Tiểu luận Vắc xin phòng bệnh lở mồm long móng

Bệnh lởmồm long móng(tiếng Anh: Foot-and-mouth disease, viết tắt FMD; tiếng Latin: Aphtae epizooticae), là một loại bệnh bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm do virus gây ra trên động vật móng guốc chẵn nhưlợn, bò, trâu, hươu, dê. Bệnh này rất nguy hiểm vì bệnh lây lan rất nhanh qua nhiều con đường khác nhau nhưtiếp xúc trực tiếp giữa động vật với nhau, truyền qua không khí. Chính vì vậy mà Tổchức Y tếThếgiới xếp bệnh lởmồm long móng đứng đầu các bệnh truyền nhiễm của động vật. Dịch bệnh lởmồm long móng đã xảy ra ởnhiều châu lục nhưchâu Á, châu Phi, châu Âu và Nam Mỹ.Ởchâu Âu, bệnh đã bùng phát tại Anh, Hà Lan và Pháp vào năm 2001. Hàng triệu gia súc bịthiêu hủy gây tổn thất lớn cho ngành chăn nuôi nói riêng và nền kinh tếcác quốc gia này nói chung.Cùng năm đó, dịch cũng đã xảy ra tại Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan. Đến cuối năm 2003, dịch xảy ra ởvùng Đông Nam Á (Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaysia, Myanma, Philippines và Việt Nam. Một năm sau, dịch lan tới Trung Quốc, Nga, Mông Cổvà tiếp tục ởMyanma.Trong 2 năm 2005 và 2006, dịch tràn tới Nam Mỹ ởcác quốc gia nhưBrasil, Argentina và Paraquay cũng như ởchâu Phi (Nam Phi). Năm 2006 là năm bệnh dịch lởmồm long móng xảy ra rất mạnh ởhầu hết các tỉnh thành của Việt Nam với hàng chục nghìn gia sục bịnhiễm bệnh. Tuy nhiên, do điều kiện cũng nhưý thức của người dân, trình độvà sựthiếu trách nhiệm của cán bộthú y và chính quyền địa phương mà dịch bệnh không thểkhống chếdễdàng. Một sốnơi, còn sử dụng các con vật đã chết làm thức ăn. Nếu một vùng có bệnh lởmồm long móng xảy ra thì tất cảhàng hóa có nguồn gốc từgia súc nhưthịt, da lông sừng, móng và ngay cảcác hàng nông sản trồng trong vùng đó nhưgạo, bắp, đậu đều không được phép xuất sang các nước khác. Do vậy một tỉnh hoặc một vùng có dịch không những thiệt hại vềmặt thương mại mà còn ảnh hưởng dây chuyền đến các tỉnh hoặc các vùng lân cận.

pdf21 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3839 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Vắc xin phòng bệnh lở mồm long móng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SVTH : Nguyễn Hải Linh GVHD: Nguyễn Ngọc Hải 2  Bài tiểu luận: VẮC XIN PHÒNG BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Ngọc Hải Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hải Linh MSSV: 06126072 21 SVTH : Nguyễn Hải Linh GVHD: Nguyễn Ngọc Hải 3  LỜI MỞ ĐẦU Bệnh lở mồm long móng (tiếng Anh: Foot-and-mouth disease, viết tắt FMD; tiếng Latin: Aphtae epizooticae), là một loại bệnh bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm do virus gây ra trên động vật móng guốc chẵn như lợn, bò, trâu, hươu, dê... Bệnh này rất nguy hiểm vì bệnh lây lan rất nhanh qua nhiều con đường khác nhau như tiếp xúc trực tiếp giữa động vật với nhau, truyền qua không khí... Chính vì vậy mà Tổ chức Y tế Thế giới xếp bệnh lở mồm long móng đứng đầu các bệnh truyền nhiễm của động vật. Dịch bệnh lở mồm long móng đã xảy ra ở nhiều châu lục như châu Á, châu Phi, châu Âu và Nam Mỹ.Ở châu Âu, bệnh đã bùng phát tại Anh, Hà Lan và Pháp vào năm 2001. Hàng triệu gia súc bị thiêu hủy gây tổn thất lớn cho ngành chăn nuôi nói riêng và nền kinh tế các quốc gia này nói chung.Cùng năm đó, dịch cũng đã xảy ra tại Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan. Đến cuối năm 2003, dịch xảy ra ở vùng Đông Nam Á (Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaysia, Myanma, Philippines và Việt Nam. Một năm sau, dịch lan tới Trung Quốc, Nga, Mông Cổ và tiếp tục ở Myanma.Trong 2 năm 2005 và 2006, dịch tràn tới Nam Mỹ ở các quốc gia như Brasil, Argentina và Paraquay cũng như ở châu Phi (Nam Phi). Năm 2006 là năm bệnh dịch lở mồm long móng xảy ra rất mạnh ở hầu hết các tỉnh thành của Việt Nam với hàng chục nghìn gia sục bị nhiễm bệnh. Tuy nhiên, do điều kiện cũng như ý thức của người dân, trình độ và sự thiếu trách nhiệm của cán bộ thú y và chính quyền địa phương mà dịch bệnh không thể khống chế dễ dàng. Một số nơi, còn sử dụng các con vật đã chết làm thức ăn. Nếu một vùng có bệnh lở mồm long móng xảy ra thì tất cả hàng hóa có nguồn gốc từ gia súc như thịt, da lông sừng, móng… và ngay cả các hàng nông sản trồng trong vùng đó như gạo, bắp, đậu… đều không được phép xuất sang các nước khác. Do vậy một tỉnh hoặc một vùng có dịch không những thiệt hại về mặt thương mại mà còn ảnh hưởng dây chuyền đến các tỉnh hoặc các vùng lân cận. Tùy từng điều kiện mà mỗi nơi có nhiều cách phòng chống với hiệu quả khác nhau. Cách tốt nhất để phòng bệnh là sử dụng vắc xin. Tuy nhiên, khi con vật đã nhiễm bệnh, hữu hiệu nhất là tiêu hủy toàn bộ số gia súc bị bệnh, điều này các nước châu Âu đã thực hiện khá hoàn hảo đầu năm 2001. Bài tiểu luận này sẽ giới thiệu các vaccine phòng bệnh lở mồm long móng và một sản phẩm vaccine này trên thị trường hiện nay. SVTH : Nguyễn Hải Linh GVHD: Nguyễn Ngọc Hải 4  TỔNG QUAN I. GIỚI THIỆU BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG Bệnh lỡ mồm long móng là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan rất nhanh và rất mạnh, rộng cho nhiều loài gia súc, loài nhai lại, heo và người. Bệnh do virus hướng thượng bì, sự thủy hóa các tế bào thượng bì sẽ hình thành các mụn nước ở niêm mạc miệng, lưỡi, da, móng…. Bệnh gây tổn thất lớn về kinh tế. 1. Nguyên nhân: Do virus thuộc giống Aphthovirus, họ Picornaviridae có 7 type virus gây bệnh lỡ mồm long móng: O, A, C, S.A.T–1, S.A.T- 2, S.A.T- 3 và ASIA-1. Hiện nay ở nước ta có 2 type gây bệnh là A, O. 2. Sức đề kháng của virus - Virus có sức đề kháng mạnh. Ở 600C tồn tại 5-15 phút, ở 1000C virus sẽ chết, từ 0- 40C tồn tại 425 ngày, trong đất ẩm virus sống hàng năm, trong thịt ướp lạnh virus tồn tại khá lâu trong phân virus tồn tại 7 ngày, nước tiểu virus tồn tại 39 ngày. 3. Phương thức truyền lây: - Bệnh lây qua đường tiêu hóa, đường hô hấp và sinh dục là đường xâm nhập phụ. Sự truyền bệnh trực tiếp do nuôi nhốt chung, chăn thả chung… hoặc lây gián tiếp qua thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi mang mầm bệnh, người, phương tiện vận chuyển. - Loài mắc bệnh: Trâu bò mắc bệnh nhiều nhất, rồi đến các loài sau: heo, dê cừu, thú hoang dã… Bệnh có thể lây qua cho người, các loài một móng, ngựa, gia cầm không mắc bệnh này. 4. Triệu chứng: Thời gian nung bệnh từ 2-7 ngày, trung bình là 3-4 ngày, gồm 3 thể bệnh 4.1. Thể thông thường: - Bệnh hay gặp ở vùng nhiệt đới, thú ủ rũ, lông dựng, da mũi khô, thú sốt cao 40-41 0C kéo dài 3 ngày. - Xuất hiện các mụn nước ở da, vành móng kẻ chân, lưỡi, vú làm thú kém ăn, nhai khó khăn. - Ở miệng: lưỡi có mụn to ở đầu lưỡi gốc lưỡi ở hai bên lưỡi, xoang trong miệng trong má, lỗ chân răng, môi có mụn lấm tấm bằng hạt ké, hạt bắp. Sau đó mụn vỡ và tạo thành các vết loét đáy nhỏ và phủ màu xám. Nước dãi chảy nhiều như bọt xà phòng. - Ở mũi: niêm mạc có mụn nước, đặt biệt là vành mũi có mụn loét, nước mũi lúc đầu trong sau đục dần. - Ở chân, kẽ móng có mụn nước từ trước ra sau, mụn vỡ làm long móng. - Ngoài da : xuất hiện các mụn loét ở vùng da mỏng như bụng, bẹn, vú, ở đầu núm vú … Thú giảm sản lượng sữa, sau sữa đổi thành màu vàng, vắt sữa khó gây viêm vú. - Sau khi hàng loạt mụn nước vỡ dần sẽ dẫn đến nhiễm trùng máu, nhiễm trùng da, thú sốt cao, suy nhược dần. SVTH : Nguyễn Hải Linh GVHD: Nguyễn Ngọc Hải 5  4.2. Thể biến chứng - Những biến chứng xảy ra khi điều kiện vệ sinh, chăm sóc kém làm mụn vỡ dẫn đến nhiễm trùng, chân bị long móng, thối móng, thối xương làm thú què. Vú thì bị viêm tắt sữa. Các mụn khác vỡ sẽ gây nhiễm vi khuẩn kế phát, bại huyết. - Bệnh lỡ mồm long móng ghép với các bệnh ký sinh trùng hay vi khuẩn khác có sẵn trong máu (tiêm mao trùng, lê dạng trùng...) có thể làm con vật mau chóng chết. 4.3. Thể ác tính - Trên bê nghé ngoài triệu chứng sốt cao, thú bị tiêu chảy và chết đột ngột trước khi xuất hiện các mụn nước ở thượng bì do viêm ruột cấp tính, viêm phổi cấp hoặc viêm cơ tim cấp tính. 5. Bệnh tích: Chủ yếu ở đường tiêu hóa như miệng có các vết loét ở lưỡi, lỗ chân răng, hầu, thực quản, dạ dày… Ở đường hô hấp gây viêm phế quản. Bên trong phủ tạng: tim bị viêm cấp, van tim bị sùi hoặc loét, lách bị sưng đen, niêm mạc ruột non ruột già xuất huyết điểm, long móng, rụng xương bàn chân. Khi khỏi bệnh thì ở các vết loét sẽ để lại sẹo. (1) (2) ( 3) (4) (5) SVTH : Nguyễn Hải Linh GVHD: Nguyễn Ngọc Hải 6  (6) (7) Hình 1.1: Một số hình ảnh triệu chứng, bệnh tích FMD trên bò: (1) Miệng chảy nhiều nước bọt, (2) Vết loét ở lưỡi, (4) Vết loét ở móng (5) Vết loét ở móng bò, (7) miệng loét ở lưỡi và môi, nưới răng. 6. Phòng bệnh - Khi phát hiện dịch phải khai báo ngay với các cơ quan thú y và chính quyền địa phương, cách ly thú bệnh, tránh tiếp xúc với thú khỏe và các loài thú khác - Phòng bệnh bằng vệ sinh là rất quan trọng, thường xuyên sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, bãi chăn thả, bằng các loại thuốc sát trùng. - Khi xảy ra bệnh phải xử lý thật kỹ toàn bộ chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi bằng các loại thuốc sát trùng, các gia súc mắc bệnh phải tích cực điều trị phụ nhiễm và tránh lây lan bệnh, xác chết phải được xử lý theo các quy định của ngành thú y. Không được phép bán chạy hoặc tự ý giết mổ bán thịt các gia súc mắc bệnh. - Định kỳ tiêm phòng bệnh lỡ mồm long móng bằng vaccin (1 năm tiêm 1-2 lần tùy theo vaccin). Vaccin dùng nên lựa chọn vaccin đa giá có 2 type O và A. II. LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA VACCINE Sau thí nghiệm thành công của Jenner, phương pháp chủng đậu được triển khai rộng rãi. Tính đến năm 1801, ở Anh đã có trên 100.000 người được chủng. Bỏ qua những huyền thoại lẻ loi và không chắc chắn trên, vắc-xin đầu tiên gắn với tên tuổi của Edward Jenner, một bác sĩ người Anh. Năm 1796, châu Âu đang có dịch đậu mùa, Jenner đã thực hiện thành công thử nghiệm vắc-xin ngừa căn bệnh này. Kinh nghiệm dân gian cho thấy những nông dân vắt sữa bò có thể bị lây bệnh đậu bò, nhưng sau khi khỏi bệnh, họ trở nên miễn nhiễm đối với bệnh đậu mùa. Dựa vào đó, Jenner chiết lấy dịch từ các vết đậu bò trên cánh tay của cô bệnh nhân Sarah Nelmes rồi cấy dịch này vào cánh tay của cậu bé 8 tuổi khỏe mạnh cùng làng tên là James Phipps. Sau đó Phipps đã có những triệu chứng của bệnh đậu bò. 48 ngày sau, Phipps khỏi hẳn bệnh đậu bò, Jenner liền tiêm chất có chứa mầm bệnh đậu mùa cho Phipps, nhưng Phipps không hề mắc căn SVTH : Nguyễn Hải Linh GVHD: Nguyễn Ngọc Hải 7  bệnh này. Cách làm của Jenner xét theo các tiêu chuẩn y đức ngày nay thật không ổn, nhưng rõ ràng đó là một hành động có tính khai phá: đứa trẻ được chủng ngừa đã đề kháng được bệnh. Thời của Jenner, các virus vẫn chưa được khám phá, còn vi khuẩn tuy đã được tìm ra nhưng vai trò gây bệnh của chúng chưa được biết. Thời điểm 1798, khi Jener công bố kết quả thí nghiệm của mình, người ta chỉ hình dung là có các "mầm bệnh" gây nên sự truyền nhiễm. Lần đầu tiên trong lịch sử, con người đã thanh toán được một căn bệnh hiểm nghèo. Ảnh chụp năm 1977, Ali Maow Maalin, người Somalia, được xem là bệnh nhân cuối cùng mắc bệnh đậu mùa Tám mươi năm sau, Louis Pasteur nghiên cứu bệnh tả khi dịch tả đang tàn sát đàn gà. Ông cấy các SVTH : Nguyễn Hải Linh GVHD: Nguyễn Ngọc Hải 8  vi khuẩn tả trong phòng thí nghiệm rồi đem tiêm cho gà: những con bị tiêm chết sạch. Mùa hè năm 1878, ông chuẩn bị một bình dung dịch nuôi cấy vi khuẩn dạng huyền phù, rồi để đó, đi nghỉ mát. Khi trở về, ông lại trích lấy huyền phù đó đem tiêm cho gà. Lần này thì bầy gà chỉ bị bệnh nhẹ rồi cả đàn cùng khỏe lại. Pasteur hiểu ra rằng khi ông đi vắng, đám vi khuẩn trong huyền phù đó đã bị biến tính, suy yếu đi. Ông bèn lấy vi khuẩn tả (bình thường) đem tiêm cho những con gà vừa trải qua thí nghiệm trên và những con chưa hề bị chích vi khuẩn. Kết quả là những con nào từng được chích vi khuẩn (biến tính) thì có khả năng đề kháng lại mầm bệnh, bọn còn lại chết hết. Qua đó, Pasteur đã xác nhận các giả thuyết của Jenner và mở đường cho khoa miễn dịch học hiện đại. Từ đó, chủng ngừa đã đẩy lùi nhiều bệnh: triệt tiêu bệnh đậu mùa trên toàn cầu, thanh toán gần như hoàn toàn bệnh bại liệt, giảm đáng kể các bệnh sởi, bạch hầu, ho gà, bệnh ban đào, thủy đậu, quai bị, thương hàn và uốn ván v.v. Nguyên tắc vẫn không có gì thay đổi: gây miễn dịch bằng một vi khuẩn hoặc virus giảm độc lực, hoặc với một proteinđặc hiệu có tính kháng nguyên để gây ra một đáp ứng miễn dịch, rồi tạo một trí nhớ miễn dịch đặc hiệu, tạo ra hiệu quả đề kháng cho cơ thể về sau khi tác nhân gây bệnh xâm nhập với đầy đủ độc tính. 1. ĐỊNH NGHĨA Vaccine là một chế phẩm sinh học chứa vật chất của mầm bệnh được gọi là "kháng nguyên".Khi đưa vào cơ thể người hoặc động vật sẽ kích thích cơ thể tạo ra một trạng thái miễn dịch, giúp cơ thể chống lại mầm gây bệnh (Outteridge,1985) Nhờ những tiến bộ khoa học kĩ thuật ngày nay vaccine đã được chế tạo bằng công nghệ cao có hiệu lực mạnh hơn và sử dụng tiện lợi hơn, đồng thời có gía thành hạ hơn hợp với người tiêu dùng Dù chế tạo bằng công nghệ nào đi nữa thì vaccine phải bảo đảm bốn tiêu chuẩn cơ bản sau: - Không gây phản ứng toàn thân.Có thể có phản ứng cục bộ, nhưng những biểu hiện lâm sàng phải biến mất 24 giờ sau khi tiêm phòng - Hiệu lực phòng bệnh cao và kéo dài SVTH : Nguyễn Hải Linh GVHD: Nguyễn Ngọc Hải 9  - Tiêm nhẹ tay, liều tiêm thấp và bảo quản dễ dàng - Giá thành hạ 2. THÀNH PHẦN CHỦ YẾU CỦA VACCINE Có hai thành phần chủ yếu trong vaccine đó là:Kháng nguyên và chất bổ trợ vaccine. Kháng nguyên:kháng nguyên được hiểu là một chất khi đưa vào cơ thể sẽ kích thích cơ thể vật chủ sản sinh kháng thể và tạora mộ lớp tế bào mẫn cảm đặc hiệu chống lại sự xâm nhập và gây bệnh của mầm bệnh - Tính kháng nguyên: Đó là khả năng kích thích sinh miễn dịch thể và miễn dịch tế bào của kháng nguyên Tính kháng nguyên của một kháng nguyên trong vaccine mạnh hay yếu phụ thuộc vào tổng số nhóm quyết định kháng nguyên, trọng lượng phân tử,thành phần hóa học, cấu trúc lập thể và khả năng tích điện của các phân tử kháng nguyên - Tính đặc hiệu của kháng nguyên: Một kháng nguyên taọ được một miễn dịch mạnh, ngoài tính kháng nguyên cao cần phải có tính đặc hiệu rõ nét.Tính đặc hiệu này phụ thuộc vào tính chất và cấu trúc kháng nguyên Chất bổ trợ vaccine: Là những chất được bổ sung vào vaccine, có khả năng kích thích sinh miễn dịch không đặc hiệu nhằm nâng cao hiệu lực và độ dài miễn dịch của vaccine - Bổ trợ kết hợp với kháng nguyên làm tăng tính lạ của kháng nguyên khi vào cơ thể,nên đáp ứng miễn dịch mạnh hơn,quá trình tổng hợp protein cao hơn.Vaccine có bổ sung chất bổ trợ sẽ tạo được miển dịch mạnh hơn ,thời gian miễn dịch kéo dài hơn 3.CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA VACCINE - Hệ miễn dịch nhận diện vắc-xin là vật lạ nên hủy diệt và "ghi nhớ" chúng. - Về sau, khi tác nhân gây bệnh thực thụ xâm nhập cơ thể, hệ miễn dịch đã ở tư thế sẵn sàng để tấn công tác nhân gây bệnh nhanh chóng hơn và hữu hiệu hơn (bằng cách SVTH : Nguyễn Hải Linh GVHD: Nguyễn Ngọc Hải 10  huy động nhiều thành phần của hệ miễn dịch, đặc biệt là đánh thức các tế bào lympho nhớ). Đây chính là các ưu điểm của đáp ứng miễn dịch đặc hiệu. 4.PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT VACCINE Cách sản xuất cổ điển: Lấy chính vi khuẩn gây bệnh, làm giảm độc lực (tạm gọi là kháng nguyên) tiêm vào người thì chúng không đủ sức gây bệnh mà kích thích cơ thể tạo ra chất miễn dịch (gọi là kháng thể). Lần sau gặp lại vi khuẩn, kháng thể chống lại nên cơ thể không mắc bệnh. Cách sản xuất hiện đại: Chỉ lấy một ít kháng nguyên ở vi khuẩn gây bệnh, “cấy” vào một vi khuẩn lành tính, làm cho nó sinh sôi nảy nở, rồi “chiết” kháng nguyên từ vi khuẩn lành tính đó ra làm vacxin. Cách điều chế bằng “công nghệ sinh học” này chỉ dùng một lượng kháng nguyên nhỏ, đỡ tốn kém, chỉ cần dùng một liều rất nhỏ. Với hai nguyên lý sản xuất trên, không bao giờ dùng vacxin mà mắc chính các bệnh do vi khuẩn đó gây ra. Nhưng không phải vacxin nào cũng điều chế theo “công nghệ sinh học” được. Virus cúm týp A hay biến đổi, nếu chỉ lấy kháng nguyên của một chủng nhất định để điều chế theo “công nghệ sinh học”, tạo ra một loại vacxin có tính ổn định. Khi tiếp xúc với các chủng cúm týp A mới, đã biến dị thì vacxin ổn định này lại không có hiệu lực. Hàng năm WHO dự báo chủng cúm týp A có thể gây dịch, khuyến cáo dùng loại vacxin chống cúm nào là thích hợp. III. SỰ CHỌN GIỐNG VÀ PHÁT TRIỂN VACCINE FMD Có hai lý do để phát triển một chủng ngừa mới. Trước hết, đó là sự công nhận của các chuyên gia, bao gồm cả các nhà sản xuất vắc xin và tham khảo các phòng thí nghiệm, mà một virus khác đáng kể có xuất hiện trong một khu vực và có thể / sẽ đảm bảo sự phát triển của một chủng ngừa mới. Điều này công nhận là lúc nào dựa trên một khảo nghiệm huyết thanh học như kiểm tra trung hòa vi rút nhưng có thể được hỗ trợ theo trình tự phân tích của protein VP1. Một ví dụ là sự nổi lên của một chủng A mới ở Iran vào năm 1996. Merial phản ứng bằng cách phát triển một chủng ngừa mới, được gọi là A Iran 96, mà hiện nay sử dụng rộng rãi ở Trung Đông cũng như là sự lựa chọn của một số ngân hàng kháng nguyên. Lý do thứ hai là có liên quan với những quốc gia nơi mà các chương trình tiêm chủng thường xuyên được tuyển dụng và các tình huống dịch tễ là tương đối ổn định. Tình huống như vậy hỗ trợ các khái niệm rõ ràng của việc chuẩn bị một chủng ngừa từ một trường địa phương để cô lập các giống virus và chủng ngừa được kết hợp chặt chẽ nhất. Các serotype O là phổ biến nhất và chắc chắn cho thấy mức độ vừa phải của các biến thể chủng trong vùng, thỉnh thoảng với các biến thể khắc nghiệt hơn. Tuy nhiên, có hai dòng chính của chủng vắc xin đại diện là chủng O cũ (vượt quá 30 năm kể từ sự phát SVTH : Nguyễn Hải Linh GVHD: Nguyễn Ngọc Hải 11  triển của chúng) của châu Âu Mỹ và Nam Mỹ (OBFS 1860, O Lausanne và Campos O) và các chủng đều cũ của Trung Đông và châu Á (đại diện là giống như O Manisa và O- 3039). Trong trường hợp của nhóm thứ hai của vi rút, có những chủng có giá trị khác của serotype O trong sử dụng. Tuy nhiên, thành lập các chủng vi rút chẳng hạn như O Manisa cung cấp tốt cho các tình huống xảy ra nhiều lần đầu tiên. Các serotype A là khá khác nhau, trưng bày một loạt các biến thể kháng nguyên A24 bao gồm các giống điển hình của Cruzeiro 1955 phân lập được sử dụng rộng rãi ở Nam Mỹ, những virus A22, thường A22 Iraq 24/64 được sử dụng khá rộng rãi trong Viễn Đông, và gần đây hơn các biến thể A mới nổi ở Trung Đông (A Iran 94, 96, 99 và 2001) và Châu Á (A Malaysia 97). Với serotype A, nó là chắc chắn nên sử dụng chủng văcxin thích hợp cho nơi địa phương cô lập. Tuy nhiên, một kiểm tra cẩn thận hơn của phân phối trên toàn thế giới serotype A không xuất hiện để cho biếtmột số tình hình ổn định ở Đông Nam Á và Nam Mỹ trong khi Trung Đông xuất hiện ngay lần đầu tiên đại diện cho một 'hot-spot', cho đến gần đây, ở đó các biến thể quan trọng đã nổi lên một cách hợp lý thường xuyên. It is tempting để suy đoán rằng tần số này rõ ràng có thể là do tăng cường lấy mẫu trong khu vực là kết quả của những hành động rất tích cực của cơ quan thú y, đáng chú ý là ở Iran. Với serotype A, nó vẫn còn là một vị trí cảnh giác rất nhiều. Sự đa dạng của kháng nguyên của cả serotypes C và Asia1 ít. Trong trường hợp của serotype C, nó đã được thực hành phổ biến để chỉ sử dụng một trong nhiều chủng C trong thời kỳ serotype này đã được phổ biến, và ngày nay, báo cáo của virus là rất hiếm. Trong trường hợp của sự cô lập gần đây của một virus C ở Bắc Brasil, có vẻ như không có cơ sở để giả định rằng thường chủng vắc xin C Nam Mỹ sẽ không được bao phủ tình hình. IV. CÁC LOẠI VACCINE 1. Vaccine vô hoạt: - Dùng toàn thân virus hay vi khuẩn làm kháng nguyên và được giết bằng hóa chất ( formolđehyde….) hoặc bằng nhiệt. - Đáp ứng miễn dịch không hoàn chỉnh thời gian miễn dịch ngắn. - Phải có chất bổ trợ để tăng đáp ứng miễn dịch. Đặc tính của vaccine: Là vắc xin vô hoạt được sản xuất từ virus lở mồm long móng chứa một hoặc nhiều chủng huyết thanh. Chỉ đinh: dùng phòng bệnh lở mồm long móng ở gia súc. SVTH : Nguyễn Hải Linh GVHD: Nguyễn Ngọc Hải 12  Thành phần: Kháng nguyên - Virus lở mồm long móng vô hoạt có chứa một hoặc nhiều chủng huyết thanh lưu hành trong vùng: typ O, A, C, Asia 1, SAT 1, SAT 2, SAT3. Mỗi liều chứa ít nhất 3DP50. - Ở Việt Nam thường vaccine là loại tam giá O, A, Asia 1; typ O có 2 chủng OManisa và O3039; typ A có 2 chủng A22 và A Malaysia97, Asia 1 Shamir -> phù hợp với điều kiện dịch tễ mới. Chất bổ trợ: ƒ Nhũ dầu kép ( DOE): Nước trong dầu, tất cả nằm trong nước. ƒ Hoặc Hydroxyde d’ Aluminium và Saponine. ……. Tác dụng phụ: Sau khi tiêm ngừa có thể viêm nhẹ ở chỗ tiêm và / hoặc có thể kèm sốt nhẹ trong một thời gian ngắn. Rất hiếm khi xảy ra trường hợp quá mẫn vì phương pháp sản xuất vaccine. Chú ý: • Chỉ chủng ngừa cho thú khỏe mạnh. Thao thác cản thận đối với thú mang thai. SVTH : Nguyễn Hải Linh GVHD: Nguyễn Ngọc Hải 13  • Bảo quản vắc xin trong điều kiện vô trùng thông thường, khi đã mở nắp lọ, vắc xin chỉ được sử dụng trong vòng 36 giờ với điều kiện được bảo quản ở nhiệt độ 20C- 80C và không được đâm kim vào nút cao su nhiều lần. Ưu điểm: • Kích thích cơ thể đáp ứng miễn dịch tốt nếu được tiêm nhắc lại. • Tính an toàn, không đột biến hoặc trở lại cường độc. • Dễ bảo quản và sử dụng. Nhược điểm: • Khó khăn khi tiêm phòng vì phải đưa vào từng cá thể. • Nhiều cá thể không có đáp ứng miễn dịch. • Phải tiêm nhắc lại -> thì bảo hộ mới bền. • Không có khả năng kích thích sinh đáp ứng miễn dịch cục bộ. • Giá thành cao hơn loại vaccine nhược độc cùng loại. • Nếu vô hoạt không triệt để -> gây mất an toàn. 2. Vaccine nhược độc Kháng nguyên là virus vi khuẩn. tính độc đã bị làm yếu hoặc mất hẳn. Vaccine nhược độc thường tạo đáp ứng miễn dịch dài hơn. Ưu điểm: - Hoạt hóa tất cả các thành phần của hệ thống miễn dịch. - Đáp ứng miễn dịch nhanh và kéo dài hơn. - Dùng cho uống/ phun khí chung -> để sử dụng với số súc vật lớn. - Dễ vận chuyển Nhược điểm: • Có
Luận văn liên quan