Tiểu luận Xây dựng chiến dịch PR cho Đại học Thăng Long

Có thể hiểu PR là các phương pháp, hoạt động của một tổ chức hoặc cá nhân thực hiện nhằm làm nổi bật mục tiêu mà mình muốn truyền tải đến công chúng, xây dựng mối quan hệ mật thiết với các đối tượng bên ngoài nhằm tạo nên một thương hiệu mạnh. Cùng với sự phát triển của xã hội, PR không chỉ là hoạt động của riêng các doanh nghiệp kinh doanh mà còn có ở nhiều lĩnh vực khác như âm nhạc, điện ảnh, giáo dục . Hiện nay loại hình PR cho Giáo dục tại Việt Nam còn tương đối mới mẻ, các cơ quan ban ngành có liên quan và trường học chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Trong khi đó ở nước ta hiện nay lại có rất nhiều trường Đại học lớn, sự đa dạng này làm cho các bậc phụ huynh gặp nhiều khó khăn trong việc quyết định chọn trường học phù hợp cho con em mình. Ngoài các trường Đại học Công lập còn có khá nhiều trường Đại học Dân lập có chất lượng, cơ sở vật chất tốt, điều kiện học tập đầy đủ. Nổi bật trong số đó là trường Đại học Dân lập Thăng Long. Với hơn 20 năm hoạt động và phát triển, trường đã đào tạo nhiều khóa học có chất lượng, cung cấp một lượng không nhỏ lao động trí thức cho xã hội. Dù công chúng đã có cái nhìn khác về các trường ngoài Công lập, nhưng một số cá nhân vẫn còn nhiều định kiến không tốt về các trường. Làm thế nào để PR hiệu quả, để xã hội và công chúng hiểu rõ hơn về trường, để phụ huynh có thể yên tâm gửi gắm con em họ, và thu hút thêm nhiều học sinh theo học? Đó là điều mà hiện nay rất nhiều trường đại học đang phải trăn trở, trong đó có trường đại học Thăng Long.

doc31 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 8287 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Xây dựng chiến dịch PR cho Đại học Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIỂU LUẬN MÔN PR  Đề tài : XÂY DỰNG CHIẾN DỊCH PR CHO ĐẠI HỌC THĂNG LONG Thực hiện: Đặng Phương Điệp A13060 Nguyễn Bích Phượng A11700 Hà Nội 2011 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU PHẦN 1:  TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG 1 1.1 Lịch sử hình thành 1 1.2 Môi trường học tập&Sinh hoạt 2 1.2.1 Cơ sở vật chất hiện đại vào bậc nhất trong khối các trường đại học 2 1.3 Chất lượng giảng dạy 3 1.3.1 Chương trình đào tạo 3 1.3.2 Các ngành đào tạo 3 1.3.3 Đội ngũ giảng viên 5 1.4 Các hoạt động sinh hoạt trong trường 5 1.4.1 Các Câu lạc bộ 5 1.4.2 Liên kết 6 1.4.3 Cơ hội việc làm 6 1.5 Tình hình hoạt động của đại học Thăng Long gần đây 7 1.5.1 Sinh viên 7 1.5.2 Chất lượng đầu ra 7 1.5.3 Tình hình tuyển sinh đầu vào 8 PHẦN 2: LẬP KẾ HOẠCH PR CHO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG 11 2.1 Xác định vấn đề 11 2.2 Xác định mục tiêu 13 2.3 Xác định nhóm công chúng 13 2.4 Thông điệp truyền đi 15 2.5 Các hoạt động PR 16 2.5.1 Giai đoạn nhận biết về trường đại học Thăng Long 16 2.5.2 Quá trình tìm hiểu 20 2.6 Hoạch định ngân sách, thời gian và nhân lực cho chiến dịch 23 2.6.1 Hoạch định ngân sách 23 2.6.2 Hoạch định thời gian 24 2.6.3 Phân bổ nhân lực 24 PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÁC HOẠT ĐỘNG PR 26 3.1 Đo lường 26 3.2 Nhận xét 26 KẾT LUẬN LỜI MỞ ĐẦU Có thể hiểu PR là các phương pháp, hoạt động của một tổ chức hoặc cá nhân thực hiện nhằm làm nổi bật mục tiêu mà mình muốn truyền tải đến công chúng, xây dựng mối quan hệ mật thiết với các đối tượng bên ngoài nhằm tạo nên một thương hiệu mạnh. Cùng với sự phát triển của xã hội, PR không chỉ là hoạt động của riêng các doanh nghiệp kinh doanh mà còn có ở nhiều lĩnh vực khác như âm nhạc, điện ảnh, giáo dục…. Hiện nay loại hình PR cho Giáo dục tại Việt Nam còn tương đối mới mẻ, các cơ quan ban ngành có liên quan và trường học chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Trong khi đó ở nước ta hiện nay lại có rất nhiều trường Đại học lớn, sự đa dạng này làm cho các bậc phụ huynh gặp nhiều khó khăn trong việc quyết định chọn trường học phù hợp cho con em mình. Ngoài các trường Đại học Công lập còn có khá nhiều trường Đại học Dân lập có chất lượng, cơ sở vật chất tốt, điều kiện học tập đầy đủ. Nổi bật trong số đó là trường Đại học Dân lập Thăng Long. Với hơn 20 năm hoạt động và phát triển, trường đã đào tạo nhiều khóa học có chất lượng, cung cấp một lượng không nhỏ lao động trí thức cho xã hội. Dù công chúng đã có cái nhìn khác về các trường ngoài Công lập, nhưng một số cá nhân vẫn còn nhiều định kiến không tốt về các trường. Làm thế nào để PR hiệu quả, để xã hội và công chúng hiểu rõ hơn về trường, để phụ huynh có thể yên tâm gửi gắm con em họ, và thu hút thêm nhiều học sinh theo học? Đó là điều mà hiện nay rất nhiều trường đại học đang phải trăn trở, trong đó có trường đại học Thăng Long. PHẦN 1:  TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG 1.1 Lịch sử hình thành Trường Đại học Thăng Long là trường đại học dân lập đầu tiên trong chính thể Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được thành lập năm 1988 với tên gọi ban đầu là Trung tâm Đại học dân lập Thăng Long. G.S Bùi Trọng Liễu là người có công rất lớn trong việc thành lập ngôi trường. Hội đồng sáng lập bao gồm các giáo sư, nhà khoa học có uy tín do nữ Giáo sư, TSKH Hoàng Xuân Sính làm chủ tịch kiêm Hiệu trưởng (Giám đốc) đầu tiên. Hiện nay bà chủ tịch Hội đồng Quản trị. Hiệu trưởng hiện nay là ông Lê Văn Một. Ngày 15 tháng 12 năm 1988, Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp Việt Nam ra Quyết định cho phép thành lập Trung tâm Đại học dân lập Thăng Long như một mô hình giáo dục đại học mới. Ngày 21/2/1989, Trường làm lễ khai giảng tại Văn Miếu; tới dự có Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng bộ Đại học Trần Hồng Quân và chủ nhiệm Uỷ ban Giáo dục Thanh thiếu niên nhi đồng Trần Thị Tâm Đan. Ngày 11/8/1994, Trung tâm đại học dân lập Thăng long đổi tên thành Trường Đại học dân lập Thăng Long theo quyết định số 441/Tg của Thủ tướng Chính phủ ngày 9 tháng 8 năm 1994). Ngày 17/1/2005 trường Đại học dân lập Thăng Long chuyển đổi loại hình từ trường dân lập sang trường tư thục với tên mới là Trường Đại học Thăng Long. "...Trường Đại học Thăng Long là cơ sở giáo dục đại học có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo Quy chế tổ chức và hoạt động của trường đại học tư thục ban hành kèm theo quyết định số 14/2005/QĐ-TTg ngày 17/1/2005 của Thủ tướng Chính phủ...". Hoạt động trên nguyên tắc không vì lợi nhuận, tạo môi trường giáo dục lành mạnh, tôn trọng tính trung thực, tình yêu thương và tinh thần hợp tác. 1.2 Môi trường học tập&Sinh hoạt 1.2.1 Cơ sở vật chất hiện đại vào bậc nhất trong khối các trường đại học Trường Đại học Thăng Long là một trong những trường có cơ sở vật chất được đầu tư thiết kế, xây dựng hiện đại vào bậc hàng đầu của Việt Nam. Trường được xây dựng trên diện tích khuôn viên hơn 2,5 ha nằm dọc trục đường vành đai 3 thuộc địa phận Đại Kim – Hoàng Mai – Hà Nội, gầnTrung tâm Hội nghị quốc gia và khu hành chính mới của thành phố. Toàn thể trường là một khu liên hợp hiện đại bao gồm các hạng mục: Nhà học chính, Nhà hành chính hiệu bộ , Nhà hội trường - giảng đường, Nhà thể thao - Thể chất, Nhà ăn, Câu lạc bộ, Khu căn hộ cao cấp cho GS, Vườn cây sinh thái, Quảng trường sinh viên Các hạng mục công trình được kết nối bằng hệ thống đường giao thông thuận lợi xen lẫn các khoảng sân vườn, tiểu cảnh cây xanh. Toàn bộ các khối nhà trong trường được trang bị hệ thống điều hòa trung tâm với hệ thống điều khiển thông minh vận hành bằng máy tính. Trường cũng trang bị hệ thống thông tin liên lạc và mạng máy tính theo tiêu chuẩn Châu Âu với gần 500 máy tính, hệ thống Server mạnh, đường truyền cáp quang đảm bảo một cách hoàn hảo cho các chương trình đào tạo từ xa và hội thảo trực tuyến. Kết luận: Cơ sở của trường hiện nay không những đáp ứng được yêu cầu đào tạo giáo dục của Trường mà còn phù hợp được với những nền giáo dục tiên tiến đòi hỏi tiêu chuẩn cao về cơ cở vật chất. Điều này giúp Trường có cơ hội và khả năng hợp tác quốc tế rộng rãi. Trên thực tế trường đã nhận được sự đánh giá cao của các đối tác trong nước và quốc tế. 1.3 Chất lượng giảng dạy 1.3.1 Chương trình đào tạo Trường nghiên cứu áp dụng và đưa vào giảng dạy rất nhiều phương pháp gắn liền với thực tế nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo. Vì vậy, mọi sinh viên đều được học rất nhiều môn học hỗ trợ kỹ năng mềm như: kỹ năng lãnh đạo, văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh, đồ họa truyền thông, PR... Trong quá trình học tập, sinh viên còn có cơ hội đối thoại trực tiếp với giảng viên và các cán bộ trong trường để nói lên tâm tư, nguyện vọng của mình thông qua các buổi tọa đàm được tổ chức hàng tháng. Chương trình đào tạo được cập nhật thường xuyên để phù hợp với các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới và nhu cầu xã hội. Không những thế, chuyện học tập và tổ chức các kỳ thi được tiến hành rất nghiêm túc, theo đúng tinh thần “ Học thật, thi thật ”. Chương trình đào tạo được xây dựng thành công theo hướng tín chỉ và liên ngành. Mỗi học phần đều xác định rõ điều kiện tiên quyết, có nhiều học phần tự chọn phù hợp với thực tế đa dạng của sinh viên và nhu cầu đa dạng của xã hội. Chương trình học mềm dẻo, nhiều môn học có tính cập nhật cao, tỷ lệ học tự lựa chọn cao (20-25% số tín chỉ ). Các chương trình đào tạo hiện đại nhờ áp dụng các phương pháp giảng dạy tiên tiến trên thế giới. 1.3.2 Các ngành đào tạo Nhóm 1.3.2.1 Ngành Toán - Tin học và Công nghệ Toán - Tin ứng dụng Khoa học máy tính (Công nghệ thông tin) Mạng máy tính và viễn thông Hệ thống thông tin quản lý (Tin quản lý) Công nghệ tự động 1.3.2.2 Nhóm ngành Kinh tế và Quản lý Kế toán Tài chính - Ngân hàng Quản trị kinh doanh (QT Doanh nghiệp, QT Marketing) Quản lý bệnh viện 1.3.2.3 Nhóm ngành Ngoại ngữ Tiếng Anh Tiếng Pháp Tiếng Nhật Tiếng Trung 1.3.2.4 Nhóm ngành Khoa học sức khỏe Điều dưỡng Y tế công cộng 1.3.2.5 Nhóm ngành Xã hội học và nhân văn Công tác xã hội Việt Nam học 1.3.3 Đội ngũ giảng viên Trong đội ngũ 155 giảng viên cơ hữu của trường có 17 giáo sư - tiến sĩ và 88 thạc sĩ. Ngoài ra, trong 119 giảng viên mời có 67 giáo sư, phó giáo sư và tiến sĩ. Tất cả giảng viên của trường đều có thể sử dụng thành thạo tin học trong giảng dạy và có khả năng sử dụng ít nhất 01 ngoại ngữ trong giảng dạy và nghiên cứu. 1.4 Các hoạt động sinh hoạt trong trường 1.4.1 Các Câu lạc bộ Tổng cộng trường có 19 Câu lạc bộ (CLB) sinh hoạt, mỗi CLB lại có những hoạt động tiêu biểu và hấp dẫn riêng: CLB Học thuật: - Nhóm Sife - CLB Marketing – M’click - CLB Tiếng Anh - CLB kỹ năng kinh doanh – BOSS CLB Sở thích: - Đội Sinh viên tình nguyện Thăng Long - BEDPAN Group - CLB Âm nhạc - CLB Guitar - CLB Quốc tế vũ - HIPHOP Club CLB thể thao: - CLB Bóng rổ - CLB Cầu lông – Bóng bàn - Karatedo Club - CLB Vĩnh Xuân - CLB Bắc Việt Võ - CLB Thiếu lâm - CLB Bình Định Gia - CLB Taekwondo – ITF - Nhóm tập thái cực quyền 1.4.2 Liên kết Hợp tác với Đại học Nice-Sophia Antipolis (CH Pháp) đào tạo Thạc sĩ Kinh doanh và Quản lý quốc tế, do Đại học Nice-Sophia Antipolis cấp bằng. Hợp tác với Đại học Sprott-Shaw Degree College (Canada). Hợp tác với Tổ chức Keieikai (Nhật Bản). Hợp tác với Trung tâm nghiên cứu y học và quản lý chăm sóc sức khỏe Ritsumeikan (Nhật Bản). Hợp tác với Hội KUE (Đức). 1.4.3 Cơ hội việc làm Trường có sự liên kết với hội cựu sinh viên đã từng học tập tại trường để tìm kiếm những cơ hội việc làm cho các bạn sinh viên năm cuối. Tổ chức chương trình hợp tác với GTUV Việt Nam – mạng lưới các nhóm nhà phát triển yêu thích công nghệ của Google, tạo điều kiện cho sinh viên ngành Công nghệ thông tin được thực tập tại hệ thống GTUG và có nhiều cơ hội tìm việc làm cũng như tham gia vào các dự án lớn. Trường cũng phối hợp tổ chức các hội thảo về các cơ hội tìm việc làm: giao lưu tuyển dụng với chương trình Fresher của Công ty Vina Game. 1.5 Tình hình hoạt động của đại học Thăng Long gần đây 1.5.1 Sinh viên Tính đến thời điểm đầu tháng 8/2010, Đại học Thăng Long hiện có khoảng trên 7000 sinh viên theo học ở tất cả các ngành. Điểm đầu vào của sinh viên chỉ rơi vào mức trung bình so với các trường công lập trong khu vực (điểm chuẩn hàng năm thường chỉ cao hơn điểm sàn đại học của Bộ giáo dục từ 1 đến 2 điểm. Năm 2010, điểm chuẩn vào trường là 13 – bằng điểm sàn mà Bộ GD đưa ra). Chính vì vậy, trường rất chú trọng đào tạo và rèn luyện sinh viên trong các năm học tập tại trường, để khi ra trường sinh viên được trang bị đầy đủ những kỹ năng cần thiết theo yêu cầu công việc, cũng như có đủ khả năng cạnh tranh với những sinh viên từ những trường danh tiếng hơn. 1.5.2 Chất lượng đầu ra Theo số liệu điều tra theo dõi việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp do trường tiến hành: 92.7% sinh viên có việc làm sau 3 tháng tốt nghiệp ra trường (con số này là cho toàn trường). Riêng với sinh viên khoa Tin học: 95% sinh viên ra trường có việc làm sau 3 tháng tốt nghiệp. Theo số liệu thống kê của Bộ GD&ĐT, Đại học Thăng Long nằm ở vị trí 19 trong Top 25 trường Đại học có tỷ lệ sinh viên ra trường đi làm đúng ngành nghề trên 60% của cả nước. Có thể thấy chất lượng đầu ra của trường Thăng Long không hề kém so với nhiều trường công lập khác. Có được điều này là nhờ đội ngũ giảng dạy của trường, nhờ kỷ luật thép tại trường về việc “Học Thật – Thi Thật” khiến cho các sinh viên luôn phải tự nỗ lực bằng chính khả năng của bản thân. Nếu không phải bằng chính nỗ lực của mình, sinh viên đại học Thăng Long sẽ không ra được trường. 1.5.3 Tình hình tuyển sinh đầu vào Có đầu ra tốt như vậy nhưng đầu vào của đại học Thăng Long lại khá thấp so với mặt bằng chung. Chỉ tiêu tuyển sinh qua các năm của trường đại học Thăng Long Năm học  2007  2008  2009  2010   Chỉ tiêu tuyển sinh  1.800  1.800  1.900  1.900   Số hồ sơ ĐKDT  4.000  9.000  9.050  3.068   Số hồ sơ trúng tuyển NV1  -  -  380  391   Nguồn: Bộ GD&ĐT Có một điều ta có thể nhận thấy rằng số hồ sơ đăng ký dự tuyển NV1 vào trường không phải là nhiều, hơn nữa trong số đó, số lượng thực sự trúng tuyển cũng rất ít. Để so sánh mức độ hấp dẫn của các trường Đại học trong khu vực Hà Nội, chúng tôi sử dụng số liệu về tỷ lệ đầu vào – tỷ lệ sinh viên được nhận vào trường trên tổng số sinh viên đăng ký. Bảng 10: Tỷ lệ đầu vào các trường Đại học khu vực Hà Nội năm 2010 Trường  Hồ sơ đăng ký  Chỉ tiêu  Tỷ lệ   ĐHQG Hà Nội gồm: - Trường ĐH Kinh tế - Trường ĐH Ngoại ngữ - Trường ĐH Công nghệ - Khoa Luật - Khoa Quốc tế - Khoa Sư phạm - Trường ĐH Khoa học tự nhiên - Trường ĐH KH xã hội và Nhân văn  9366 5239 2531 1537 1589 7236 6159  430 1270 580 300 550 300 1380 1450  1/21,78 1/4,1 1/4,36 1/5,12 1/5,29 1/5,24 1/4,24   ĐH Bách khoa Hà Nội  11.574  6.370  1/1,8   Học viện Bưu chính viễn thông  8.303  2250  1/3,69   ĐH Công nghiệp Hà Nội  55.847  6.600  1/8,46   ĐH Điện lực  6981  1.750  xấp xỉ ¼   ĐH Dược Hà Nội  2.804  550  1/5   ĐH Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp  10.451  5.300  Xét tuyển   ĐH Lao động - Xã hội  9.057  1.650  Xét tuyển   ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội  18.293  3.100  1/5,9   ĐH Thành Tây  155  1.500  Xét tuyển   ĐH Thăng Long  3.901  1.900  1/2   ĐH FPT  205  1.200    ĐH Giao thông vận tải  21.232  4.000  1/5,3   ĐH Sư phạm Nghệ thuật TW  1.520  1.200  1/1,26   ĐH Hòa Bình  633  1.200  Xét tuyển   Học viện Hành chính quốc gia  8.255  1.500  1/5,5   Học viện Ngoại giao  2.745  500  1/5,49   Học viện Tài chính  14.619  2.800  1/5,22   Học viện Quản lý giáo dục  3.421  750  1/4,56   Học viện Y Dược học cổ truyền  4.671  450  1/10,38   Trường ĐH Kinh tế quốc dân  19.302  4.000  1/4,82   Học viện Mật mã  590  300  1/1,96   ĐH Kiến trúc Hà Nội  6.173  1.350  1/4,57   ĐH Công đoàn  20.110  2.100  1/9,57   ĐH Lâm nghiệp  12.826  1.600  1/8   ĐH Luật Hà Nội  11.412  1.800  1/6,34   Viện ĐH Mở Hà Nội  31.175  3.300  1/9,44   ĐH Mỹ thuật Công nghiệp  1.300  350  1/1,36   ĐH Mỹ thuật Việt Nam  8  100    ĐH Hà Nội  9.309  1.600  1/5,8   Học viện Ngân hàng  14.004  3.350  1/4,1   ĐH Nông nghiệp Hà Nội  45.758  4.060  1/11,3   ĐH Ngoại thương  10.927  3.100  1/3,52   ĐH Nguyễn Trãi  105  400  Xét tuyển   Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam  3  180    ĐH Phòng cháy chữa cháy  174  200    ĐH Răng – Hàm - Mặt  600  100  1/6   ĐH Sân khấu điện ảnh  1.363  322  1/4,2   ĐH Sư phạm Hà Nội  15.053  2.500  1/6   ĐH Sư phạm TDTT Hà Nội  5.844  1.070  1/5,46   Học viện Báo chí – Tuyên truyền  8811  1.300  1/6,77   ĐH Thủy lợi  17.954  2.650  1/6,77   ĐH Thương mại  39.409  3.470  1/11,35   ĐH Văn hóa Hà Nội  8712  1.500  1/5,8   ĐH Xây dựng Hà Nội  11.993  3.500  1/3,42   ĐH Y Hà Nội  8546  900  Xấp xỉ 1/10   ĐH Y tế công cộng  2.050  120  1/17   ĐH Đại Nam  635  1.000  Xét tuyển   ĐH dân lập Đông Đô  1.317  1.500  Xét tuyển   ĐH Quốc tế Bắc Hà  362  600  Xét tuyển   ĐH dân lập Phương Đông  5.126  2.300  Xét tuyển   Nguồn: Bộ GD&ĐT Số lượng NV1 đủ điểm học tại trường hàng năm chỉ đạt trên 300 sinh viên. Bởi vậy chủ yếu trường tuyển sinh qua NV2. PHẦN 2: LẬP KẾ HOẠCH PR CHO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG 2.1 Xác định vấn đề Trải qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, Đại học Thăng Long đã đạt được rất nhiều thành tích, đồng thời cũng đã xây dựng được một thương hiệu uy tín và có chất lượng. Có thể nói trường đại học Thăng Long được đánh giá là một trong những trường không chỉ có điều kiện học tập mà chất lượng đào tạo cũng thuộc top đầu của khối dân lập. Tuy nhiên, một thực tế có thể thấy rằng Đại học Thăng Long vẫn chưa xây dựng được một hình ảnh rõ nét trong tâm trí phụ huynh và học sinh. - Tầm phổ biến của trường còn rất hạn hẹp. Phần lớn học sinh cũng như phụ huynh thuộc khu vực phía Bắc không biết đến trường Đại học Thăng Long; những người biết đến trường chủ yếu là sinh sống và học tập tại Hà Nội, tuy nhiên phần lớn đều không có một hình ảnh rõ ràng và cụ thể về Đại học Thăng Long, họ chỉ đơn thuần biết rằng đó là một trường đại học dân lập. - Đại học Thăng Long là một môi trường đại học chuyên nghiệp và lý tưởng. Tuy nhiên thực tế đã cho thấy rằng Đại học Thăng Long chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của các bạn học sinh. Đại học Thăng Long dường như vẫn luôn là một sự lựa chọn thứ 2, là bến đỗ của những đối tượng học sinh với học lực trung bình khá và là điểm dừng chân tạm thời của những học sinh với hi vọng tìm kiếm một cánh cửa đại học khác. - Lý do + Nhà trường có một bộ phận “PR – Tổ chức sự kiện” riêng nhưng ngoài một vài chương trình được tổ chức cho sinh viên, bộ phận PR của trường vẫn chưa có hoạt động nào thực sự nổi bật. + Kênh thông tin để phụ huynh và học sinh biết đến trường Đại học Thăng Long đó là thông qua người thân hoặc bạn bè giới thiệu, “truyền miệng”. Còn lại thì chỉ qua một số lượng ít ỏi bài phỏng vấn cô Hoàng Xuân Sính trên các tạp chí chuyên ngành giáo dục (chỉ những người có chuyên môn liên quan đến giáo dục mới đọc) hoặc một vài bài viết trên báo Hoa Học Trò hay báo Sinh viên Việt Nam. + Ngay cả khi biết tới trường Thăng Long rồi nhưng với tâm lý “ trường quốc lập vẫn hơn”, một trường dân lập như trường Thăng Long thực sự chịu nhiều thiệt thòi bởi tư tưởng đó của người Việt. Là sinh viên của trường Thăng Long, chúng tôi muốn lập một kế hoạch PR cho trường, nếu kế hoạch này hiệu quả, chúng tôi hi vọng sẽ giúp đại học Thăng Long được biết tới nhiều hơn, thu hút nhiều bạn học sinh đến đăng ký hồ sơ dự tuyển và cả hồ sơ NV2 hơn. 2.2 Xác định mục tiêu - Tăng nhận thức của phụ huynh và các em học sinh về trường đại học Thăng Long theo đúng thông điệp truyền đi (sẽ được trình bày ở phần sau) lên 40%. - Tăng số lượng hồ sơ đăng ký dự tuyển NV1 lên 30% và số hồ sơ xin nộp vào NV2 của trường tăng 35% 2.3 Xác định nhóm công chúng - Chính phủ: Mặc dù đầu tư cho giáo dục đại học vẫn là nhiệm vụ tất yếu của bất kỳ Chính phủ nào trên thế giới. Nhưng rõ ràng, duy trì và tạo lập được các mối quan hệ tốt với các thành viên làm việc tại Chính phủ, các Bộ Ngành chắc chắn sẽ gây nhiều tác động tích cực hơn cho các trường đại học ngày nay, không ở khía cạnh tài chính mà còn cả ở khía cạnh tinh thần. - Chính quyền điạ phương : + Sở GD, phòng GD quận, TP + UBND phường Đại Kim + UBND quận Hoàng Mai + UBND TP Hà Nội Tạo dựng một hình ảnh đẹp, một mối quan hệ tốt với các cơ quan, chính quyền đoàn thể địa phương là việc làm hết sức quan trọng đối với mọi doanh nghiệp. + Dân chúng sinh sống xung quanh trường ĐH TL : Tạo dựng quan hệ tốt với dân chúng xung quanh khu vực trường, tránh điều tiếng xấu, thêu dệt những lời đồn đại không tốt vè trường. Tránh thái độ công kích, phản bác của họ mỗi khi trường tổ chức hoạt động, sự kiện quan trọng. - Sinh viên: Là “đại sứ” và là “người làm quan hệ công chúng ” miễn phí và tốt nhất cho trường đại học Thăng Long. Toàn xã hội sẽ nhìn vào các sinh viên để đánh giá xem trường học như thế nào. - Giảng viên, Chuyên viên hành chính: Vừa là người lao động nhưng cũng lại là những “khách hàng nội bộ” của chính đại học đó. Có thể chia “khách hàng” đặc biệt này thành 3 dạng. + Dạng 1: Những người luôn quan tâm, bảo vệ và xây dựng hình ảnh của trường đại học. Những người này cần được khuyến khích và ủng hộ nhằm tranh thủ sự nhiệt tình của họ giúp xây dựng hình ảnh của trường đại học với cộng đồng xã hội; + Dạng 2: Những người thờ ơ với mọi chuyện ngoài công việc của họ. Những người này thường
Luận văn liên quan