Tiểu luận Văn hoá trong giao tiếp kinh doanh của các nước Phương Tây

Người xưa có câu: “ Miếng trầu bắt đầu câu chuyện”. Để khởi đầu một câu chuyện, người Việt Na m ta thường đi vòng vo rồi s au đó mới vào vấn đề chính. Đó cũng là một trong những đặc trưng giao tiếp đã hình thành từ xa xưa và bây giờ v ẫn còn tiếp diễn. Chắc chắn sẽ không có vấn đề gì khi chú ng ta giao tiếp với nhau theo cách thức như vậy nhưng chuyện gì sẽ xảy ra khi bạn cũng áp dụng câu nói này khi giao tiếp với người nước ngoài? Trong thời đại kinh tế toàn cầu, việc hội nhập với các nền kinh tế toàn cầu là tất yếu. Việc kinh doanh quốc tế sẽ thuận buồm xuôi gió nếu như các doanh nghiệp nắm vững được các nguyên tắc trong giao tiếp quốc tế, cụ thể là văn hoá g iao tiếp kinh doanh của nước mà doanh nghiệp đang hợp tác. Như các bạn biết Việt Na m nằm ở Châu Á, chúng ta chịu ảnh hưởng của nền văn hoá Phương Đông nên việc giao lưu kinh tế s ẽ trở nên thuận lợi hơn với các nước trong cùng châu lục. Nhưng với các nước ở phía Tây bán cầu hay còn gọi là Phương Tây với khoảng cách địa lý, tôn giáo và nền văn minh khác xa thì việc g iao tiếp kinh doanh sẽ khó khăn rất nhiều. Tìm hiểu các nền văn hoá của các nước Phương Tây không chỉ giúp công việc kinh doanh đạt được kết quả tốt mà chúng ta có thể tiếp thu, giao lưu với các nền văn hoá, văn minh tiên tiến của nhân loại. Nhóm G2-GTKD đã tìm hiểu về “văn hoá trong giao tiếp kinh doanh củ a các nước Phương Tây”. Tuy nhiên, vì thời gian hạn chế nên trong quá trình tìm hiểu nhóm sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong s ự đóng góp ý kiến của Thầy để bài viết được hoàn chỉnh hơn

pdf19 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 4499 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Văn hoá trong giao tiếp kinh doanh của các nước Phương Tây, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giao tiếp Kinh doanh GV: Nguyễn Thế Hùng Tiểu luận Văn hoá trong giao tiếp kinh doanh của các nước Phương Tây SVTH: Nhóm G2-GTKD Trang 1 Giao tiếp Kinh doanh GV: Nguyễn Thế Hùng LỜI MỞ ĐẦU Người xưa có câu: “ Miếng trầu bắt đầu câu chuyện”. Để khởi đầu một câu chuyện, người Việt Na m ta thường đi vòng vo rồi sau đó mới vào vấn đề chính. Đó cũng là một trong những đặc trưng giao tiếp đã hình thành từ xa xưa và bây giờ vẫn còn tiếp diễn. Chắc chắn sẽ không có vấn đề gì khi chúng ta giao tiếp với nhau theo cách thức như vậy nhưng chuyện gì sẽ xảy ra khi bạn cũng áp dụng câu nói này khi giao tiếp với người nước ngoài? Trong thời đại kinh tế toàn cầu, việc hội nhập với các nền kinh tế toàn cầu là tất yếu. Việc kinh doanh quốc tế sẽ thuận buồm xuôi gió nếu như các doanh nghiệp nắm vững được các nguyên tắc trong giao tiếp quốc tế, cụ thể là văn hoá giao tiếp kinh doanh của nước mà doanh nghiệp đang hợp tác. Như các bạn biết Việt Nam nằm ở Châu Á, chúng ta chịu ảnh hưởng của nền văn hoá Phương Đông nên việc giao lưu kinh tế sẽ trở nên thuận lợi hơn với các nước trong cùng châu lục. Nhưng với các nước ở phía Tây bán cầu hay còn gọi là Phương Tây với khoảng cách địa lý, tôn giáo và nền văn minh khác xa thì việc giao tiếp kinh doanh sẽ khó khăn rất nhiều. Tìm hiểu các nền văn hoá của các nước Phương Tây không chỉ giúp công việc kinh doanh đạt được kết quả tốt mà chúng ta có thể tiếp thu, giao lưu với các nền văn hoá, văn minh tiên tiến của nhân loại. Nhóm G2-GTKD đã tìm hiểu về “văn hoá trong giao tiếp kinh doanh của các nước Phương Tây”. Tuy nhiên, vì thời gian hạn chế nên trong quá trình tìm hiểu nhóm sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự đóng góp ý kiến của Thầy để bài viết được hoàn chỉnh hơn. Chúng em chân thành cám ơn! SVTH: Nhóm G2-GTKD Trang 2 Giao tiếp Kinh doanh GV: Nguyễn Thế Hùng 1. Khái quát về văn hoá: 1.1. Khái niệm văn hoá: Theo Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như vì mục đích cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương tiện, phương thức sử dụng toàn bộ những sáng tạo, phát minh đó tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống, và đòi hỏi của sự sinh tồn”. Theo E.Herriot: “Văn hoá là cái còn lại sau khi người ta đã quên đi tất cả, là cái vẫn còn thiếu sau khi người ta học tất cả”. Như vậy, khái niệm văn hoá rất rộng, trong đó có những giá trị vật chất và tinh thần được sử dụng làm nền tảng. Định hướng cho lối sống, đạo lý, tâm hồn và hành động của mỗi dân tộc và các thành viên để vươn tới cái đúng, cái tốt, cái chân, cái thiện, cái mỹ trong mối quan hệ giữa người và người, giữa người với tự nhiên và xã hội. 1.2. Các yếu tố cấu thành văn hoá: 1.2.1. Văn hoá vật chất: Văn hoá vật chất là toàn bộ những giá trị sáng tạo được thể hiện trong các của cải vật chất do con người tạo ra. Văn hoá vật chất được thể hiện qua đời sống vật chất của quốc gia đó. Chính vì vậy văn hoá vật chất sẽ ảnh hưởng to lớn đến trình độ dân trí lối sống của các thành viên trong nền kinh tế đó. 1.2.2. Văn hoá tinh thần: Văn hoá tinh thần là toàn bộ những hoạt động tinh thần của con người và xã hội bao gồm kiến trúc, phong tục, tập quán, thói quen và cách ứng xử, ngôn ngữ (bao gồm ngôn ngữ có lời và ngôn ngữ không lời), các giá trị và thái độ, các hoạt động văn học nghệ thuật, tôn giáo, giáo dục, các phương thức giao tiếp, cách thức tổ chức xã hội. 1.3. Văn hoá giao tiếp của người Phương Tây nói chung: Trong Địa lý - Chính trị thì Phương Tây hay còn được gọi là Thế giới Phương Tây hay Tây Dương là một nhóm các quốc gia Tư Bản đặc thù, bao gồm các nước nằm SVTH: Nhóm G2-GTKD Trang 3 Giao tiếp Kinh doanh GV: Nguyễn Thế Hùng ở phía Tây châu Á như Tây Âu (Anh, Pháp, Cộng hoà Liên bang Đức, Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha...) và Châu Mĩ (Hoa Kỳ, Canada...). Trên các phương tiện truyền thông thì người ta gọi Phương Tây chủ yếu là những nước Tư Bản nêu trên để phân biệt với phần còn lại của thế giới. Trong văn hóa của người phương Tây, sự độc lập của cá nhân được đánh giá cao, trong khi đó văn hóa phương Đông, do chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các nguyên tắc về trung - tín - lễ - nghĩa nên đề cao tính tập thể và tôn trọng các giá trị cộng đồng. Sẽ không ngạc nhiên nếu các đối tác Phương Tây đến tham dự đàm phán với một thành viên duy nhất và thành viên này có đầy đủ thẩm quyền để ra mọi quyết định. Cạnh tranh trong kinh doanh không nhất thiết luôn là thắng - thua (win-lose), trong rất nhiều trường hợp nó là tình huống cùng thắng (win-win). Đây là khái niệm mà nhiều doanh nghiệp Mỹ đang sử dụng: Từ cạnh tranh trong đối đầu sang cạnh tranh trong hợp tác. Với quan điểm thẳng thắn trong mọi vấn đề, các doanh nhân phương Tây thường bày tỏ ý kiến một cách trực diện và nêu rõ nhu cầu của mình. Người phương Tây rất thẳng thắn trong việc biểu hiện ra bề ngoài, trong lòng buồn thì bề ngoài cũng biểu hiện nỗi buồn. Văn hóa phương Tây (trong đó có Mỹ) cho rằng, thời gian là một cái gì cụ thể, thấy được, quản lý được (quan niệm thời gian đơn tuyến - monochronic time). 2. Văn hoá trong đàm phán kinh doanh của doanh nghiệp: Văn hóa là một rào cản rất lớn trong những cuộc đàm phán có sự tham dự của các đối tác đến từ nhiều nền văn hóa. Không giống như khi đàm phán với đối tác trong nước, vốn có cùng nền văn hóa, ngôn ngữ, định kiến xã hội..., những đối tác đến từ những nền văn hóa khác nhau gần như là một bí ẩn mà những nhà đàm phán phải khám phá rất nhiều, nếu muốn có một cuộc đàm phán thành công. Có một sự khác biệt rất lớn về văn hóa giữa các nước Phương Tây với các nước Phương Đông, điều này dẫn đến sự khác biệt trong cách giao tiếp và đàm phán 2.1. Tính cách của người Phương Tây: Quan điểm: Khi trình bày về quan điểm của bản thân người phương Tây thường nói thẳng ngay cảm nhận của họ và quan điểm rõ ràng. Cách trình bày vấn đề: Người phương Tây đi thẳng vào vấn đề tìm cách giải quyết. SVTH: Nhóm G2-GTKD Trang 4 Giao tiếp Kinh doanh GV: Nguyễn Thế Hùng Cách sống: Người Phương Tây thường tự lập và sống tách biệt một mình trong khi người Phương Đông luôn có xu hướng tụ tập đông người, điều này có thể thấy ở quy mô gia đình, quan hệ bố mẹ và con cái…Trẻ em: Trẻ em Phương Tây được nhìn nhận như những chàng trai, cô gái. Trẻ em Phương Đông được quản lý và kèm cặp “ép khuôn” của cả một thế hệ. Khi có đồ mới: Người Phương Đông có đồ mới thường nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa, còn người Phương Tây chỉ coi đó là 1 phương tiện thỏa mãn nhu cầu cuộc sống vừa mới được sửa lại. Tính đúng giờ: Khái niệm đúng giờ của người Phương Tây thường tuyệt đối và tiết kiệm đến từng phút, còn chúng ta thường tìm mọi lý do để tranh thủ việc cá nhân và tính theo độ chính xác “giờ dây thun”. Sếp Tây là người chỉ đạo và làm việc theo chuyên môn quản lý, lãnh đạo của họ. Sếp Ta thì gọi dạ bảo vâng thường to như “phụ huynh” vậy. Giao tiếp: Người Phương Tây chỉ dựa trên mối quan hệ cá nhận giữa hai người hoặc một vài người khác có ảnh hưởng lớn tới họ. 2.2. Khác biệt về ngôn ngữ và những cử chỉ hành vi không lời: Trong tất cả các ngôn ngử được sử dụng chủ yếu trong đàm phán kinh doanh, các câu hỏi và những câu tự bộc lộ thông tin là những hành vi ngôn ngữ được sử dụng thường xuyên nhất. Ngoài ra trong đàm phán kinh doanh còn có những câu mệnh lệnh, cam kết và hứa hẹn cũng thường xuyên được sử dụng trong các ngôn ngữ đàm phán thông dụng. Cộng đồng người Canada nói tiếng pháp cũng có phong cách sử dụng ngôn ngữ và những hành vi không lời giống như những người anh em của họ. Mỹ, Đức có cách sử dụng ngôn ngữ và hành vi không lời gần như tương tự nhau. Cách sử dụng ngôn ngữ, các cử chỉ, điệu bộ của họ không quá nhẹ nhàng nhưng cũng không quá nóng nảy trong đám phán. 2.3. Sự khác biệt về quan niệm giá trị: Có bốn quan niệm về giá trị thường được hiểu khác nhau: Khách quan, cạnh tranh công bằng, và quan niệm về thời gian. Trong đàm phán quốc tế, các nhà kinh doanh vẫn thường đánh giá người Mỹ luôn ra những quyết định dựa trên những thực SVTH: Nhóm G2-GTKD Trang 5 Giao tiếp Kinh doanh GV: Nguyễn Thế Hùng tế rõ ràng mà không quan tấm đến nhân tố tình cảm, quan hệ khác. Đó chính là sự thể hiện quan niệm của người Mỹ về sự khách quan. Cạnh tranh là một đặc điểm của đàm phán. Đây là hình thức cạnh tranh giữ người mua và người bán với tư cách là hai đối tác trên bàn đàm phán. Xu hướng vận động của các bên yêu cầu về giá cả và điều kiện trao đổi của bên mua và bên bán là trái ngược nhau. Kết quả của quá trình cạnh tranh giữa hai bên đối tác chính là kết quả của cuộc đàm phán. Thời gian trong các nền văn hoá cũng được hiểu khác nhau. Người Mỹ và người Đức là điển hình của thời gian đơn nghĩa là giờ nào việc nấy. Thời gian được coi như một thứ hàng hoá hữu hình, thời gian được chia nhỏ gắn với những công việc cụ thể. Ngươc lại với thời gian đơn là thời gian phức chỉ chú trọng kết quả công việc ma không chú ý nhiều đến việc phân chia thời gian cụ thể để thực hiện công việc như thế nào. Quan niệm thời gian phức phổ biến trong những nền văn hoá trừu tượng có pha sự thực dụng nhưng vẫn chứa nhiều yếu tố tâm linh lãng mạn. Châu Á và Châu Mỹ La Tinh là những nơi thường hiểu thời gian theo quan niệm thời gian phức. 2.4. Sự khác biệt về tư duy và quá trình ra quyết định: Khi đối mặt với một nhiệm vụ đàm phán phức tạp, hầu hết các nhà đàm phán Phương Tây đều có thói quen chia nhỏ nội dung đám phán thành một loạt những công việc nhỏ, lần lượt giải quyết vần đề. Kết quả cuối cùng của đám phán sẽ là tổng hợp kết quả đàm phán của tất cả các nội dung nhỏ. Các nhà đàm phán Châu Á lại có xu hướng ngược lại. Họ không phân chia nội dung đàm phán thành các công việc nhỏ mà thường cùng một lúc đàm phán tất cả các nội dung không theo một trình tự rõ ràng, và nhượng bộ chỉ đạt được khi đàm phán đã sắp kết thúc. 3. Những đặc điểm văn hoá giao tiếp kinh doanh của các nước Phương Tây: 3.1. Thời gian trong giao tiếp kinh doanh: 3.1.1. Những vấn đề về nội dung, giờ giấc làm việc: Người Phương tây muốn biết trước nội dung cuộc gặp, vai trò và quyền hạn, và thậm chí cả thân thế sự nghiệp của khách. Họ thường định trước thời lượng cho các cuộc gặp gỡ (các cuộc tiếp xã giao thường kéo dài 30 – 45 phút và hiếm khi quá 1 SVTH: Nhóm G2-GTKD Trang 6 Giao tiếp Kinh doanh GV: Nguyễn Thế Hùng tiếng) và không ngại ngùng chủ động kết thúc khi hết giờ, nhất là khi họ có việc bận tiếp sau đó, hoặc thấy cuộc gặp không mang lại lợi ích gì. Người Phương Tây thường rất đúng giờ. Sự chậm trễ được hiểu là thiếu quan tâm, coi thường đối tác hoặc kém cỏi trong sắp xếp thời gian. Ngược lại, đến sớm có thể làm bên chủ bối rối do chưa sẵn sàng tiếp đón hoặc được hiểu là quá sốt ruột hoặc không có việc gì tốt hơn để làm. Nói chung, nên đến vào đúng thời gian ghi trên giấy mời hoặc đã hẹn. Ví dụ: Việc đúng giờ luôn được đánh giá cao trong xã hội Mỹ. họ sắp xếp các cuộc hẹn và cuộc sống bản thân theo một thời gian biểu. Họ luôn đến đúng giờ. Đối với sinh viên quốc tế, sinh viên Mỹ dường như luôn vội vàng và lỗ mãng. Nhưng người Mỹ lại luôn đạt hiệu quả cao trong công việc nhờ sự vội vàng này. Cũng vì muốn tiết kiệm thời gian, nên các cuộc gặp làm việc với người Phương Tây là ngắn, tập trung và đi thẳng vào vấn đề. Người Phương Tây thích nói chuyện làm ăn trước, sau đó mới nói đến chuyện cá nhân và các chuyện khác. Trong các cuộc họp hoặc gặp gỡ làm việc, người Phương Tây có thể cắt ngang lời nhau để hỏi hoặc nêu ý kiến của mình. Thói quen này có thể bị coi là bất lịch sự trong một số nền văn hóa Châu Á. Do vậy, các nhà kinh doanh nước ngoài không nên ngạc nhiên khi bị người Phương Tây cắt lời để hỏi hoặc nêu ý kiến của họ. 3.1.2. Độc lập hay nhóm: Trong văn hóa của người Phương Tây, sự độc lập của cá nhân được đánh giá cao. Sẽ không ngạc nhiên nếu các đối tác Phương Tây đến tham dự đàm phán với một thành viên duy nhất và thành viên này có đầy đủ thẩm quyền để ra mọi quyết định. Cũng vì thế, không quá ngạc nhiên khi một doanh nhân Phương Tây cực kỳ khó chịu vì đối tác Phương Đông của mình, sau 1 tuần đàm phán, lại tuyên bố “phải gọi điện thoại hỏi sếp ở nhà đã”. Người Phương Tây thường coi điều này như là sự thiếu tôn trọng trong đàm phán. 3.1.3. Đúng giờ hay trễ giờ: Khái niệm “thời gian là tiền bạc” là hoàn toàn chính xác đối với các thương nhân người Mỹ. Họ đúng hẹn và chỉ làm một việc trong một khoảng thời gian nhất định về một lĩnh vực. Vì thế, người Phương Tây rất xem trọng chuyện giờ giấc và ít SVTH: Nhóm G2-GTKD Trang 7 Giao tiếp Kinh doanh GV: Nguyễn Thế Hùng khi trễ giờ trong các cuộc hẹn làm ăn. Họ hẹn bạn 9 giờ bắt đầu đàm phán thì có nghĩa là chắc chắn 9 giờ sẽ bắt đầu. Sự chú ý của bạn dành cho thời gian có thể tác động tới hình ảnh của bạn. Hãy lập kế hoạch cho buổi họp và cuộc hẹn tại các nước Bắc Âu, Đức và Ôxtrâylia, đây là những nơi mà s ự đúng giờ được quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên bạn cũng nên chú ý đến văn hóa của mỗi nước khác ở Phương Tây. Cụ thể như: Tại Anh bạn hãy đến sớm hơn. Ở Pháp, bạn nên đến trể khoảng 10 phút. Ở Italia, bạn có thể phải đợi nhưng đừng nghĩ là các nước khác cũng thế. Tại Tây Ban Nha, thời gian biểu linh hoạt hơn. 3.2. Quan điểm giao tiếp: 3.2.1. Sòng phằng hay dựa trên m ối quan hệ: Người Phương Tây khi gặp gỡ, thường chào hỏi nhau một cách hồ hởi và nhanh chóng. Phong cách chung là bắt tay, ôm hôn hoặc gật đầu. Họ luôn tỏ thái độ tự tin, bình đẳng, ít coi trọng cương vị xã hội. Trong công việc, họ luôn tỏ rõ bản lĩnh và lòng nhiệt tình của mình, đồng thời cũng đánh giá người khác qua công việc của họ. Cương vị xã hội, trong quan niệm của họ là do mỗi người tự đặt lấy. Họ rất ngưỡng mộ ai bằng năng lực và lòng kiên trì giành được thành công. Họ cũng có sự kính trọng với truyền thống gia đình, dòng họ. Họ luôn có ý thức và coi trọng quyền công dân của mỗi người. Họ luôn tin vào qui định của luật pháp để thực hiện công lý trong xã hội và luôn coi trọng, bảo đảm cho quyền sở hữu cá nhân. Vì thế, những câu hỏi tỏ sự ân cần quá mức về cuộc sống riêng tư không được ưa chuộng như với ngưòi châu Á. Tính độc lập này còn thể hiện trong cả sinh hoạt gia đình. Họ thường nuôi dạy con cái từ nhỏ theo tinh thần luôn có nguyện vọng, xu hướng và khả năng sống tự lập. Nói chung họ thích có nơi ngủ riêng biệt để được hoàn toàn tự do. Người Âu – Mỹ rất coi trọng tri thức khoa học và tư duy tuyến tính, nên muốn mọi việc phải được s ắp xếp theo kế hoạch và vận động theo một hướng. Với quan niệm, cuộc sống chỉ diễn ra có một lần, nên họ rất quý và coi trọng thời gian. Họ thường sắp đặt công việc theo thời gian chính xác, hoạt động phải đúng giờ và thời gian phải được sử dụng một cách hợp lý, các công việc được giải quyết càng nhanh càng tốt. Đối với họ, thời gian là tiền bạc và cái gì đã trôi qua là thuộc về quá khứ, ít lưu luyến. SVTH: Nhóm G2-GTKD Trang 8 Giao tiếp Kinh doanh GV: Nguyễn Thế Hùng Khi trình bày về quan điểm của bản thân người Phương Tây thường nói thẳng ngay cảm nhận của họ và quan điểm rõ ràng. Ví dụ: Những người chào hàng phải chuẩn bị rất kỹ và đi thẳng vào nội dung sau những câu chào hỏi xã giao ngắn gọn. Yêu cầu này càng quan trọng nếu cuộc làm việc được tiến hành thông qua phiên dịch vì thực chất thời gian làm việc chỉ còn tối đa một nửa. Trong các cuộc họp hoặc gặp gỡ làm việc, người Mỹ có thể cắt ngang lời nhau để hỏi hoặc nêu ý kiến của mình. Thói quen này có thể bị coi là bất lịch sự trong một số nền văn hóa Châu á. 3.2.2. Kiểu giao tiếp kinh doanh thông thường ở Phương Tây: Trong giao tiếp kinh doanh phương tây theo quan điểm cá tính của người phương tây chuộng tính tự lập và thích tự thân phấn đấu nên trong quan hệ kinh doanh cùng hướng tới mục đích của giao tiếp thường là: để hoàn thành công việc, tiếp tục thu nhận thông tin hướng tới các thông tin chuẩn xác phục vụ cho việc ra quyết định một cách đúng đắn, tạo sư hiểu biết chung, tiếng nói chung nhằm phát triển quan hệ,nhằm làm cho người khác hiểu được ý của mình và được người khác đáp lại theo ý muốn của mình. Như vậy đây là kiểu giao tiếp thể hiên sự hợp tác đôi bên cùng có lợi. Đối với trường hợp lãnh đạo cấp cao tại đơn vị công ty : cấp lãnh đạo là người phương tây. Cá nhân họ sẽ làm người chỉ đạo và làm việc theo chuyên môn quản lý, lãnh đạo của họ. Họ lên kế hoạch kinh doanh theo chuyên môn sở trường và định hướng rõ ràng mục tiêu cần đạt được và đưa ra quy tắc, quy định làm việc theo logic chung duy nhất để thực hiện. Lãnh đạo là người đưa ra quyết định cao nhất. Quyết định chỉ được dựa thêm trên mối quan hệ cá nhân giữa 2 người hoặc một vài người khác có ảnh hưởng lớn tới họ. Đối với cấp dưới có trình độ sẽ được đánh giá đúng năng lực dựa vào kết quả công việc hoàn thành. Kiểu giao tiếp thể hiện sự chỉ đạo toàn quyền từ cấp trên đối với cấp dưới 3.3. Nghi thức xã giao: 3.3.1. Danh thiếp: Danh thiếp được dùng để giao dịch, sinh hoạt… Danh thiếp thường để trong túi áo hay trong cặp để tạo sự tôn trọng, tránh để trong bóp, túi quần. Khách ngoại giao thường in mực đen, khách ngoại thường in mực xanh. SVTH: Nhóm G2-GTKD Trang 9 Giao tiếp Kinh doanh GV: Nguyễn Thế Hùng Danh thiếp không quan trọng đối với người Phương Tây, trao danh thiếp cho nhau không trịnh trọng như người Châu á. Người Phương Tây thường chỉ nhìn lướt qua hoặc thậm chí không nhìn danh thiếp trước khi cất đi hoặc bỏ vào túi. Thói quen này không có nghĩa là người Phương Tây không tôn trọng đối tác, bởi vì họ quan niệm tập trung vào người đang đối thoại với mình quan trọng và thể hiện tôn trọng hơn là nhìn vào danh thiếp. Tuy nhiên, danh thiếp của đối tác vẫn được các nhà kinh doanh Phương Tây lưu giữ để có địa chỉ liên hệ khi cần thiết, đặc biệt là đối với những người mà sau cuộc nói chuyện họ thấy cần phải giữ quan hệ. Chẳng hạn, ở Tây Ban Nha việc trao đổi danh thiếp trong buổi gặp gỡ đầu tiên là rất cần thiết, vì vậy bạn nên mang nhiều danh thiếp khi đi gặp đối tác Tây Ban Nha. Danh thiếp nên có một mặt là tiếng Anh và mặt kia là tiếng Tây Ban Nha. Ghi rõ trình độ học vấn lên danh thiếp và đảm bảo mô tả rõ chức danh của bạn nhất là khi bạn là người có vai trò quyết định. Khi trao danh thiếp, nên để mặt tiếng Tây Ban Nha theo chiều người nhận có thể đọc được khi đưa danh thiếp, bạn nên cười và duy trì giao tiếp bằng mắt, sau đó dành một vài giây để đọc nội dung. Tiếp theo, đặt danh thiếp lên bàn trước mặt bạn. Còn ở Đức khách là người đầu tiên trao danh thiếp. Nếu trao cho nhóm người thì người có cấp bậc cao nhất được trao đầu tiên. Nếu không biết thứ tự cấp bậc của chủ nhà thì trao danh thiếp cho tất cả, bắt đầu từ người ở bên cạnh mình. Phải xem danh thiếp trước khi cất đi. 3.3.2. Trang phục: Ngoài xã hội, nhìn chung, người Phương Tây mặc rất thoải mái, không cầu kỳ và không quan tâm nhiều đến cách ăn mặc của người khác. Trên đường phố, đôi khi rất khó có thể phân biệt đẳng cấp, địa vị xã hội hoặc nghề nghiệp dựa vào quần áo bề ngoài. Tuy nhiên, trong công sở, tại các hội nghị, hội thảo, tiệc và các cuộc tiếp khách các doanh nhân Phương Tây cũng mặc chỉnh tề và đẹp như ở các nước khác. Khách đến thăm và làm việc thường mặc com-lê thẫm màu và cravát. Mùa hè, mùa xuân, hoặc những dịp không trang trọng lắm có thể mặc com-lê sáng màu. Doanh nhân nữ cũng thường mặc com-lê với màu sắc đa dạng hơn so với nam giới. Mặc gọn gàng và chỉnh tề quan trọng hơn là kiểu cách. Một số thương nhân dùng chất lượng giầy và đồng hồ đeo tay để thể hiện mình. Thứ Sáu hàng tuần thường là ngày người Phương SVTH: Nhóm G2-GTKD Trang 10 Giao
Luận văn liên quan