất lượng của đội ngũ cán bộ, ở trình độ tư tưởng, chính trị và năng lực công tác của họ. Cán bộ là cái dây truyền của bộ máy. Nếu dây truyền không tốt, không chạy thì động cơ dù chất lượng cao, hoạt động tốt thì toàn bộ bộ máy vẫn bị tê liệt. Cán bộ là những người đem chính sách của chính phủ, của đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay cũng không thực hiện được. Với vai trò quan trọng như vậy của cán bộ, đòi hỏi công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải được quan tâm hơn nữa, nhất là thời kỳ hiện nay. Đại hội VIII của Đảng đã chỉ rõ: "Tình hình và nhiệm vụ mới đặt ra nhiều yêu cầu cho công tác cán bộ". Do đó đòi hỏi phải: "Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ toàn diện cả về lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn và năng lực thực tiễn. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cả cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, các nhà doanh nghiệp và các chuyên gia, trước hết là đội ngũ cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị". Đại hội lần thứ IX của Đảng được diễn ra vào thời điểm mà cả loài người kết thúc thế kỷ XX và bước sang thế kỷ XXI. Thế kỷ và khoa học công nghệ sẽ có những bước nhảy vọt chưa từng thấy, kinh tế tri thức chiếm vị trí ngày càng lớn trong quá trình phát triển. Xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hoá ngày càng được nhiều người tham gia. Đại hội IX cũng là mốc son lịch sử đánh dấu thời kỳ phát triển mới của cách mạng Việt Nam, thời kỳ phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hóa vì một nước Việt Nam giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước tiến lên xã hội chủ nghĩa. Việt Nam đang đứng trước những cơ hội lớn, song cũng đối mặt với những thách thức lớn. Điều này cũng có nghĩa là trình độ của đội ngũ cán bộ phải được nâng lên, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đủ đức, đủ tài là điều kiện quyết định để chuẩn bị cho Đảng và dân tộc ta vững bước tiến vào thế kỷ XXI, giành những thắng lợi to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Là một đơn vị sản xuất thuộc đài Truyền hình Việt Nam, trung tâm sản xuất phim truyền hình có nhiệm vụ chính là sản xuất phim truyền hình và các chương trình, chuyên mục phục vụ nhiệm vụ chính sách của Đảng. Có được thành tích này là nhờ sự đóng góp tích cực của đoàn thể cán bộ viên chức trung tâm. Để góp phần làm rõ nội dung trên tôi chọn đề tài: "Tư tưởng Hồ Chí Minh về đào tạo huấn luyện đội ngũ cán bộ, sự vận dụng trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ ở Trung tâm sản xuất phim THVN" làm tiểu luận tốt nghiệp lớp Trung cấp lý luận chính trị. CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ. I. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN. Vai trò của cán bộ cũng như công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được Mác - Ănghen hết sức quan tâm. C. Mác và F.Anghen đã đưa ra một định nghĩa khoa học về vai trò của cán bộ trong sự nghiệp cải tạo cách mạng đối với xã hội: "Để thực hiện một tư tưởng, cần phải có những con người sử dụng lực lượng thực tiễn". Hai ông cùng đã đặt những viên đá tảng cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ, gắn chặt việc xây dựng đội ngũ cán bộ cách mạng với cuộc đấu tranh cách mạng của Đảng, của giai cấp vô sản với tổ chức những chiến sĩ cách mạng. Ănghen cho rằng: "Để đảm nhiệm cương vị quan trọng trong Đảng, ngoài tài năng viết sách báo và những tri thức lý luận còn cần phải hiểu biết một cách thấu đáo những điều kiện của cuộc đấu tranh của Đảng và nắm vững những hình thức của cuộc đấu tranh đó, phải có lòng trung thực của cá nhân đã được thử thách và tính tình cương nghị và cuối cùng phải tự nguyện tham gia vào hàng ngũ của các chiến sĩ". Lênin, người kế tục sự nghiệp của C.Mác - F.Ănghen và J.Stalin, người học trò lỗi lạc của V.Lênin trong khi xây dựng đội ngũ cán bộ cách mạng của giai cấp vô sản đã phát triển những tư tưởng của C.Mác, F.Ănghen về vấn đề cán bộ trong những điều kiện đấu tranh mới. Lênin đã nói: "Trong lịch sử không có một giai cấp nào đã tiến tới địa vị thống trị mà lại không tìm ra trong lòng giai cấp mình những lãnh tụ chính trị, những người đại diện tiên tiến có khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào". Vị trí quan trọng của vấn đề cán bộ trước hết là ở chỗ đảm bảo tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối chính trị của Đảng. Trong công tác tỏo chức, Lênin nhấn mạnh đến hai khâu quan trọng bậc nhất là lựa chọn cán bộ và kiểm tra việc chấp hành, không có cán bộ thì đường lối chính trị dù hay mấy cũng không biến thành hiện thức được vì: "Muốn áp dụng vào thực tiễn một đường lối đúng thì phải có cán bộ, phải có những người am hiểu đường lối chính trị của Đảng, nhận đường lối đó, biết áp dụng đường lối đó, bảo vệ nó, đấu tranh và thực hiện nó". Vì vậy, trong những điều kiện mới, trong thời đại đế quốc chủ nghĩa và cách mạng vô sản đòi hỏi giai cấp vô sản muốn thắng lợi được giai cấp tư sản thì phải đào tạo được những nhà chính trị giai cấp thực là của mình, của vô sản và không được thua kém những nhà chính trị của giai cấp tư sản, đồng thời đặt nhiệm vụ đào tạo cán bộ cách mạng của giai cấp công nhân, trước hết là những cán bộ cách mạng chuyên nghiệp là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thiếu nó thì không thể lật đổ được giai cấp tư sản. Khi có một đường lối chính sách đúng đắn rồi, thì tổ chức và con người là quyết định. Tổ chức đúng và tốt làm nảy sinh những cán bộ tốt, nhân bội năng lực tổng thể của những người trong tổ chức. Đồng thời sức mạnh của tổ chức chỉ có thể do những người trong tổ chức đó tạo nên. Lênin cũng đã tuyên bố: "Hãy cho chúng tôi một tổ chức những người cách mạng, chúng tôi sẽ đảo lộn nước Nga". Vì con người, cán bộ là linh hồn, là động lực của tổ chức, cán bộ quyết định tất cả. Bởi vậy công tác đào tạo, bồi dưỡng bố trí, sử dụng cán bộ được Lênin và Stalin đặc biệt chú ý và coi là mấu chốt của toàn bộ công tác. Khẩu hiệu cán bộ quyết định tất cả đòi hỏi các nhà lãnh đạo của chúng ta phải tỏ ra hết sức chăm lo đến những nhân viên công tác, bất cứ là "lớn" hay "nhỏ", bất cứ là làm việc ở những lĩnh vực nào: Phải ân cần bồi dưỡng họ, phải giúp đỡ họ khi họ còn phải khuyến khích họ, phải cân nhắc họ. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ không phải chỉ trải qua hàng tuần mà là bao nhiêu tháng, bao nhiêu năm lâu dài. Đồng thời Lênin còn kêu gọi để có được những điều trên thì toàn Đảng và tất cả các tầng lớp nhân dân Nga chứng minh điều đó bằng sự khát khao, hiểu biết của mình, sự tha thiết đối với sự học tập chứng tỏ rằng nhiệm vụ quan trọng học tập, học tập nữa và học tập mãi. Bởi vì một giai cấp mới xuất hiện trên vũ đài lịch sử với tư cách là những thủ lĩnh và lãnh đạo xã hội, một giai cấp từ trước đến giờ bị áp bức, bị đày đoạ trong cảnh khốn cùng và dốt nát mới có thể quen được tình hình mới của mình, tìm ra được phương hướng , khơi đà cho công tác, đào tạo được những cán bộ tổ chức của mình. Nguồn cơ bản để lựa chọn, đề bạt cán bộ lãnh đạo nhà nước, cán bộ quản lý kinh tế, cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ đoàn thể quần chúng là từ quần chúng lao động, công nhân, nhân dân. Trong quần chúng nhân dân có hàng nghìn, hàng vạn người tổ chức có tài, vấn đề là ở chỗ biết phát hiện, bồi dưỡng và đưa họ lên các cương vị lãnh đạo. Trong vấn đề lựa chọn cán bộ, Stalin đã khẳng định: "Phải lưu tâm bồi dưỡng cán bộ, giúp đỡ từng cán bộ đang có đà vươn lên nữa, đừng "sợ mất thì giờ" với các đồng chí ấy đặng thúc đẩy sự trưởng thành của họ". Về nội dung đào tạo, bồi dưỡng: Trước hết học lý luận Mác - Lênin, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng phải gắn lý luận với thực tiễn: "Lý luận sẽ là lý luận suông nếu không gắn liền với thực tiễn cách mạng, cũng như thực tiễn sẽ trở thành mù quáng nếu không được lý luận cách mạng soi đường". Stalin đã thừa nhận, như một định lý rằng trình độ chính trị và trình độ giác ngộ của chủ nghĩa Mác - Lênin của cán bộ dù công tác ở ngành nào trong chính quyền và trong Đảng mà càng cao, thì chất lượng của bản thân công tác đó sẽ càng cao, năng suất công tác càng dồi dào, kết quả công tác càng rõ rệt. Trái lại, trình độ chính trị giác ngộ về chủ nghĩa Mác - Lênin của cán bộ càng thấp kém thì công tác càng có cơ thiếu sót và thất bại, cán bộ lại cang có cơ sa ngã và tha hoá. Có thể quả quyết rằng, nếu trong mọi lĩnh vực công tác, chúng ta đào tạo được cán bộ của ta về mặt tư tưởng và rèn luyện họ về mặt chính trị sao cho họ có thể dễ dàng nhận định được tình hình trong nước và quốc tế, nếu chúng ta đào tạo được họ thành những người Mác xít - Lêninnit thật già dặn, đủ khả năng giải quyết được những vấn đề lãnh đạo quốc gia mà không phạm sai lầm nghiêm trọng thì chúng ta có đủ lý lẽ để cho rằng chín phần mười các vấn đề của chúng ta được giải quyết. Nhất định chúng ta có thể giải quyết được những vấn đề đó, chúng ta có mọi phương tiện và khả năng để giải quyết vấn đề đó. Ngoài việc học lý luận Mác - Lênin, đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ, hiểu biết đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước. Phương thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tốt nhất là đào tạo trong thực tiễn, giao cho cán bộ đảm nhận từ những nhiệm vụ đơn giản nhất đến những nhiệm vụ khó khăn nhất. Hết sức bền bỉ, hết sức thận trọng, chú ý và lấy công tác để thử thách tìm cho ra những nhà tổ chức thật sự, những người có óc sáng suốt và có bản lĩnh thực tiễn. Đồng thời sự tôi luyện thực sự đối với cán bộ là ở trong công tác sinh động, ở ngoài trường học, ở trong cuộc đấu tranh với những khó khăn,ở trong quá trình khắc phục khó khăn mới thấy cán bộ tốt là những người không sợ khó khăn, mà trái lại cứ tiến thẳng đến những khó khăn để khắc phục và chiến thắng nó, chỉ có cuộc đấu tranh chống những khó khăn mới rèn luyện được những cán bộ chân chính. Nhưng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển để phù hợp với hoàn cảnh xã hội Việt Nam. II. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Trong công tác xây dựng Đảng cũng như trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến vấn đề cán bộ. Người đã từng nói: "Cán bộ là tiền vốn của đoàn thể, cán bộ là gốc của mọi công việc, cán bộ quyết định mọi công việc". Người xác định muốn hoàn thành sự nghiệp cách mạng phải xây dựng một tổ chức cách mạng, một đảng cách mạng. Muốn vậy phải có người tiên tiến, những người dám xả thân vì sự nghiệp cách mạng. Để xây dựng lực lượng cán bộ nòng cốt đó phải chú ý đến việc tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Vấn đề đào tạo cán bộ được Hồ Chí Minh quan tâm trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình. Ngay từ cuối năm 1924, người đã hoạt động không mệt mỏi để tập hợp, lựa chọn những người cách mạng tiên tiến, tổ chức đào tạo họ trở thành những cán bộ nòng cốt đầu tiên của Đảng. Và từ thực tiễn phong trào cách mạng, người đã từng bước hoàn chỉnh lý luận về công tác cán bộ. Người cán bộ thực sự bao gồm cả đức và tài, phẩm chất và năng lực. Trong các mặt đó, không thể thiếu, không thể xem thường, coi nhẹ mặt nào. Nó bao gồm những nội dung cơ bản chung cho mọi sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân, có tinh thần trách nhiệm cao, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, có mối quan hệ mật thiết với quần chúng; có tinh thần tập thể thương yêu đoàn kết với đồng bào, đồng chí, có tinh thần tổ chức kỷ luật cao, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, khiêm tốn giản dị, không ngừng nâng cao phẩm chất và năng lực của bản thân, điều quan trọng là phải có khả năng thích ứng với nhiệm vụ mới của cách mạng trong từng giai đoạn lịch sử. Hồ Chí Minh chỉ rõ:"Ngày nay, Đảng yêu cầu cán bộ và Đảng viên chẳng những thạo về chính trị mà còn giỏi về chuyên môn", "cán bộ, ai lãnh đạo trong ngành hoạt động nào thì phải biết chuyên môn về ngành đó". Từ việc xây dựng rõ tiêu chuẩn của cán bộ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đưa ra yêu cầu cụ thể về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Theo Người trước hết để đạt được tiêu chuẩn của một cán bộ lãnh đạo, mỗi cán bộ phải tự mình phấn đấu, học tập, rèn luyện, vươn lên đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ chính trị được giao. Mỗi người không thể tự bằng lòng với kiến thức và sự hiểu biết của mình. Không nên nghĩ minh đang ở cương vị lãnh đạo, mọi việc đều biết cả, nói gì cũng đúng, không cần học tập và rút kinh nghiệm. Về phía Đảng và tổ chức, Người cũng yêu cầu đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo, bởi cán bộ là cái gốc của mọi công việc, nên việc huấn luyện cán bộ là công việc của Đảng, "Đảng phải nuôi dạy cán bộ như người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu, phải trọng nhân tài, trọng cán bộ, trọng mỗi người có ích cho công việc chung của chúng ta". Hồ Chí Minh đã xác định tầm quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng, Người cho rằng công việc này không chỉ tiến hành trong chốc lát mà phải thực hiện thường xuyên, tỉ mỉ, thận trọng trong một quá trình lâu dài. Vì vậy, người căn dặn: không phải vài ba tháng hoặc vài ba năm mà đào tạo được người cán bộ giỏi, cần phải qua công tác đấu tranh, huấn luyện lâu năm mới được. Trong phương pháp đào tạo. Người cũng đặt ra yêu cầu rất rõ ràng: - Đối tượng đầu tiên phải huấn luyện là cán bộ, bởi: Cán bộ là tiền vốn của đoàn thể, "có vốn mới làm ra lãi, bất kỳ chính sách, công tác gì nếu có cán bộ tốt thì thành công tức có lãi. Không có cán bộ tốt thì hỏng việc tức là lỗ vốn". Sau đó đến huấn luyện hội viên của đoàn thể, cán bộ các chuyên môn của chính quyền và nhân dân. - Về người huấn luyện phải là người kiểu mẫu về mọi mặt: Tư tưởng, đạo đức, lối làm việc, trình độ chuyên môn. Người huấn luyện phải học thêm mãi mới làm được công việc huấn luyện, không được tự đắc mình đã biết tất cả và phải hơn ai hết ghi nhớ câu nói: "Học, học nữa, học mãi". - Về vấn đề tài liệu, trước hết phải lấy những tài liệu về chủ nghĩa Mác - Lênin làm gốc. Song tài liệu phải lựa chọn, xếp đặt lại cho phù hợp với từng đối tượng. Ngoài ra còn có những tài liệu thiết thực, đó là những kinh nghiệm thực tiễn và những nghị định, chỉ thị, nghị quyết, luật, lệnh của đoàn thể. - Hồ Chí Minh căn dặn những người đi học là để làm việc, làm người rồi mới làm cán bộ. Tuy ba mục đích này thống nhất, quan hệ chặt chẽ với nhau, nhưng trong thực tế dễ bị đảo lộn thứ tự, nhận thức và hành động sai mục đích, nhất là đối với người học. Do đó đối với người học phải xác định "Học để sửa chữa tư tưởng; Học để tu dưỡng đạo đức cách mạng; Học để tin tưởng; Học để hành". Đồng thời yêu cầu của công tác đào tạo phải nâng cao trình độ nhận thức cán bộ, về trình độ chuyên môn cũng như đạo đức cách mạng, học phải đi đôi với hành động, phải vận dụng những kiến thức học tập vào công tác thực tiễn. Vì vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng phải đúng đối tượng, phải thiết thực bổ ích và có hiệu quả. Nếu không đạt được như vậy là phí công, phí của, vô ích. Hồ Chí Minh nhấn mạnh yêu cầu của công tác đào tạo là: Việc đào tạo cán bộ là nhằm có được một đội ngũ những người có đủ đức, đủ phẩm chất và năng lực lãnh đạo, những người có đủ khả năng, bản lĩnh và phương pháp để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Người xác định: "Phải đào tạo được một đội ngũ cán bộ có gan phụ trách, có gan làm việc, ham làm việc, có thế Đảng mới thành công. Ngược lại, nếu đào tạo một mớ cán bộ nhát gan, dễ bảo "đập đi, hò đứng", không dám phụ trách, như thế là một việc thất bại cho Đảng". Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, theo Người không phải chỉ tiến hành tại trường mà còn phải tiếp tục trong cả quá trình sử dụng cán bộ, bố trí cán bộ, giao trách nhiệm cho cán bộ. Hai quá trình sử dụng và đào tạo cán bộ được nối tiếp, xen kẽ với nhau một cách liên tục. Bởi vì sự phát triển của cách mạng là không ngừng, do đó đòi hỏi cán bộ phải không ngừng nâng cao nhận thức, hiểu biết đáp ứng với nhu cầu của cách mạng trong từng giai đoạn. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải căn cứ vào tiêu chuẩn cán bộ, góp phần hoàn thiện tiêu chuẩn cán bộ. Tiêu chuẩn cán bộ là phải xuất phát từ yêu cầu của cách mạng, đòi hỏi của thực tiễn, chứ không phải do ý muốn chủ quan của con người. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ còn liên quan tới vấn đề lựa chọn cho cán bộ, lựa chọn cán bộ để đưa đi đào tạo, học tập. Lựa chọn cho cán bộ là một vấn đề hệ trọng, phải làm sao lựa chọn được những cán bộ có đạo đức, tài năng và uy tín thực sự. Cần phân biệt và loại bỏ những người có mục đích, động cơ không đúng, coi việc đi học là vì địa vị, chức quyền và mưu cầu danh lợi. Đánh giá họ qua những tình huống gay cấn, khi gặp khó khăn phức tạp chứ không phải chỉ lúc thuận lợi. Người lưu ý chọn cán bộ để đào tạo, bồi dưỡng cũng như bố trí vào các địa vị lãnh đạo đều phải chú ý cả đức và tài. Đó là đầu vào, còn đầu ra thì thế nào? Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng phụ thuộc một phần quan trọng từ đầu vào. Nguyên liệu không tốt khó có thể cho ra lò một sản phẩm tốt. Mặt khác chất lượng đào tạo, bồi dưỡng có được củng cố, phát huy hay không còn phụ thuộc vào việc sử dụng cán bộ sau khi được đào tạo, bồi dưỡng. Về sử dụng cán bộ, Hồ Chí Minh chỉ rõ trước hết phải hiểu và đánh giá đúng cán bộ, phải khéo léo dùng cán bộ. Người đời ai cũng có chỗ hay, chỗ dở, ta phải dùng chỗ hay của người và giúp người sửa chỗ dở. Dùng người như dùng gỗ. Người thợ khéo thì gỗ to, nhỏ, thẳng, cong đều tuỳ chỗ mà dùng được. Nếu không biết đúng tài mà dùng người chẳng khác gì bảo thợ rèn đi đóng tủ. Trên thực tế còn tồn tại tình trạng trên. Có những lãnh đạo được giao chỉ đạo hết lĩnh vực này sang lĩnh vực khác. Có người chuyên môn này bố trí làm chuyên môn khác, hoặc người có tài năng chuyên môn không được sử dụng đúng vị trí của mình. Thực trạng này đã tạo nên sức ỳ, bảo thủ, trì trệ, kém hiệu quả. Mỗi người có một khả năng nhất định, không ai có thể tài ba, sâu sắc trên mọi lĩnh vực. Vì vậy đối với mọi cá nhân cũng như tổ chức cần có sự lựa chọn, bố trí, sắp xếp, sử dụng cán bộ cho thích hợp mới có thể phát huy tốt, có hiệu quả trong công việc. Nếu không làm được như vậy sẽ tạo ra những kẽ hở cho bọn cơ hội lợi dụng, luồn lách tạo những hậu quả khôn lường. Trong việc sử dụng cán bộ, Hồ Chí Minh rất chú ý đến việc cân nhắc, đề bạt cán bộ. Theo Người việc cân nhắc, đề bạt cán bộ phải xuất phát: Vì công tác, vì tài năng chứ không phải vì lòng yêu ghét, vì thân thích, vì nể nang. Nếu làm như vậy nhất định không ai phục mà lại gây nên mối lôi thôi trong Đảng và như vậy là có tội với Đảng, có tội với đồng bào. Đối với việc cân nhắc, đề bạt cán bộ ở những cương vị phụ trách, lãnh đạo cao. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở: Phải thận trọng chính xác vì đối với những người đó phạm vi phụ trách càng rộng, quyền hạn trách nhiệm càng lớn thì tác động và ảnh hưởng sẽ càng nhiều. Do đó "Nếu cất nhắc không cẩn thận, không khỏi đem người bô lô ba la, chỉ nổi mà không biết làm vào những địa vị lãnh đạo. Như thế là rất có hại. Những tư tưởng của Hồ Chí Minh đối với công tác cán bộ nói chung và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói riêng cho đến nay thực sự vẫn còn là những bài học vô cùng vô giá được Đảng ta luôn ghi nhớ và thực hiện trong công cuộc đổi mới hiện nay. III. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG. Lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho hành động. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 TƯ Đảng (khoá VIII)đã khẳng định rằng: Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là cái gốc của mọi việc. Trong cách mạng dân tộc, dân chủ. Đảng ta đã dày công đào tạo, huấn luyện cán bộ, xây dựng được đội ngũ cán bộ kiên cường, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cách mạng. Trong 2 cuộc kháng
Luận văn liên quan