Tiểu luận Tư Tưởng triết học, chính trị, đạo đức của Hồ Chí Minh

Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã sản sinh ra biết bao tên tuổi vĩ đại, vừa là anh hùng dân tộc, vừa là nhà tư tưởng lớn, nhưng không ai có được sự nghiệp lẫy lừng như chủ tịch hồ chí minh của chúng ta, không ai có được tầm vóc thời đại, được loài người tiến bộ ca ngợi và thừa nhận như chủ tịch Hồ Chí Minh Địa vị có một không hai trong lịch sử dân tộc của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã được xác lập và củng cố vững chắc nhờ công lao to lớn và sự nghiệp vĩ đại mà Người đã cống hiến cho cách mạng Việt Nam. Đã đưa Người lên địa vị anh hùng giải phóng dân tộc vĩ đại, nhà tư tưởng lỗi lạc, nhà lý luận sáng tạo của cách mạng việt nam, Người đã có công lao to lớn đối với cách mạng việt nam , tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, đã truyền bá chủ nghĩa mác lênin vào việt nam, xây dựng lên một khối đoàn kết dân tộc, Người là người cha thân yêu của cách mạng việt nam, đã bồi dưỡng cho họ tinh thần quyết chiến, quyết thắng, làm nên những chiến công hiển hách được cả loài người khâm phục và ca ngợi Ngày mùng 2/9/1945 Người đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, nhà nước dân chủ đầu tiên ở Đông Nam Châu Á, người đặt nền móng cho việc xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, “ của dân, do dân, vì dân” Tất cả những tư tưởng của Người đã được nhân loại ca ngợi và đánh giá rất cao, mang một tầm vóc thế giới.Người không để lại các công trình nghiên cứu rõ ràng về các lĩnh vực nhưng qua những bài báo và những tác phẩm người để lại, nó chứa đựng những tư tưởng lớn mang tầm vóc thời đại, quan trọng nhất là tư tưởng của Người về triết học, chính trị, đạo dức.

doc42 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3995 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tư Tưởng triết học, chính trị, đạo đức của Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tiểu luận: Tư Tưởng triết học, chính trị, đạo đức của Hồ Chí Minh Cấu trúc đề tài : Mở bài Nội dung chính Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh Tư tưởng triết học của Hồ Chí Minh Tư tưởng chính trị của Hồ Chí Minh Tư tưởng đạo đức của Hồ Chí Minh Kết luận: Mở bài: Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã sản sinh ra biết bao tên tuổi vĩ đại, vừa là anh hùng dân tộc, vừa là nhà tư tưởng lớn, nhưng không ai có được sự nghiệp lẫy lừng như chủ tịch hồ chí minh của chúng ta, không ai có được tầm vóc thời đại, được loài người tiến bộ ca ngợi và thừa nhận như chủ tịch Hồ Chí Minh Địa vị có một không hai trong lịch sử dân tộc của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh đã được xác lập và củng cố vững chắc nhờ công lao to lớn và sự nghiệp vĩ đại mà Người đã cống hiến cho cách mạng Việt Nam. Đã đưa Người lên địa vị anh hùng giải phóng dân tộc vĩ đại, nhà tư tưởng lỗi lạc, nhà lý luận sáng tạo của cách mạng việt nam, Người đã có công lao to lớn đối với cách mạng việt nam , tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, đã truyền bá chủ nghĩa mác lênin vào việt nam, xây dựng lên một khối đoàn kết dân tộc, Người là người cha thân yêu của cách mạng việt nam, đã bồi dưỡng cho họ tinh thần quyết chiến, quyết thắng, làm nên những chiến công hiển hách được cả loài người khâm phục và ca ngợi Ngày mùng 2/9/1945 Người đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, nhà nước dân chủ đầu tiên ở Đông Nam Châu Á, người đặt nền móng cho việc xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, “ của dân, do dân, vì dân” Tất cả những tư tưởng của Người đã được nhân loại ca ngợi và đánh giá rất cao, mang một tầm vóc thế giới.Người không để lại các công trình nghiên cứu rõ ràng về các lĩnh vực nhưng qua những bài báo và những tác phẩm người để lại, nó chứa đựng những tư tưởng lớn mang tầm vóc thời đại, quan trọng nhất là tư tưởng của Người về triết học, chính trị, đạo dức. Nội dung chính: Nguồn gốc hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh Quá trình hình thành: Vào những năm giữa thế kỉ XIX, phương thức sản suất tư bản chủ nghĩa đã thống trị ở Anh, Pháp, Đức và một số nước Tây Âu. Trong xã hội mâu thuẫn cơ bản giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản ngày càng gay gắt. dẫn đến cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản nhằm xoá bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa đòi hỏi phải có lý luận tiên phong chỉ đuờng, chủ nghĩa Mác đã ra đời “ tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản” đã khẳng định quy luật tất yếu diệt vong của chủ nghĩa tư bản để nhường bước cho một xã hội mới, đồng thời chỉ rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản phát triển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc đã hoàn thành căn bản việc phân chia thế giới, nô dịch các dân tộc thuộc địa, thế giới chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử trọng đại, phản ánh xu thế biến động đầy kịch tính của xã hội loài người, đa số các quốc gia Phương Đông các nước lạc hậu ở Châu Phi, Châu Mỹ Latinh đã bị xâm chiếm làm thuộc địa chỉ một số ít nước là đế quốc Anh, Pháp, Bồ Đào Nha , Tây Ban Nha, Hà Lan, Mỹ .. nô dịch và bóc lột đa số nhân loại những mâu thuẫn lớn trong thời kỳ này ngày càng gay gắt: mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản ở các nước đế quốc ; mâu thuẫn giữa các dân tộc với bè lũ thực dân; mâu thuẫn giữa quảng đại quần chúng lao động chủ yếu là nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến, trước hết là với triều đình phong kiến ở các nước thuộc địa ở phương đông; mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân ở các nước thuộc địa với giai cấp tư sản bản xứ và với tư sản thực dân ; mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau vv… những mâu thuẫn đó tích tụ lại tạo thành thời kì bão táp cách mạng và chiến tranh ở những năm đầu thế kỉ 20. Mở đầu thời kì bão táp là cách mạng tháng 10 Nga vĩ đại năm 1917, trước đó phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa diễn ra liên tục và mạnh mẽ, nhất là ở các nước thuộc địa phương Đông nơi tồn tại hàng nghìn năm của chế độ phong kiến. Tuy nhiên các phong trào đó đều thất bại vì người lãnh đạo phần lớn là giai cấp địa chủ phong kiến, số ít là lãnh tụ nông dân và sau đó thuộc giai cấp tư sản dân tộc; vì mục tiêu phong trào chỉ hướng vào mục tiêu dân tộc, ít nhắm vào mục tiêu dân chủ và không nhằm mục tiêu giải phong triệt để nhân dân lao động; do dường lối không đúng lên không thu hút được sức mạnh của cả dân tộc. Cách mạng tháng mười Nga thành công vì cuộc cách mạng này do giai cấp vô sản lãnh đạo, đứng đầu đảng cộng sản bôn-sê-vích nga Và Lênin vĩ đại; vì mục tiêu của đó nhằm giải quyết vấn đề mâu thuẫn lớn nhấtt của thời đại ở nước Nga đế quốc lúc bấy giờ, giải phóng triệt để giai cấp những người lao động, đưa nước Nga tiến lên chủ nghĩa xã hội Sự thất bại của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, cũng như sự thành công của cách mạng tháng mười Nga đã chỉ ra rằng : ở những năm đầu thế kỉ 20, chỉ những phong trào cách mạng có mục tiêu giải quyết đồng thời những mâu thuẫn lớn của thời đại ở nước mình thì mới có thể đi tới thắng lợi. Một cuộc cách mạng như vậy chỉ có do giai cấp công nhân và đảng cộng sản ở nước đó đứng ra lãnh đạo và tổ chức dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lê nin. Cách mạng tháng mười Nga có sứ mệnh vạch ra con đường cách mạng đúng đắn cho phong trào các mạng thế giới, tuy vậy dưới ánh sáng đó chưa phải một sớm một chiều mà tới ngay được các nước thuộc địa phương Đông. Điều này được chủ tịch hồ chí minh giải thích rất rõ ở bài “ mấy ý nghĩ vấn đề thuộc địa “ của người. như vậy ở các nước này phong trào giải phóng dân tộc hoàn toàn bị bế tắc về mặt đường lối, bế tắc về người lãnh đạo nó đang chờ một bàn tay chèo lái Một mâu thuẫn mới của thời đại xuất hiện, đó là mâu thuẫn giữa các dân tộc bị áp bức với chủ nghĩa đế quốc thực dân. Chính trong bối cảnh ấy, chủ nghĩa Mác-Lênin đã xuất hiện tiếp tục phát triển chủ nghĩa Mác, vạch rõ đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc, đề ra lý luận cách mạng vô sản có thể thành công trong một số nước thậm chí trong một nước. Năm 1917, Lênin đã lãnh đạo cuộc cách mạng tháng mười Nga thắng lợi, mở ra một thời đại mới trong lịch sử của loài người. Lúc này, cuộc đấu tranh chống đế quốc ở các nước phương Đông đã diễn ra mạnh mẽ ở Trung Quốc, Ấn Độ.. Năm 1858, thực dân pháp đưa quân xâm lựơc nước ta, chúng đã áp đặt chế độ thống trị thuộc địa, biến nước ta từ một nước phong kiến trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến, chúng đã thi hành các chính sách áp bức bóc lột , đàn áp dã man nhân dân ta, nhân dân Việt Nam đã kiên quyết đấu tranh tới cùng để giành lại quyền độc lập tự do cho dân tộc. Từ bắc chí nam trong cả nước dấy lên một làn sóng cách mạng chống Pháp, nhưng tất cả các cuộc đấu tranh đều bị thất bại, ở nước ta diễn ra nhiều khuynh hướng cứu nước khác nhau như phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, khuynh hướng dân chủ tư sản, phong trào tôn giáo cứu thế, nhưng tất cả đều không đáp ứng được nhiệm vụ của cách mạng việt nam lúc bấy giờ. Trước sự bế tắc về con đường cứu nước cho dân tộc Hồ Chí Minh đã xuất hiện, Người đã làm thay đổi vận mệnh của dân tạ việt Nam. Nguyễn Ái Quốc sinh tại làng sen , Nam Đàn - Nghệ An, mảnh đất có truyền thống yêu nước chống ngoại xâm từ lâu đời, có truyền thống hiếu học, Người sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo, yêu nước tiến bộ. Ngay từ lúc còn nhỏ Người đã được hấp thụ truyền thống yêu nước, nhân ái của dân tộc. Người đã theo học nho giáo, sau đó bắt đầu tiếp xúc với văn hoá phương Tây trong những ngày học ở trường Quốc Học Huế. Những năm tháng sống tại quê nhà và những buổi đi học ở trường Quốc Học Huế, Người đã tận mắt được chứng kiến các phong trào đấu tranh như: những cuộc đấu tranh chống cướp đất, chống sưu cao thuế nặng, chống bắt phu, bắt xâu… và đã hun đúc lên lòng yêu nước và căm thù bọn bán nước và cướp nước, trong đó có các phong trào nổi bật nhất đã ảnh hưởng đến người như phong trào Cần Vương chống pháp của Tôn Thất Thuyết, của Phan Đình Phùng bùng lên rồi bị dập tắt trong bể máu; phong trào Đông Du của cụ Phan Bội Châu, cũng như phong trào Duy Tân của cụ Phan Chu Trinh đều thất bại: cuộc đấu tranh vũ trang của Hoàng Hoa Thám ở Yên Thế bị đàn áp… với những sự kiện ấy đã đọng lại trong Người những ấn tượng sâu sắc, đưa đến những suy nghĩ, phân tích về nguyên nhân thất bại của các phong trào. Trứơc sự bế tắc về con đường cứu nứơc cho dân tộc. Nguyễn Tất Thành đã quyết chí rời Tổ Quốc ra đi tìm con đường cứu nước, cứu dân người không đi theo con đuờng của các bậc tiền bối, mà lại đi sang các nước phương Tây, sang Pháp đi đến hang ổ của kể xâm lược để “xem nước pháp và các nước khác làm ăn thế nào rồi trở về giúp đồng bào ta”. Đây là một điều rất mới, rất quan trọng thể hiện bản lĩnh độc lập và tư duy sáng tạo của Nguyễn Tất Thành. Ngày 5/6/1911 trên con tàu “ đô đốc La Touche Treville” người đã rờ khỏi quê hương thân yêu của mình đi ra nước ngoài với một tấm lòng yêu nước tha thiết, với hoài bão nhất định phải tìm cho được con đường cứu nước cho dân tộc, với lòng tin ở đôi bàn tay của mình, người đã bắt tay vào công việc làm phụ bếp trên tàu với tên là Văn Ba. Người đã đi qua các châu lục khác nhau như Châu Phi , Châu Mỹ La Tinh, Châu Âu, từ các nước tư bản phát triển như Anh, Pháp, Mỹ, đến các nước thuộc địa; Người đã tiếp xúc với mọi tầng lớp trong xã hội, nhất là những người lao động cùng khổ. Và nhận ra rằng ở các nước thuộc địa cũng như ở Việt Nam đâu đâu cũng thấy nỗi tủi nhục, khổ cực của nhân dân các dân tộc bị áp bức và sự dã mam của bọn đế quốc thực dân , đâu đâu cũng thấy nổi lên khát vọng đứng lên tự giải phóng. Còn ở các nước tư bản chủ nghĩa , tự xưng là tiên tiến văn minh thì đâu đâu cũng chia làm hai loại người: loại người bóc lột và loại người bị bóc lột. Trong những năm tháng sống ở Anh, Pháp nhất là khi Người sống ở Pari , Người đã tham gia thành lập và hoạt động trong các tổ chức của nhưng người Việt Nam yêu nước, tham gia các hoạt động trong các tổ chức chính trị xã hội, dự các buổi hội thảo tại các câu lạc bộ của thanh niên , công nhân, trí thức, làm quen với các nhà văn hoá , các nhà hoạt động chính trị xã hội nổi tiếng ở Pháp lúc bấy giờ. Năm 1911 người tham gia vào Đảng Xã Hội Pháp “ thế hệ lửa đạn” , trong bầu không khí chống chiến tranh, chống chủ nghĩa đế quốc. Đầu năm 1919 thay mặt những người Việt Nam yêu nước ở Pháp, Người đã gửi đến hội nghị Véc - Xây bản “ yêu sách của nhân dân An Nam” Những điều tai nghe mắt thấy đấy và những hoạt động chính trị, xã hội, trong những năm đi khắp các nước, đã giúp cho Nguyễn Ái Quốc từ tinh thần yêu nước gắn một cách tự nhiên với tinh thần quốc tế ; từ tình cảm yêu thương , thông cảm với những người cùng khổ, ý thức giai cấp từng bước được nảy nở và hình thành. Đó chính là cơ sở tư tưởng để Người phấn khởi tiếp thu “bản sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lênin và đến đại hội Tua vào năm 1920 thì Người đã kiên quyết đứng về phía quốc tế cộng sản và tin theo Lênin. Đây là bước ngoặt , một sự chuyển biến về chất trong tư tưởng và cuộc đời của Người. Nguyễn Ái Quốc trở thành một trong những người sáng lập đảng cộng sản Pháp, và là người yêu nước chân chính, người cộng sản Việt Nam đầu tiên. Năm 1923 người rời Pháp sang Liên Xô tham dự đại hội quốc tế nông dân, Người học tập và làm việc ở đó một thời gian đến cuối năm 1924, trở về Quảng Châu Trung Quốc . người đã cho xuất bản các tác phẩm nỗi tiếng “ bản án chế độ thực dân pháp” viết tác phẩm “đường cách mệnh” năm 1925 người thành lập ra hội việt nam cách mạng thanh niên ra tờ báo thanh niên làm cơ quan ngôn luận của hội. Ngày 3/2/1930 theo chỉ thị của quốc tế cộng sản người đã hợp nhất các tổ chức cộng sản ở việt Nam để thành lập đảng cộng sản Việt Nam, và hội nghị thành lập đảng đã thông qua chính cương vắn tắt sách lược vắn tắt do Người soạn thảo, đuợc coi là cương lĩnh chính trị đầu tiên của đảng như vậy có thể nói với tác phẩm “ bản án chế độ thực dân pháp”, “đường cách mệnh” và “cương lĩnh đầu tiên của đảng” , tư tưởng Hồ Chí Minh đã hình thành về cơ bản. Tuy nhiên tư tưởng của Hồ chí Minh về đường lối cách mạng Việt Nam lúc này đã bị phê phán là có xu hướng dân tộc, và quốc tế cộng sản đã cử Trần Phú về nước triệu tập hội nghị ban chấp hành trung ương đảng lần thứ nhất, quyết định đổi tên đảng cộng sản Việt Nam thành đảng cộng sản Đông Dương. Lúc này người phải tích cực học tập nghiên cứu hoạt động để bảo vệ quan điểm của mình, Người đã nỗ lực hết mình để hoạt động bảo vệ quan điểm của mình, bằng sự minh chứng là người đã cùng nhân dân làm lên cách mạng tháng 8/1945 lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Trên đà thắng lợi đó người đã lãnh đạo nhân dân ta chống lại hai kẻ thù xâm lược đó là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, qua thực tiễn đấu tranh tư tưởng quan điểm của Người ngày càng thể hiện tính đúng đắn sáng suốt hơn. Tư tưởng hồ chí minh đã hình thành và phát triển qua một thời kỳ rất dài trong lịch sử hơn nữa thế kỷ, đã được đảng và nhà nước ta vận dụng trong quá trình xây dựng đất nước, đảng ta khẳng định rằng “ đảng lấy chủ nghĩa Mác lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam hành động” 1.2 Nguồn gốc của tư tưởng Hồ Chí Minh: Tư tưởng Hồ Chí Minh bắt nguồn từ các yếu tố như sau: Từ chủ nghĩa yêu nước Việt Nam . chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử đấu tranh kiên cường bất khuất, tự lực, tự cường. Ở những thời điểm nước mất nhà tan thì trăm họ đều đứng lên, cố kết một lòng giành lại bằng được quyền độc lập tự do. Chính tinh thần yêu nước thương dân, truyền thống văn hoá nhân ái, ý chí tự lực tự cường được khơi dậy trrong hoàn cảnh thực dân Pháp đã đặt ách thống trị lên nhân dân ta, đã thúc đấy Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước . đó cũng chính là tư tưởng, tình cảm chi phối mọi suy nghĩ, hành động của người trong suốt cả cuộc đời mình; là cơ sở để người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, vì vậy có thể nói chủ nghĩa yêu nước là một trong những tư tưởng cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ chí Minh có nguồn gốc từ sự kế thừa có chọn lọc những tinh hoa triết học và văn hoá phương Đông, phương Tây. Trước khi đến với chủ nghĩa Mác –Lênin, Người đã nhiều năm theo học Nho giáo, tinh thong “tứ thư” ngũ kinh” , người đã chuyển qua học chữ quốc ngữ và bắt đầu tiếp xúc với văn hoá phương tây với tư tưởng tự do bình đẳng bác ái” , người đã tiếp xức với nhiều nhà tri thức , nhà chính trị nổi tiếng của Pháp và thế giới, từ đó tiếp thu những tư tưởng dân chủ của thế kỷ ánh sáng và nền “văn hoá phục hưng”, của cuộc cách mạng tư sản Pháp, cách mạng tư sản Mỹ, nhất là Pháp, những tư tưởng nhân ái trong nền văn học Pháp, Nga, Anh.. Người tiếp thu nho giáo, những trên cơ sở chọn lọc lấy tinh hoa loại bỏ những yếu tố thủ cựu tiêu cực của nho giáo, người tiếp thu triết lý của nhà phật, của Lão giáo, Những kiến thức phong phú ấy đã làm cho tư tưởng Hồ Chí Minh kết hợp được truyền thống và hiện đại, tinh hoa văn hoá phương Đông và phương Tây, cũng như làm cho Người vừa giản dị vừa sâu sắc, vừa dân dã vừa bác học, rất Việt Nam và rất nhân loại. Nguồn gốc thứ ba là từ chủ nghĩa Mác – Lênin: người đã đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Đây là bước ngoặt cơ bản trong quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ nghĩa yêu nước đã gắn liền với chủ nghĩa xã hội, cách mạng giải phóng dân tộc gắn liền với cách mạng vô sản, làm cho tư tưởng Hồ Chí Minh được định hình, quyết định bản chất của tư tưởng Hồ Chí Minh là theo hệ tư tưởng của giai cấp vô sản, mang tính cách mạng và khoa học. Chính thế giới quan và phương pháp luận Mác - Lênin đã giúp Chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn của mình mà tìm ra con đường cứu nước ảnh hưởng sâu sắc và quyết định ấy đã thể hiện trong câu nói của Người “ chủ nghĩa Lênin là cái cẩm nang thần kỳ” lúc đầu chính là chủ nghĩa yêu nước chứ chưa phải chủ nghĩa cộng sản đã đưa tôi tin theo Lênin, tin theo quốc tế thứ ba. Từng bước một trong cuộc đấu tranh, vừa nghiên cứu lý luận Mác - Lênin vừa làm công tác thực tế, dần dần tôi hiểu được rằng chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới thoát khỏi ách nô lệ” Người khẳng định “ bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin và chính vì do cố gắng vận dụng những lời dạy của Lênin một cách sáng tạo, phù hợp với thực tế Việt Nam mà chúng tôi đã chiến đấu và giành được thắng lợi to lớn… ”. Đó là nguồn gốc lý luận của tư tưởng Hồ Chí Minh, ngoài ra tư tưởng Hồ Chí Minh còn bắt nguồn từ thực tiễn Đó là thực tiễn mà người đã sống và hoạt động , từ một người dân mất nước, qua tìm hiểu thực tiễn các nước khác nhau ở các châu lục khác nhau, đến thực tiễn hoạt đông trong các tổ chức xã hội và cộng sản, thực tiễn tổ chức xây dựng lực lượng cách mạng, xây dựng đảng cách mạng. Thực tiễn hoạt động cách mạng, lãnh đạo cách mạng, chuẩn bị tổng khới nghĩa, lãnh đạo tổng khởi nghĩa, giành và giữ chính quyền, vừa kháng chiến lâu dài, vừa xây dựng chế độ mới, con người mới. Trên cương vị một thanh niên tri thức, một thầy giáo, một công nhân làm nhiều nghề, một nhà báo, một trong những người sáng lập ra đảng cộng sản Pháp, một cán bộ của quốc tế cộng sản, trở thành lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, lãnh tụ của đảng và chủ tịch nước trong suốt 24 năm. Thực tiễn ấy là một nguồn gốc, một cơ sở có ý nghĩa quyết định đối với sự hình thành và phát triển hoàn thiện tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhân tố cuối cùng tạo nên tư tưởng Hồ Chí Minh đó là nhân cách của Người , chính nhân cách đó đã sản sinh ra tưởng đó, bản lĩnh, phẩm chất, tình cảm tư chất, tích cách, phong cách. Ngay từ thời buổi thiếu thời, Hồ Chí Minh đã tỏ ra là một người có hoài bão lớn, có bản lĩnh kiên định, giàu tình cảm, nhân ái, yêu nước, thương dân, tư chất thông minh , tư duy độc lập và sáng tạo, tính ham hiểu biết và nhạy bén với cái mới là những đức tính của Người . Người là một người hành động luôn có niền tin ở bản thân, ở bàn tay khối óc của mình, của con người , của mọi người. Những phẩm chất ấy càng được rèn luyện phát huy trong suốt cuộc đời hoạt động của người. Nhờ vậy, giữa thực tiễn phong phú và sinh động, giữa vô vàn lý thuyết học thuyết khác nhau, giữa biết bao nhiêu tình huống phức tạp,Người đã tìm hiểu , phân tích, tổng kết, khái quát, tìm ra bản chất , quy luật hình thành những luận điểm và có những quyết định đúng đắn sáng tạo. Tóm lại tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa mác lênin, kế thừa những tinh hoa nhân loại. Là một bước phát triển mới của chủ nghĩa mác lênin nhằm giải đáp những vấn đề thực tiễn mới do đất nước và thời đại đặt ra. 2. Tư tưởng triết học của Hồ Chí Minh 2.1 Cơ sở hình thành tư tưởng triết học của Hồ Chí Minh Chủ tịch hồ chí minh có những tư tưởng triết học phong phú sâu sắc và độc đáo, được thể hiện trong nhiều bài viết của Người, những tư tưởng triết học của Hồ Chí Minh có thể được xem xét ở nhiều góc độ khác nhau, nhưng dù ở góc độ nào chúng ta cũng thấy tư tưởng đó vừa mang sắc thái thâm tuý của triết học phương Đông, lại vừa có tính khúc triết, duy lý, hiện đại của triết học phương Tây. Thí dụ về tư tưởng “ không có gì quý hơn độc lập tự do”của chủ tịch Hồ Chí Minh , người Việt Nam nhận thấy ở đó trình độ khái quát cao của tư tưởng “ một dân tộc độc lập và một quốc gia có chủ quyền” của tư tưởng truyền thống Việt Nam: những người cộng sản nhìn thấy ở đó hiện thân của triết học Mác- Lênin. Trong hàng loạt những tư tưởng triết học của Hồ Chí Minh về con người chúng ta thấy hiện lên rất rõ những giá trị nhân văn đặc sắc của dân tộc Việt Nam cũng như những tư tưởng triết học sâu sắc của Khổng Tử, Lão Tử, Mặc Tử, phật giáo , thiên chúa giáo, triết học khai sang pháp và đặc biệt là tư tưởng nhân đạo cao cả của triết học Mác – Lênin. Ở tư tưởng “dĩ bát biến, ứng vạn biến”của chủ tịch Hồ ChíMinh, có cả phép biến dịch của triết học phương Đông lại có cả phép biện chứng duy vật của triết học Mácxít.. có thể nói nhiều giá trị triết học của nhân loại trong lịch sử đã được chủ tịch Hồ Chí Minh tổng kết, kế thừa và vận dụng sáng tạo, và nhờ đó mà nâng chún
Luận văn liên quan