Tiểu luận Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào các hoạt động đoàn hội ở trường Đại học Bách Khoa hiện nay

Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị cha già, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, danh nhân kiệt xuất của nhân loại. Người đã dâng trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Người đã để lại một di sản vô cùng quý giá đó chính là “Tư tưởng Hồ Chí Minh”. Đảng ta đã khẳng định: Tư tưởng hcm là là tài sản tinh thần vô cùng quí giá của Đảng và dân tộc ta, là hiện thân của con đường đấu tranh và thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Trong suốt cuộc đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành rất nhiều tình cảm lớn lao cho thế hệ trẻ, thế hệ mà Người khẳng định sẽ là người chủ tương lai, là rường cột của nước nhà. Điều đó thể hiện rất rõ qua các cuộc gặp gỡ và qua nhiều bài viết của Người dành cho thế hệ trẻ (theo Người, thế hệ trẻ bao gồm: thanh niên, thiếu niên và nhi đồng, trong đó thanh niên là lực lượng quan trọng nhất), đồng thời chính Người tổ chức huấn luyện, lãnh đạo và rèn luyện phát triển lực lượng thanh niên cách mạng Việt Nam. Trong hệ thống tư tưởng của mình, người đã đưa ra những luận điểm rất sâu sắc, khách quan về thanh niên và những vấn đề về thanh niên. Trong Thư gửi các bạn thanh niên, năm 1947, Người viết “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nàh thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do thanh niên”. Qua đó có thể thấy rằng, người đánh giá cao khả năng cách mạng và cống hiến to lớn của thanh niên đối với tương lai của dân tộc, tiền đồ của cách mạng. Thanh niên luôn là lớp người hăng hái nhiệt tình, luôn đi đầu trong mọi việc khó khăn: ‘Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”. Có thể thấy rằng, tư tưởng hcm về thanh niên là một hệ thống quan điểm toàn diện, sâu sắc và khách quan, việc nghiên cứu, làm sáng hệ thống tư tưởng này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đặc biệt trong công cuộc xây dựng, đổi mới đất nước hiện nay. Đối với các đoàn viên, thanh niên, sinh viên trường đại học Bách Khoa Hà Nội, việc tìm hiểu và vận dụng tư tưởng hcm lại càng có vai trò định hướng quan trọng hơn, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của nhà trường và đoàn thể.

doc25 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2840 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào các hoạt động đoàn hội ở trường Đại học Bách Khoa hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị cha già, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, danh nhân kiệt xuất của nhân loại. Người đã dâng trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Người đã để lại một di sản vô cùng quý giá đó chính là “Tư tưởng Hồ Chí Minh”. Đảng ta đã khẳng định: Tư tưởng hcm là là tài sản tinh thần vô cùng quí giá của Đảng và dân tộc ta, là hiện thân của con đường đấu tranh và thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Trong suốt cuộc đời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành rất nhiều tình cảm lớn lao cho thế hệ trẻ, thế hệ mà Người khẳng định sẽ là người chủ tương lai, là rường cột của nước nhà. Điều đó thể hiện rất rõ qua các cuộc gặp gỡ và qua nhiều bài viết của Người dành cho thế hệ trẻ (theo Người, thế hệ trẻ bao gồm: thanh niên, thiếu niên và nhi đồng, trong đó thanh niên là lực lượng quan trọng nhất), đồng thời chính Người tổ chức huấn luyện, lãnh đạo và rèn luyện phát triển lực lượng thanh niên cách mạng Việt Nam. Trong hệ thống tư tưởng của mình, người đã đưa ra những luận điểm rất sâu sắc, khách quan về thanh niên và những vấn đề về thanh niên. Trong Thư gửi các bạn thanh niên, năm 1947, Người viết “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nàh thịnh hay suy, yếu hay mạnh, một phần lớn là do thanh niên”. Qua đó có thể thấy rằng, người đánh giá cao khả năng cách mạng và cống hiến to lớn của thanh niên đối với tương lai của dân tộc, tiền đồ của cách mạng. Thanh niên luôn là lớp người hăng hái nhiệt tình, luôn đi đầu trong mọi việc khó khăn: ‘Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”. Có thể thấy rằng, tư tưởng hcm về thanh niên là một hệ thống quan điểm toàn diện, sâu sắc và khách quan, việc nghiên cứu, làm sáng hệ thống tư tưởng này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đặc biệt trong công cuộc xây dựng, đổi mới đất nước hiện nay. Đối với các đoàn viên, thanh niên, sinh viên trường đại học Bách Khoa Hà Nội, việc tìm hiểu và vận dụng tư tưởng hcm lại càng có vai trò định hướng quan trọng hơn, là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của nhà trường và đoàn thể. Chúng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo, sự hợp tác của các bạn trọng nhóm để hoàn thanh bài tiểu luận này. Nhóm sinh viên thực hiện MỤC LỤC PHẦN MỘT: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ THANH NIÊN . I. Thanh niên là lực lượng xung kích chủ yếu của cách mạng, là chủ nhân tương lai của đất nước. II. Đảng và nhà nước phải chăm lo bồi dưỡng, giáo dục lí tưởng và đạo đức cách mạng cho thanh niên, đào tạo họ thành người chủ trên các lĩnh vực. III. Thanh niên phải tự vươn lên, phấn đấu, rèn luyện để thực sự trở thành những chủ nhân tương lai của đất nước. PHẦN HAI: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG ĐOÀN HỘI Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HIỆN NAY. PHẦN MỘT: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ THANH NIÊN I. Thanh niên là lực lượng xung kích chủ yếu của cách mạng, là chủ nhân tương lai của đất nước. Dân tộc Việt Nam là một dân tộc có truyền thống yêu nước, quật cường, chống ngoại xâm, sẵn sàng xả thân ví độc lập tự do của dân tộc. Lịch sử của dân tộc Việt Nam trải qua nhiều cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, ghi danh những anh hùng bất khuất, anh dũng của dân tộc. Từ thời kì Bắc thuộc, cho đến cuộc chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên, kháng chiến chống chế độ thực dân Pháp, quân chủ Nhật, đế quốc Mỹ. Những trang sử vàng của dân tộc Việt Nam ghi dấu tên tuổi của những anh hùng trẻ tuổi. Cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Pháp và Mỹ là cuộc đấu tranh rất phức tạp, gian khổ và lâu dài, nhưng tuyệt nhiên không làm nhân dân ta chùn bước, mà trái lại càng thôi thúc nhân dân ta quyết tâm chiến đấu giành lại toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành cho nhân dân Nam bộ, đặc biệt là thanh niên một tình cảm yêu thương, trìu mến, Người gửi gắm cho lớp trẻ miền Nam nhiều tình cảm.  "Lời kêu gọi thanh niên Nam Bộ" của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào ngày 30/10/1945 - một tháng sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 nổ ra: Trong cuộc chống xâm lăng này, các bạn đã là bức Vạn Lý Trường Thành vững chắc. Các bạn phải thống nhất mặt trận thanh niên, đoàn kết, nêu cao tinh thần tin tưởng ở sức mạnh của dân tộc. Những gương hy sinh anh dũng của các bạn đã sáng dọi khắp nước,. Những lời dạy của Bác Hồ về việc đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam để trở thành đội quân xung kích trong sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Ðảng và nhân dân ta: Sinh thời Bác Hồ đặc biệt yêu quý thanh niên và dành nhiều tâm huyết chăm lo bồi dưỡng, đào tạo các thế hệ thanh niên. Năm 1925, ngay sau khi thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Bác Hồ đã lo đến việc tổ chức và lãnh đạo đoàn thể riêng của thanh niên. Người kể lại: “Hội đã chọn tám em Việt kiều ở Xiêm đưa sang Quảng Châu để bồi dưỡng thành hạt nhân Ðoàn thanh niên sau này. Trong số các em đó có Lý Tự Trọng, về sau là đoàn viên đầu tiên của Ðoàn Thanh niên Cộng sản nước ta, cũng là người cộng sản đã oanh liệt đấu tranh đến hơi thở cuối cùng cho Ðảng, cho sự nghiệp cách mạng”. Năm 1951, khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bước vào giai đoạn tổng phản công, cần huy động nhiều sức người sức của cho tiền tuyến, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm một đơn vị thanh niên xung phong và căn dặn: “Không có việc gì khó Chỉ sợ lòng không bền Ðào núi và lấp biển Quyết chí ắt làm nên” Thực hiện lời Bác dạy lớp lớp thanh niên tham gia kháng chiến, vượt mọi gian khó góp phần cùng toàn dân làm nên chiến thắng Ðiện Biên Phủ và xây dựng miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Trước sự phát triển của phong trào thanh niên, Chủ tịch Hồ Chí Minh 'rất tự hào, sung sướng và thấy như mình trẻ lại, thấy tương lai của dân tộc ta vô cùng vững chắc và vẻ vang' (Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên, Nxb Thanh niên, Hà Nội 1973, tr 209). Người căn dặn: “Cần phát triển Ðoàn hơn nữa, nhưng phải chọn lọc cẩn thận, trọng chất lượng hơn số lượng. Nói tóm lại, luôn luôn làm đúng những lời dạy bảo của Ðảng. Trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn Ðảng ta: Cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa 'hồng' vừa 'chuyên'”. 80 năm qua, thanh niên, thế hệ trẻ Việt Nam luôn được sự quan tâm, chăm lo giáo dục của Ðảng và Bác Hồ về lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cũng như nghề nghiệp, nâng cao năng lực, trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật đã tỏ rõ là đội quân xung kích của cách mạng. Có thể khẳng định rằng, Ðảng và nhân dân ta quan tâm và kỳ vọng rất nhiều ở thanh niên. Vấn đề đặt ra là trong điều kiện đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, mở rộng quan hệ quốc tế, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế hiện nay, thanh niên phải làm thế nào để trở thành lực lượng 'hăng hái xung phong' trong mọi việc. Tuy lực lượng lao động trẻ nước ta được xếp vào hàng quốc gia có trình độ học vấn khá, có nhiều sinh viên, học sinh thông minh đạt giải quốc tế, nhưng lại thiếu những người quản lý trẻ tài năng, những doanh nhân, nhà doanh nghiệp trẻ có tài và những lao động tinh thông công việc. Do vậy mà năng suất lao động còn rất thấp và hiệu quả kinh tế chưa cao so với mức đầu tư. Nếu đem so sánh với các nước đang phát triển, kể cả những nước trong khu vực như Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Thái lan thì nguồn lao động trẻ của nước ta còn ở trình độ thấp, chưa có tác phong và tư duy công nghiệp. Ðây là một thực tế cần nhìn nhận thẳng thắn để tìm cách khắc phục. Hiện nay, nước ta có hơn 50 triệu người ở độ tuổi lao động nhưng số người từ 15 tuổi trở lên được đào tạo nghề nghiệp và chuyên môn kỹ thuật rất thấp, trong đó chỉ có 2,3% là công nhân kỹ thuật và nhân viên nghiệp vụ; 2,8% có trình độ trung học chuyên nghiệp; 0,7% cao đẳng và 1,7% đại học, 0,1% có trình độ trên đại học. Cơ cấu đào tạo lại bất hợp lý: đại học và trên đại học là 1; trung học chuyên nghiệp là 1,3 và công nhân kỹ thuật là 0,92 (thế giới là 1-4-10). Do đó, tình trạng thiếu thợ lành nghề trong nền kinh tế ngày càng trầm trọng. Sinh viên ra trường không có việc làm ngày càng nhiều, song các khu công nghiệp, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài lại tuyển được rất ít lao động có trình độ cao, công nhân kỹ thuật và thợ có tay nghề. Thực hiện chiến lược kinh tế xã hội 2011 - 2020, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế nhanh và bền vững thì yêu cầu về nguồn nhân lực trẻ được đào tạo có chất lượng ngày càng cao. Trong những năm qua khi Việt nam hội nhập sâu, rộng, toàn diện vào kinh tế thế giới cho thấy chất lượng lao động là yếu tố quan trọng hàng đầu mà các doanh nghiệp quan tâm chứ không phải số lượng lao động phổ thông và giá công nhân, lao động rẻ. Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, chuyển hướng phát triển kinh tế sang chiều sâu, nâng cao năng suất lao động, nâng cao hàm lượng chất xám trong sản phẩm hàng hóa, phát triển kinh tế tri thức đòi hỏi cấp bách phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Ðể nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trẻ, giải pháp vừa cơ bản, vừa cấp bách là phát triển, đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo một cách toàn diện gắn kết giáo dục và dạy nghề với nghiên cứu khoa học, công nghệ và bám sát, thậm chí đi trước một bước yêu cầu phát triển kinh tế đất nước, nhu cầu thị trường, sự phát triển của doanh nghiệp. Trong đó chú trọng hai lĩnh vực là mở rộng đào tạo công nhân, kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ và đào tạo đại học, trên đại học. Ðổi mới phương pháp dạy và học, phát huy tư duy sáng tạo và năng lực đào tạo của người học. Ðổi mới chương trình đào tạo đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề thiết thực, hiện đại. Cần quan tâm việc trang bị kiến thức tin học, ngoại ngữ cho sinh viên là những công cụ để có thể tiếp cận nhanh với xã hội, thế giới, tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế một cách nhanh chóng và hiệu quả. Ði vào kinh tế tri thức, hội nhập, tham gia toàn cầu hóa kinh tế, trong những thập kỷ đầu của thế kỷ 21, Việt Nam phải xây dựng và thực hiện một chiến lược tổng thể quốc gia và chương trình hành động cụ thể về đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo. Theo đó cần quán triệt đầy đủ, sâu sắc quan điểm bồi dưỡng, đào tạo thế hệ cách mạng cho đời sau là việc rất quan trọng và rất cần thiết, thật sự coi giáo dục, đào tạo là quốc sách hàng đầu, tập hợp và đào tạo thanh niên để họ là đội quân xung kích trong sự nghiệp vẻ vang của Ðảng và dân tộc. Có thể khẳng định rằng: Từ khi có Đảng, các thế hệ thanh niên đã được tổ chức và tham gia vào sự nghiệp cứu nước, trở thành đội quân chủ lực của cách mạng, cống hiến sức lực, xương máu và trí tuệ cho công cuộc giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội và đổi mới. Để thanh niên vươn lên làm chủ tương lai nước nhà thì các thế hệ trẻ phải được chuẩn bị về mọi mặt. Vấn đề quan trọng hàng đầu là giáo dục lý tưởng cách mạng và rèn luyện đạo đức của thanh niên. Như nghị quyết của Trung ương Đảng (khoá X) mới ban hành trong giai đoạn mới của cách mạng hiện nay, việc bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanh niên là giáo dục và tổ chức thanh niên thành  những lực lượng xung  kích trong công cuộc đổi mới. Giáo dục nâng cao nhận thức gắn liền với hoạt động thực tiễn của tuổi trẻ phải thông qua các phong trào xã hội mới củng cố và nâng cao niềm tin vào thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xây dựng xã hội  mới  công bằng, dân chủ, văn minh. Thông qua quá trình học tập và hoạt động thực tiễn để thế hệ trẻ góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hơn nữa tự tin vươn lên làm chủ nước nhà, tự bồi dưỡng cho mình bản lĩnh và niềm tin vào con đường cách mạng: độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội,  kiên quyết đấu  tranh với các quan điểm sai trái của các thế  lực thù địch cản trở và phủ nhận con đường phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục lý tưởng và bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ chính là tạo lập nền tảng vững chắc cho thanh niêm làm chủ tương lai nước nhà, đưa  thanh niên vào cuộc sống chiến đấu, lao động,  học tập của toàn dân do Đảng  lãnh đạo. Trong truyền thống vẻ vang của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, tuổi trẻ Việt Nam đã tô thắm lá cờ Đoàn với phong trào Ba  sẵn sàng thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trong thời kỳ mới của cách mạng là các phong trào thanh niên "lập thân, lập nghiệp", "thanh niên tình nguyện", "tuổi trẻ  giữ nước" "mùa hè xanh", "đền ơn đáp nghĩa", bảo vệ môi trường sống, bảo vệ chủ quyền biển, đảo... và mới đây là Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" đã có tác dụng và ý nghĩa to lớn đối với việc bồi dưỡng lý tưởng và đạo đức cách mạng cho các thế hệ thanh niên Việt Nam. Bằng những hoạt động thực tế của thanh niên, các cấp uỷ đảng đã lựa chọn được nhiều thanh niên đủ phẩm chất và năng lực  để kết nạp vào Đảng, tiếp tục bồi dưỡng đào tạo để gánh vác công việc trong hệ thống chính trị và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Các phong trào của thanh niên còn góp phần nâng cao tính tích cực cho thế hệ trẻ tham gia vào các hoạt động cộng đồng, làm các việc khó khăn, đến với đồng bào vùng cách mạng và dân tộc thiểu số, đưa tiến bộ khoa học, kỹ thuật, kiến thức mới vào đời sống nhân dân, tạo môi trường cho thanh niên học tập nhân dân, giúp đỡ người nghèo và đền ơn người có công với cách mạng, góp phần giáo dục lòng yêu nước, thương yêu đồng bào, đẩy lùi thói hư tật xấu trong xã hội và trong một bộ phận lớp trẻ có quan niệm và lối sống   tiêu cực. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng, Bác Hồ  luôn quan tâm dạy bảo, đào tạo các thế hệ kế tục sự nghiệp cách mạng. Đối với thanh niên, Người yêu quý và chăm lo bồi dưỡng một cách toàn diện. Bác Hồ đã nhìn thấy đội quân chủ lực trong công cuộc xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở nước ta chính là các thế hệ thanh niên. Đây cũng chính là điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh dặn dò Đảng ta phải ra sức chăm lo đến thanh niên, chọn lựa những thanh niên ưu tú để đào tạo nghề và kiến thức khoa học kỹ thuật, bồi dưỡng tư tưởng, lập trường cách mạng cho họ. II. Đảng và nhà nước phải chăm lo bồi dưỡng, giáo dục lí tưởng và đạo đức cách mạng cho thanh niên, đào tạo họ thành người chủ trên các lĩnh vực. Ðảng, Nhà nước phải chăm lo bồi dưỡng, giáo dục lý tưởng và đạo đức cách mạng cho thanh niên, giáo dục ý thức làm chủ và đào tạo họ thành người làm chủ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề nghiệp. Nghĩa là đào tạo họ trở thành những con người vừa hồng, vừa chuyên. Thanh niên là đối tượng quần chúng đặc thù của Đảng, họ có những yêu cầu, những lợi ích chính đáng về mặt xã hội và lứa tuổi, họ đang trong quá trình hoàn thiện về nhân cách, đang phấn đấu vươn lên tích luỹ kiến thức về mọi mặt và trau dồi đạo đức, phẩm chất. Bác dạy: “Phải quan tâm đến đời sống, công tác và học tập của thanh niên” , Người cho rằng đây là cách tốt nhất để củng cố mối liên hệ giữa các tổ chức thanh niên với đông đảo quần chúng thanh niên. Thanh niên có những ưu điểm và hạn chế riêng, nhưng nếu không nhìn nhận và đánh giá đúng về thanh niên theo quan điểm phát triển thì dễ sinh ra “hẹp hòi, thành kiến, bảo thủ” như Bác đã căn dặn. Quán triệt tư tưởng của Người, tại Đại hội toàn quốc lần thứ III Hội LHTN Việt Nam, đồng chí Tổng Bí thư Đỗ Mười đã nói: “Thanh niên có phát triển thì dân tộc mới trường tồn”. Nhìn nhận, đánh giá đúng đắn vai trò, vị trí của thanh niên cũng như các vấn đề của thanh niên trong quá trình phát triển của lịch sử và trong từng thời kỳ cách mang là để hiểu sâu, hiểu kỹ về thanh niên và các vấn đề của thanh niên. Đây chính là tiền đề, là điều kiện hết sức quan trọng để định ra chiến lược, vạch ra đường lối, nội dung, giải pháp giáo dục, bồi dưỡng và tổ chức thanh niên thành lực lượng chính trị hùng hậu kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp của Đảng, Bác Hồ và dân tộc.Hệ thống quan điểm của Bác Hồ về thanh niên, về vai trò, vị trí, khả năng cách mạng của thanh niên đã minh chứng thanh niên là đối tượng quần chúng đặc thù của Đảng không những chiếm số lượng đông trong dân số mà còn là nguồn lao động có chất lượng, là đội xung kích trong lao động, công tác trong những ngành mũi nhọn, then chốt của đất nước,… Trong thời kỳ mới thanh niên là lực lượng kế thừa và tiếp nối các thế hệ cha anh xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Thanh niên là nguồn cung cấp nhân lực có chất lượng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; là lực lượng xung kích đi đầu thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; là lực lượng chủ lực trong xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc, hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế . Tuy nhiên, thanh niên ngày nay cũng đang đứng trước những khó khăn, hạn chế rất đáng quan tâm: Một bộ phận thanh niên còn ít quan tâm hoặc ngại tham gia vào các sinh hoạt chính trị và các hoạt động xã hội, có nhận thức chính trị non kém, chưa xác định được lý tưởng sống đúng đắn, coi nhẹ những giá trị truyền thống, nhân văn cao đẹp của dân tộc, bị ảnh hưởng xấu bởi lối sống ngoại lai, sự xâm lăng văn hoá và những tiêu cực mặt trái của cơ chế thị trường; động cơ học tập, định hướng nghề nghiệp còn chưa thích ứng với thị trường lao động; tình trạng thiếu việc làm, thu nhập thấp còn khá phổ biến; kiến thức, kỹ năng và phẩm chất cần thiết của lao động trẻ trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế chưa cao; các tệ nạn xã hội, đặc biệt là ma tuý, mại dâm, tình trạng lây nhiễm HIV/AIDS,... diễn biến phức tạp trong đó thanh thiếu nhi vừa là đối tượng vừa là nạn nhân đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nguồn nhân lực trẻ cho sự phát triển của đất nước. Mặt khác, thanh niên ngày nay cũng đang phải đối mặt với những thách thức mới. Do tâm lý lứa tuổi, thanh niên còn thiếu bản lĩnh, kinh nghiệm trong cuộc sống lại gặp phải tác động từ sự thay đổi quá nhanh và đa dạng trong quan niệm về các chuẩn giá trị xã hội và văn hoá; sự gia tăng phân hoá giàu nghèo, sự tha hoá, biến chất trong một bộ phận cán bộ, đảng viên; những thông tin xấu, độc hại lan truyền trên Internet, những âm mưu và hành động chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch;... Trong khi đó, năng lực cụ thể hoá các chủ trương của Đảng, Nhà nước trong công tác giáo dục đối với thanh thiếu nhi ở một số đơn vị còn yếu. Giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay là việc khó, có lúc, có nơi, có bộ phận chưa thực sự chú trọng; chưa phát huy được sức mạnh đồng bộ của các lực lượng xã hội trong giáo dục thanh niên. Việc nắm bắt, xử lý diễn biến tư tưởng thanh niên và thực hiện nội dung giáo dục lý tưởng, đạo đức cách mạng cho thanh niên của Đoàn, Hội hiệu quả còn thấp; hình thức còn xơ cứng, thiếu hấp dẫn; nhiều vấn đề chính đáng của thanh niên chậm được giải quyết; việc đầu tư cho công tác giáo dục thanh niên chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ của tình hình. Do đó, cần phải chăm lo giáo dục, bồi dưỡng rèn luyện và tạo điều kiện cho sự phát triển và trưởng thành của thanh niên. Trong tình hình hiện nay, cần đặc biệt coi trọng việc giáo dục truyền thống văn hoá, văn hiến, đoàn kết cộng đồng, rèn luyện ý chí tự lực tự cường, lòng tự tôn dân tộc, khát vọng vươn lên chiếm lĩnh đỉnh cao trí tuệ, không cam chịu nghèo nàn lạc hậu; giáo dục tinh thần xung kích, tình nguyện vì cộng đồng và sự phồn vinh của đất nước cho thanh niên. Giáo dục lòng yêu lao động, trân trọng sức lao động, biết hưởng thụ chính đáng, chống lối sống thực dụng; ý thức kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống, lối sống, nếp sống công tác, lao động, sinh hoạt lành mạnh, văn minh, giữ vững thuần phong mỹ tục của dân tộc, dòng họ, gia đình, đấu tranh chống lối sống ích kỷ, coi thường kỷ cương phép nước, luân thường đạo lý; nâng cao nhận thức và định hướng hành động của thanh niên trong đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội. Giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng, của dân tộc, của Đoàn. Giáo dục luật pháp và ý thức công dân, xây dựng lối sống “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”, tuân thủ nội quy, quy định của tổ chức, tập thể và cộng đồng. Giáo dục tinh thần cảnh giác cách mạng, ý
Luận văn liên quan