Tiểu luận Vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của chủ nghịa Mác – Lenin trong việc giảng dạy ngành điện công nghiệp ở Quảng Ngãi

Để hòa nhập vào sự phát triển của khu vực cũng như quốc tế thì phải phát triển về mọi mặt tri thức ,kinh tế- xã hội ,giáodục,văn hóa , Chính vì thế trong Đại hội Đảng lần thứ IX nhấn mạnh chiến lược pháttriển kinh tế - xã hội cho 10 năm đầu của thế kỷ XXI “ Chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2010 nước ta trở thành nước công nghiệp”. Mục tiêu chung là nhằm đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển và trở thành nước công nghiệp . Từ nhu cầu thực tế đó cùng với xu thế toàn cầu hóa, đòi hỏi muốn phát triển đượcthì một nhu cầu thiết yếu đó chính là phát triển nền kinh tế tri thức, đòi hỏi ngành giáo dục phải có những chiến lược để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu hiện nay. Trước yêu cầu của công cuộc phát triển đất nước, phải tiếp tục mở rộngquy mô giáo dục đào tạo, điều chỉnh hợp lý cơ cấu đào tạo theo ngành nghề và theo trình độ, tăng nhanh nhịp độ và tỷ trọng đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động. Trong giáo dục, sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là cần thiết và tất yếu. Mọi hoạt động giáo dục không thể dừng lại ở lý thuyết suông mà phải được kiểm nghiệm từ thực tiễn. Mặt khác, thực tiễn sẽ được lý luận hướng dẫn, điều chỉnh để đạt được hiệu quả cao hơn. Việc nghiên cứu mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn có ý nghĩa rất lớn về mặt phương pháp luận cho mỗi một giáo viên, nó không những tạo ra cho chúng ta một phong cách làm việc khoa học, mà còn tránh cho ta những căn bệnh thường mắc phải khi mà lý luận dạy học đã trở thành mờ nhạt , còn thực tiễn biến đổi từng ngày, từng giờ và mãi mãi phát triển. Nhằm trình bày quan điểm của người nghiên cứu về “sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn” trong dạy học, người nghiên cứu chọn đề tài “Vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa Mác – Lê nin trong việc giảng dạy ngành Điện công nghiệp ở Quảng Ngãi”, đồng thời qua đó, xin được nêu một vài dẫn chứng từ thực tế để minh họa phần trình bày của người nghiên cứu.

pdf22 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 6374 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của chủ nghịa Mác – Lenin trong việc giảng dạy ngành điện công nghiệp ở Quảng Ngãi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG …………….. ---------- TIỂU LUẬN Vận dụng nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của chủ nghịa Mác –Lenin trong việc giảng dạy ngành điện cong nghiệp ở Quảng Ngãi Khóa luận triết học CH K13 1 LỜI NÓI ĐẦU Để hòa nhập vào sự phát triển của khu vực cũng như quốc tế thì phải phát triển về mọi mặt tri thức ,kinh tế- xã hội ,giáo dục,văn hóa ,…Chính vì thế trong Đại hội Đảng lần thứ IX nhấn mạnh chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cho 10 năm đầu của thế kỷ XXI “ Chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2010 nước ta trở thành nước công nghiệp”. Mục tiêu chung là nhằm đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển và trở thành nước công nghiệp . Từ nhu cầu thực tế đó cùng với xu thế toàn cầu hóa, đòi hỏi muốn phát triển được thì một nhu cầu thiết yếu đó chính là phát triển nền kinh tế tri thức, đòi hỏi ngành giáo dục phải có những chiến lược để phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu hiện nay. Trước yêu cầu của công cuộc phát triển đất nước, phải tiếp tục mở rộng quy mô giáo dục đào tạo, điều chỉnh hợp lý cơ cấu đào tạo theo ngành nghề và theo trình độ, tăng nhanh nhịp độ và tỷ trọng đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động. Trong giáo dục, sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là cần thiết và tất yếu. Mọi hoạt động giáo dục không thể dừng lại ở lý thuyết suông mà phải được kiểm nghiệm từ thực tiễn. Mặt khác, thực tiễn sẽ được lý luận hướng dẫn, điều chỉnh để đạt được hiệu quả cao hơn. Việc nghiên cứu mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn có ý nghĩa rất lớn về mặt phương pháp luận cho mỗi một giáo viên, nó không những tạo ra cho chúng ta một phong cách làm việc khoa học, mà còn tránh cho ta những căn bệnh thường mắc phải khi mà lý luận dạy học đã trở thành mờ nhạt , còn thực tiễn biến đổi từng ngày, từng giờ và mãi mãi phát triển. Nhằm trình bày quan điểm của người nghiên cứu về “sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn” trong dạy học, người nghiên cứu chọn đề tài “Vận dụng nguyên tắùc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa Mác – Lê nin trong việc giảng dạy ngành Điện công nghiệp ở Quảng Ngãi ”, đồng thời qua đó, xin được nêu một vài dẫn chứng từ thực tế để minh họa phần trình bày của người nghiên cứu. Do kiến thức và thời gian có hạn nên khó tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, rất mong được sự đóng góp ý kiến của thầy . Người trình bày tiểu luận xin chân thành cảm ơn . Khóa luận triết học CH K13 2 PHẦN CƠ SỞ LÝ LUẬN  THỰC TIỄN VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Chủ nghĩa duy vật trước Mác nói gì về thực tiễn ? Các nhà duy vật trước Mác đã có công lao lớn trong việc phát triển thế giới quan duy vật và đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo và thuyết không thể biết. Tuy nhiên, lý luận của họ còn nhiều khuyết điểm, mà trong đó khuyết điểm lớn nhất là không thấy được hoạt động có tính chất lịch sử – xã hội đối với nhận thức, do đó chủ nghĩa duy vật của họ manh tính trực quan. Mác chỉ rõ : “Khuyết điểm chủ yếu, từ trước cho đến nay của mọi chủ nghĩa duy vật (kể cả chủ nghĩa duy vật của Feuerbach) là không thấy đượcvai trò của thực tiễn”. Phơbách, nhà triết học duy vật lớn nhất trước Mác, tuy có đề cập tới thực tiễn, song Ôâng không thấy được thực tiễn như là một hoạt đông vật chất cảm tính, có tính năng động của con người. Do đó, ông coi thường hoạt động thực tiễn, xem thực tiễn là cái gì đó có tính chất con buôn, bẩn thỉu , ông không hiểu được vai trò của thực tiễn . Oâng không hiểu dược vai trò, ý nghĩacủa thực tiển đối với việc nhận thức và cải biến thế giới. Đối với Ông chỉ có hoạt động lý luận mới là quan trọng và mới là hoạt động đích thực của con người . Các nhà duy tâm coi thực tiễn là gì ? Các nhà duy tâm tuy đã thấy được mặt năng động, sáng tạo trong hoạt động của con người nhưng lại phát triển lên một cách trừu tượng, thái quá. Vì vậy, chủ nghĩa duy tâm cũng chỉ hiểu thực tiễn như là hoạt động tinh thần chứ không hiểu nó như là một hoạt động hiện thực, hoạt độngvật chất cảm tính của con người . Khi đề cập đến “ý niệm thực tiễn”, Heghen, nhà triết học duy tâm lớn nhất trước Mác đã có tư tưởng hợp lý sâu sắc là : bằng thực tiễn, chủ thể tự “nhân đôi” mình, đối tượng hoá bản thân mình trong quan hệ với thế giới bên ngoài. Song do quan điểm duy tâm nên ông chỉ giới hạn thực tiễn ở ý niệm, ở hoạt động tư tưởng. Đối với Hêghen, thục tiễn là một “ logic” . Khóa luận triết học CH K13 3 Chủ nghĩa Mác coi phạm trù thực tiễn không chỉ là phạm trù của lý luận nhận thức Mácxit, mà còn là phạm trù xuyên suốt toàn bộ lý luận của mình ! Mác đã kế thừa những yếu tố hợp lý và khắc phục những thiếu sót trong quan điểm của các nhà triết học trứơc đó về thực tiễn, Mác và Aêngghen đã đem lại một quan niệm đúng đắn, khoa học về thực tiễn và vai trò của nó đối với nhận thức cũng như sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người . Các ông không những tham gia trực tiếp vào hoạt động thực tiễn cách mạng của giai cấp vô sản mà còn dựa trên thực tiễn xã hội để khái quát, phát triển lý luận cách mạng. Nhờ đó, làm cho lý luận gắn bó chặt chẽ với thực tiễn, trở thành vũ khí nhận thức thế giới và cải tạo thế giới. Với việc đưa ra phạm trù thực tiễn và lý luận của mình, Mác và Aêngghen đã thực hiện một bước chuyển biến cách mạng trong lý luận nói chung và lý luận nhận thức nói riêng. Lênin nhận xét rằng : “Quan điểm về đời sống, về thực tiễn phải là quan điểm thứ nhất và cơ bản của lý luận nhận thức” . Vậy Thực tiễn là gì ? Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có mục đích,mang tính lịch sử - xã hội của con người, nhằm cải biến tự nhiên và xã hội . Thực tiễn không phải bao gồm toàn bộ hoạt động của con người, mà chỉ là những hoạt động vật chất (để phân biệt với hoạt động tinh thần, hoạt động lý luận), hay nói theo thuật ngữ của Mác là hoạt động cảm tính của con người. Trong hoạt động thực tiễn, con người phải sử dụng các phương tiện, công cụ vật chất , sức mạmh vật chất của mình tác động vào tự nhiên, xã hội để cải tạo, biến đổi chúng phù hợp vớ nhu cầu của mình. Bằng hoạt động thực tiễn, con người làm biến đổi bản thân sự vật trong hiện thực, từ đó làm cơ sở để biến đổi hình ảnh của sự vật trong nhân thức. Do đó, hoạt động thực tiễn la hoạt động có tính năng động, sánh tạo, là hoạt động đối tượng hóa, là quá trình chuyển hóa cái tinh thần thành cái vật chất. Hoạt động thực tiễn là quá trình tương tác giữa chủ thể và khách thể, trong đó chủ thể hướng vào việc cải tạo khách thể; trên cơ sở đó nhận thức khách thể. Vì vậy, thực tiễn trở thành khâu trung gian nối liền ý thức con người với thế giới bên ngoài . Hoạt động thực tiễn là hoạt động bản chất của con người, là hoạt động đặc trưng cho con người. Nếu động vật chỉ hoạt động theo bản năng, nhằm thích nghi một cách thụ động với thế giới bên ngoài, thì con người nhờ vào thực tiễn – như là một hoạt động có ý thức, có mục đích của mình mà cải tạo thế giới để thoả mãn nhu cầu của mình, thích nghi một cách có chủ động, tích cực với thế giới và để làm chủ thế giới. Con người không thể thỏa mãn với những gì mà tự nhiên cung cấp cho mình dưới dạng có sẵn. Con người phải tiến hành lao động sản xuất để làm ra của cài vật Khóa luận triết học CH K13 4 chất để nuôi sống mình . Để lao động và lao động có hiệu quả, con người phải biết chế tạo ra công cụ và sử dụng công cụ lao động. Bằng hoạt động thực tiễn , trức hết là lao động sản xuất, con người tạo nên những vật phẩm vốn không có sẵn trong thiên nhiên. Không có hoạt động đó, con người và xã hội loài người không thể tồn tại và phát triển được. Vì vậy, có thể nói rằng. thực tiễn là phương thức tồn tại cơ bản của con người và xã hội, là phương thức đầu tiên và chủ yếu của mối quan hệ giữa con người với thế giới . Tuy các hình thức của hoạt động thực tiễn có thay đổi qua các giai đoạn lịch sử khác nhau của xã hội, nhưng thực tiễn luôn luôn là hoạt động cơ bản và phổ biến nhất của xã hội loài người. Thực tiễn là một hoạt động có tính chất cộng đồng, không phải chỉ là hoạt động của một vài cá nhân riêng lẻ, mà là hoạt động của đông đảo quần chúng nhân dân trong xã hội. Do đó, về nội dung cũng như phương thức thực hiện, thực tiễn có tính chất lịch sử - xã hội . Thực tế cũng có quá trình vận động và phát triển của nó, trìng độ phát triển của thực tiễn nói nên trình độ chinh phục giới tự nhiên, trình độ làm chủ xã hội của con người . Thực tiễn có cấu trúc phức tạp, bao gồm nhiều yếu tố và nhiều dạng hoạt động. Bất kỳ quá trình hoạt động thực tiễn nào cũng gồm các yếu tố như nhu cầu, lợi ích, mục đích phương tiện và kết quả. Các yếu tố đó liên hệ với nhau, quy định lẫn nhau mà nếu thiếu chúng thì hoạt động thực tiễn không thể diễn ra được. Hoạt động thực tiễn đa dạng, song có thể chia làm ba hình thức cơ bản :  Hình thức cơ bản đầu tiên của thực tiễn là hoạt động sản xuất vật chất. Đây là dạng hoạt động thực tiễn nguyên thủy nhất và cơ bản nhất vì nó quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người và quyết định các dạng hoạt động thực tiễn khác; nó tạo thành cơ sở của tất cả các hình thức khác của hoạt động đời sống con người, giúp con người thoát khỏi giới hạn tồn tại của động vật.  Hình thức cơ bản thứ hai của thực tiễn là hoạt động chính trị – xã hội nhằm cải tạo, biến đổi xã hội, phát triển các quan hệ xã hội, chế độ xã hội.  Với sự ra đời và phát triển của khoa học, hình thức cơ bản thứ ba của thực tiễn cũng xuất hiện – đó là hoạt động thực nghiệm khoa học . Dạng hoạt động thực tiễn này ngày càng trở nên quan trọng do sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại. Trên cơ sở những hình thức cơ bản, những hình thức khác, không cơ bản của thực tiễn được hình thành, chúng là các hình thức thực tiễn phát sinh ngay trong các hình thức cơ bản. Đó là mặt thực tiễn của các hoạt động trong một số lĩnh vực như Khóa luận triết học CH K13 5 đạo đức, nghệ thuật, giáo dục, tôn giáo, ... Sở dĩ gọi là không cơ bản không phải là những hình thức này kém quan trọng mà chỉ vì chúng được hình thành và phát triển từ các hình thức cơ bản. Bên cạnh những hình thức cơ bản của thực tiễn ta cần làm rỏ vai trò của thực tiễn đối với nhận thức .Vai trò của nhận thức đối với thực tiễn được thể hiện trước hết ở chỗ thực tiễn là cơ sở ,là động lực và là mục đích của nhận thức .Thực tiễn là điểm xuất phát trực tiếp của nhận thức .Nó đề ra nhu cầu nhiệm vụ ,cách thức và khuynh hướng hoạt động và phát triển của nhận thức . Lý luận là gì ? Theo Bác, lý luận là“sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là sự tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích lũy lại trong quá trình lịch sử” Quan điểm duy vật biện chứng cho rằng, nhận thức là quá trình con người phản ánh một cách biện chứng thế giới khách quan trên cơ sở thực tiễn lịch sứ – xã hội. Quá trình nhận thức diễn ra không đơn giản, thụ động, máy móc, nhận thức không có sẵn, bất di bất dịch, mà là quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc con người một cách năng động sáng tạo , biện chứng. Đó là quá trình đi từ không biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều, từ nông đến sâu, từ không đầy đủ và không chính xác tớ đầy đủ hơn và chính xác hơn . Quá trình nhận thức của con người và loài người nói chung trải qua hai giai đoạn là nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Nhận thức cảm tính là giai đoạn đầu của quá trình nhận thức, là sự phản ánh trực tiếp, cụ thể, sinh động hiện thực khách quan vào các giác quan của con người. Nhận thức cảm tính bao gồm các h2nh thức cảm giác, tri giác và biểu tượng. Nhận thức lý tính hay tư duy trừu tượng là giai đoạn cao của nhận thức, nó là sự phản ánh trừu tượng, khái quát và gián tiếp hiện thực. Nhận thức lý tính được hình thành dựa vào những tài liệu do nhận thức cảm tính đem lại vàthể hiện dưới các hình thức là khái niệm, phán đoán và suy luận. Nếu nhận thức cảm tính mới dừng lại ở cái bề ngoài, chưa phân biệt được cái chung và cái riêng, bản chất và hiện tượng . . . thì nhận thức lý tính có thể giúp ta đi sâu vào những mối liên hệ bản chất, phổ biến, tất nhiên, bên trong của sự vật, do đó nhận thức sự vật sâu sắc hơn và đầy đủ hơn . Sự phát triển của nhận thức loài người tất yếu dẫn đến sự xuất hiện của lý luận . Lý luận là sản phẩm của sự phát triển cao của nhận thức, đồng thời thể hiện nhận thức của con người đã ở một trình độ cao. Xét về bản chất, lý luận là một hệ thống những tri thức được khái quát từ thực tiễn, phản ánh những mối liên hệ bản chất, nhữnh tính quy luật của thế giới khách Khóa luận triết học CH K13 6 quan. Lý luận được hình thành không phải ở bên ngoài thực tiễn, mà trong mối quan hệ với thực tiễn. Giữa lý luận và thực tiễn có mối quan hệ biện chứng với nhau, tác động qua lại với nhau, trong đó thực tiễn giữ vai trò quyết định. Lênin nhận xét rằng “Thực tiễn cao hơn nhận thức vì nó có ưu điểmkhông những của tính phổ biến, mà cả của tính hiện thực trực tiếp” . Mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn là một trong những vấn đề cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin nói chung và của lý luận nhận thức mácxit nói riêng. Quán triệt mối quan hệ đó có ý nghĩa quan trọng đối với nhận thức khoa học và hoạt động thực tiễn cách mạng . Thực tiễn là hoạt động vật chất, còn lý luận là sản phẩm củahoạt động tinh thần; Thực tiễn có trước, còn lý luận có sau; Thực tiễn đóng vai trò quyết định đối với lý luận, song lý luận cũng có sự tác động trở lại đối với thực tiễn , có thể nói giữa lý luận và thực tiễn có sự liên hệ, tác động qua lại. Tạo điều kiện cho nhau cùng phát triển . Vai trò quyềt định của thực tiễn được biểu hiện trước hết ở chỗ thực tiễn là cơ sở, mục đích và động lực chủ yếu và trực tiếp của nhận thức nói chung trong đó có lý luận . Aêngghen nhận xét rằng :” Từ trước tới nay khoa học tự nhiên cũng như triết học đã hoàn toàn coi thuờng ảnh hưởng của hoạt động con người đối vớ tư duy của họ. Hai môn ấy một mặt chỉ biết có tự nhiên, mặt khác chỉ biết có tư tưởng . Nhưng chính việc người ta biến đổi tự nhiên, chứ không phải chỉ một mình giới tự nhiên, là cơ sở chủ yếu nhất và trực tiếp nhất của tư duy con người, và trí tuệ con người đã phát triển song song với việc người ta cải biến thiên nhiên” . Con người quan hệ với thế giới bắt đầu không phải bằng lý luận mà bằng thực tiễn . Chính trong quá trình hoạt động thực tiễn, cải tạo thế giới mà nhận thức, lý luận ở con người mới được hình thành và phát triển . Bằng hoạt động thực tiễn con người tác động vào thế giới, buột thế giới phải bộc lộ những thuộc tính, những quy luật để cho con người nhận thức chúng, ban đầu chỉ là những tài liệu cảm tính, những kinh nghiệm, sau đó bằng so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, trưu tượng hoá . . . để phát triển thành lý tính, xây dựng thành lý luận, khoa học phản ánh bản chất, quy luật vận động của sự vật, hiện tượng trong thế giới. Do đó có thể nói, thực tiễn cung cấp những tài liệu cho nhận thức, cho lý luận. Không có thực tiễn thì không có nhận thức, không có lý luận. Mọi tri thức dù trực tiếp hay gián tiếp đối vớ người này hay đối vớ người kia, thệ hệ này hay thế hệ khác, dù ở giai đoạn cảm tính hay lý tính , ở trình độ kinh nghiệm hay lý luận xét đến cùng thì cũng bắt nguồn từ thực tiễn . Khóa luận triết học CH K13 7 Trong quá trình tồn tại, do nhu cầu mỗi ngày một tăng, mà thế giới tự nhiên lại không đáp ứng đủ, nên con người phải cải tạo thế giới bằng hoạt động thực tiễn của mình, và chính quá trình biến đổi thế giới, con người cũng biến đổi ngay chính bản thân mình , phát triển năng lực bản chất, năng lực trí tuệ của mình. Nhờ đó, con người ngày càng đi sâu vào nhận thức thế giới, khám phá các bí mật của thế giới, làm phong phú và sâu sắc thêm tri thức của mình về thế giới. Thực tiễn còn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ và phương hướngphát triển của nhận thức và lý luận. Nhu cầu thực tiễn đòi hỏi phải có tri thức mới, phải tổng kết kinh nghiệm, khái quát lý luận , thúc đẩy sự phát triển của các nhành khoa học . Như vậy, trong quá trình hoạt động thực tiễn , trí tuệ con người được phát triển, được nâng cao dần thành lý luận, khoa học. Song bản thân lý luận, khoa học không có mục đích tự thân. Lý luận, khoa học ra đời chính vì và chủ yếu vì chúng cần thiết cho hoạt động thực tiễn của con người. Thực tiễn là mục đích của nhận thức, lý luận. Nhận thức, lý luận sau khi ra đời phải quay lại phục vụ thực tiễn, hướng dẫn, chỉ đạo thực tiễn. Lý luận, khoa học chỉ có ý nghĩa thực sự khi chúng được vận dụng vào thực tiễn, cải tạo thực tiễn, phục vụ mục tiêu phát triển chung của con người . Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, lý luận còn thể hiện ở chỗ thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý. Mác viết :”Vấn đề tìm hiểu xem tư duy con người có thể đạt tới chân lý khách quan không, hoàn toàn khôngphải là một vấn đề lý luận mà là một vấn