Tiểu luận Xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng của các Ngân hàng thương mại. So sánh với bên ngoài

Xếp hạng tín nhiệm được xuất hiện từ nhu cầu thực tế khách quan của thị trường, khởi đầu của nó là sự đòi hỏi phải có một tổ chức độc lập đánh giá rủi ro để định hướng đầu tư của công chúng tới các chứng khoán do các công ty và định chế tài chính phát hành, đồng thời thông qua kết quả xếp hạng thì các tổ chức muốn chứng minh cho sức mạnh tài chính của các tổ chức đó. Dưới góc độ đối với các ngân hàng thương mại, với đặc trưng trong hoạt động của nó là cung cấp tín dụng cho khách hàng thì việc xếp hạng tín nhiệm (xếp hạng tín dụng) khách hàng được xemlà một đòi hỏi khách quan trong việc quản trị rủi ro của mình, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Ngoài ra, đối với ngân hàng, việc xếp hạng tín dụng sẽ góp phần giúp các ngân hàng thương mại đảm bảo các quy định của Ngân hàng nhà nước về trích lập các quỹ dự phòng rủi ro và tiêu chuẩn quản trị rủi ro theo các quy định của Basel mà chúng ta đang từng bước thực hiện. Khi quá trình xếp hạng tín dụng của các ngân hàng được đảm bảo, ngân hàng sẽ tiến hành đánh giá và phân loại được các khoản vay của mình để từ đó có những điều chỉnh phù hợp hơn. Ngày nay, các ngân hàng thương mại thường đánh giá xếp hạng tín dụng dựa trên 2 cơ sở. - Thông tin từ các tổ chức công ty xếp hạng tín nhiệm độc lập (xếp hạng bên ngoài) và các quy định được chuẩn hóa đối với hoạt động quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại. - Thông tin từ chính các mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng.

pdf15 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2397 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Tiểu luận Xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng của các Ngân hàng thương mại. So sánh với bên ngoài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận Xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng của các Ngân hàng thương mại. So sánh với bên ngoài Bài làm. 1. Tổng quan về xếp hạng tín nhiệm – xếp hạng tín dụng 1.1. Sự cần thiết của xếp hạng tín nhiệm – xếp hạng tín dụng. Xếp hạng tín nhiệm được xuất hiện từ nhu cầu thực tế khách quan của thị trường, khởi đầu của nó là sự đòi hỏi phải có một tổ chức độc lập đánh giá rủi ro để định hướng đầu tư của công chúng tới các chứng khoán do các công ty và định chế tài chính phát hành, đồng thời thông qua kết quả xếp hạng thì các tổ chức muốn chứng minh cho sức mạnh tài chính của các tổ chức đó. Dưới góc độ đối với các ngân hàng thương mại, với đặc trưng trong hoạt động của nó là cung cấp tín dụng cho khách hàng thì việc xếp hạng tín nhiệm (xếp hạng tín dụng) khách hàng được xemlà một đòi hỏi khách quan trong việc quản trị rủi ro của mình, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Ngoài ra, đối với ngân hàng, việc xếp hạng tín dụng sẽ góp phần giúp các ngân hàng thương mại đảm bảo các quy định của Ngân hàng nhà nước về trích lập các quỹ dự phòng rủi ro và tiêu chuẩn quản trị rủi ro theo các quy định của Basel mà chúng ta đang từng bước thực hiện. Khi quá trình xếp hạng tín dụng của các ngân hàng được đảm bảo, ngân hàng sẽ tiến hành đánh giá và phân loại được các khoản vay của mình để từ đó có những điều chỉnh phù hợp hơn. Ngày nay, các ngân hàng thương mại thường đánh giá xếp hạng tín dụng dựa trên 2 cơ sở. - Thông tin từ các tổ chức công ty xếp hạng tín nhiệm độc lập (xếp hạng bên ngoài) và các quy định được chuẩn hóa đối với hoạt động quản trị rủ i ro của các ngân hàng thương mại. - Thông tin từ chính các mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng. 1.2. Xếp hạng tín nhiệm-xếp hạng tín dụng khách hàng. 1.2.1. Khái niệm Khái niệm “xếp hạng tín nhiệm” và “xếp hạng tín dụng” được bắt nguồn từ thuật ngữ “credit reatings” Theo đó, xếp hạng tín dụng-xếp hạng tín nhiệm được hiểu là việc đưa ra nhận định về mức độ tín nhiệm đối với trách nhiệm tài chính; hoặc đánh giá mức độ rủi ro tín dụng phụ thuộc các yếu tố bao gồm năng lực đáp ứng các cam kết tài chính, khả năng dễ bị vỡ nợ khi các điều kiện kinh doanh thay đổi, ý thức và thiện chí trả nợ của người đi vay. Vì vậy, có thể hiểu một cách đơn giản “Xếp hạng tín dụng” hay “xếp hạng tín nhiệm” đều có nghĩa là việc phân loại, sắp xếp một đối tượng trên cơ sở đo lường rủi ro tín dụng”. Sự khác biệt của 2 cách gọi này xuất phát từ góc độ xem xét về đối tượng được nghiên cứu. 1.2.2. Mục tiêu và quy tắc áp dụng khi tiến hành xếp hạng tín dụng a. Mục tiêu. Mục tiêu trước hết và quan trọng nhất của việc xếp hạng tín dụng là nhằm mục đích xác định được mức độ rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt nếu như chấp nhận các khoản vay của khách hàng.Thông qua quá trình đánh giá xếp hạng của hệ thống xếp hạng tín dụng, NHTM có thể dự đoán được những sự khác biệt về mặt kinh tế giữa những gì mà người đi vay hứa thanh toán và những gì mà NHTM thực sự nhận được. Ngoài ra, việc đánh giá xếp hạng tín dụng còn giúp cho ngân hàng đạt được những mục tiêu cụ thể sau:  Hỗ trợ ngân hàng đưa ra quyết định về việc có chấp nhận hay từ chối các khoản vay, để từ đó có một chính sách tín dụng chính xác hơn. Chính sách này bao gồm việc xác định mức giá lãi vay, giới hạn lãi vay, các tài sản, điều kiện đảm bảo….  NHTM có thể đánh giá hiệu quả danh mục cho vay thông qua giám sát sự thay đổi dư nợ và phân loại nợ trong từng nhóm khách hàng đã được xếp hạng, qua đó điều chỉnh danh mục theo hướng ưu tiên nguồn lực vào những nhóm khách hàng an toàn.  Phát hiện sớm các khoản tín dụng có khả năng bị tổn thất hay đi chệch hướng khỏi chính sách tín dụng của ngân hàng; xác định rõ khi nào cần có sự giám sát hoặc có các hoạt động điều chỉnh khoản tín dụng và ngược lại.  Hỗ trợ cho ngân hàng trong quá trình thực hiện phân loại nợ và tríc lập dự phòng rủi ro. b. Nguyên tắc áp dụng. Hệ thống XHTD là công cụ quan trọng để tăng cường tính khách quan, nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động tín dụng. Mô hình tính điểm tín dụng là phương pháp lượng hóa mức độ rủi ro thông qua đánh giá thang điểm, các chỉ tiêu đánh giá trong những mô hình chấm điểm được áp dụng khác nhau đối với từng loại khách hàng.Vì vậy, theo khái niệm hiện đại nội dung của xếp hạng tín dụng được tập trung vào những nguyên tắc chủ yếu sau. Thứ nhất, việc phân tích xếp hạng tín dụng phải dựa trên cơ sở ý thức và thiện ý trả nợ của người đi vay đối với từng khoản vay;việc đánh giá rủi ro dài hạn dựa trên ảnh hưởng của chu kỳ kinh doanh và khả năng trả nợ trong tương lai của khách hàng.đồng thời với việc đánh giá rủi ro toàn diện và thống nhất hệ thống ký hiệu xếp hạng. Thứ hai, Trong phân tích XHTD cần thiết sử dụng phân tích định tính để bổ sung cho những phân tích định lượng. Các dữ liệu định lượng là những quan sát được đo lường bằng số, các quan sát không thể đo lường bằng số được xếp vào dữ liệu định tính. Các chỉ tiêu phân tích có thể thay đổi phù hợp với sự thay đổi của trình độcông nghệ và yêu cầu quản trị rủi ro. Thứ ba,việc phân tích được tiến hành bằng phương pháp “trên xuống”, có nghĩa là phân tích từ các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến công ty và các yếu tố ảnh hưởng tới bản thân công ty theo trình tự sau. (1) Phân tích rủi ro mang tính vĩ mô về xu hướng của quốc gia, ngành như tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia, sự ổn định về chính trị, chính sách tài chính, sự mở cửa thị trường …; (2) Phân tích rủi ro hoạt động kinh doanh như tình hình cạnh tranh, xu hướng thị trường, vị thế kinh doanh của công ty, sự đa dạng hoá hoạt động và các luật lệ quy định; (3) Phân tích rủi ro tài chính bao gồm hàng loạt chỉ tiêu phụ thuộc vào từng ngành nghề, kết hợp so sánh giữa rủi ro tài chính và rủi ro kinh doanh, xem xét độ linh hoạt tài chính cũng như chính sách tài chính; (4) Phân tích hướng phát triển của công ty như chất lượng ban quản lý và chiến lược kinh doanh; (5) Phân tích tình trạng pháp lý của doanh nghiệp. Mức độ rủi ro của ngành có sự khác biệt giữa tính chất thâm dụng vốn và chu kỳ rủi ro. Tuy nhiên, mức độ rủi ro giữa các ngành cũng có mối tương quan với sự phát triển ổn của điều kiện kinh tế, tài chính trong tương lai vì vậy khi tiến hành đánh giá xếp hạng tín dụng cần phải xem xét tới việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong ngắn hạn cũng như dài hạn. Thứ tư, việc thu thập số liệu để phân tích để đưa vào mô hình XHTD cần được thực hiện một cách khách quan linh động. Sử dụng cùng lúc nhiều nguồn thông tin để có được cái nhìn toàn diện về tình hình tài chính của khách hàng vay. Đồng thời, trong quá trình xếp hạng tủi ro cần có sự thống nhất trong hệ thống ký hiệu xếp hạng. 1.2.3. Cơ sở xếp hạng tín dụng. Căn cứ vào mối quan hệ giữa đối tượng xếp hạng và đối tượng được xếp hạng xếp hạng tín dụng được chia thành 2 loại: - Xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng. - Xếp hạng tín nhiệm của các công ty độc lập bên ngoài .Về khái niệm, xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng cũng hoàn toàn tương tự với khái niệm xếp hạng tín dụng, nhưng ở đây có sự khác biệt về chủ thể đánh giá xếp hạng tín nhiệm là chính bản thân ngân hàng, mối quan hệ giữa người đi vay-cho vay. Trên thực tế, khách hàng của ngân hàng (người đi vay) bao gồm tất cả các tổ chức, cá nhân có nhu cầu vay và đáp ứng được các điều kiện của pháp luật và ngân hàng : các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế xã hội và cả nhà nước…Tuy nhiên, khi tìm hiểu tới mô hình xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng chúng ta chỉ xem xét tới 2 đối tượng cho vay chính của các ngân hàng thương mại là: cá nhân-doanh nghiệp. 2. Quy trình xếp hạng và những tiêu chí xếp hạng tín dụng nội bộ của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV). 2.1. Quy trình đánh giá. Căn cứ vào Điều7củaQuyếtđịnh493/2005/QĐ-NHNNvà chính sách tín dụng và các quy định có liên quan của từng ngân hàng nhằm xác lập quy trình XHTD. Một quy trình XHTD bao gồm các bước cơ bản như sau : (1) Thu thập thông tin liên quan đến các chỉ tiêu sử dụng trong phân tích đánh giá, thông tin xếp hạng của các tổ chức tín nhiệm khác liên quan đến đối tượng xếp hạng. Trong quá trình thu thập thông tin, ngoài những thông tin do chính khách hàng cung cấp, cán bộ thẩm định phải sử dụng nhiều nguồn thông tin khác từ các phương tiện thông tin đại chúng, thông tin từ trung tâm tín dụng của ngân hàng, thông tin từ CIC. (2) Phân tích bằng mô hình để kết luận về mức xếp hạng. Sử dụng đồng thời chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính (đối với khách hàng Doanh nghiệp). Đặc biệt đối với những chỉ tiêu phi tài chính phải được sử dụng hết sức linh hoạt, khách quan, phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp, từng mặt hàng kinh doanh. Còn với các khách hàng là cá nhân được xem xét ở các chỉ tiêu nhân thân và quan hệ với ngân hàng. Mức xếp hạng cuối cùng được quyết định sau khi tham khảo ý kiến Hội đồng xếp hạng. Trong XHTD của các NHTM thì kết quả xếp hạng không được công bố rộng rãi. (3) Theo dõi tình trạng tín dụng của đối tượng được xếp hạng để điều chỉnh mức xếp hạng. các thông tin điều chỉnh được lưu giữ. Tổng hợp kết quả xếp hạng so sánh với thực tế rủi ro xảy ra, và dựa trên tần suất phải điều chỉnh mức xếp hạng đã thực hiện đối với khách hàng để xem xét điều chỉnh mô hình xếp hạng 2.2. Mô hình áp dụng và các chỉ tiêu đánh giá. 2.2.1. Mô hình áp dụng. Mô hình đơn giản nhất được sử dụng trong xếp hạng tín dụng là mô hình một biến số. Chỉ tiêu đánh giá cần được thống nhất trong mô hình. Tuy nhiên nhược điểm của mô hình một biến số là kết quả của dự báo khó chính xác nếu thực hiện phân tích và cho điểm các chỉ tiêu đánh giá một cách riêng biệt, hơn nữa mỗi người có thể hiểu các chỉ tiêu đánh giá theo một cách khác nhau. Để khắc phục nhược điểm này, các nhà nghiên cứu đã phát triển những mô hình kết hợp nhiều biến số thành một giá trị để dự báo sự thất bại của doanh nghiệp như mô hình phân tích hồi quy, phân tích logic, phân tích xác suất có điều kiện, phân tích phân biệt nhiều biến số. Trong đó, Mô hình chỉ số tín dụng đa biến của Altman trong dự báo nguy cơ vỡ nợ của doanh nghiệp; Mô hình chấm điểm tín dụng cá nhân trong nghiên cứu của Stefanie Kleimeier đề xuất áp dụng cho các ngân hàng bán lẻ của Việt nam…là những mô hình đang được áp dụng khá phổ biến hiện nay. Tùy vào tình hình thực tế tượng xếp loại NHTM sẽ sử dụng các mô hình khác nhau cũng như xác định các chỉ tiêu đánh giá tín dụng một cách phù hợp với quá trình kinh doanh và quản trị rủi ro của mình. Ví dụ: - Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam xây dựng và áp dụng Hệ thống tính điểm tín dụng; - Ngân hàng Công thương Việt Nam xây dựng và áp dụng Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng; - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ban hành và áp dụng Chính sách khách hàng… 2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá. Các chỉ tiêu mà NH áp dụng để tiến hành XHTD được chia làm 2 nhóm: - nhóm chỉ tiêu xếp hạng đối với khách hàng cá nhân: nhóm chỉ tiêu này thường bao gồm các chỉ tiêu về nhân thân và chỉ tiêu về quan hệ với ngân hàng. - nhóm chỉ tiêu áp dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp. a. Nhóm chỉ tiêu tài chính. Đây là các chỉ tiêu định lượng, được lấy trực tiếp hoặc kết quả tính toán dựa trên các báo cáo tài chính như bảng tổng kết tài sản, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp. (1).Các tỷ số khả năng thanh toán. + Khả năng thanh toán tổng quát. + Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn. + Khả năng thanh toán nhanh. + Khả năng thanh toán nợ. + Khả năng thanh toán lãi vay. (2).Các chỉ số phản ánh hiệu suất sử dụng vốn sản xuất kinh doanh. + Vòng quay vốn lưu động. + Vòng quay toàn bộ tài sản. + Vòng quay hàng tồn kho. + Vòng quay các khoản phải thu (3). Các tỷ số phản ánh kết cấu tài chính. + Tỷ số tự tài trợ. + Tỷ số nợ (4).Các tỷ số phản ánh khả năng sinh lời. + Tỷ suất lợi nhuận doanh thu. +Tỷ suất lợi nhuận của tài sản (ROA). + Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) b. Nhóm các chỉ tiêu phi tài chính. Đây là các chỉ tiêu định tính, nguồn của các chỉ tiêu này được lấy không phải chỉ dựa trên các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, các thông tin này được thu thập từ nhiều nguồn cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Để xác định các chỉ tiêu này một cách chính xác đòi hỏi người xếp hạng phải có trình độ, am hiểu về lĩnh vực nhất định. (1).Lĩnh vực hoạt động kinh doanh. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh phản ánh triển vọng phát triển của ngành, của sản phẩm mà doanh nghiệp đanh hoạt động. Những lĩnh vực đang phát triển. có sự tăng trưởng cao thì mức độ tín nhiệm sẽ cao hơn so với những lĩnh vực, những ngành đang suy thoái. (2). Uy tín trong quan hệ với các tổ chức tín dụng. Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp trong quan hệ với các tổ chức tín dụng có trả nợ đúng hạn, thực hiện đầy đủ các cam kết hay không. Khi doanh nghiệp luôn trả nợ đầy đủ và đúng hạn cho thấy doanh nghiệp có tín nhiệm với các tổ chức tín dụng, sử dụng vốn có hiệu quả. (3). Khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ. Chỉ tiêu này cho biết khả năng trả nợ gốc trung dài hạn trong tương lai. Tính toán chỉ tiêu này dựa vào nguồn thu nhập dự kiến từ phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư. Dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao thì khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ sẽ lớn. (4). Trình độ quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp. Trình độ quản lý thể hiện ở kinh nghiệm chuyên môn, trình độ học vấn, khả năng lãnh đạo điều hành, tính năng động, nhậy bén trong hoạt động kinh doanh… đây là yếu tố rất quan trọng trong quản lý doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có ban lãnh đạo có năng lực, có chuyên môn cao sẽ tạo được niềm tin trong quan hệ với ngân hàng. (5). Các chỉ tiêu khác. Doanh nghiệp cũng chỉ là một chủ thể trong hoạt động kinh doanh, chịu sự tác động bởi rất nhiều các yếu tố từ bên ngoài như chính sách của nhà nước, nhà cung cấp, người tiêu dùng, sản phẩm thay thế, sự phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên…, những doanh nghiệp phụ thuộc vào bên ngoài nhiều thì mức độ tín nhiệm sẽ thấp hơn so với những doanh nghiệp có ít sự phụ thuộc hơn. 2.2.3. Mô hình XHTD và các chỉ tiêu đánh giá của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam a. Các chỉ tiêu áp dụng đối với các khoản vay cá nhân. Mô hình chấm điểm XHTD cá nhân của BIDV bao gồm hai phần là nhóm các chỉ tiêu chấm điểm nhân thân với trọng số 0,4 và nhóm các chỉ tiêu chấm điểm quan hệ với ngân hàng với trọng số 0,6. Cụ thể. Bảng1.1:CácchỉtiêuchấmđiểmcánhâncủaBIDV Chỉtiêu Điểmbanđầu Trọng số 100 75 50 25 0 PhầnI :Thôngtinvềnhânthân 1 Tuổi 36-55 tuổi 26-35 tuổi 56-60 tuổi 20-25 tuổi >60tuổi hoặc18- 20tuổi 10% 2 Trìnhđộhọc vấn Trênđại học Đại học Caođẳng Trung học Dưới trung học 10% 3 Tiền án,tiền sự Không Có 10% 4 Tìnhtrạngcư trú Chủ sở hữu Nhà chung cư Với gia đình Thuê Khác 10% 5 Sốngườiăn theo <3 người 3người 4người 5người Trên 5 người 10% 6 Cơcấugia đình Hạt nhân Sống với cha mẹ Sống cùng gia đình khác Khác 10% 7 Bảohiểm nhânmạng >100 triệu 50-100 triệu 30-50 triệu <30 triệu 10% 8 Tínhchất côngviệchiện tại Quảnlý, điều hành Chuyên môn Laođộng được đào tạonghề Lao động thờivụ Thất nghiệp 10% 9 Thờigianlàm côngviệchiện tại >7năm 5-7 năm 3-5năm 1-3năm <1năm 10% 10 Rủironghề nghiệp Thấp Trung bình Cao 10% PhầnII:Quanhệvớingânhàng 1 Thunhập >10 5–10 3–5 triệu 1–3triệu <1 triệu 30% ròng ổn định hàng tháng triệu đồng triệu đồng đồng đồng đồng 2 Tỷ lệ số tiền phải trả/Thu 75% 30% 3 Tình hình trả nợ gốc và lãi Luôn trả nợ đúng Đã bị gia hạn Đã có nợ quá Đã có nợ quá Hiện đang có 25% 4 Các dịch vụ sử dụng Tiền gửi và các Chỉ sử dụng dịch Không sử dụng 15% Căn cứ vào tổng điểm đạt được đã nhân với trọng số để xếp hạng khách hàng cá nhân theo mười mức giảm dần từ AAA đến D như trình bày trong Bảng 1.2 Với mỗi mức xếp hạng sẽ có cách đánh giá rủi ro tương ứng. Bảng1.2:HệthốngkýhiệuXHTDcánhâncủaBIDV Điểm Xếphạng Đánhgiáxếphạng 95-100 AAA Rủirothấp 90-94 AA 85-89 A 80-84 BBB Rủirotrungbình 70-79 BB 60-69 B 50-59 CCC Rủirocao 40-49 CC 35-39 C <35 D (Nguồn:NgânhàngđầutưvàpháttriểnViệtNam) Mô hình xếp hạng khoản vay cá nhân trong hệ thống XHTD của BIDV là một ma trận kết hợp giữa kết quả XHTD với kết quả đánh giá tài sản đảm bảo như trình bày trong Bảng 1.4. Việc đánh giá tài sản đảm bảo cũng được chấm điểm theo ba chỉ tiêu là loại tài sản, tỷ suất giữa giá trị tài sản so với khoản vay, rủi ro gảm giá trị tài sản đảm bảo như trình bày trong Bảng 1.3. Căn cứ vào tổng điểm đã chấm cho tài sản đảm bảo để xếp loại theo ba mức A, B, C như trình bày trong Bảng 1.5 Bảng1.3:CácchỉtiêuchấmđiểmtàisảnđảmbảocủaBIDV Chỉtiêu Điểm 100 75 50 25 0 (Nguồn:NgânhàngđầutưvàpháttriểnViệtNam) 1 Loạitàisảnđảm bảo Tài khoản tiền gửi, giấy tờ có giá do Chính phủ hoặc BIDV pháthành Giấytờcó giádo tổ chức phát hành (Trừ cổphiếu) Bất động sản (Nhà ở) Bất độngsản (Không phảinhà ở),động sản, cổ phiếu Không có tài sản đảm bảo 2 Giátrịtàisảnđảm bảo/Tổngnợ vay >200% 150-200% 100- 150% 70- 100% <70% 3 Rủirogiảmgiátài sảnđảm bảotrong 2nămgầnđây 0%hoặccó xu hướng tăng 1-10% 10- 30% 30-50% >50% (Nguồn:NgânhàngđầutưvàpháttriểnViệtNam) Bảng1.4: Ma trậnkếthợpgiữakếtquảXHTDvớikếtquảđánhgiátàisản đảmbảocủaBIDV ĐánhgiáTSĐB XHTD A B C AAA Xuấtsắc Tốt Trungbình AA A BBB Tốt Trungbình Trungbình / Từchối BB B CCC Trungbình / Từchối Từchối CC C D (Nguồn:NgânhàngđầutưvàpháttriểnViệtNam) Bảng1.5:HệthốngkýhiệuđánhgiátàisảnđảmbảocủaBIDV Điểm Mứcxếploại Đánhgiátàisảnđảmbảo 225-300 A Mạnh 75-224 B Trungbình <75 C Thấp (Nguồn:NgânhàngđầutưvàpháttriểnViệtNam) b. Xếp hạng tín dụng đối với các khoản vay của doanh nghiệp. Các chỉ tiêu tài chính được đánh giá dựa theo khung hướng dẫn của NHNN và có điều chỉnh vài hệ số thống kê ngành theo tính toán từ dữ liệu thông tin tín dụng của BIDV. Các chỉ tiêu phi tài chính được xây dựng nhằm bổ sung cho các chỉ tiêu tài chính. Mỗi chỉ tiêu đánh giá có năm khoảng giá trị chuẩn tương ứng là năm mức điểm 20, 40, 60, 80, 100 (Điểm ban đầu). Tùy theo mức độ quan trọng mà giữa các chỉ tiêu và nhóm chỉ tiêu có trọng số khác nhau. Căn cứ tổng điểm đạt được sau khi đã nhân điểm ban đầu với trọng số để xếp loại. Doanh nghiệp được phân loại theo ba nhóm quy mô lớn, vừa và nhỏ. Mỗi nhóm quy mô sẽ được chấm điểm theo hệ thống gồm mười bốn chỉ tiêu tài chính tương ứng với bốn nhóm ngành nông - lâm – ngư nghiệp, thương mại d ịch vụ, xây dựng, công nghiệp. Hệ thống chỉ tiêu tài chính gồm : Nhóm chỉ tiêu thanh khoản (Khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán tức thời), nhóm chỉ tiêu hoạt động (Vòng quay vốn lưu động, vòng quay hàng tồn kho, vòng quay các khoản phải thu, hiệu suất sử dụng tài sản cố định), nhóm chỉ tiêu cân nợ (Tổng nợ so với tổng tài sản, nợ dài hạn so với vốn chủ sở hữu), nhóm chỉ tiêu thu nhập (Lợi nhuận gộp so với doanh thu thuần, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh so với doanh thu thuần, lợi nhuận sau thuế so với vớn chủ sở hữu, lợi nhuận sau thuế so với tổng tài sản bình quân, lợi nhuận trước thuế và lãi vay so với chi phí trả lãi). Hệ thống chỉ tiêu phi tài chính gồm bốn mươi chỉ tiêu đánh giá thuộc năm nhóm gồm khả năng trả nợ từ lưu chuyển tiền tệ, trình độ quản lý, quan hệ với ngân hàng, các nhân tố bên ngoài, các đặc điểm hoạt động khác như trình bày tại Bảng 1.6. Bảng1.6: ĐiểmtrọngsốcácchỉtiêuphitàichínhchấmđiểmXHTDdoanh nghiệ
Luận văn liên quan