Tiểu luận Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo iso 9001:2008 tại công ty DNC

ISO 9000 được Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO ban hành lần đầu tiên vào năm 1987. Trước đó vào năm 1959, Cơ quan quốc phòng Mỹ đã ban hành tiêu chuẩn MIL-Q-9858A về quản lý chất lượng bắt buộc áp dụng đối với các cơ sở sản xuất trực thuộc. Dựa trên tiêu chuẩn quản lý chất lượng của Mỹ, năm 1968, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương – NATO đã ban hành tiêu chuẩn AQAP-1 (Allied Quality Assurance Publication) quy định các yêu cầu đối với hệ thống kiểm soát chất lượng trong ngành công nghiệp áp dụng cho khối NATO. Năm 1979, Viện Tiêu chuẩn Anh (BSI) ban hành tiêu chuẩn BS 5750 - tiêu chuẩn đầu tiên về hệ thống chất lượng áp dụng rộng rãi cho các ngành công nghiệp và là tiền thân của tiêu chuẩn ISO 9000 sau này. Cho tới nay, ISO 9000 đã qua các kỳ sửa đổi vào các năm 1994, 2000 và hiện tại là tiêu chuẩn ISO 9001:2008. ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng, áp dụng cho mọi loại hình tổ chức nhằm đảm bảo khả năng cung cấp sản phẩm đáp ứng yêu cầu khách hàng và luật định một cách ổn định và thường xuyên nâng cao sự thoả mãn của khách hàng. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 gồm các tiêu chuẩn cơ bản là:  ISO 9000:2005 Hệ thống quản lý chất lượng -- Cơ sở và từ vựng  ISO 9001:2008 Hệ thống quản lý chất lượng -- Các yêu cầu  ISO 9004:2009 Quản lý tổ chức để thành công bền vững  ISO 19011:2011 Hướng dẫn đánh giá các hệ thống quản lý

pdf32 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5583 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Tiểu luận Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo iso 9001:2008 tại công ty DNC, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN MÔN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG: XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO ISO 9001:2008 TẠI CÔNG TY DNC GVHD: TS. Tạ Thị Kiều An HVTH: Nhóm 2 - Lớp QT đêm 2 – K21 1. Lê Hoàng Vĩnh Phú 2. Đặng Nguyễn Hồng Phúc 2. Lâm Hoàng Phương 3. Phan Kim Phượng 4. Phan Thị Phượng 5. Võ Thành Quang 6. Trần Trọng Đức Thiện TP.HCM, Tháng 11 năm 2012 Trang ii Trang 1 GIỚI THIỆU Giới thiệu bộ tiêu chuẩn ISO 9000 ISO 9000 được Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO ban hành lần đầu tiên vào năm 1987. Trước đó vào năm 1959, Cơ quan quốc phòng Mỹ đã ban hành tiêu chuẩn MIL-Q-9858A về quản lý chất lượng bắt buộc áp dụng đối với các cơ sở sản xuất trực thuộc. Dựa trên tiêu chuẩn quản lý chất lượng của Mỹ, năm 1968, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương – NATO đã ban hành tiêu chuẩn AQAP-1 (Allied Quality Assurance Publication) quy định các yêu cầu đối với hệ thống kiểm soát chất lượng trong ngành công nghiệp áp dụng cho khối NATO. Năm 1979, Viện Tiêu chuẩn Anh (BSI) ban hành tiêu chuẩn BS 5750 - tiêu chuẩn đầu tiên về hệ thống chất lượng áp dụng rộng rãi cho các ngành công nghiệp và là tiền thân của tiêu chuẩn ISO 9000 sau này. Cho tới nay, ISO 9000 đã qua các kỳ sửa đổi vào các năm 1994, 2000 và hiện tại là tiêu chuẩn ISO 9001:2008. ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý chất lượng, áp dụng cho mọi loại hình tổ chức nhằm đảm bảo khả năng cung cấp sản phẩm đáp ứng yêu cầu khách hàng và luật định một cách ổn định và thường xuyên nâng cao sự thoả mãn của khách hàng. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 gồm các tiêu chuẩn cơ bản là:  ISO 9000:2005 Hệ thống quản lý chất lượng -- Cơ sở và từ vựng  ISO 9001:2008 Hệ thống quản lý chất lượng -- Các yêu cầu  ISO 9004:2009 Quản lý tổ chức để thành công bền vững  ISO 19011:2011 Hướng dẫn đánh giá các hệ thống quản lý Hình 1. Các tiêu chuẩn cơ bản trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000 ISO 9001:2008 là tiêu chuẩn quy định các yêu cầu đối với việc xây dựng và chứng nhận một hệ thống quản lý chất lượng tại các tổ chức/doanh nghiệp. Tiêu chuẩn này quy định các nguyên tắc cơ bản để quản lý các hoạt động trong tổ chức, doanh nghiệp về vấn đề chất lượng thông qua 5 yêu cầu sau: Trang 2 o Hệ thống quản lý chất lượng o Trách nhiệm của lãnh đạo o Quản lý nguồn lực o Tạo sản phẩm o Đo lường, phân tích và cải tiến Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2008 sẽ giúp các tổ chức thiết lập được các quy trình chuẩn để kiểm soát các hoạt động, đồng thời phân định rõ việc, rõ người trong quản lý, điều hành công việc. Hệ thống quản lý chất lượng sẽ giúp nhân viên thực hiện công việc đúng ngay từ đầu và thường xuyên cải tiến công việc Hình 2. TCVN ISO 9001:2008 là tiêu chuẩn thông qua các hoạt động theo dõi ISO 9001:2008 được dịch ra tiếng Việt và giám sát. Một hệ thống quản lý chất lượng tốt không những giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động và sự thỏa mãn của khách hàng và còn giúp đào tạo cho nhân viên mới tiếp cận công việc nhanh chóng hơn. Mục đích áp dụng Để duy trì sự thỏa mãn của khách hàng, tổ chức phải đáp ứng được các yêu cầu của khách hàng. ISO 9001:2008 cung cấp một hệ thống đã được trải nghiệm ở quy mô toàn cầu để thực hiện phương pháp quản lý có hệ thống đối với các quá trình trong một tổ chức, từ đó tạo ra sản phẩm đáp ứng một cách ổn định các yêu cầu và mong đợi của khách hàng. Những lợi ích sau đây sẽ đạt được mỗi khi tổ chức thực hiện có hiệu lực hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với ISO 9001:2008: - Giúp tổ chức, doanh nghiệp xây dựng các quy trình chuẩn để thực hiện và kiểm soát công việc; - Phòng ngừa sai lỗi, giảm thiểu công việc làm lại từ đó nâng cao năng suất, hiệu quả làm việc; Trang 3 - Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn trong tổ chức; - Hệ thống văn bản quản lý chất lượng là phương tiện đào tạo, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm; - Giúp cải tiến thường xuyên chất lượng các quá trình và sản phẩm; - Tạo nền tảng để xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả; - Nâng cao uy tín, hình ảnh của tổ chức, doanh nghiệp… Phương pháp luận Triết lý về quản lý chất lượng - Hệ thống chất lượng quyết định chất lượng sản phẩm, sản phẩm tạo ra là một quá trình liên kết của tất cả các bộ phận, là quá trình biến đầu vào thành đầu ra đến tay người tiêu dùng, không chỉ có các thông số kỹ thuật bên sản xuất mà còn là sự hiệu quả của bộ phận khác như bộ phận hành chính, nhân sự, tài chính. - Làm đúng ngay từ đầu là chất lượng nhất, tiết kiệm nhất. Chú trọng phòng ngừa ngay từ ban đầu đảm bảo giảm thiểu sai hỏng không đáng có, tiết kiệm thời gian, nhân lực...Có các hoạt động điều chỉnh trong quá trình hoạt động, đầu cuối của quá trình này là đầu vào của quá trình kia. - Làm đúng ngay từ đầu là biện pháp phòng ngừa tốt nhất. Như đã nói ở trên, mỗi thành viên có công việc khác nhau tạo thành chuỗi móc xích liên kết với nhau, đầu ra của người này là đầu vào của người kia. - Quản trị theo quá trình và ra quyết đinh dựa trên sự kiện, dữ liệu. Kết quả mong muốn sẽ đạt được một cách có hiệu quả khi các nguồn lực và các họat động có liên quan được quản lý như một quá trình. Mọi quyết định có hiệu lực được dựa trên việc phân tích dữ liệu và thông tin. Tám nguyên tắc quản lý chất lượng ISO 9001 là một tiêu chuẩn được hình thành nhờ tích lũy kinh nghiệm thực tiễn từ nhiều trường hợp thành công lẫn thất bại của nhiều công ty trên toàn thế giới. Qua nghiên cứu, các chuyên gia của tổ chức ISO đã nhận thấy có 8 nguyên tắc quản lý chất lượng cần được xem là nền tản để xây dựng nên chuẩn mực cho một hệ thống quản lý chất lượng, đó là: Nguyên tắc 1: Định hướng vào khách hàng Nguyên tắc 2: Trách nhiệm của Lãnh đạo Nguyên tắc 3: Sự tham gia của mọi người Nguyên tắc 4: Tiếp cận theo quá trình Trang 4 Nguyên tắc 5: Tiếp cận theo hệ thống Nguyên tắc 6: Cải tiến liên tục Nguyên tắc 7: Quyết dịnh dựa trên sự kiện Nguyên tắc 8: Quan hệ hợp tác cùng có lợi với nhà cung ứng 1.3.2.1. Định huớng khách hàng Các tổ chức tồn tại phụ thuộc vào khách hàng của mình, do đó họ cần phải hiểu các nhu cầu hiện tại và tiềm tàng của khách hàng, đáp ứng các yêu cầu và phấn đấu vượt sự mong đợi của khách hàng. 1.3.2.2. Vai trò lãnh đạo Lãnh đạo các tổ chức, doanh nghiệp cần phải xác định mục đích và phương hướng thống nhất cho tổ chức của mình. Họ cần phải tạo và duy trì môi trường nội bộ mà ở đó mọi người tham gia tích cực vào việc đạt được các mục tiêu của tổ chức. 1.3.2.3. Sự tham gia của mọi ngời Con người ở mọi vị trí, là tài sản quý nhất của mỗi tổ chức. Thu hút được sự tham gia tích cực của mọi người cho phép khai thác khả năng của họ trong việc mang lại lợi ích cho tổ chức. 1.3.2.4. Định hướng quá trình Kết quả mong muốn sẽ đạt được một cách hiệu quả hơn khi các nguồn lực và các hoạt động liên quan được quản lý như một quá trình. 1.3.2.5. Tiếp cận theo hệ thống Việc xác định, nắm vững và quản lý một hệ thống bao gồm nhiều quá trình liên quan lẫn nhau nhằm đạt tới mục tiêu đã định giúp nâng cao hiệu quả và hiệu lực của tổ chức. 1.3.2.6. Liên tục cải tiến Cải tiến liên tục phải được coi là một mục tiêu thường trực của tổ chức. 1.3.2.7. Ra quyết định dựa trên dữ kiện Quyết định chỉ có hiệu lực khi dựa trên kết quả phân tích thông tin và dữ liệu. 1.3.2.8. Mối quan hệ cùng có lợi với nhà cung ứng Tổ chức và các nhà cung ứng phụ thuộc lẫn nhau, mối quan hệ hai bên cùng có lợi tạo điều kiện cho việc nâng cao khả năng của cả hai bên trong việc tạo giá trị. Tám nguyên tắc quản lý chất lượng này được nêu trong tiêu chuẩn ISO 9000:2005 (TCVN 9000:2007) nhằm giúp cho Lãnh đạo của Doanh nghiệp nắm Trang 5 vững phần hồn của ISO 9001:2008 và sử dụng để dẫn dắt doanh nghiệp đạt được những kết quả cao hơn khi áp dụng ISO 9001:2008 cho Doanh nghiệp của mình. Các yêu cầu Nội dung của tiêu chuẩn ISO 9001:2008 Điều khoản 0: Giới thiệu. Điều khoản 1. Phạm vi áp dụng. Điều khoản 2. Tài liệu viện dẫn Điều khoản 3: Thuật ngữ và định nghĩa Điều khoản 4: Yêu cầu chung đối với hệ thống quản lý chất lượng Điều khoản 5: Trách nhiệm lãnh đạo Điều khoản 6: Quản lý nguồn lực Điều khoản 7: Tạo sản phẩm Điều khoản 8: Đo lường, phân tích, cải tiến Có thể tổng hợp các điều khoản của ISO 9001:2008 theo dạng mô hình cây như sau: Hình 3. Các yêu cầu của ISO 9001:2008 Trang 6 Mô hình quản lý chất lượng theo nguyên tắc tiếp cận theo quá trình như sau: Hình 4. Mô hình quản lý chất lượng theo nguyên tắc tiếp cận theo quá trình ISO 9001:2008 là một vòng tròn PDCA lớn, vì vậy giúp cho hệ thống liên tục cải tiến. Lập kế hoạch Doanh nghiệp nên có một chu trình lập kế hoạch hàng năm như kế hoạch sản xuất kinh doanh bao gồm: tầm nhìn/ nhiệm vụ, chính sách chất lượng, mục tiêu hoạt động, ngân sách, kế hoạch bảo dưỡng, các tiêu chuẩn, sự kiện quan trọng và giới thiệu sản phẩm/ thị trường/ quá trình mới. Đây là những yếu tố cần được lên kế hoạch. ISO 9001 đưa ra các yếu tố hoạch định trên trong 7 mục:  Duy trì hệ thống quản lý chất lượng (QMS) (4.1)  Tài liệu hệ thống quản lý chất lượng (4.2)  Trách nhiệm lãnh đạo (5)  Quản lý nguồn lực (6)  Hoạch định việc tạo sản phẩm (7.1)  Kiểm soát thiết bị theo dõi và đo lường (7.6)  Hành động phòng ngừa (8.5.3) Hầu hết các yêu cầu trên rõ ràng là những yếu tố cần hoạch định tuy nhiên cần lưu ý đối với yêu cầu Hành động phòng ngừa (8.5.3). Yêu cầu này nằm trong mục 8 Trang 7 (Đo lường, Phân tích và Cải tiến), nó dường như là một hành động chứ không phải việc lập kế hoạch. Hành động phòng ngừa là một kế hoạch để loại trừ khuyết tật chưa xảy ra nên cần đưa nó vào mục cần hoạch định. Vì chúng ta không biết bao giờ nó sẽ xảy ra (có thể có hoặc không có các hành động phòng ngừa), nên nó giống như một kế hoạch có chủ đích. Nếu khuyết tật xảy ra thì kế hoạch đó thất bại. Nếu khuyết tật không xảy ra có phải bởi vì chúng ta đã có những hành động để phòng ngừa nó? Vì chúng ta không chắc chắn về điều này nên ta gọi nó là một kế hoạch. Thực hiện Các bước Thực hiện diễn ra thường xuyên hơn, có thể trong chu kỳ hàng tháng nó tạo ra các dữ liệu để đo lường và phân tích và được xem như kết quả của việc thực hiện kế hoạch hàng năm. Việc Thực hiện tập trung nhiều trong Mục 7 – Tạo sản phẩm. Hầu hết các hồ sơ của hệ thống ISO tại doanh nghiệp được tạo ra trong các quá trình tại mục 7.  Năng lực và Đào tạo (6.2.2)  Thiết kế và phát triển (7.3)  Mua hàng (7.4)  Sản xuất và cung cấp dịch vụ (7.5) Kiểm tra Khi có dữ liệu từ bước thực hiện, ta cần tiến hành phân tích và nghiên cứu dữ liệu (PDCA). Chúng ta không chỉ kiểm tra để xem các bước thực hiện đã hoàn thành hay chưa hoặc kiểm tra xem dữ liệu đã đầy đủ hay chưa. Chúng ta cần phân tích và tìm hiểu xem dữ liệu muốn nói gì với chúng ta thông qua việc chuyển đổi dữ liệu thành thông tin. Tiêu chuẩn ISO 9001 xác định rõ những quá trình kiểm tra khác nhau, như là chu trình đo lường và phân tích để định rõ tổ chức tiến hành kế hoạch năm đạt như thế nào.  Xem xét của lãnh đạo (5.6)  Theo dõi và Đo lường (8.2)  Sự thỏa mãn của khách hàng (8.2.1)  Đánh giá nội bộ (8.2.2)  Phân tích dữ liệu (8.4) Trang 8 Đây không phải là những sự kiện chỉ diễn ra một lần. Những quá trình kiểm tra liên tục đưa ra kết quả là những biểu đồ về xu hướng giống như một cách chuyển đổi dữ liệu thành thông tin. Việc kiểm tra hàng tháng hoặc hàng quý là rất thực tế, mặc dù nhiều công ty cho rằng một cuộc đánh giá định kỳ hàng năm, sự xem xét của lãnh đạo hay tiến hành khảo sát sự hài lòng của khách hàng như một sự kiểm tra đầy đủ về hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001. Nếu mô hình kinh doanh hoàn toàn ổn định với rất ít hoặc gần như không có sự cạnh tranh và một môi trường, ngành công nghiệp hay thị trường ổn định thì chúng ta có thể tránh khỏi việc kiểm tra định kỳ hàng năm. Nhưng có bao nhiêu doanh nghiệp có thể đạt được các điều kiện như trên? Hành động Hành động được thực hiện không chậm trễ nhằm loại bỏ những thiếu sót, được xác định thông qua việc đo lường, phân tích giữa các kế hoạch năm và hồ sơ dữ liệu trong thực tế. Tất nhiên có yếu tố Hành động trong sự xem xét của lãnh đạo vì sau khi chúng ta xem xét các yếu tố đầu vào cần thiết, chúng ta có nghĩa vụ phải phân công tới từng cá nhân để thực hiện các hành động khắc phục cần thiết (cũng có thể bao gồm các hành động phòng ngừa) Tiêu chuẩn ISO 9001 yêu cầu có hành động rõ ràng như cô lập sản phẩm không phù hợp, thực hiện hành động khắc phục và có thể cả hành động phòng ngừa.  Sản phẩm không phù hợp (8.3)  Hành động khắc phục (8.5.2)  Hành động phòng ngừa (8.5.3) Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 không phải là một chu trình PDCA đơn lẻ. Đó thực chất là một loạt các chu trình PDCA. Mục 7 không chỉ đơn thuần là Thực hiện. Việc tạo sản phẩm bản thân nó là một chu trình PDCA được bắt đầu bằng việc lên kế hoạch các yêu cầu và nhu cầu thực hiện. Tiếp theo, “Thiết kế và phát triển” là Thực hiện, “Xem xét thiết kế và phát triển” là Kiểm tra, và “xoát xét lại thiết kế phát triển” là Hành động. Chu trình PDCA tương tự hiện hữu trong các hoạt động như: đào tạo, hệ thống tài liệu, mua hàng, đánh giá, hành động khắc phục... Toàn bộ khái niệm về cải tiến liên tục được dựa trên chu trình PDCA. Trang 9 Các tài liệu Theo yêu cầu của tiêu chuẩn khi xây dựng ISO 9001:2008, tổ chức phải ban hành và áp dụng tối thiểu các tài liệu sau: 1. Chính sách chất lượng. 2. Mục tiêu chất lượng của công ty và mục tiêu chất lượng của từng cấp phòng ban chức năng. 3. Sổ tay chất lượng. 4. Sáu (06) thủ tục cơ bản sau: - Thủ tục (quy trình) kiểm soát tài liệu - Thủ tục (quy trình) kiểm soát hồ sơ - Thủ tục (quy trình) đánh giá nội bộ - Thủ tục (quy trình) kiểm soát sản phẩm không phù hợp - Thủ tục (quy trình) hành động khắc phục - Thủ tục (quy trình) hành động phòng ngừa. Thông thường có thể kết hợp thủ tục hành động khắc và hành động phòng ngừa vào một thủ tục là thủ tục hành động khắc phục và phòng ngừa. Ngoài ra, để chứng minh tổ chức có áp dụng và duy trì việc áp dụng ISO 9001:2008, Doanh nghiệp phải lập và lưu giữ tối thiểu các hồ sơ sau để cung cấp cho các tổ chức chứng nhận cấp chứng nhận ISO 9001:2008. Ngoài những thủ tục, hồ sơ bắt buộc phải có theo yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2008, tổ chức có thể xây dựng thêm các thủ tục, hướng dẫn công việc và lập các hồ sơ cần thiết nhằm đảm bảo hệ thống quản lý có hiệu lực và hiệu quả. Tóm lại, hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 không thể bảo đảm rằng các quá trình và sản phẩm không có lỗi. Nhưng chắc chắn rằng hệ thống này tạo nên sức mạnh và sự tin cậy của tổ chức, nhờ vào: - Có được chính sách và mục tiêu chất lượng rõ ràng, có sự quan tâm của Lãnh đạo cao nhất thông qua việc xem xét định kỳ về toàn bộ hệ thống. - Xây dựng được cơ cấu tổ chức và phân bổ nguồn lực hợp lý để thực hiện từng công việc tăng khả năng đạt yêu cầu mong muốn. - Các quy trình làm việc rõ ràng và nhất quán, đảm bảo mỗi công việc sẽ được thực hiện thích hợp và khoa học. Trang 10 - Một hệ thống mà ở đó luôn có sự phản hồi, cải tiến để các sai lỗi, sai sót ở tất cả các bộ phận ngày càng ít đi và hạn chế không lặp lại sai lỗi, sai sót với nguyên nhân cũ đã từng xảy ra. - Một cơ chế để có thể định kỳ đánh giá toàn diện nhằm liên tục cải tiến toàn bộ hệ thống. - Xây dựng được một quá trình bảo đảm mọi yêu cầu của khách hàng đều chắc chắn đạt được trước khi chấp nhận yêu cầu của khách hàng. 2. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY DNC Về công ty Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và vật liệu Đồng Nai (DNC) được thành lập từ việc cổ phần hóa Công ty khai thác cát Đồng Nai theo quyết định số 1842/QĐ- CT-UBT, ngày 12/05/2005 của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai và hoạt động kể từ ngày 01/10/2005. Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và vật liệu Đồng Nai là Công ty con của Công ty Phát triển Khu công nghiệp Biên Hòa (nay là Tổng công ty phát triển Khu công nghiệp) theo quyết định số 2487/QĐ-CT-UBT, ngày 07/07/2005 của Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai. Tên viết tắt của Công ty: DNC Logo công ty: Trụ sở chính: Số 138 , đường Nguyễn Ái Quốc, phường Trảng Dài, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 4703000281 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Đồng Nai cấp ngày 29/09/2005 Vốn điều lệ : 88.340.000.000 đồng. Các đơn vị trực thuộc Xí nghiệp Khai thác Cát Đồng Nai Là đơn vị được thành lập từ tháng 09/1983 trực thuộc Sở Xây dựng Đồng Nai. Xí nghiệp là tiền thân của Công ty Khai thác Cát Đồng Nai trước đây và Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Vật liệu Đồng Nai ngày nay. Hình 5. Xí nghiệp khai thác cát Trang 11 Lĩnh vực hoạt động: - Khai thác cát sông, biển; kinh doanh cát xây dựng - Cạp cát gia công; vận chuyển cát, đá, đất - Thi công san lấp cát mặt bằng công trình - Nạo vét luồng lạch giao thông, bến cảng. Xí nghiệp bê tông Đồng Nai Xí nghiệp Bê tông Đồng Nai được đầu tư xây dựng từ năm 1998, bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh từ 25/4/1999. Xí nghiệp Bê tông Đồng Nai là đơn vị phụ thuộc có chức năng thực hiện một phần chức năng của Công ty và chức năng đại diện theo ủy quyền của Tổng Giám đốc. Trạm trộn An Bình: Dây chuyền máy móc thiết bị do hãng TEKA, Cộng hoà Liên bang Đức chế tạo: Máy trộn bê tông cưỡng bức 2 trục công suất 60 m3/h, định lượng nguyên liệu, phụ gia, chu trình trộn được quản lý và điều hành bằng hệ thống vi tính trung tâm. Trạm Cụm Vật liệu Hố Nai 3: Tọa lạc tại Cụm Công nghiệp VLXD xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom. Máy trộn bê tông cưỡng bức 2 trục công suất 80 m3/h xuất xứ Hàn Quốc, định lượng nguyên liệu, phụ gia, chu trình trộn được quản lý và điều hành bằng hệ thống vi tính trung tâm. Nhà máy Gạch Tuynel Long Thành Nhà máy Gạch Tuynel Long Thành được Công ty quyết định đầu tư xây dựng mới từ tháng 7/2001. Sau gần 2 năm chuẩn bị, đầu tư và tiến hành thi công xây dựng, Nhà máy chính thức hoạt động sản xuất kinh doanh từ 01/4/2003. Gạch Tuynel Long Thành được sản xuất trên dây chuyền công nghệ đồng bộ, sản xuất tại Việt Nam: Máy nghiền xa luân, máy cán mịn, máy nhào lọc, máy ép len- to chân không EVA 380, máy cắt tự động; Sân phơi nhà kính diện tích 5.000 m2; Hệ thống sấy, nung tuynel sử dụng than cám. Năng lực sản xuất: 25.000.000 viên / năm. Sản phẩm: 2.1.4 Đầu tư xây dựng và KD nhà Trang 12 Hoạt động đầu tư xây dựng và kinh doanh nhà của Công ty được Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai cho phép hoạt động và đăng ký kinh doanh từ năm 2000. Phạm vi hoạt động - Thi công xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi. Xây dựng nhà máy thủy điện. -Thi công, lắp đặt công trình điện đến 220 Kv. - San lấp mặt bằng - Đầu tư xây dựng khu công nghiệp, khu dân cư, trung tâm thương mại, nhà hàng, cao ốc, văn phòng cho thuê. Các công trình đã thi công: Khu dân cư Bắc Kênh Lương Bèo - Công ty CP ĐT Xây dựng Bình Chánh ( 2001 - 2002). Khu dân cư Q9 - Công ty KD Nhà Phú Nhuận ( 2002 - 2003). Khu Đô thị đường Nguyễn Văn Trỗi, Biên Hòa ( 2004). Cảng Container Tín Nghĩa, Nhơn Trạch, Đồng Nai (2004 - 2005) Nhà máy Nhiệt Điện Nhơn Trạch ( 2007). Khu Công nghiệp Long Hậu, Long An ( 2006 - 2007). Khu dân cư Hóa An : ( 2002 - 2008). Khu dân cư Long Thành: ( 2003 - 2008). Nhà máy thủy điện LaLa - Mai Linh Group ( 2007 - 2009). Trạm bơm tăng áp - Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ ( 2008). San lấp mặt bằng - Mở rộng Cảng Đồng Nai ( 2008). Các dự án đầu tư: Khu dân cư Hóa An, Biên Hòa Khu dân cư Thị trấn Long Thành. Trang 13 Cao ốc DNC,
Luận văn liên quan