Tiểu luận Xây dựng chiến lược hoạt động của cơ quan ủy ban nhân dân thị trấn Đạ Tẻh giai đoạn 2017 - 2021

Quản trị chiến lược có tầm quan trọng to lớn, bởi vì trong cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội, ở đâu cũng có cách nhìn chiến lược. Trong giai đoạn hiện nay cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, việc nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển Kinh tế - Xã hội, các lĩnh vực của đời sống xã hội ngày càng cần được quan tâm, chú trọng, chính quyền các cấp phải có được những dự báo, nhìn nhận tình hình cho tương lai để có thể xác định đúng mục tiêu và phương thức lãnh, chỉ đạo hoạt động. Do đó, trong các cơ quan đều phải xây dựng chiến lược hoạt động một cách hợp lý để từ đó có thể đưa ra các phương thức điều hành phù hợp cho từng hoạt động trong thời gian tiếp theo.

doc25 trang | Chia sẻ: thanhlinh222 | Lượt xem: 1001 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Xây dựng chiến lược hoạt động của cơ quan ủy ban nhân dân thị trấn Đạ Tẻh giai đoạn 2017 - 2021, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC ___________________________________ MÔN: QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC TIỂU LUẬN XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN ỦY BAN NHÂN DÂN THỊ TRẤN ĐẠ TẺH GIAI ĐOẠN 2017 - 2021 GV hướng dẫn: TS. Nguyễn Hữu Ngọc SVTH: Trịnh Văn Khả Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Đạ Tẻh, tháng 06/2017 PHẦN MỞ ĐẦU Quản trị chiến lược có tầm quan trọng to lớn, bởi vì trong cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội, ở đâu cũng có cách nhìn chiến lược. Trong giai đoạn hiện nay cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, việc nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển Kinh tế - Xã hội, các lĩnh vực của đời sống xã hội ngày càng cần được quan tâm, chú trọng, chính quyền các cấp phải có được những dự báo, nhìn nhận tình hình cho tương lai để có thể xác định đúng mục tiêu và phương thức lãnh, chỉ đạo hoạt động. Do đó, trong các cơ quan đều phải xây dựng chiến lược hoạt động một cách hợp lý để từ đó có thể đưa ra các phương thức điều hành phù hợp cho từng hoạt động trong thời gian tiếp theo. Cơ quan ủy ban nhân dân (UBND) thị trấn Đạ Tẻh nắm bắt được xu thế phát triển của đất nước và của địa phương, đã rất quan tâm đến việc xây dựng chiến lược hoạt động của cơ quan trong đó chú trọng vào việc xây dựng thực lực hệ thống chính trị, củng cố hoạt động của các tổ chức cơ sở từ đó đáp ứng và nâng cao vai trò của cấp ủy các cấp trong chỉ đạo, triển khai và tổ chức các hoạt động, xây dựng, củng cố tổ chức hoạt động của chính quyền ngày càng vững mạnh theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị trấn Đạ Tẻh lần thứ XIII nhiệm kỳ 2015 - 2020. Trên cương vị là một cán bộ lãnh đạo đang công tác và làm việc tại cơ quan UBND thị trấn Đạ Tẻh, Em chọn đề tài “Xây dựng chiến lược hoạt động của cơ quan UBND thị trấn Đạ Tẻh giai đoạn 2017 - 2021” làm đề tài tiểu luận môn học Quản trị chiến lược. Tiểu luận giúp bản thân có thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm và hiểu rõ quy trình quản trị chiến lược của một đơn vị cơ quan hành chính sự nghiệp nhà nước. Đồng thời phân tích và đánh giá được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong chiến lược hoạt động của cơ quan trong thời gian tới. Từ đó định hướng được hoạt động trong thời gian tới cho phù hợp với thực tế của địa phương. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC I. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1. Khái niệm “Chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp là một chương trình hành động tổng quát hướng tới việc thực hiện những mục tiêu của doanh nghiệp. Chiến lược là tập hợp những mục tiêu và các chính sách cũng như các kế hoạch chủ yếu để đạt được các mục tiêu đó”. Chiến lược kinh doanh không nhằm vạch ra một cách cụ thể làm thế nào để có thể đạt được những mục tiêu đó mà đó là nhiệm vụ của vô số các chương trình hỗ trợ và các chiến lược chức năng khác. Chiến lược kinh doanh chỉ tạo ra những định hướng để hướng dẫn tư duy, hành động của các nhà quản trị. “Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như tương lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức, đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các quyết định nhằm đạt được các mục tiêu đó trong môi trường hiện tại cũng như tương lai”. Chiến lược kinh doanh thông thường được xác định dưới ba cấp độ : - Chiến lược cấp công ty: xác định và vạch rõ mục đích, các mục tiêu của công ty, các hoạt động kinh doanh của công ty. - Chiến lược cấp kinh doanh (SBU): được hoạch định nhằm xác định việc lựa chọn sản phẩm hoặc dạng cụ thể của thị trường cho hoạt động kinh doanh riêng trong nội bộ công ty, xác định cách thức mỗi đơn vị kinh doanh sẽ cố gắng hoàn thành mục tiêu của nó để đóng góp vào việc hoàn thành mục tiêu của công ty. - Chiến lược cấp chức năng: xác định các giải pháp, kế hoạch cho từng lĩnh vực kinh doanh. 2. Các chiến lược kinh doanh trong thực tiễn Trên thực tế, chúng ta thường gặp các loại chiến lược phổ biến sau : - Chiến lược tăng trưởng tập trung: Nhóm chiến lược này chủ yếu nhằm cải thiện vị thế cạnh tranh của công ty với những sản phẩm hiện có trên cơ sở tăng cường hoạt động marketing hoặc thay đổi chiến lược thị trường hiện có mà không thay đổi sản phẩm nào. Loại này có ba chiến lược chính : - Chiến lược thâm nhập thị trường: tìm kiếm thị phần tăng lên cho các sản phẩm hiện tại và các dịch vụ trong các thị trường hiện có qua những nỗ lực tiếp thị nhiều hơn. - Chiến lược phát triển thị trường: đưa các sản phẩm hiện có vào các khu vực thị trường mới. - Chiến lược phát triển sản phẩm: tăng doanh số bằng việc cải tiến hoặc sửa đổi các sản phẩm hoặc dịch vụ hiện có theo chiều sâu. - Chiến lược phát triển hội nhập: Nhóm chiến lược này nhắm tới mục tiêu kiểm soát các nhà phân phối, nhà cung cấp, hoặc các đối thủ cạnh tranh, gồm: hội nhập về phía trước; hội nhập về phía sau; hội nhập theo chiều ngang. - Chiến lược đa dạng hoá: Nhóm chiến lược này thường được sử dụng trong công ty đa ngành, nó chiếm một vị trí quan trọng trong chiến lược cấp công ty. Nhóm chiến lược này tương đối uyển chuyển và linh hoạt, tuy nhiên đòi hỏi những cơ sở hạ tầng về vật chất, tài chính và khả năng quản trị. Nhóm chiến lược này bao gồm: Chiến lược đa dạng hoá đồng tâm; Chiến lược đa dạng hoá hàng ngang; Chiến lược đa dạng hoá tổng hợp. - Chiến lược suy giảm: Nhóm chiến lược này được sử dụng khi công ty cần chỉnh đốn sau những ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế hay cần phải củng cố tránh sự suy thoái toàn diện của công ty bao gồm các chiến lược: Thu hẹp hoạt động; Cắt bỏ hoạt động; Thanh lý. II. QUY TRÌNH XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 1. Phân tích, xây dựng chiến lược kinh doanh và lựa chọn chiến lược kinh doanh khả thi là nhằm xác định các tiến trình hoạt động có thể lựa chọn, qua đó công ty có thể hoàn thành sứ mạng và mục tiêu đề ra. 2. Xây dựng chiến lược kinh doanh chỉ là bước đầu trong quá trình quản trị chiến lược. Khái niệm quản trị chiến lược kinh doanh có nội dung rộng hơn khái niệm xây dựng chiến lược kinh doanh và bao gồm: - Xây dựng chiến lược kinh doanh. - Thực hiện chiến lược kinh doanh. - Đánh giá chiến lược kinh doanh. Để đi đến một chiến lược kinh doanh, thông thường phải phân tích qua 4 bước như sau: - Bước 1: Xác định nhiệm vụ kinh doanh; - Bước 2: Phân tích môi trường bên ngoài; - Bước 3: Phân tích tình hình nội bộ; - Bước 4: Phân tích và lựa chọn chiến lược. CHƯƠNG 2 XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN UBND THỊ TRẤN ĐẠ TẺH GIAI ĐOẠN 2017 - 2021 I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CƠ QUAN 1. Cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan UBND thị trấn UBND thị trấn Đạ Tẻh là đơn vị hành chính cấp xã do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và Hội đồng nhân dân cùng cấp. Cơ quan UBND thị trấn Đạ Tẻh có 23 cán bộ, công chức, người lao động làm việc tại các bộ phận chuyên trách giúp việc cho UBND thị trấn theo Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015. Các bộ phận chuyên môn thuộc cơ quan UBND thị trấn thực hiện tham mưu, giúp việc phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của UBND trên các lĩnh vực về phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh. Ngoài Thường trực UBND thị trấn (1 chủ tịch, 2 phó chủ tịch), còn có các ngành và bộ phận chuyên môn sau: 2. Trưởng Công an thị trấn Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thị trấn tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn theo quy định của pháp luật; Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về công an và các văn bản có liên quan của cơ quan có thẩm quyền; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân giao. 3. Chỉ huy trưởng Quân sự Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp trong lĩnh vực quốc phòng, quân sự trên địa bàn theo quy định của pháp luật; Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về dân quân tự vệ, quốc phòng toàn dân, nghĩa vụ quân sự và các văn bản có liên quan của cơ quan có thẩm quyền; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp giao. 4. Văn phòng - Thống kê Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp trong các lĩnh vực: Văn phòng, thống kê, tổ chức, nhân sự, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc và thanh niên trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau: -  Xây dựng và theo dõi việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, lịch làm việc định kỳ và đột xuất của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; - Giúp Thường trực Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức các kỳ họp; chuẩn bị các điều kiện phục vụ các kỳ họp và các hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã; - Tổ chức lịch tiếp dân, tiếp khách của Ủy ban nhân dân cấp xã; thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, cơ chế “một cửa” và “một cửa liên thông” tại Ủy ban nhân dân cấp xã; nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo và chuyển đến Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xem xét, giải quyết theo thẩm quyền; tổng hợp, theo dõi và báo cáo việc thực hiện quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân cấp xã và thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật; - Chủ trì, phối hợp với công chức khác xây dựng và theo dõi việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tổng hợp, thống kê, báo cáo tình hình phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ và các hoạt động kinh tế - xã hội trên địa bàn cấp xã; dự thảo các văn bản theo yêu cầu của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao. 5. Công chức Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Đất đai, tài nguyên, môi trường, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau: - Thu thập thông tin, tổng hợp số liệu, lập sổ sách các tài liệu và xây dựng các báo cáo về đất đai, địa giới hành chính, tài nguyên, môi trường và đa dạng sinh học, công tác quy hoạch, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy định của pháp luật; - Tổ chức vận động nhân dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bảo vệ môi trường trên địa bàn cấp xã; - Giám sát về kỹ thuật các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã; - Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện các thủ tục hành chính trong việc tiếp nhận hồ sơ và thẩm tra để xác nhận nguồn gốc, hiện trạng đăng ký và sử dụng đất đai, tình trạng tranh chấp đất đai và biến động về đất đai trên địa bàn; xây dựng các hồ sơ, văn bản về đất đai và việc cấp phép cải tạo, xây dựng các công trình và nhà ở trên địa bàn để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định hoặc báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật. - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao. 6. Công chức Tài chính - kế toán Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực tài chính, kế toán trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau: - Xây dựng dự toán thu, chi ngân sách cấp xã trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức thực hiện dự toán thu, chi ngân sách và các biện pháp khai thác nguồn thu trên địa bàn cấp xã; - Kiểm tra và tổ chức thực hiện các hoạt động tài chính, ngân sách theo hướng dẫn của cơ quan tài chính cấp trên; quyết toán ngân sách cấp xã và thực hiện báo cáo tài chính, ngân sách theo đúng quy định của pháp luật; - Thực hiện công tác kế toán ngân sách (kế toán thu, chi ngân sách cấp xã, kế toán các quỹ công chuyên dùng và các hoạt động tài chính khác, kế toán tiền mặt, tiền gửi, kế toán thanh toán, kế toán vật tư, tài sản,...) theo quy định của pháp luật; - Chủ trì, phối hợp với công chức khác quản lý tài sản công; kiểm tra, quyết toán các dự án đầu tư xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định của pháp luật. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao. 7. Công chức Tư pháp - hộ tịch Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực tư pháp và hộ tịch trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau: - Phổ biến, giáo dục pháp luật; quản lý tủ sách pháp luật, tổ chức phục vụ nhân dân nghiên cứu pháp luật và tổ chức lấy ý kiến nhân dân trên địa bàn cấp xã trong việc tham gia xây dựng pháp luật; - Kiểm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định; tham gia công tác thi hành án dân sự trên địa bàn cấp xã; - Thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp, hộ tịch, chứng thực, chứng nhận và theo dõi về quốc tịch trên địa bàn cấp xã theo quy định của pháp luật; phối hợp với công chức Văn hóa - xã hội hướng dẫn xây dựng hương ước, quy ước ở thôn, tổ dân phố và công tác giáo dục tại địa bàn cấp xã; - Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao. 8. Công chức Văn hóa - xã hội Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, thông tin, truyền thông, lao động, thương binh, xã hội, y tế, giáo dục theo quy định của pháp luật. Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau: - Tổ chức, theo dõi và báo cáo về các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, du lịch, y tế và giáo dục trên địa bàn; tổ chức thực hiện việc xây dựng đời sống văn hóa ở cộng đồng dân cư và xây dựng gia đình văn hóa trên địa bàn cấp xã; - Thực hiện các nhiệm vụ thông tin, truyền thông về tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương; - Thống kê dân số, lao động, việc làm, ngành nghề trên địa bàn; theo dõi, tổng hợp, báo cáo về số lượng và tình hình biến động các đối tượng chính sách lao động, thương binh và xã hội; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện và chi trả các chế độ đối với người hưởng chính sách xã hội và người có công; quản lý nghĩa trang liệt sĩ và các công trình ghi công liệt sĩ; thực hiện các hoạt động bảo trợ xã hội và chương trình xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn cấp xã; - Chủ trì, phối hợp với công chức khác và trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố xây dựng hương ước, quy ước ở thôn, tổ dân phố và thực hiện công tác giáo dục tại địa bàn cấp xã. - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao. II. NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN 1. Về các yếu tố bên ngoài Trong giai đoạn hiện nay, tình hình thế giới có nhiều biến động và có nhiều sự kiện chính trị xảy ra trên thế giới. Các nước trên thế giới đang hướng đến việc hòa nhập vào cộng đồng quốc tế theo xu hướng của thời đại, đó là xu hướng toàn cầu hóa, cùng nhau hợp tác phát triển cả về kinh tế, văn hóa. Tuy nhiên, thế giới cũng diễn ra nhiều cuộc xung đột về sắc tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ Việt Nam cũng không nằm ngoài những chuyển động của thế giới. Chúng ta đã tăng cường quan hệ với các nước trên tinh thần bình đẳng, đa phương hóa, thể hiện vai trò tích cực của mình tại Đại hội đồng Liên hợp quốc, tại cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á - ASEAN và các tổ chức quốc tế khác. Chúng ta cũng đã gia nhập tổ chức thương mại quốc tế WTO, các hiệp định hợp tác Á - Âu (ASEM), hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương TPP Chúng ta cũng bị nước láng giềng tranh chấp lãnh thổ, đồng thời các vấn đề về an ninh quốc tế, các thế lực thù địch luôn tìm cách chống phá cũng ảnh hưởng, đe dọa đến nền hòa bình, sự ổn định của đất nước mà bao thế hệ người Việt Nam đã hi sinh xương máu mới giành được. Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng đất nước ta đang trên đà phát triển và đã đạt được những thành tựu quan trọng. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá, hạ tầng dần được xây dựng, an sinh xã hội cơ bản được đảm bảo, an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội được giữ vững, tạo điều kiện để Đảng, Nhà nước và nhân dân ta thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Trong bối cảnh đó, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn Quốc lần thứ XII, đồng thời lãnh đạo tổ chức thành công Cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIV và HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2016 - 2021; bộ máy lãnh đạo được củng cố, đổi mới về phương thức lãnh đạo, tạo niềm tin trong nhân dân về một tương lai tươi sáng của đất nước. Đối với tỉnh Lâm Đồng, Chính phủ đã có nhiều quan tâm, ban hành những cơ chế chính sách nhằm tạo điều kiện để tỉnh phát triển. Hiện nay, tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể trong hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở được củng cố, kiện toàn. Đầu tư vào huyện ngày càng tăng, tăng trưởng kinh tế đạt trung bình 13,7%/năm, an sinh xã hội, an ninh trật tự được đảm bảo. 2. Về các yếu tố bên trong Cùng với quá trình củng cố hoạt động của các ngành, các bộ phận và thực hiện nhiệm vụ công tác cải cách hành chính, Cơ quan UBND thị trấn đang đứng trước một thời điểm cần có sự đổi mới trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Tại cơ quan hiện có một đội ngũ cán bộ, công chức trẻ, có trình độ chuyên môn và lý luận chính trị tốt; bên cạnh đó cũng còn một số cán bộ, công chức có trình độ và sức khỏe hạn chế, không theo kịp quá trình đổi mới hiện nay, nhưng đây là những người có thâm niên công tác và có nhiều tình cảm đối với cơ quan, đồng nghiệp. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan, Thường trực UBND đã chỉ đạo áp dụng một số quy định về đổi mới, củng cố bộ máy. Tuy nhiên, việc cải tổ, sát nhập bộ máy, thực hiện tinh giản biên chế, khoán quỹ lương đang gặp phải những khó khăn nhất định, làm phát sinh những vấn đề trong đoàn kết nội bộ. Bên cạnh đó, các nội quy, quy chế, quy định trong thực hiện kỷ luật công chức và công tác phối hợp chưa được thực hiện đã làm ảnh hưởng đến kết quả nhiệm vụ tham mưu, phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của UBND thị trấn. III. SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC Cơ quan UBND thị trấn Đạ Tẻh không phải là đơn vị sản xuất, kinh doanh, không có các đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, với những vấn đề được nêu ở trên và đứng trước yêu cầu đổi mới nhằm giải quyết những vướng mắc hiện nay, từng bước nâng cao năng lực công tác, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương; vì vậy, cần phải xây dựng một chiến lược hoạt động trong thời gian tới. Để thực hiện yêu cầu này tôi sẽ thực hiện “Xây dựng chiến lược hoạt động của cơ quan UBND thị trấn Đạ Tẻh giai đoạn 2017 – 2021”. IV. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG VÀ BÊN NGOÀI CỦA CƠ QUAN VÀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC 1. Đánh giá yếu tố bên ngoài, xây dựng ma trận EFE Ta tiến hành lập ma trận đánh giá yếu tố bên ngoài tác động đến hoạt động của cơ quan UBND thị trấn Đạ Tẻh như sau: Từ thực tế và qua khảo sát ý kiến của đồng nghiệp, nhóm lựa chọn 11 yếu tố bên ngoài EFE gồm các sự kiện trong nước và quốc tế nổi bật. Có ( i ) là tầm quan trọng với ∑i = 10, có ( r ) là mức độ phản ứng của cơ quan UBND thị trấn đối với các yếu tố, thang điểm từ 1 - 4. STT Yếu tố i r i x r Thuận lợi (thời cơ) Không thuận lợi (nguy cơ) 1 Thành công của cuộc bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp 1,5 4 6,0 X 2 Các vấn đề về biển Đông 0,5 3 1,5 X 3 Kinh tế - xã hội của cả nước và địa phương tiếp tục phát triển 1,5 3 4,5 X 4 Việt Nam gia nhập TPP 0,5 2 1,0 X 5 Đầu tư vào địa bàn tăng 1,0 3 3,0 X 6 Tổng thống Mỹ thăm Việt Nam 0,5 1 0,5 X 7 Ủy ban Thường
Luận văn liên quan