Tiểu luận Vấn đề tiếp nhận Tỳ bà hành tại Việt Nam

Thơ Đường là tinh hoa của văn học Trung Quốc, là một chủ thể có vai trò quan trọng tạo nên mối quan hệ tương tác giữa dân tộc đã sản sinh ra nó với các dân tộc khác, trong đó có Việt Nam. Hàng nghìn năm đã trôi qua nhưng vấn đề tiếp nhận – diễn dịch thơ Đường ở Việt Nam vẫn không hề nguội lạnh. Và nếu ai đã quan tâm đến thơ ca cổ điển Trung Quốc thì sẽ khó lòng mà bỏ qua được Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị - một trong những đại biểu xuất sắc nhất của thơ ca Trung Quốc thời Trung Đường. Bạch Cư Dị được hầu hết các học giả xếp vào hàng “tam đại thi hào” của thời Đường (bên cạnh Lý Bạch và Đỗ Phủ) Trường hận ca và Tỳ bà hành chính là hai bài cổ phong trường thiên đã lưu danh ông với hậu thế. Trường hận ca được viết vào năm nguyên Hoà nguyên niên (806), dựa trên câu chuyện của Đường Minh Hoàng và Dương Quý Phi. Còn Tỳ bà hành được viết vào năm Nguyên Hoà thứ mười một (816) – khi Bạch Cư Dị đã bị biếm trích làm Tư mã ở Giang Châu. Cả hai tác phẩm này đều đạt được những thành tựu lớn cả về nội dung và nghệ thuật, được truyền tụng tới mức phổ biến ở Trung Quốc. Sau khi Bạch Cư Dị mất, Đường Hiến Tông đã khẳng định điều này: Đồng tử giai ngâm Trường hận khúc Mục nhi năng xướng Tỳ bà thiên Khi hai tác phẩm này được tiếp nhận tại Việt Nam thì dường như Tỳ bà hành đã lấn át được Trường hận ca và khẳng định sức sống của nó. Nền văn học nghệ thuật Việt Nam đã đón nhận và lưu giữ tác phẩm Tỳ bà hành, đồng đã từng có những sự tiếp thu ảnh hưởng rất sâu sắc từ tác phẩm đó. Trong làng thơ ca Việt Nam, không ít những sáng tác đã được khởi hứng từ dư âm của Tỳ bà hành. Hơn nữa, bài thơ này từng được đưa vào giảng dạy trong trường phổ thông nên khá quen thuộc với học sinh – sinh viên. Kiệt tác của quan Tư mã Giang Châu từ lâu đã trở thành đối tượng hấp dẫn các nhà nghiên cứu. Nhất là hiện nay, khi lý luận – phê bình văn học đã đạt được những thành tựu mới thì việc tiếp nhận tác phẩm văn học nói chung, tiếp nhận Tỳ bà hành nói riêng càng được quan tâm nhiều hơn. Theo sự tìm hiểu của chúng tôi, cho đến nay, Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị đã được giới thiệu rất nhiều trong các sách báo, các tuyển tập thơ Đường ở Việt Nam, cũng đã có những công trình từ các góc độ gián tiếp đề cập đến việc diễn dịch Tỳ bà hành, song chưa có công trình nào đặt vấn đề trực tiếp và đi sâu tìm hiểu tác phẩm này từ góc độ tiếp nhận văn học. Đó chính là lý do chính khi chúng tôi chọn đề tài cho Niên luận của mình: Vấn đề tiếp nhận Tỳ bà hành tại Việt Nam.

doc47 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2967 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Vấn đề tiếp nhận Tỳ bà hành tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Thơ Đường là tinh hoa của văn học Trung Quốc, là một chủ thể có vai trò quan trọng tạo nên mối quan hệ tương tác giữa dân tộc đã sản sinh ra nó với các dân tộc khác, trong đó có Việt Nam. Hàng nghìn năm đã trôi qua nhưng vấn đề tiếp nhận – diễn dịch thơ Đường ở Việt Nam vẫn không hề nguội lạnh. Và nếu ai đã quan tâm đến thơ ca cổ điển Trung Quốc thì sẽ khó lòng mà bỏ qua được Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị - một trong những đại biểu xuất sắc nhất của thơ ca Trung Quốc thời Trung Đường. Bạch Cư Dị được hầu hết các học giả xếp vào hàng “tam đại thi hào” của thời Đường (bên cạnh Lý Bạch và Đỗ Phủ) Trường hận ca và Tỳ bà hành chính là hai bài cổ phong trường thiên đã lưu danh ông với hậu thế. Trường hận ca được viết vào năm nguyên Hoà nguyên niên (806), dựa trên câu chuyện của Đường Minh Hoàng và Dương Quý Phi. Còn Tỳ bà hành được viết vào năm Nguyên Hoà thứ mười một (816) – khi Bạch Cư Dị đã bị biếm trích làm Tư mã ở Giang Châu. Cả hai tác phẩm này đều đạt được những thành tựu lớn cả về nội dung và nghệ thuật, được truyền tụng tới mức phổ biến ở Trung Quốc. Sau khi Bạch Cư Dị mất, Đường Hiến Tông đã khẳng định điều này: Đồng tử giai ngâm Trường hận khúc Mục nhi năng xướng Tỳ bà thiên Hai câu này nghĩa là: Trẻ con đều biết ngâm khúc Trường hận ca, kẻ chăn trâu đều biết hát khúc Tỳ bà hành. Khi hai tác phẩm này được tiếp nhận tại Việt Nam thì dường như Tỳ bà hành đã lấn át được Trường hận ca và khẳng định sức sống của nó. Nền văn học nghệ thuật Việt Nam đã đón nhận và lưu giữ tác phẩm Tỳ bà hành, đồng đã từng có những sự tiếp thu ảnh hưởng rất sâu sắc từ tác phẩm đó. Trong làng thơ ca Việt Nam, không ít những sáng tác đã được khởi hứng từ dư âm của Tỳ bà hành. Hơn nữa, bài thơ này từng được đưa vào giảng dạy trong trường phổ thông nên khá quen thuộc với học sinh – sinh viên. Kiệt tác của quan Tư mã Giang Châu từ lâu đã trở thành đối tượng hấp dẫn các nhà nghiên cứu. Nhất là hiện nay, khi lý luận – phê bình văn học đã đạt được những thành tựu mới thì việc tiếp nhận tác phẩm văn học nói chung, tiếp nhận Tỳ bà hành nói riêng càng được quan tâm nhiều hơn. Theo sự tìm hiểu của chúng tôi, cho đến nay, Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị đã được giới thiệu rất nhiều trong các sách báo, các tuyển tập thơ Đường ở Việt Nam, cũng đã có những công trình từ các góc độ gián tiếp đề cập đến việc diễn dịch Tỳ bà hành, song chưa có công trình nào đặt vấn đề trực tiếp và đi sâu tìm hiểu tác phẩm này từ góc độ tiếp nhận văn học. Đó chính là lý do chính khi chúng tôi chọn đề tài cho Niên luận của mình: Vấn đề tiếp nhận Tỳ bà hành tại Việt Nam. II. MỤC ĐÍCH - Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI Mục đích của chúng tôi khi tiến hành đề tài này là thông qua tìm hiểu vấn đề tiếp nhận Tỳ bà hành tại Việt Nam, để cắt nghĩa được những cách diễn dịch về tác phẩm Tỳ bà hành, khảo sát được những mối liên hệ giữa người tiếp nhận với tác phẩm và giữa người tiếp nhận với người tiếp nhận; từ đó có thể đóng góp chút ít vào việc tìm hiểu quá trình tiếp nhận kiệt tác này nói riêng và Đường thi nói chung ở Việt Nam. III. ĐỐI TƯỢNG - PHẠM VI NGHIÊN CỨU - PHẠM VI TƯ LIỆU Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là vấn đề tiếp nhận Tỳ bà hành ở Việt Nam. Theo đó, phạm vi nghiên cứu của đề tài sẽ tập trung vào những vấn đề liên quan tới tác phẩm này. Tất nhiên, trong quá trình tiến hành, chúng tôi cũng cố gắng mở rộng, liên hệ tới một số tác phẩm Đường thi khác trong quá trình tiếp nhận của người Việt. Về phạm vi tư liệu của đề tài, chúng tôi chủ yếu dựa vào các tư liệu thành văn bằng chữ Quốc ngữ (sách báo, tạp chí, luận văn , luận án...) từ đầu thế kỷ XX đến nay. IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện đề tài này, trên bình diện lý thuyết, chúng tôi tiếp cận đối tượng chủ yếu từ góc độ của văn học so sánh và mĩ học tiếp nhận. Về mặt thao tác khoa học cụ thể, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp như: thống kê, thu thập tài liệu; mô tả quá trình tiếp nhận; lý giải phân tích các vấn đề đặt ra khi tiếp nhận tác phẩm; phân tích, so sánh - đối chiếu để làm rõ đặc điểm của đối tượng. V. BỐ CỤC NIÊN LUẬN VÀ QUY CÁCH TRÌNH BÀY 1. Bố cục niên luận: Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Nội dung Niên luận của chúng tôi được triển khai qua bốn đề mục lớn. Trước hết, với một tác phẩm văn học bất kỳ, việc tìm hiểu lịch sử văn bản của nó là thiết yếu. Vì vậy, trong đề tài này, mục I của chúng tôi sẽ nói về thời điểm sớm nhất tiếp nhận văn bản tác phẩm Tỳ bà hành tại Việt Nam. Ở mục II, chúng tôi sẽ nói về vấn đề Tỳ bà hành trên các sách báo tạp chí của Việt Nam ra đời đầu thế kỷ XX. Ở đây, chúng tôi cố gắng trình bày các thông tin để làm rõ, trong khoảng đầu thế kỷ XX, người Việt Nam đã có những sách báo, tạp chí nào giới thiệu Tỳ bà hành và giới thiệu như thế nào. Sau khi đã tìm hiểu lịch sử văn bản Tỳ bà hành và việc giới thiệu tác phẩm này ở đầu thế kỷ XX, chúng tôi tiến hành khảo sát vấn đề tuyển - dịch – nghiên cứu Tỳ bà hành tại Việt Nam từ 1940 đến nay. Đây chính là nội dung mục III trong Niên luận của chúng tôi. Song, cần phải nói rằng từ những năm 1940 trở đi, Tỳ bà hành đã được diễn dịch rất phổ biến và rộng rãi. Vì vậy, để cho vấn đề được cụ thể và gẫy gọn, chúng tôi đã chia mục III thành các mục nhỏ sau đây: 1. Vấn đề tuyển chọn – phiên dịch – chú thích Tỳ bà hành trong các tuyển tập thơ Đường. 2. Vấn đề tuyển chọn – chú giải – phân tích – bình giảng Tỳ bà hành trong sách giáo khoa phổ thông tại Việt Nam. 3. Vấn đề diễn dịch Tỳ bà hành trong các sách giáo trình biên soạn và dịch thuật về văn học Trung Quốc tại Việt Nam. 4. Vấn đề giới thiệu và diễn dịch Tỳ bà hành trong sách báo, tạp chí khoa học tại Việt Nam. Nhưng nếu vấn đề chỉ dừng ở đây thì chưa đủ. Tỳ bà hành là một tác phẩm đặc biệt. Sự tiếp nhận - diễn dịch nó không chỉ thể hiện ở các góc độ trên mà còn cả trong các thể loại văn học nghệ thuật. Để làm sáng tỏ điều này, Niên luận của chúng tôi có thêm mục IV: Vấn đề tiếp nhận Tỳ bà hành trong các thể loại văn học nghệ thuật tại Việt Nam. Trong đó, chúng tôi nhấn mạnh vào hai thể loại là Hát nói và Thơ mới. 2. Quy cách trình bày niên luận: Đối với tên tác phẩm văn học thời cổ đại của Trung Quốc và Việt Nam, để tôn trọng nguyên tác và tiện tra cứu, chúng tôi sẽ phiên âm Hán Việt, đồng thời in nghiêng (chỉ riêng tác phẩm Tỳ bà hành là in nghiêng đậm). Nếu tên tác phẩm nằm trong tên công trình nghiên cứu, thì chúng tôi sẽ in nghiêm đậm. Đối với tên các công trình nghiên cứu và các bài báo khoa học, chúng tôi cũng sẽ in nghiêng. Các thông tin về công trình và bài báo như xuất xứ, tên tạp chí, tên các nhà xuất bản chúng tôi sẽ ghi cụ thể ngay bên cạnh và viết hoa toàn bộ. Sau trích dẫn tài liệu, chúng tôi chú thích theo số thứ tự ở ngay chân trang. Ngoài ra còn có danh mục Tài liệu tham khảo được sắp xếp theo thứ tự a, b, c ở cuối Niên luận. Một số ký hiệu viết tắt: Sđd Sách đã dẫn NXB Nhà xuất bản Tr hoặc Tr Trang H Hà Nội TP Thành phố v.v. B. NỘI DUNG I. VỀ THỜI ĐIỂM SỚM NHẤT TIẾP NHẬN VĂN BẢN TÁC PHẨM TỲ BÀ HÀNH TẠI VIỆT NAM Đây là một vấn đề không hề đơn giản. Tỳ bà hành là một tác phẩm của Trung Quốc được truyền sang Việt Nam. Nhà thơ Bạch Cư Dị sống cách chúng ta trên cả ngàn năm. Hơn nữa, các bản dịch cổ của ta thường không được ghi chép, công bố phổ biến như bây giờ, việc lưu giữ văn bản lại khó khăn. Điều đó làm cho nhiều văn bản cổ không được xác định rõ ràng về thời gian xuất hiện, nhất là với những tác phẩm được lưu truyền từ lâu như Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị. Cho đến nay, giới nghiên cứu văn học vẫn chưa khẳng định rằng bài thơ Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị đã đến với người Việt Nam chính xác tự bao giờ. Tuy vậy, có một số tài liệu đã đề cập đến vấn đề này. Đó là những nguồn thông tin quan trọng cho công việc đi tìm lịch sử văn bản Tỳ bà hành ở Việt Nam. Trong Khoá luận tốt nghiệp của mình, Nguyễn Thu Hương viết: “Tác phẩm được tìm thấy sớm nhất (theo nguồn tư liệu trong tay) là tác phẩm Bạch Cư Dị - Tỳ bà hành của Mạc Đình Tư, xuất bản vào năm 1928” Nguyễn Thu Hương. Tiếp nhận và diễn dịch Phong Kiều dạ bạc tại Việt Nam. Khoá luận tốt nghiệp. Lớp Sư phạm Ngữ văn – K47, Trường ĐHKHXH&NV. H, 2006, tr.30. . Theo nhận định này thì đến năm 1928, Tỳ bà hành mới bắt đầu được giới thiệu trên sách báo tiếng Việt. Nhưng theo sự tìm hiểu của chúng tôi thì tác phẩm Bạch Cư Dị - Tỳ bà hành của Mạc Đình Tư đã được xuất bản từ 1927. Lại có người khẳng dịnh bài thơ này đã được phát hiện từ trước đó. Theo nguồn tin của Nguyễn Thạch Giang (trong quyển Những khúc ngâm chọn lọc) thì cùng một bản dịch Tỳ bà hành của Phan Huy Vịnh (?) đã có bốn bản của bốn nhà xuất bản khác nhau; theo đó, bản dịch của Phan Huy Vịnh được in sớm nhất là bản Trần Trung Viên, năm 1926 Nguyễn Thạch Giang (biên soạn và chú giải). Những khúc ngâm chọn lọc, Tập II. NXB Giáo Dục, 1994. tr.50. . Nhưng bản dịch này vẫn chưa phải là bản được coi là xuất hiện sớm nhất. Khi viết bài Ai là người dịch Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị? Thế Anh: Ai là người dịch Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị?. Tạp chí Hán Nôm số 3/1994, tr.32. , Thế Anh đã đưa ra một bằng chứng xác đáng: “.....Chúng tôi đã tìm đọc bản Tỳ bà hành “diễn âm” (AB. 206) do Phúc Văn Đường tàng bản (in năm Tân Tị, Tự Đức 34 – 1881). Trên cơ sở đó, tác giả bài viết này rút ra nhận định: “Có lẽ, đây là bản khắc in sớm nhất còn lưu lại đến ngày nay.” Gần đây một cán bộ của Viện Nghiên cứu Hán Nôm là Nguyễn Xuân Diện cũng cho biết, trong Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm còn lưu giữ được một số tuyển tập dịch thơ Đường như: Đường thi quốc âm (AB. 172), Đường thi thất tuyệt diễn ca văn phụ tạp văn (AB. 333), Đường thi trích dịch (VN v.156), Túy hậu nhàn ngâm tập (A. 1776)... Một trong số các tuyển tập này có bản dịch Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị Nguyễn Xuân Diện: Khảo sát và giới thiệu các bản dịch Nôm thơ Đường trong kho sách của Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Kỷ yếu Hội thảo do Viện Văn Học tổ chức năm 2006. . Song rất tiếc, chúng tôi chưa tìm được các thông tin cụ thể về bản dịch này. Như vậy, cho đến thời điểm này – theo nguồn tư liệu của chúng tôi thì trong các bản dịch Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị đã được phát hiện, bản khắc in năm 1881 là bản cổ nhất. Dù chưa biết rõ văn bản chữ Hán của Tỳ bà hành đã xuất hiện và được dịch ra chữ Quốc ngữ ở Việt Nam từ bao giờ, nhưng theo những tài liệu đã có được, chúng tôi dự đoán văn bản chữ Hán của tác phẩm này đã đến với người Việt từ khá sớm. Bản dịch Tỳ bà hành được truyền tụng xưa nay, đã từng được coi là của Phan Huy Vịnh nhưng hiện nay đã được chứng minh là của Phan Huy Thực - thân phụ của Phan Huy Vịnh. Căn cứ vào thời gian Phan huy Thực sống (1779 – 1846) thì chúng ta có thể dự đoán: bản dịch Tỳ bà hành đã ra đời từ những năm đầu thế kỷ XIX. Điều này có liên quan đến luận điểm của Phan Văn Diêu: “Trong đời làm quan, Huy Thực đã ba lần lên xuống chức Thượng thư bộ Lễ. Vì lẽ đó, ông đã cảm thông sâu xa với Bạch Lạc Thiên mà phiên diễn Tỳ bà hành chăng?” Dẫn theo Vũ Tiến Quỳnh: Tuyển chọn và trích dẫn những bài phê bình – bình luận của các nhà văn và các nhà nghiên cứu Việt Nam. NXB Văn Nghệ TP. Hồ Chí Minh, 1999. . Một bằng chứng quan trọng nữa mà chúng ta không thể bỏ qua, đó là các sáng tác của người Việt có liên quan đến Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị. Phan Huy Ích có bài: Độ Tầm Dương giang vọng Tỳ bà hành, rồi Nguyễn Du có Long Thành cầm giả ca, Nguyễn Công Trứ có Nghe tiếng tỳ bà (Vịnh Tỳ bà)... Người đọc có thể thấy những tác phẩm này đã được sáng tác trên cơ sở cảm hứng về Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị. Vấn đề này, chúng tôi sẽ trở lại khi nói về việc tiếp nhận Tỳ bà hành trong các thể loại văn học nghệ thuật tại Việt Nam. Sở dĩ chúng tôi kể tới các tác giả tác phẩm này là vì: Phan Huy Ích sống trong khoảng thời gian 1750 – 1820, cùng thời với Nguyễn Du (1765 - 1820). Nguyễn Công Trứ sống trong khoảng 1778 – 1858, cùng thời với Phan Huy Thực. Phan Huy Thực từng dịch Tỳ bà hành, còn Phan Huy Ích, Nguyễn Du, Nguyễn Công Trứ.... đã sáng tác những tác phẩm thể hiện sự ảnh hưởng sâu sắc của Tỳ bà hành. Điều đó chứng tỏ trong thời đại của các bậc thi hào này, nhiều người Việt Nam đã biết đến tuyệt tác của Bạch Cư Dị. Đến nay, bài thơ Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị đã có nhiều bản dịch, song vấn đề lịch sử văn bản của nó vẫn luôn được quan tâm. Những dẫn chứng và phân tích trên đây cho thấy: văn bản chữ Hán của tác phẩm này đã được người Việt tiếp nhận muộn nhất cũng từ đầu thế kỷ XIX (thời đại của Phan Huy Ích, Nguyễn Du....) II. TỲ BÀ HÀNH TRÊN SÁCH BÁO TẠP CHÍ CỦA VIỆT NAM RA ĐỜI ĐẦU THẾ KỶ XX Như chúng tôi đã đề cập ở trên, đến nay, tác phẩm Tỳ bà hành đã xuất hiện nhiều trên các sách báo, tạp chí, tuyển tập thơ Đường của Việt Nam. Các sách báo, tạp chí đầu thế kỷ XX chính là các tài liệu tiên phong trong việc giới thiệu tác phẩm này. Năm 1926, Nhà xuất bản Trần Trung Viên in bản dịch của Phan Huy Thực (lúc đó ghi là của Phan Huy Vịnh) Theo cuốn Những khúc ngâm chọn lọc của Nguyễn Thạch Giang thì cùng bản dịch này đã được giới thiệu trong 3 bản khác: như bản Cây thông (1951), bản Văn hoá (1962) và bản Văn hoá (1963). . Ở thời điểm hiện tại, bản dịch đó được coi là điểm mốc đầu tiên đánh dấu sự xuất hiện của Tỳ bà hành trên sách báo Việt Nam. Năm 1927, Mạc Đình Tư cho xuất bản cuối Bạch Cư Dị - Tỳ bà hành (H, IMPR). Đây là quyển song ngữ. Mạc Đình Tư giới thiệu bản phiên âm Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị và bản dịch thơ ở Việt Nam bằng chữ Quốc ngữ, đồng thời dịch và giới thiệu bài thơ sang tiếng Pháp. Qua đối chiếu, chúng tôi thấy bản dịch thơ trong sách này khá giống với bản dịch của Phan Huy Thực, chỉ thỉnh thoảng có những từ ngữ hoặc những câu khác nhau. Lấy ví dụ như: Trong bản dịch của Phan Huy Thực là: “Ngũ Lăng chàng trẻ ganh đua Biết bao the thắm chuốc mua tiếng đàn Vành lược bạc gãy tan dịp gõ Bức quần hồng hoen ố rượu rơi”. Trong sách của Mạc Đình Tư lại là: “Ngũ Lăng chàng trẻ tranh đua Biết bao the đỏ chuộc mua ngón đàn Vành lược bạc chia tan dịp khổ Bức quần hồng hoen ố rượu rơi”. Hay như đoạn cuối, theo bản dịch hiện hành là: “Đứng lâu dường cảm lời ta Lại ngồi lựa phím đàn đà kíp dây Nghe não nuột khác tay đàn trước Khắp tiệc hoa sướt mướt lệ rơi Lệ ai chan chứa hơn người Giang Châu Tư Mã đượm mùi áo xanh”. còn trong sách của Mạc Đình Tư lại là: “Đứng lâu nhường cảm ý ta Dốn ngồi, giở ngón đàn đà kíp dây Bực rầu rĩ khác tay đàn trước Trong tiệc nghe tuôn nước lệ rơi Lệ ai chan chứa hơn người, Giang Châu Tư Mã đượm mùi áo xanh”. v.v..... Tiếp theo, trên Tân Thanh tạp chí năm 1932, ông Khúc Dương giới thiệu một bản dịch Tỳ bà hành với lời tựa: “Tôi có sao lục được một bài Tỳ bà hành Nôm rất cổ, không biết đã có ở sách nào chưa, vậy tôi đăng lên đây để cống hiến trong làng văn một món quà về văn chương” Xem mục Khảo lục văn chương cổ. Tạp chí Tân Thanh 1932, số 35, tr.13. . Cũng trong lời tự, ông đã đánh giá khá cao về bản dịch này, đặt nó ngang với bản dịch hiện hành và nhận xét: “nhời đặt thanh tao, điêu luyện thần tình lắm”. Đây là bản dịch theo thể thơ song thất lục bát, dưới có đề tên Yên – Hà, có lẽ là tên dịch giả. Chúng tôi nhận thấy trong bản dịch này cũng có những câu lời lẽ tương như trong bản của Phan Huy Thực. Chẳng hạn: “Tiếng to nhỏ chen cười rải rắc Mâm ngọc đâu lác đác châu reo Huê đâu oanh réo rắt kêu Suối đâu nước chảy lèo tèo dưới khe”. hoặc: “Thuyền mấy lá đông tây ắng lặng Một trăng thu giãi trắng lòng sông Ngậm ngùi dây lựa vừa xong Áo xiêm khép nép đứng trong rãi nhời”.... Song, rất tiếc là bản dịch này còn thiếu 4 câu và có “một số chỗ bị nhầm lẫn”. Sau đó, năm 1937, Đông Dương tạp chí có đăng bản dịch tiếng Pháp Tỳ bà hành do Chế Quốc dịch. Bản dịch này đã được lưu giữ ở phòng đọc phim Thư Viện Quốc Gia. Nhưng do sự thất thoát về mặt tài liệu, chúng tôi vẫn chưa tìm được văn bản. Qua sự khảo sát trên, chúng ta có thể thấy rõ: việc giới thiệu tác phẩm Tỳ bà hành ở Việt Nam đầu thế kỷ XX đã rất được quan tâm. Và đó chính là nền tảng cho việc tiếp nhận, diễn dịch bài thơ này ở giai đoạn tiếp theo. III. VẤN ĐỀ TUYỂN - DỊCH – NGHIÊN CỨU TỲ BÀ HÀNH TẠI VIỆT NAM TỪ 1940 ĐẾN NAY Tiếp nhận tác phẩm hiện đang là mối quan tâm lớn của lý luận văn học hiện đại. Một tác phẩm chỉ tồn tại được khi nó tạo được dấu ấn trong lòng người đọc, tức là nó phải tạo được mối quan hệ giữa tác phẩm - người đọc và người viết. Lý luận văn học truyền thống từng quan niệm sự tiếp nhận tác phẩm là sự tri kỷ giữa người đọc và người viết. Theo đó, người sáng tạo ra tác phẩm chỉ viết riêng cho kẻ hiểu mình, cũng như Bá Nha xưa kia chỉ đàn cho một mình Chung Tử Kỳ nghe. Bên cạnh quan niệm “tri âm” còn có quan niệm khác cho rằng tiếp nhận văn học là lấy “ý” của mình suy ra “chí” của tác phẩm hay còn gọi là cách đọc “phát huy, kí thác” Dẫn theo Nguyễn Thu Hương. Tiếp nhận và diễn dịch Phong Kiều dạ bạc tại Việt Nam. Khoá luận tốt nghiệp (Sđd). tr.6. . Như thế, lý luận tiếp nhận truyền thống đề cao yếu tố môi trường, tác giả và chỉ quan tâm đến quan hệ nhân - quả, coi việc tiếp nhận là nhiệm vụ tìm ra ý nghĩa chính xác của tác phẩm. Nhưng lý luận hiện đại lại quan niệm khác. Tư duy lý luận mới nhấn mạnh đến vai trò của người tiếp nhận. Lúc này, tác phẩm văn học được xem “như một quá trình” và “càng tác động đến người đọc bao nhiêu thì nó càng mở ra những khả năng mới bấy nhiêu” Trương Đăng Dung. Tác phẩm văn học như là quá trình. NXB Khoa Học Xã Hội, H.2004, tr.15. . Chủ thể tiếp nhận không chỉ là người đọc, cắt nghĩa tác phẩm mà còn là người “đồng sáng tạo” ra tác phẩm ấy. Đại diện cho tư duy lý luận hiện đại, H.R.JASS từng nói: “....Nhờ sự trung giới của độc giả, tác phẩm mới hoà hợp với tầm kinh nghiệm biến đổi của một truyền thống nào đó mà trong khuôn khổ của nó liên tục tạo ra sự phát triển của tiếp nhận từ thụ động, đơn giản đến hiểu một cách có phương pháp tích cực, từ chỗ dựa vào các chuẩn mực thẩm mỹ được thừa nhận đến chỗ thừa nhận các chuẩn mực mới” Đào Tuấn Ảnh - Trần Hồng Vân - Lại Nguyên Ân (dịch): Các khái niệm và thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu Văn học ở Tây Âu thế kỷ XX. NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội, H. 2003, tr.102. . Với lý luận tiếp nhận hiện đại, nghĩa của tác phẩm văn học không phải là cái cố định mà nó “mang tính chất thời gian”, “tác phẩm văn học là kết quả của quá trình cắt nghĩa văn bản của người tiếp nhận” (Trương Đăng Dung). Tỳ bà Hành của Bạch Cư Dị đã có một lịch sử tồn tại khá lâu ở Việt Nam. Lẽ đương nhiên, lịch sử văn bản của một tác phẩm thường song hành với lịch sử tiếp nhận văn bản đó. Nhưng trước hết, phải có một hệ quy chiếu chung để nói về tiếp nhận. Ở đây, chúng tôi xác định sự tiếp nhận bao gồm cả sự diễn dịch, những cách cắt nghĩa, nhìn nhận, đánh giá về tác phẩm và cả sự tiếp thu - ảnh hưởng từ tác phẩm riêng (phần tiếp thu - ảnh hưởng, chúng tôi sẽ trình bày riêng ở mục sau). 1. Vấn đề tuyển chọn - phiên dịch - chú thích Tỳ bà hành trong các tuyển tập thơ Đường: Tiếp nối các tạp chí, sách báo đầu thế kỷ XX, từ 1940, các tuyển tập thơ Đường ở Việt Nam đã lần lượt ra đời, bao gồm cả tuyển tập của dịch giả và tuyển tập của soạn giả. Trong đó có một số quyển đã giới thiệu nguyên tác và bản dịch Tỳ bà hành. Trước hết là tuyển tập của Trần Trọng Kim, xuất bản năm 1945. Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị là một trong 336 bài thơ Đường được Trần Trọng Kim chọn dịch và giới thiệu. Trong quyển này, dịch giả đã dẫn nguyên văn chữ Hán, phiên âm Hán Việt và đưa ra bản dịch của mình. Về Tỳ bà hành, Trần Trọng Kim có nhận xét rằng: “Bài thơ này là một lối văn dồi dào, thật hay, lời nhiều, tình rõ, lại có khuôn phép, chỗ mau, chỗ chậm nhưng so với phần cao và phần mạnh thì không bằng văn của Đỗ Phủ” Trần Trọng Kim. Đường thi tuyển dịch. NXB Tân Việt, 1950. . Ở đây, nguyên tác Tỳ bà hành đã được thích nghĩa nhưng số lượng không nhiều (9 từ), trong đó có chỗ đã gặp phải ý kiến phản đối của Thê Húc Trần Trọng Kim thích nghĩa từ “triền đầu” là khăn đỏ. (xem Trần Trọng Kim - Đường thi tuyển dịch. Sđd. tr. 128). Cách thích nghĩa này đã bị Thê Húc đặt dấu hỏi nghi hoặc trong quyển Bài hát Tỳ bà. . Năm 1987, Nam Trân tuyển chọn và giới thiệu thơ Đường. Bản dịch Tỳ bà hành được giới thiệu trong tuyển tập này là của Phan Huy Thực. Soạn giả chỉ đưa ra lời giới thiệ
Luận văn liên quan