Tiểu luận Tư tưởng triết học của nho giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa tinh thần của người việt

Văn minh Trung Hoa là một trong những nền văn minh xuất hiện sớm trên thế giới, với nhiều phát minh vĩ đại trong lịch sử trên nhiều lĩnh vực khoa học. Có thể nói văn minh Trung Hoa là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại. Bên cạnh những phát minh về khoa học, văn minh Trung Hoa còn là nơi sản sinh ra nhiều học thuyết triết học, có ảnh hưởng lớn đến nền văn minh châu Á và thế giới Trong số các học thuyết triết học đó phải kể đến trường phái triết học Nho giáo. Nho giáo xuất hiện rất sớm, lúc đầu nó chỉ là những tư tưởng hoặc trí thức chuyên học văn chương và lục nghệ góp phần trị nước. Đến thời Khổng Tử đã hệ thống hoá những tư tưởng và tri thức trước đây thành học thuyết, gọi là Nho họcNho giáo hay “ Khổng học” – gắn với tên người sáng lập ra nó. Kể từ lúc xuất hiện từ vài thế kỷ trước công nguyên cho đến thời nhà Hán (Hán Vũ Đế đã loại bỏ hàng trăm trường phái triết học khác để ủng hộ Khổng Tử), thực chất là biến nước Trung Hoa thành một nhà nước Khổng giáo, Nho giáo đã chính thức trở thành hệ tư tưởng độc tôn và luôn giữ vị trí đó cho đến ngày cuối cùng của chế độ phong kiến. Nho g iáo rất phát triển ở các nước châu Á đó là Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam. Nét đặc thù của triết học Nho giáo là đi sâu giải quyết những vấn đề thực tiễn chính trị- đạo đức của xã hội với nội dung bao trùm là vấn đề con người, xây dựng con người, xã hội lý tưởng và con đường trị nước, thông qua đức trị. Ngay từ khi Nho giáo xâm nhập vào Việt Nam, nó đã thích nghi và phát triển mạnh mẽ, nó có ảnh hưởng rất lớn đến xã hội Việt Nam, đề tài: “Tư tưởng triết học của Nho giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hoá tinh thần của người Việt ”, được thực hiện nhằm hiểu rõ hơn những ảnh hưởng sâu sắc của nó đến xã hội Việt Nam xưa và nay

pdf28 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6530 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Tư tưởng triết học của nho giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa tinh thần của người việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC ĐĐề tài số 02: TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA NHO GIÁO VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI VIỆT Học viên thực hiện : Đinh Văn Bình Lớp : Đêm 1 Khoá : Cao học khoá 19 GVHD : TS Bùi Văn Mưa TP.HCM, tháng 03 năm 2010 Tiểu luận triết học GVHD`: TS. Bùi Văn Mưa MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU..........................................................................................................................2 I. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHO GIÁO… ...........................3 1. Sự hình thành và phát triển của Nho giáo Trung Quốc ...................................3 2. Sự hình thành và phát triển của Nho giáo Việt Nam ........................................5 2.1 Nho giáo Việt Nam từ buổi đầu du nhập - đến thế kỷ XIV .................................5 2.2 Nho giáo Việt Nam từ thế kỷ thứ XV- đến thế kỷ thứ XX.................................8 II. TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC CỦA NHO GIÁO .................................................10 1. Các tác phẩm kinh điển của Nho giáo ................................................................10 1.1 Tứ Thư ..................................................................................................................10 1.2 Ngũ Kinh ..................................................................................................................12 2. Nội dung cơ bản của Nho giáo..............................................................................13 2.1 Tu thân ..................................................................................................................14 2.2 Hành đạo ..................................................................................................................16 III. ẢNH HƯỞNG CỦA NHO GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ TINH THẦN C ỦA NGƯỜI VIỆT .......................................................................................17 1. Ảnh hưởng của Nho giáo đến xã hội Việt Nam thời kỳ trước cách mạng..17 1.1. Ảnh hưởng tích cực................................................................................................19 1.2. Ảnh hưởng tiêu cực................................................................................................21 2. Ảnh hưởng của Nho giáo trong thời kỳ cách m ạng dân tộc Việt Nam .......22 3. Ảnh hưởng của Nho giáo trong thời đại này nay ở Việt Nam.......................23 KẾT LUẬN ..................................................................................................................26 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................27 Học viên thực hiện: Đinh Văn Bình- Lớp Đêm 1 – Khoá 19 1 Tiểu luận triết học GVHD`: TS. Bùi Văn Mưa MỞ ĐẦU Văn minh Trung Hoa là một trong những nền văn minh xuất hiện sớm trên thế giới, với nhiều phát minh vĩ đại trong lịch sử trên nhiều lĩnh vực khoa học. Có thể nói văn minh Trung Hoa là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại. Bên cạnh những phát minh về khoa học, văn minh Trung Hoa còn là nơi sản sinh ra nhiều học thuyết triết học, có ảnh hưởng lớn đến nền văn minh châu Á và thế giới Trong số các học thuyết triết học đó phải kể đến trường phái triết học Nho giáo. Nho giáo xuất hiện rất sớm, lúc đầu nó chỉ là những tư tưởng hoặc trí thức chuyên học văn chương và lục nghệ góp phần trị nước. Đến thời Khổng Tử đã hệ thống hoá những tư tưởng và tri thức trước đây thành học thuyết, gọi là Nho học- Nho giáo hay “ Khổng học” – gắn với tên người sáng lập ra nó. Kể từ lúc xuất hiện từ vài thế kỷ trước công nguyên cho đến thời nhà Hán (Hán Vũ Đế đã loại bỏ hàng trăm trường phái triết học khác để ủng hộ Khổng Tử), thực chất là biến nước Trung Hoa thành một nhà nước Khổng giáo, Nho giáo đã chính thức trở thành hệ tư tưởng độc tôn và luôn giữ vị trí đó cho đến ngày cuối cùng của chế độ phong kiến. Nho giáo rất phát triển ở các nước châu Á đó là Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên và Việt Nam. Nét đặc thù của triết học Nho giáo là đi sâu giải quyết những vấn đề thực tiễn chính trị- đạo đức của xã hội với nội dung bao trùm là vấn đề con người, xây dựng con người, xã hội lý tưởng và con đường trị nước, thông qua đức trị. Ngay từ khi Nho giáo xâm nhập vào Việt Nam, nó đã thích nghi và phát triển mạnh mẽ, nó có ảnh hưởng rất lớn đến xã hội Việt Nam, đề tài: “Tư tưởng triết học của Nho giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hoá tinh thần của người Việt ”, được thực hiện nhằm hiểu rõ hơn những ảnh hưởng sâu sắc của nó đến xã hội Việt Nam xưa và nay. I. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHO GIÁO Học viên thực hiện: Đinh Văn Bình- Lớp Đêm 1 – Khoá 19 2 Tiểu luận triết học GVHD`: TS. Bùi Văn Mưa 1. Sự hình thành và phát triển của Nho giáo Trung Quốc Khổng Tử là người sáng lập học thuyết Nho giáo ở Trung Quốc. Hơn hai 2000 năm qua, tư tưởng Nho giáo ảnh hưởng đối với Trung Quốc không chỉ về chính trị, văn hoá…mà còn thể hiện trong hành vi và phương thức tư duy của mỗi người dân Trung Quốc, được xem như tư tưởng tôn giáo của Trung Quốc, là tư tưởng chính thống trong xã hội phong kiến hơn hai nghìn năm ở Trung Quốc và có sự ảnh hưởng tới một số nước châu Á (trong đó có Việt Nam), và đến nay sự ảnh hưởng này đã ra toàn thế giới, vì người Trung Quốc sống khắp nơi trên thế giới. Hiện nay đã có hơn 40 học viện Khổng Tử trên toàn thế giới. Khổng Tử sống trong thời xuân thu, thời kỳ này thể chế quốc gia thống nhất bị phá vỡ, sản sinh ra nhiều nước Chư hầu lớn nhỏ. Khổng Tử sinh sống trong nước Lỗ là nước có nền văn hóa tương đối phát triển lúc đó. Tại sao học thuyết của Khổng Tử lại chiếm vị thế thống trị trong thời đại phong kiến Trung Quốc? Đây là vấn đề không dễ giải thích trong một vài câu. Nói một cách đơn giản là tư tưởng đẳng cấp nghiêm ngặt và tư tưởng chính trị của ông p hù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị, có lợi cho ổn định xã hội lúc bấy giờ, xúc tiến xã hội phát triển. K hổng Tử nhấn mạnh qui phạm và trật tự luân lý nghiêm ngặt, cho rằng nếu làm trái với cấp trên hoặc trái với cha mẹ đều là tội nghiêm trọng. Theo lý luận này, vương quân phải quản lý tốt đất nước, thường dân phải trung thành với vương quân. Mỗi người đều có nhiều thân phận, có thể là con, có thể là cha, có thể là thần...nhưng đều cần phải duy trì ranh giới nghiêm khắc. Như vậy nhà nước mới thái bình, nhân dân mới có cuộc sống yên ổn. Thời Xuân Thu, Khổng Tử đã san định, hiệu đính và giải thích bộ Lục kinh gồm có Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu và Kinh Nhạc. Về sau Kinh Nhạc bị thất lạc nên chỉ còn năm bộ kinh thường được gọi là Ngũ kinh. Sau khi Khổng Tử mất, học trò của ông tập hợp các lời dạy để soạn ra cuốn Luận ngữ. Học trò xuất sắc nhất của Khổng Tử là Tăng Sâm, còn gọi là Tăng Tử, dựa vào lời thầy mà soạn ra sách Đại học. Sau đó, cháu nội của Khổng Tử là Khổng Cấp, còn gọi là Tử Tư viết ra cuốn Trung Dung. Đến thời Chiến Quốc, Mạnh Tử đưa ra các tư tưởng mà sau này học trò của ông chép thành sách Mạnh Học viên thực hiện: Đinh Văn Bình- Lớp Đêm 1 – Khoá 19 3 Tiểu luận triết học GVHD`: TS. Bùi Văn Mưa Tử. Thời kỳ này Nho giáo bị chia thành 8 phái, trong đó có phái của Tuân Tử và phái của Mạnh Tử là mạnh nhất. Tuân Tử (315- 230 TCN) phát triển Nho giáo theo xu hướng duy vật, còn Mạnh Tử (372-298 TCN) phát triển Nho giáo theo hướng duy tâm. Họ bất đồng nhau trong việc lý giải bản tính con người. Tuy nhiên, Mạnh Tử đã có nhiều đóng góp đáng kể cho sự phát triển của Nho giáo nguyên thuỷ. Từ Khổng Tử đến Mạnh Tử hình thành nên Nho giáo nguyên thủy, còn gọi là Nho giáo Tiên Tần (trước đời Tần). Đến triều Hán Vũ Đế (140 – 87 TCN), Nho giáo được đưa lên ngôi vị "độc tôn". Nhưng về thực chất, đây không còn là thứ Nho giáo thời Tiên Tần nữa, mà là một thứ "Nho giáo cải biên" do Đổ ng Trọng Thư (179 – 104 TCN) thiết kế, nhằm lấy đó làm chỗ dựa để thống nhất tư tưởng hiện đang năm bè bảy phái của người Trung Quốc hồi bấy giờ. Trên đại thể, thứ Nho giáo mới này bao gồm ba thành tố : "âm dương ngũ hành", "vương quyền thần thụ" và "tam cương ngũ thường". Tư tưởng "âm dương ngũ hành" như ta biết, vốn rất thịnh hành vào thời Hán. Lợi dụng tình hình này, Đổng Trọng Thư đã đem tư tưởng "thiên mệnh", tư tưởng "thiên nhân cảm ứng", cùng tư tưởng "tông pháp" của Nho giáo nguyên thuỷ nhào nặn với tư tưỏng "âm dương ngũ hành" để làm nên thuyết "vương quyền thần thụ". "Vương quyền" (quyền lực nhà vua) ở đây được Đổng Trọng Thư luận chứng như là do "Trời" (thần) ban cấp. Trời là chủ tể của muôn loài, mà vua (Hoàng đế) là con của Trời (Thiên tử), người thể hiện quyền lực và ý chí của Trời, thay mặt Trời để cai trị nhân gian. Quyền lực của nhà vua do vậy cũng được xem như tối thượng, thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Mặt khác, Khổng Tử từng nói "quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử". Đổng Trọng Thư đã đem nguyên tắc ứng xử này lồng ghép với quan niệm thần học "dương tôn, âm ti " để thành thuyết "tam cương ngũ thường". "Tam cương" (quân vi thần cương, phụ vi tử cương, phu vi thê cương) là phỏng theo mối quan hệ giữa trời và đất, âm và dương, trong đó bề tôi, con cái, thê thiếp đều thuộc "âm" ; còn vua, cha, chồng đều thuộc "dương" ; "âm" tất yếu phải theo "dương". Học viên thực hiện: Đinh Văn Bình- Lớp Đêm 1 – Khoá 19 4 Tiểu luận triết học GVHD`: TS. Bùi Văn Mưa "Ngũ thường" (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín) là năm chuẩn mực về đạo đức tương ứng với "ngũ hành", lấy "tam cương" làm nền tảng. Đổng Trọng Thư coi "tam cương ngũ thường" là "ý trời" (thiên ý), và cho rằng "Trời không thay đổi, đạo cũng không thay đổi" (Thiên bất biến, đạo diệc bất biến). Từ đó về sau, "tam cương ngũ thường" đã trở thành gông cùm về mặt tinh thần đối với người dân Trung Quốc. Nho giáo thời kỳ này được gọi là Hán Nho. Điểm khác biệt so với Nho giáo nguyên thủy là Hán Nho đề cao quyền lực của giai cấp thống trị, Thiên Tử là con trời, dùng "lễ trị" để che đậy "pháp trị". Thời kỳ, Tống Nho do Chu Đôn Di (1017 – 1073), Thiệu Ung (1011 – 1077), Trình Hiệu (1032 – 1085), Trình Di (1033 – 1107), Trương Tải (1020 – 1077) đều là người Bắc Tống khai sáng, và tiếp đó được Chu Hy (1130 – 1200) người Nam Tống tập đại thành. So với Nho giáo nguyên thuỷ thời Tiên Tần và Nho giáo thần hoá thời Lưỡng Hán thì Lý học đời Tống có thể gọi là một thứ Nho giáo phát triển, mang đậm tính tư biện và triết lý. Khi luận chứng về tính tất yếu của cương thường danh giáo, các nhà Tống Nho đã vất bỏ lập luận "vương đạo thông tam" có phần đơn giản và thô thiển của Đổng Trọng Thư. Thay vào đó, họ đưa ra khái niệm "thiên lý" siêu hình để nói về tính thống nhất của thế giới tự nhiên và các hiện tượng xã hội. Họ nhấn mạnh thế giới hiện tượng có một nguyên nhân cuối cùng là "thiên lý". Phạm trù cốt lõi này là một sáng tạo của Tống Nho, như chính một nhân vật quan trọng trong số họ đã tự nhận : "Cái học của ta tuy có chỗ tiếp thu từ nơi này nơi khác, nhưng riêng hai chữ "thiên lý" thì thực do tự ta thể nhận ra" (Trình Hạo ngữ. Nhị Trình ngoại thư, Q. 12). Sang đời M inh, Vương Thủ Nhân (1472 – 1529) xuất hiện với tư cách một nhà triết học "đi ngược lại truyền thống" (phản truyền thống). Khác với Tống Nho, ông cho rằng cái "lý" của muôn sự muôn vật đều ở trong tâm ta. Và cũng không giống với các nhà Lý học Trình Chu, ông chủ trương : "hiểu biết và hành động gắn với nhau làm một". Dù vậy, Vương Thủ Nhân vẫn đứng trong hàng ngũ những nhà "Lý học" nổi tiếng đương thời, các triết thuyết của ông đã góp phần Học viên thực hiện: Đinh Văn Bình- Lớp Đêm 1 – Khoá 19 5 Tiểu luận triết học GVHD`: TS. Bùi Văn Mưa làm cho Nho giáo thời kỳ Tống Minh trở thành hệ tư tưởng chính thống của xã hội Trung Quốc kể từ đầu đời Minh cho đến cuối đời Thanh. 2. Sự hình thành và phát triển của Nho giáo Việt Nam 2.1 Nho giáo Việt Nam từ buổi đầu du nhập- đến hết thế kỷ XIV Vào cuối thời Tây Hán và đầu thời Đông Hán, cùng với chính sách cai trị và "Hán hóa" vùng đất nước cổ Việt Nam thời đó gọi là Giao Chỉ, Cửu Chân, văn hóa Hán bắt đầu được truyền bá vào Việt Nam, với tên tuổi hai viên quan mà sử sách Việt Nam cũng như sử sách Trung Quốc đều ca ngợi họ có công lao trong việc "khai hóa" lễ nghĩa, mở mang phong tục mới...là Tích Quang và Nhâm Diên. Nho giáo là một thành phần của văn hóa Hán, tất nhiên cũng sớm có mặt tại Việt Nam như là một công cụ Hán hóa nước Việt. Nhưng sự hiện diện tương đối rõ nét của Nho giáo ở nước ta có lẽ chỉ thật sự bắt đầu vào cuối đời Đông Hán với vai trò tích cực của Sĩ Nhiếp (187-226 Cn) trong việc làm cho nước ta "thông thi thư, tập lễ nhạc" như sử thần Ngô Sĩ Liên (thế kỷ XV) từng bình luận trong sách Đại Việt sử ký toàn thư. Ở Trung Quốc từ sau loạn Vương Mãng (năm 27 tr.Cn) trở đi tới cuối đời Đông Hán, rất đông sĩ phu nhà H án liên tục tránh nội nạn chạy sang cư trú ở Việt Nam. Thí dụ vào thời Sĩ Nhiếp có hàng trăm danh sĩ nhà Hán bỏ sang Việt Nam nương nhờ Sĩ Nhiếp. Những sĩ phu trí thức này trở thành lực lượng quan trọng trong quá trình truyền bá Nho giáo ở Việt Nam. Từ thời Tích Quang-Nhâm Diên rồi Sĩ Nhiếp đến trước đời Đường (618- 907Cn), Nho giáo được truyền bá sang Việt Nam là H án nho. Từ thời Tùy-Đường thống trị Việt Nam đến khi Ngô Quyền giành lại được quyền độc lập năm 938, Nho giáo cùng văn hóa Hán vẫn tiếp tục được truyền bá sang Việt Nam, nhưng trong mấy trăm năm này, diện mạo Nho giáo như thế nào sử sách không ghi chép. Trong khi đó ở Giao Châu (tức là ở Việt Nam) mà nhà Đường đổi làm An Nam đô hộ phủ, Phật giáo phát triển mạnh mẽ, kết hợp với Đạo giáo phù thủy phổ biến tràn lan. Học viên thực hiện: Đinh Văn Bình- Lớp Đêm 1 – Khoá 19 6 Tiểu luận triết học GVHD`: TS. Bùi Văn Mưa Trong hàng nghìn năm bị lệ thuộc phong kiến phương Bắc, Nho giáo được đưa vào Việt Nam chủ yếu với tư cách là công cụ phục vụ cho chính sách cai trị và đồng hóa Việt Nam về văn hóa, nghĩa là người Việt Nam tiếp nhận Nho giáo vẫn với thái độ thụ động. Nho giáo chỉ được người Việt Nam chủ động thừa nhận như là một văn hóa chủ thể và xác lập địa vị cao của nó khi nền độc lập dân tộc được hoàn toàn ổn định vững chắc và đi vào phục hưng dân tộc ở vương triều Lý bắt đầu từ năm 1010 – năm triều Lý dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Thăng Long (Hà Nội ngày nay). Năm 1070, dưới thời Lý Thánh Tông (1054-1072), triều đình cho xây miếu thờ Khổng Tử, tức Văn miếu, đắp tượng Khổng Tử, phụ thờ Nhan Uyên, Tăng Tử, Tử Tư, Mạnh Tử là 4 học trò nổi tiếng của Khổng Tử cùng 72 người học trò giỏi khác của Khổng Tử, định ra nghi lễ bốn mùa cúng tế. Bên cạnh đó là Quốc tử giám, nơi các hoàng thái tử đến học tập. Năm 1075, dưới thời vua Lý Nhân Tông (1072-1128) triều đình cho mở khoa thi Minh kinh bác sĩ và thi Nho học tam trường. Hai sự việc này trở thành cái mốc quan trọng đánh dấu một bước phát triển có ý nghĩa lịch sử đối với vai trò của Nho giáo trong đời sống văn hóa, giáo dục ở Việt Nam. Khổng miếu và Quốc tử giám được xây dựng chính thức mở đầu cho nền giáo dục và khoa cử Nho học ở Việt Nam, nhưng dưới triều Lý (1010-1225) và triều Trần (1225-1400), Phật giáo giữ vai trò Quốc giáo. Bộ mặt văn hóa Việt Nam thời Lý - Trần là văn hóa Phật giáo. Nho giáo ở Việt Nam giai đoạn cuối triều Trần và triều Hồ (1400-1407) là Tống Nho, song diện mạo tư tưởng chưa thật rõ nét. Tóm lại, Nho giáo được truyền bá vào Việt Nam trong hàng ngàn năm Bắc thuộc, chủ yếu là Hán nho. Từ thế kỷ XIII đến đầu thế kỷ XV, Tống Nho chi phối ảnh hưởng ở Việt Nam. Nhưng nhìn chung, Nho giáo ở Việt Nam trong suốt Học viên thực hiện: Đinh Văn Bình- Lớp Đêm 1 – Khoá 19 7 Tiểu luận triết học GVHD`: TS. Bùi Văn Mưa thời kỳ dài hơn 1000 năm đó, Hán Nho cũng như Tống Nho, diện mạo tư tưởng đều chưa được thể hiện rõ nét. 2.2 Nho giáo Việt Nam từ thế kỷ XV- đến đầu thế kỷ XX Năm 1406, đế quốc M inh đem quân xâm lược Việt Nam. Năm 1407, cuộc kháng chiến của triều Hồ thất bại. Nhà Minh đổi nước Việt thành quận Giao Chỉ, rồi chia ra phủ, vệ, thiết lập bộ máy cai trị và tiến hành đồng hóa mạnh mẽ. Nhằm Hán hóa Việt Nam về văn hóa, tư tưởng, nhà Minh cho lập Văn miếu thờ Khổng Tử ở các phủ, châu, huyện trên toàn quốc và bắt các địa phương xây nhiều đền miếu thờ cúng, cầu đạo theo nghi lễ Trung Quốc. Đạo sĩ thầy cúng được khuyến khích hành nghề khắp nơi. Để đào tạo ra những người biết chữ phục vụ bộ máy thống trị của nhà M inh tại Việt Nam, nhà M inh cho mở trường ở các phủ, châu, huyện. Mở trường dạy học nhưng không có thi cử. Hàng năm, quan lại đô hộ nhà Minh chỉ lựa chọn lấy một số học sinh đủ tiêu chuẩn rồi sử dụng. Nội dung chương trình dạy và học hoàn toàn theo sách giáo khoa của nhà Minh, gồm có Tứ thư (Luận ngữ, Mạnh tử, Trung dung, Đại học), Ngũ kinh (Kinh Dịch, Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Xuân Thu) và Tính lý đại toàn, tức là bộ sách do nhóm Hồ Quảng theo lệnh vua Minh soạn, gồm 70 quyển, thâu thái thuyết Tống Nho bàn về hơn 100 nhà, chia thành môn loại như lý khí, quỷ thần, tính lý, thánh hiền... Những sách vở này được chở từ Trung Quốc sang Việt Nam cấp phát cho các thôn, huyện. Giảng dạy tại các trường học ở phủ, châu, huyện, chủ yếu là thầy cúng, thầy bói, đạo sĩ được nhà Minh tuyển dụng, phong làm Giáo quan. Sau khi đánh đuổi hết quân Minh, giải phóng đất nước, vương triều Lê chính thức được thiết lập (1428) và bắt đầu công việc xây dựng, phát triển nền văn hóa độc lập dân tộc. Việc đầu tiên Thái Tổ Lê Lợi (1428-1433) làm là sai quan đi tế các thần linh ở núi sông, đền miếu ở các xứ trong nước và lăng tẩm của các triều đại Học viên thực hiện: Đinh Văn Bình- Lớp Đêm 1 – Khoá 19 8 Tiểu luận triết học GVHD`: TS. Bùi Văn Mưa trước. Lê Thái Tổ đặc biệt quan tâm đến việc phong thần, muốn mượn uy danh thần linh bảo vệ vương triều và đất nước được bình yên. Năm Đinh Tỵ (1437), Lê Thái Tông (1434-1442) tiến hành gia phong các thần linh trong nước và tổ chức tế lễ, khấn cáo long trọng. Đến thời Lê Nhân Tông (1443-1459) năm Kỷ Tỵ (1449), triều Lê cho lập các đàn thờ Đại thành hoàng ở kinh thành Thăng Long, thờ thần Gió, thần Mây, thần M ưa, thần Sấm để bảo vệ kinh thành. Một mặt tôn thờ thần linh, mặt khác để thống nhất tư tưởng xã hội, thống nhất văn hóa, củng cố đời sống tinh thần, nhà Lê đã chủ động chọn Nho giáo làm ngọn cờ tư tưởng của vương triều phục vụ cho công cuộc xây dựng chế độ phong kiến trung ương tập quyền. Lê Thái Tông lên ngôi năm Giáp Dần (1434). Thái Tông đã họp triều đình bàn định việc mở khoa thi Tiến sĩ và đưa ra điều lệ thi Hương, thi Hội cùng phép thi ở các kỳ. Nhưng phải tới tháng 3 năm Nhâm Tuất (1442), thời Lê Nhân Tông, triều Lê mới chính thức cho thi đối sách ở sân điện để lấy Tiến sĩ và cũng bắt đầu cho dựng bia khắc văn nói về việc mở khoa thi Tiến sĩ, khắc tên những người đỗ Tiến sĩ. Khoa thi Tiến sĩ năm Nhâm Tuất là cái mốc quan trọng xác lập vị trí độc tôn của Nho giáo ở Việt Nam hồi thế kỷ XV. Để tỏ rõ lòng tôn sùng Nho giáo, vào tháng 2 mùa xuân năm Ất Mão (1435), vua Lê Thái Tông cho chọn ngày Thượng đinh, sai Thiếu bảo Lê Quốc Hưng làm lễ cúng Khổng Tử ở Văn miếu, vị tổ khai sáng ra Nho giáo, từ đấy về sau định làm thường lệ. Văn miếu thờ Khổng Tử tại các lộ được Nhà nước cấp phu trông nom quét dọn. Đạo đức Nho giáo như lòng trung với vua, sự tiết hạnh của phụ nữ được cổ vũ, tuyên dương. Nho giáo ở thời Lê thế kỷ XV đến triều Thánh Tông Thuần Hoàng đế (1460- 1497) thì đạt tới đỉnh cao thịnh vượng. Đến đời Lê Thánh Tông, diện mạo của Nho giáo đã rõ ràng với những đặc điểm khá cụ thể, dễ nhận biết. Người xưa học Nho giáo có hai phép: học nghĩa lý và học từ chương. Học từ chương là học kinh nghĩa, thơ phú, văn sách, cốt để đi Học viên thực hiện: Đinh Văn Bình- Lớp Đêm 1 – Khoá 19 9 Tiểu luận triết học GVHD`: TS. Bùi Văn Mưa thi làm quan. Cũng gọi là học khoa cử. Còn học nghĩa lý là học chu
Luận văn liên quan